Sách được chia thành 15 chương, với những cái tít rất ‘gợi” như: Trân Châu Cảng trên không gian mạng; Bình minh Mặt trời, Mê cung Ánh trăng; Làm nghẽn, khai thác, thao túng, phá hủy; Chúng ta đang dò dẫm trong vùng tối…
Theo sự dẫn dắt tài tình của Fred Kaplan, người đọc sẽ được khám phá những góc khuất của cuộc chiến khốc liệt này để thấy rằng chiến trường trên không gian mạng đã mở rộng ra toàn cầu. Đến giữa nhiệm kỳ tổng thống của Obama, hơn 20 quốc gia đã thành lập các đơn vị chiến tranh mạng trong quân đội. Mỗi ngày lại xuất hiện những báo cáo mới về các cuộc tấn công mạng, xuất phát từ Trung Quốc, Nga, Iran, Syria, Triều Tiên và nhiều nước khác vào các hệ thống máy tính, không chỉ của Lầu Năm Góc và các nhà thầu của Bộ Quốc phòng, mà còn của các ngân hàng, công ty thương mại, nhà máy, mạng lưới điện, hệ thống cấp nước – tất cả những thứ nối vào mạng máy tính.
Không gian mạng đã chính thức được coi là một “vùng” chiến sự, giống như trên không, trên bộ, trên biển, hay ngoài vũ trụ. Và do sự kết nối liền mạch của mạng toàn cầu, các gói thông tin, và Internet vạn vật, chiến tranh mạng sẽ không chỉ liên quan tới lục quân, hải quân, và không quân chắc chắn sẽ đụng đến cả nhân loại.
Có thể nói Vùng tốilà cuốn biên niên sử về chiến tranh mạng từ lúc khởi đầu cho đến nay và các nguy cơ ảnh hưởng đến tương lai. Tác giả đã mở ra cuộc phiêu lưu nghẹt thở theo các hành lang mật bên trong Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, các đơn vị mạng bí mật ở Lầu Năm Góc, góc tối trong lĩnh vực quân sự, những cuộc tranh luận an ninh quốc gia ở Nhà Trắng và hoạch định chính sách mà các sĩ quan kiêm nhà khoa học - những nhà quân sự ẩn sau màn hình máy tính - đã nghĩ ra để thiết kế hình thức tấn công lẫn phòng thủ trong thời đại mới - thời đại chiến tranh thông tin.
“Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phỏng vấn hơn một trăm người, những người từng một hoặc vài lần theo dõi email và các cuộc gọi điện thoại. Họ gồm từ thư ký nội các, tướng lĩnh và đô đốc (bao gồm 6 giám đốc NSA) đến chuyên gia kỹ thuật trong các cơ quan bí mật của bộ máy an ninh (không chỉ NSA), cũng như các sĩ quan, quan chức, phụ tá và nhà phân tích ở mọi cấp độ. Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được thực hiện riêng tư”, Fred Kaplan tiết lộ.
Tác giả cho biết, đây là cuốn thứ ba trong loạt sách ông viết về sự tác động lẫn nhau của chính trị, ý tưởng và tính cách trong chiến tranh hiện đại. Cuốn đầu tiên, The Wizards of Armageddon(1983), nói về những nhà tư tưởng trí thức, những người phát minh ra chiến lược hạt nhân và biến các nguyên lý của nó thành chính sách. Tiếp đến là The Insurgents(2013) nói về các sĩ quan quân đội trí thức, những người làm sống lại học thuyết chống nổi dậy và cố gắng áp dụng nó vào các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Giờ đây, Vùng tốitheo chân những người thực hiện, các ý tưởng và công nghệ của những cuộc chiến tranh mạng đang rình rập...
" alt=""/>Vùng tối’: Cuốn biên niên sử về chiến tranh mạng từ khi khởi thủy"Ngày ấy ngao nhiều lắm, đa phần là ngao đỏ, chúng tôi thường rủ nhau đi cào rồi đem ra chợ bán", bà Biên chia sẻ.
Năm 2000, trong một lần tình cờ đi bán ngao ở huyện Nga Sơn, bà Biên gặp một thương lái Trung Quốc chuyên thu mua ngao thịt. Nhận thấy giống ngao đỏ ở quê được săn tìm, bà quyết định chuyển hướng thu mua ngao của bà con trong xã để bán.
Những ngày đầu khởi nghiệp, do không có vốn, bà Biên thu mua chịu của người dân đi cào ngao trong xã. Sau khi thương lái lấy hàng, bà trích tiền lãi để trả nợ cho bà con. Qua nhiều năm, từ khởi nghiệp với số vốn 0 đồng, bà trở thành người buôn nổi tiếng khắp vùng.
Nhớ lại những ngày đầu, bà Biên cho biết đó là quãng thời gian vất vả nhất mà vợ chồng bà từng trải qua. Mỗi buổi đi buôn, bà phải rong ruổi xe đạp khắp làng trên, xóm dưới rồi thuê đò chở ngao đi bán.
Năm 2006, nhận thấy nguồn ngao tự nhiên ngày càng ít, bà tìm hiểu và vào miền Nam mua ngao giống về bán cho người dân nuôi ngoài biển.
"Không chỉ bán cho người dân ở Thanh Hóa, tôi còn xuất bán đến nhiều tỉnh, thành, như: Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình", bà Biên kể.
Vừa bán ngao giống vừa thu mua ngao thịt, kinh tế gia đình bà Biên dần ổn định và khấm khá. Để gia tăng nguồn thu, bà đầu tư thuê và mua lại các bãi nuôi ngao ở Hải Phòng, Thái Bình và thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa). Hiện nay, bà sở hữu hơn 50ha ngao thương phẩm và ngao giống.
Nông dân Việt xuất sắc từ nghề cào ngao
Bà Biên cho biết, nghề nuôi ngao đôi khi như đánh bạc. Gần 30 năm gắn bó với con ngao, bà đã trải qua không ít gian nan. Có thời điểm bà mất vài tỷ đồng vì thiếu kinh nghiệm nuôi và ảnh hưởng của thời tiết.
"Một bãi ngao phải bỏ vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Năm nào trời thương thì cho thu hoạch, bằng không thì thất thu. Có năm mưa bão, ngao giống mới thả chết trắng bãi. Như trận mưa bão vừa rồi, hàng chục ha ngao của tôi ở Hải Phòng bị mất trắng, thiệt hại 4,7 tỷ đồng", bà Biên chia sẻ.
Dù đối diện với nhiều khó khăn, thất bại nhưng suốt gần 30 năm gắn bó với nghề ngao, bà chưa bao giờ có ý định từ bỏ.
Hiện nay, mỗi năm bà cung cấp hàng nghìn tấn ngao thương phẩm và ngao giống. Thị trường mà bà Biên hướng đến là các nhà máy chế biến, các hộ nuôi trồng thủy sản ở khắp các tỉnh, thành miền Bắc và một số tỉnh phía Nam. Trung bình mỗi năm, sau khi đã trừ chi phí, gia đình bà Biên thu lãi gần 5 tỷ đồng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, bà Biên còn tạo việc làm cho gần 20 lao động thường xuyên, với tiền lương 10 triệu đồng/tháng và hàng trăm lao động mỗi khi đến thời điểm thu hoạch. Ngoài ra, nhờ nghề nuôi ngao, vợ chồng bà còn nuôi 4 con vào đại học, cao đẳng, có công việc ổn định.
Dự định về thời gian tới, bà Biên mong muốn tỉnh Thanh Hóa quy hoạch vùng nuôi ngao ở huyện Hoằng Hóa để bà đầu tư, mở rộng mô hình tại quê nhà.
Ông Lê Bá Hải, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hoằng Hóa cho biết bà Biên là gương nông dân điển hình tại địa phương trong nhiều năm qua.
Theo ông Hải, với những thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, kinh doanh, bà Nguyễn Thị Biên được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen và được chứng nhận đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh và được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.
" alt=""/>Nữ tỷ phú khởi nghiệp từ vốn 0 đồng