3 ngày sau khi nhận thông báo từ Cục Phát thanh,ịxoákhỏiNetflixViệtNamsaukhibịlênánxuyêntạclịchsửtrận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia argentina Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và truyền thông, yêu cầu gỡ phim Little Women (Ba chị em)khỏi kho ứng dụng tại Việt Nam vì có nội dung xuyên tạc lịch sử Việt Nam, Netflix đã xoá toàn bộ nội dung này vào ngày 6/10.
Chiều cùng ngày, người phát ngôn của Netflix thông tin đến truyền thông Việt Nam: "Căn cứ theo văn bản yêu cầu của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) tại Việt Nam, chúng tôi đã gỡ phim Little Women (Ba chị em)khỏi Netflix ở Việt Nam".
VietNamNet đã tiến hành kiểm tra và không còn tìm thấy bộ phim này trên ứng dụng Netflix tại Việt Nam ngay sau thông báo từ Netflix. Trước đó, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đưa ra hạn chót để Netflix gỡ bộ phim này là ngày 5/10. Tuy nhiên Netflix xin gia hạn thêm 1-2 ngày xử lý theo quy trình nội bộ.
Đến chiều tối ngày 5/10, người dùng tại Việt Nam vẫn có thể xem Little Women (Ba chị em)trên ứng dụng Netflix nhưng tại thời điểm chiều 6/10 thì phim không còn tồn tại.
Little Women (Ba chị em) dù là bộ phim rất được khán giả quan tâm nhưng gặp phản ứng dữ dội từ phía người dùng Việt Nam với những nội dung sai lệch về lịch sử, con người Việt Nam được các nhân vật đề cập trong tập 3 và tập 8.
Tuy thời lượng ngắn nhưng những nội dung này đã vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 4, điều 9 Luật báo chí về xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm dân tộc và vi phạm những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh quy định tại khoản 4, điều 11 Luật điện ảnh với nội dung tương tự điều khoản trên ở Luật báo chí.
Nhà vệ sinh và nơi nấu ăn sát nhau, gia đình bà Tuyết phải sử dụng thêm nhà vệ sinh công cộng phía đối diện.
Thi thoảng, một số cửa hàng cơm biết hoàn cảnh của bà nên gửi các suất cơm từ thiện đến. Bà vui vẻ đón nhận tấm lòng của mọi người và cố gắng hết mình vì con, vì cháu.
Thực tế, ngôi nhà của bà Tuyết có 3 tầng nhưng diện tích mỗi tầng chỉ vỏn vẹn 4m2. Mọi sinh hoạt đều khá bất tiện khi có tận 4 người. Mùa hè, thời tiết nóng nực, bữa ăn cũng phải diễn ra nhanh chóng vì quá bí bách, khó chịu.
Ngoài lương hưu, để có thêm thu nhập cho 4 miệng ăn, bà Tuyết bán thêm hàng tạp hóa ở tầng 1. Đây cũng là nơi vệ sinh tắm giặt và cả bếp nấu ăn nên rất chật. Hàng hóa chỉ có thể để ở chân cầu thang và treo khắp cửa.
Căn nhà không có gì đáng giá ngoài chiếc tivi và tủ lạnh cũ. Diện tích chật hẹp khiến việc sinh hoạt của mọi người rất khó khăn. Đôi lúc, mọi người phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng ở phía đối diện nhà.
Hàng tạp hóa treo trước cửa và chất lên cầu thang vì không có chỗ để.
Chiếc cầu thang bằng gỗ chật hẹp trong nhà khiến các thành viên phải vừa leo vừa cúi. Đặc biệt, với đôi chân đang sưng vù do bệnh xương khớp, bà Tuyết càng khó leo trèo.
Hàng xóm giúp đỡ nhiều
Bà Tuyết cho biết, trước đây, gia đình bà có căn hộ rộng 70m2. Chồng bà làm nghề lái xe. Những tưởng cuộc sống cứ thế thuận buồm xuôi gió. Nhưng số phận trớ trêu thử thách lòng người. Tai họa ập đến liên tiếp với gia đình bà.
Bà Tuyết lựa đồ trong túi quần áo được hàng xóm mang cho.
"Ông nhà tôi làm nghề lái xe. Lần đó, khi đang lái xe chở tôn thì xảy ra tai nạn khiến 4 người thợ bốc vác bị tôn đè trúng phải nằm viện. Suốt mấy tháng, ông chịu chi phí, chăm nuôi những người thợ đó. Vì kinh tế không có, chúng tôi phải bán hết của cải và bán cả nhà rồi chuyển về chỗ này, do mẹ chồng tôi cho", bà Tuyết ngậm ngùi.
Cuộc sống ổn định trở lại, con trai bà cũng lập gia đình, con gái đi lấy chồng. Tuy nhiên, năm 2011, con dâu bỏ nhà đi biệt tích mang theo các cháu.
"Khi đó, cháu bé mới 4 tuổi. Ban đầu con dâu nói đưa các cháu về ngoại chơi nhưng không phải như vậy. Không có tin tức gì của con dâu, tôi lo lắng lắm, ngày nào cũng buồn rầu nhớ thương các cháu. Bẵng đi một thời gian, con dâu gọi cho tôi nói 3 mẹ con đang ở Trà Vinh và muốn tôi vào đón các cháu về", bà Tuyết chia sẻ.
"Tôi lặn lội đi đón các cháu. Hai đứa trẻ vừa nhìn thấy bà đã lao ra ôm rồi khóc nức nở khiến tôi vô cùng đau xót. Tôi đón chúng về nuôi còn mẹ chúng ở lại", bà Tuyết kể.
Sau đó 2 năm, con dâu lại ngỏ ý muốn đón con gái. Vì thương cháu nên bà lại một lần nữa đồng ý. Nhưng được 1 năm, con dâu lại bỏ cháu cho ông bà ngoại rồi bỏ đi. Bà Tuyết không yên tâm nên đón cháu về bao bọc.
Năm 2014, con trai bà bị tai biến tốn kém nhiều tiền chạy chữa. Mọi việc dồn lên vai bà. “Sau tai biến, con tôi yếu, không còn khả năng lao động. Con cũng trăn trở lắm nhưng hoàn cảnh vậy biết phải làm sao. Tôi thương con, thương cháu chỉ biết cố gắng vì chúng”, bà Tuyết nói.
Năm 2019, chồng bà bị ung thư phổi rồi qua đời sau hơn 2 năm chạy chữa. Những biến cố cứ liên tiếp đến khiến người phụ nữ 70 tuổi phải bật khóc khi nhắc lại.
Cũng từ đó, một mình bà vất vả nuôi con và 2 cháu tuổi ăn tuổi học cho đến tận bây giờ. Hiện tại các cháu đã học cấp 3. Cả hai đều được hỗ trợ học phí vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên bà Tuyết bớt được một phần gánh nặng kinh tế.
"Số tiền lương hưu hơn 5 triệu đồng của tôi cũng khó chi tiêu đủ cho cả nhà. Tôi bán thêm hàng tạp hóa ở tầng 1. Hàng xóm láng giềng, mọi người cũng ra sức giúp đỡ", bà Tuyết nói.
Căn nhà có diện tích siêu nhỏ.
Bà cho hay, những người hàng xóm ở đây khá tốt bụng. Biết hoàn cảnh của bà, nhiều người có quần áo cũ, đồ ăn đều mang cho. Mọi người cũng hay sang trò chuyện, động viên bà.
"Tôi may mắn vì các cháu rất ngoan. Biết hoàn cảnh của mình, các cháu chịu khó học hành. Hai đứa trẻ chỉ mong nhanh chóng tốt nghiệp đi làm kiếm tiền, nuôi bố. Nhìn các cháu khôn lớn, trưởng thành, biết suy nghĩ, tôi rất mừng. Chỉ hi vọng mình có sức khỏe chăm sóc gia đình", bà Tuyết xúc động.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bà Phạm Thị Tuyết
Địa chỉ: Nhà B1, ngõ 241 Đê La Thành (Đống Đa, Hà Nội).
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.121(bà Phạm Thị Tuyết)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Phía Bắc địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.
Tâm sự của nữ giảng viên 18 năm nuôi con chậm phát triển
Gửi cha mẹ có con cùng cảnh ngộ, nếu bạn cảm thấy cô đơn trên hành trình nuôi con chậm phát triển, mong rằng câu chuyện này sẽ là một ánh nến le lói, thắp lên niềm hi vọng dù mong manh." alt="Tai họa ập xuống, cựu giảng viên Hà Nội rơi nước mắt trong căn nhà mặt bằng 4m2"/>
Chương trình dự báo thời tiết trên VTV1 (ảnh có tính chất minh họa).
Trên Truyền hình Việt Nam tiết mục bất cứ ai cũng phải xem hàng ngày là "Dự báo thời tiết". Vì nó liên quan đến công việc, kế hoạch cá nhân, cơ quan, đơn vị, lo lắng lũ lụt, mùa màng… Nếu bạn chú ý (có điều kiện ghi lại) sẽ thấy, chỉ 1,2 phút mà nhan nhản những sai sót, chuẩn mực ngôn từ.
Một vài cái sai thường thấy sau đây: “Khối không khí lạnh đang mấp mé biên giới nước ta”. Đúng ra chỉ có chất lỏng mới dùng từ “mấp mé”: Nước dâng mấp mé mặt đê; sữa mấp mé miệng cốc. “Nhiệt độ quanh quẩn ở 18 độ C đến 21 độ C” - Nhiệt độ được nhân cách hóa như con trâu quanh quẩn ở bãi cỏ, như con chó quanh quẩn trong sân… thật kỳ cục phải không? “Những thiệt hại do lũ lụt mang lại” - Trong tiếng Việt động từ “mang lại” có nghĩa tốt đẹp, điều may mắn, lợi ích như: "Đảng mang lại tự do, hạnh phúc, ấm no cho nhân dân…".
"tham hoa" ngon ngu truyen hinh hinh anh 1
Cái xấu, cái tệ hại, cái không mong muốn phải dùng từ “gây ra” mới đúng: "gây ra chiến tranh, gây ra sự lộn xộn, gây ra cái chết, gây ra thiệt hại…". Lạ lùng hơn: “Cơn mưa đi từ dưới Mũi Cà Mau đi ngược lên các tỉnh Nam bộ”. Té ra cơn mưa không từ trên trời rơi xuống mà lại từ dưới đất chui lên? Tôi hiểu ý người nói muốn nói từ Mũi Cà Mau lan về phía đồng bằng Nam bộ nhưng không biết diễn đạt, hoặc muốn nhân cách hóa cơn mưa nên dẫn đến sai sót rất căn bản về ý nghĩa của câu nói.
Sau đây là dự báo thời tiết trên biển”. Thế còn thời tiết dưới biển thế nào, có trên phải có dưới chứ? Tại sao không nói “Thời tiết biển” là chuẩn, là đủ còn thêm từ trên làm gì, vừa thừa không cần thiết? Khủng khiếp hơn là: “Tầm nhìn xa giảm xuống thấp là dưới 10km”. Chao ôi! Đang dùng phép đo chiều dài, đột ngột chuyển sang phép đo chiều cao thấp, nông sâu – thật tài tình làm sao? Đến thánh thần cũng không hiểu nổi.
Dự báo thời tiết nhà nông thì: “Không khí ẩm thấp ít nắng sẽ làm cho các đối tượng sâu bọ phát triển”. Từ thuở bé đến giờ tôi mới nghe gọi sâu bọ là đối tượng. Tại sao không nói cho chuẩn là các loài sâu bọ? Giờ từ đối tượng quá lạm phát và sai be bét. Đối tượng thương binh liệt sỹ, đối tượng chính sách, đối tượng đói nghèo… Tất cả gom vào một rọ cứ như là đối tượng hình sự, tội phạm, đối tượng phản cách mạng… Thật là phản cảm, thiếu trân trọng.
Chỉ đôi phút mà nhặt ra hàng lố sai sót. Ngoài ra các biên tập viên dự báo thời tiết còn uốn éo, dùng ngôn ngữ hình thể để minh họa cho nội dung. Trong khi đó, chương trình dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Hà Nội, đưa bản đồ vùng lên nói ngắn gọn, chính xác đỡ mất thời gian. Người nghe chỉ cần thông tin mưa nắng bão bùng ra sao. Đâu cần miêu tả ẩm ương dài dòng văn tự. Mỗi phút quảng cáo phải tốn hàng chục triệu đồng, kéo dài tiết mục dự báo thời tiết là lãng phí tiền bạc của Nhà nước. Lại còn chua thêm vào dặn dò mai nắng nóng nhớ mang theo áo chống nắng, thời tiết thuận lợi cho việc Picnic, vui chơi giải trí ngoài trời, đi du lịch…
Nếu không dặn hẳn người ta không biết lo cho thân mình chắc? Bao nhiêu người cần lao đang chật vật làm việc để kiếm miếng cơm manh áo, có khi cả đời cũng không biết tới du lịch, giải trí, du hí? Cứ làm như ai cũng giàu có cả?
Ngỡ chỉ chương trình dự báo thời tiết, ai dè các chương trình khác, khán giả cũng gặp không ít... sạn. Suốt 24 giờ trên tất cả các kênh Đài truyền hình trung ương, các chương trình truyền hình của các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội đều mắc “hội chứng” à, ờ. Dạ thưa, vâng, à vâng, phải không ạ…
Những từ đệm vô nghĩa, vô duyên này thường bắt đầu ngay câu đầu tiên: À thưa quý khán giả, À vâng, thưa ông đã nhận lời trả lời phỏng vấn chương trình của chúng tôi, Ờ, bây giờ chúng ta cùng nhau ờ… xem diễn biến trận đấu bóng đá… Nào có ai sai bảo gì đâu mà dạ với vâng? Các câu nói cứ liên tục đưa vào vô tư những hư từ vô nghĩa, từ đệm vô duyên làm câu nói rườm rà, nghe tức anh ách. Các từ thì, là, mà, nhiều nhan nhản trong mọi câu nói. Đặc biệt là từ “cái” có ở khắp nơi, trong mọi văn cảnh, trường hợp, mọi lúc. Các hư từ thì, là, mà, cái này ở văn viết đã khó chịu lắm rồi, vào văn nói lại càng phản cảm hơn.
Khủng khiếp hơn, đàn ông rõ rành trong giây phút thành giới mặc váy trong một chương trình phỏng vấn lãnh đạo ngành giáo dục: “Cái thầy giáo…”. Chương trình cà phê sáng phát 22-10 trên VTV3 người đối thoại là biên tập viên truyền hình nói: “Cái chàng trai...” với đầu bếp giỏi ở Mỹ về Việt Nam lập nghiệp.
Cái là giới nữ đi liền với chàng trai là giới nam? Có tài thánh cũng không hiểu nổi biên tập viên muốn diễn đạt cái gì. Chương trình Kinh tế 22h00 tối 16-10- 2015, người dẫn chương trình trong phỏng vấn đối tác về TPP thật tự nhiên đến mức vô lý: “Vậy thưa ông chúng ta có những thách thức gì khi tham gia vào TPP ý ạ”. Thật kỳ cục cái cụm từ "ý ạ" đặt trong văn cảnh này.
Những người thuộc thế hệ truyền hình đầu tiên được đào tạo bài bản, có ý thức rèn giũa khi nói trên truyền hình nên rất hiếm mắc những sai sót ngớ ngẩn như trên. Người ta còn có ấn tượng sâu sắc với thế hệ phát thanh viên Kim Tiến, Mạnh Tường, Minh Chí, Hồng Trang… nói vừa tròn vành rõ chữ, vừa chuẩn mực. Sau thế hệ đó bắt đầu sự dễ dãi, đưa bừa ngôn ngữ đời sống vào truyền hình. “Tật” vâng, à vâng… bạn tôi bảo đó là “hội chứng LVS” - người được nêu danh là “gạo cội”, nổi tiếng trong dẫn các chương trình truyền hình. Lớp sau tưởng thế là hay nên bắt chước làm theo.
Ông còn kể rằng đứa cháu ngoại ông một lần đến thăm ông thấy có chiếc bánh trên bàn nó nói: “À vâng thưa ông, cháu có được ăn chiếc bánh này không?”. Thay vì nói đơn giản và chính xác là: “Ông ơi! Cháu có được phép ăn chiếc bánh này không?”. Khi tôi uốn nắn lại cho nó, nó vênh mặt lên cãi rằng nói như nó mới đúng, và giải thích cho ông rằng trên truyền hình các cô, các chú ấy nói như vậy? Hóa ra ai cũng cho rằng đã nói trên truyền hình là nói cho cả nước nghe, ắt phải chuẩn mực rồi, lẽ nào sai? Mà có thấy ai phản ứng gì đâu?
Không biết những thế hệ sau sẽ sử dụng tiếng Việt ra sao nếu cứ tồn tại cái sai, thiếu sự chuẩn mực ra rả hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng với nhịp độ ngày càng tăng đang gặm nhấm, xói mòn và méo mó ngôn ngữ Việt vốn phong phú và đa sắc, đủ biểu hiện mọi sắc thái tình cảm, hành động của con người.
Rõ ràng chuyện thêm thắt các từ đệm “vâng, dạ, hả, ồ, ờ… làm cho câu nói nghe hết sức khó chịu. Tiếng Việt đang bị xâm hại, một cách vô hình mà ít ai chú ý đến. Một vấn đề nữa là dùng từ Hán Việt. Người nói không hiểu cặn kẽ nghĩa của từ nên sử dụng không hợp lý. Ví dụ: Sự hiện diện (nghĩa là có mặt) của các đại biểu hôm nay… nghe còn có thể chấp nhận. Nhưng sự hiện diện của tàu sân bay, của khối không khí lạnh, cơn mưa… thì nghe thật chối tai.
Tại sao không nói: Sự xuất hiện thay vì hiện diện? Nói chung là không nên dùng từ Hán Việt khi từ thuần Việt đủ khả năng biểu hiện. Đặc biệt là từ “cái” liên tục xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi chương trình. Tất cả các từ loại: Động từ, tính từ, trạng từ… đều được “danh từ hóa” một cách vô lý không thể chấp nhận được. “Cái màu xanh, cái tình trạng khô nóng, cái tác động, cái ảnh hưởng”… Thậm chí bản thân các danh từ đã đủ nghĩa, vẫn thêm từ “cái” vào: “Cái chính sách”, “cái chủ trương”, “cái chế độ”… khủng khiếp hơn là “cái dân tộc” từ miệng một chính khách cỡ “bự”.
Các hư từ vô nghĩa như: thì, là, mà… hoặc những liên từ, giới từ, thán từ… đặt không đúng chỗ không thiếu trong các câu nói. Lại còn cái tật liến láu nói hết phần người được phỏng vấn, người đối thoại, buộc người đối thoại phải thừa nhận ý của mình bằng cách liên tục hỏi “Có phải không ạ”. Người dẫn chương trình có ý khoe hiểu biết (chưa đi đến đâu) của mình, thật khập khiễng, vô duyên.
Có lẽ việc thống kê nên để cho bạn xem truyền hình. Mình tôi không đủ thời gian theo dõi 24 giờ hàng ngày. Mong các bạn cùng chia sẻ, lên tiếng bằng mọi cách để góp phần làm trong sáng tiếng Việt trong ngôn ngữ nói.
Theo Công An Nhân Dân
Như Quỳnh từng suýt bị mẹ cho uống thuốc chuột" alt="Lỗi dùng từ trên VTV"/>
HyunA tạo dáng khiêu gợi trong trang phục “thiếu vải” - Nguồn: Instagram.
HuynA từng chia sẻ về sở thích ăn mặc kín đáo của mình trong chương trình Same Bed Different Dreams của đài SBS Hàn Quốc, nhưng thực tế, nữ thần tượng vẫn theo đuổi phong cách thời trang “khoe da thịt” đầy táo bạo, tôn lên đường cong cơ thể từ sân khấu đến đời thường.
Tương tự HyunA, ngay sau đó, TaeYeon làm cộng đồng mạng xôn xao khi đăng hình chỉ mặc một chiếc áo lót xám. Các fan lên tiếng bênh vực, cho rằng lý do nữ thần tượng mặc vậy là để làm nổi bật màu tóc mới của mình.
TaeYeon selfie trên giường khoe tóc mới - Nguồn: Instagram.
SNSD mệnh danh là nhóm nhạc quốc dân của Hàn Quốc. Do đó, các thành viên của nhóm rất ít khoe da thịt trong sản phẩm âm nhạc của mình. Mới đây, 5 thành viên SNSD phát hành bài hát Lil’ Touch với hình tượng mạnh mẽ, dù quyến rũ nhưng không bị đánh giá là gợi dục.
Nhưng đến thời gian gần đây, TaeYeon ngày càng tự tin đăng tải những tấm ảnh khi đang mặc áo ngực thể thao, váy ngắn hay áo hai dây để thể hiện mặt gợi cảm và trưởng thành hơn của mình.
2. Phản ứng cư dân mạng Hàn và quốc tế
Concept ngây thơ, trong sáng của các nhóm nhạc nữ luôn được cư dân mạng Hàn ưa chuộng hơn so với hình tượng quyến rũ, nóng bỏng. Thực chất, Hàn Quốc còn khá bảo thủ, họ cho rằng hình thực sexy là sự bán rẻ hình ảnh bản thân để thu hút sự chú ý và tự hạ thấp giá trị của người phụ nữ.
Do đó, việc hai nữ thần tượng đăng hình mặc áo lót lên mạng xã hội lại khơi dậy luồng ý kiến phản đối, chỉ trích mạnh mẽ như vậy.
Concept 'trong sáng' gắn liền với hình tượng SNSD từ những năm đầu ra mắt.
Dù quá quen thuộc với hình tượng khiêu gợi mà HyunA đã xây dựng nhiều năm qua, việc cô mặc độc chiếc bralette (áo ngực không gọng) rồi tạo dáng chụp gợi cảm đã vượt quá giới hạn chấp nhận của cộng đồng mạng trong nước.
Người dùng Nate (trang thông tin điện tử ở Hàn) đã để lại rất nhiều bình luận chê bai: “Cô ấy trông thật rẻ tiền.”, “Cô ấy luôn trách công ty vì giao cho mình hình tượng gợi cảm nhưng bây giờ cô trách ai được đây.” , “Chả ra làm sao.”, “Cô đang sử dụng thuốc kích thích đấy à?”...
Trang phục áo lót phối quần dài được HyunA khoe 7 tấm liền trên mạng xã hội.
Đến người được mệnh danh “nữ hoàng gợi cảm” vẫn ném đá thậm tệ thì dĩ nhiên TaeYeon không thể khá hơn. Thậm chí cô bị cho là đang cố bắt chước phong cách của HyunA. Hình ảnh trên Instagram của TaeYeon nhận phải những lời chê tương tự: “Cô ấy bị làm sao thế?”, “TaeYeon và HyunA đều là loại người thèm khát sự chú ý.”, “TaeYeon đang trở nên thiếu kiểm soát rồi.”...
Mặt khác, trái lại với phần đông người Hàn, cộng đồng fan quốc tế có cái nhìn thoáng hơn về vấn đề này. Các fan ngoại quốc bày tỏ lòng hâm mộ với vẻ đẹp của hai nữ ca sĩ, đồng thời, đưa ra quan điểm rằng việc mặc trang phục và đăng tải hình ảnh bất kỳ trên tài khoản cá nhân là quyền tự do của các nữ nghệ sĩ, không ai có quyền đánh giá người khác mà chỉ dựa vào cách ăn mặc của người đó.
TaeYeon và HyunA đều đã trải qua hơn 10 năm thăng trầm trong ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc. Tên tuổi hai người đã trở thành biểu tượng thời hoàng kim Kpop không thể chối cãi.
Họ dường như đã quá quen thuộc với búa rìu từ dư luận và tinh thần đủ vững vàng để gạt đi dư luận và làm những điều bản thân mình muốn, thể hiện những khía cạnh mạnh mẽ, trưởng thành của bản thân trong những sản phẩm âm nhạc sau này dành cho người hâm mộ. Giữa bão dư luận, cả hai vẫn bình thản và tiếp tục công việc của mình.
Theo Zing.vn
Minh Hằng lộn người thất bại, người mẫu ngã dúi dụi vì sàn diễn trơn trượt
- Tối 13/4, Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam chứng kiến một loạt sự cố khiến khán giả nhiều phen thót tim. Cú nhào lộn của Minh Hằng không thành công đã gây ra ý kiến trái chiều từ dự luận.
Min đẹp đằm thắm, dịu dàng trong buổi ra MV với Đen.
Hai lần có lỗi không thể quên với Min
- Min xinh đẹp như thế, sao anh không mời đóng MV luôn mà phải mời Phương Anh Đào?
Min bận kinh khủng. Nhìn lịch của bạn ấy, tôi không tin nổi bạn ấy có thể làm việc với cường độ đó. Tôi mỗi tháng diễn 2 - 3 show học sinh sinh viên đã thấy nhiều rồi. Vì thế, tôi cũng rất tiếc khi không để Min đóng MV này.
- Khi đã nổi tiếng, thị trường khán giả cũng rộng lớn hơn, anh tự điều chỉnh mình như thế nào?
Bài "Anh đếch cần gì ngoài em" khi đến tai khán giả đã sửa nhiều chứ bản gốc còn ghê gớm hơn. Tôi xem phim, đọc các tác phẩm văn học Việt Nam, thấy các cụ hồi xưa trò chuyện đời thường dùng từ đó nhiều lắm mà, sao mọi người chỉ công kích tôi?
Hồi xưa ra bài "Đưa nhau đi trốn", tôi từng bị chỉ trích vì cổ xúy lối sống vô trách nhiệm.
Có thời gian, tôi từng stress rất lâu và loay hoay trong sự công kích. Tôi không cố thể hiện hay dùng từ 'gắt' gì cả, nhưng thực sự không tìm được từ gì khác phù hợp hơn.
Tôi vẫn tự hỏi rất nhiều lần có nên thay đổi mình cho dễ nghe hơn, gần gũi hơn không? Nhưng cuối cùng, nếu thay đổi mình, tôi có thể mất tất cả. Khi được khán giả biết đến, tôi cũng mất một số thứ nhưng may là chưa mất mình. Tôi vẫn là tôi và mọi người thích tôi vì điều đó.
Càng chơi nhạc, tôi thấy mình càng trẻ ra. Từng có người nói nhờ nghe nhạc tôi mà bớt stress, thậm chí mở nghe để ngủ ngon hơn. Tôi lấy đó làm sự khích lệ để tiếp tục viết nhạc.
Cá nhân tôi so với những rapper khác đã rất hiền rồi. Tôi mong mọi người cởi mở hơn với âm nhạc của mình.
- Nhiều trường hợp, như Phan Mạnh Quỳnh, bị áp lực của sự nổi tiếng mà từng gián đoạn hoạt động nhiều tháng liền, không đi hát được. Anh đang đến ngưỡng nào?
Tôi rất nể Phan Mạnh Quỳnh. Chúng tôi giống nhau ở chỗ đào sâu lời bài hát và Quỳnh viết lời rất thông minh. Anh nói tôi mới biết chuyện Quỳnh từng gặp áp lực như vậy.
Tôi cũng có thời loay hoay, đi đâu cũng chỉ có một bài hit để diễn. Hay lên sân khấu là hồi hộp, không biết mình ăn mặc có lôi thôi quá không.
Tôi thích hát nhất ở sân khấu học sinh sinh viên. Các bạn hồn nhiên lắm, không cần biết nghệ sĩ lớn nhỏ vẫn cứ cháy hết mình. Tôi chọn đến vùng an toàn – nơi tôi biết chắc mình được đón nhận. Chứ những sân khấu cần sự xập xình chắc không cần tôi đâu.
- Đó là lý do anh từ chối trang phục mà Min chuẩn bị cho anh ở We Choice Awards?
Giờ nghe anh nói, nghĩ lại thì đúng thật. Không biết Min có mất chi phí cho việc đó không?
- Tất nhiên là thuê stylist sẽ tốn tiền và Min là người chịu chi phí đó chứ…
Trời ơi! Hai bộ đồ đó rất đẹp, rất fit với nhau nhưng tôi… ngại vì trông nó dây nhợ lằng nhằng. Anh thấy đó, tôi chỉ mặc áo somi hoặc hoodie thôi. Tôi ngại quá nên nói: “Min ơi, thông cảm cho tớ, tớ không mặc được”. Không biết Min có giận không nữa. Lúc ra sân khấu, tôi lại bỏ mặc Min một mình đi xuống chỗ khán giả. Hai cái lỗi đó tôi nhớ tới giờ.
Rapper Đen thật thà, khiêm tốn, thậm chí tự ti khó tin.
Rụt rè vì xuất thân bần nông, làm công nhân
- Sẵn có cột mốc 10 năm viết nhạc, sao anh không làm liveshow kỷ niệm?
Tôi vẫn chờ đợi những cú hích tâm hồn. Xin nói thẳng, tôi xuất thân từ bần nông, công nhân nên rất quý trọng đồng tiền. Với khán giả cũng vậy.
Tôi muốn mọi người đã mua vé nghe Đen Vâu hát thì phải nhận lại cái gì đó xứng đáng với tiền họ bỏ ra. Ít nhất họ phải được hả hê, phải được tận hưởng cái gì đó đặc biệt hơn mà không đâu có được. Tôi không muốn nói trước bước không qua nên cố gắng từng giờ vậy.
Làm liveshow 1 – 2 tỷ là rất lớn với tôi. Có lẽ với underground vẫn còn mạo hiểm nên tôi đi xin tài trợ khó lắm, sự thật là vậy.
- Bây giờ, khi kiếm được nhiều tiền hơn, anh dùng vào gì?
Tôi mua vài cái quần, cái áo trông cho đỡ lôi thôi. Khi đi ăn cùng bạn bè, tôi có thể mời họ một bữa. Tôi cũng không còn rụt rè khi bước chân ra ngoài đường. Hiện giờ, khoản chi lớn nhất là đầu tư cho âm nhạc. Còn lại tôi gửi ba mẹ hết, không giữ lại tiêu xài gì nhiều.
- Anh từng rụt rè vì xuất thân của mình ư?
Ai ra trường cũng mong làm bác sĩ, kỹ sư, trong khi tôi đi lao động chân tay thì thấy hơi ngại với bạn bè cũng bình thường thôi. Hồi đi làm công nhân, tôi mới có 18 tuổi, đâu có nghĩ được nhiều. Bây giờ, tôi tự tin lên nhiều rồi đó. Hồi xưa, tôi không bao giờ dám nghĩ có ngày đứng trên sân khấu hát đâu.
- Tôi thấy bây giờ anh vẫn tự ti đấy thôi!
Xin kể lại chuyện này: hồi thu bài “Đưa nhau đi trốn”, tôi từng nói với đứa em bấm nút thu (tên Trường Đặng) là: “Thu xong bài này anh bỏ nhạc, anh không còn động lực nữa”. May sao bài “Đưa nhau đi trốn” thành hit, tôi mới có động lực làm nhạc tiếp.
Tôi không tự ti mà tôi biết mình là ai, ở đâu. Những thứ tôi làm không có gì mới, toàn là học hỏi từ nghệ sĩ nước ngoài và làm lại cho phù hợp với Việt Nam. Tôi đâu có sáng tạo cái gì đâu? Cách rap này, nhịp beat này… đâu có gì mới lạ.
Có chăng, tôi lấy ra được từ tâm hồn mình những điều gần gũi với con người Việt Nam nên được đón nhận thôi. Tôi may mắn chứ không phải tài giỏi gì hết, trong khi nhiều anh em ngoài kia vẫn còn đang loay hoay.
Tôi vào nghề như con ếch nhảy khỏi miệng giếng. Trên thế giới có hàng nghìn nghệ sĩ Indie tài giỏi. Sản phẩm của họ view vài chục nghìn thôi nhưng nghe rất đỉnh.
- Hay anh nói vậy để khi không còn nổi tiếng nữa sẽ đỡ hụt hẫng hơn?
(cười) Ý anh là tôi tự tạo đường lui cho mình? Cũng có thể. Biết đâu trong tâm hồn, tôi tự tạo một ranh giới an toàn nào đó cho mình. Tôi luôn nghĩ mình bình thường. Âm nhạc với tôi vừa là đam mê, vừa là công việc. Tôi, anh hay ai cũng đang lao động và đóng góp cho xã hội. Chúng ta giống nhau thôi chứ tôi có gì đặc biệt hơn người đâu.
Gia Bảo
H'Hen Niê phản pháo khi bị tố giả tạo
- Hoa hậu H'Hen Niê vừa lên tiếng đáp trả khi bị cư dân mạng tố giả tạo.
" alt="Rapper Đen Vâu lên tiếng về nghi vấn bí mật hẹn hò H’Hen Niê"/>
Thế nhưng ít ai biết rằng, trước khi đến với vai trò là một diễn viên, Roop Durgapal từng là một kỹ sư phần mềm. Cô từng tốt nghiệp trường đại học Graphic Era, Dehradun.
Tuy nhiên, vì yêu công việc diễn xuất nên cô đã luôn cố gắng thuyết phục ba mẹ. Và giấc mơ ấy đã luôn đi theo cô, thậm chí vào cả trong giấc mơ mỗi khi ngủ.
May mắn thay, gia đình đã luôn là nguồn động lực để cô có thêm niềm tin đi theo con đường nghệ thuật.
So với con người thật và nhân vật Saanchi, Roop Dehradun có nhiều điểm tương đồng như sự trẻ trung, thích đi du lịch khắp nơi khi có thời gian rảnh.
Cô yêu cuộc sống năng động, thích ca hát nhưng chưa được đào tạo chuyên nghiệp nên cô đã thuê một ca sỹ để dạy nhạc cho mình, cô đang theo học âm nhạc cổ điển Hindustani.
Cô cũng là cô gái nhiệt huyết và chủ động trong tình yêu. Có lẽ vì thế mà Roop Dehradun dễ dàng hóa thân vào vai Saanchi, một cô gái luôn tranh đấu và sống vì cảm xúc con tim.
Saanchi đã không ngại ngần thổ lộ tình cảm với Jagdish, người mình yêu, bất chấp những lời dèm pha về anh.
Phần 7 bộ phim 'Cô dâu 8 tuổi' sẽ phát sóng lúc 20h00 hàng ngày, từ 14/01/2016 trên TodayTV.
Theo VTC
Chồng của Cô dâu 8 tuổi không ngại có bạn gái từng lập gia đình" alt="Mỹ nhân mới của 'Cô dâu 8 tuổi'"/>