Theo kế hoạch, lễ bốc thăm chia bảng vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á sẽ diễn ra vào ngày 17/7/2019, tại Kuala Lumpur, Malaysia – đại bản doanh của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC).Sau loạt trận FIFA Day tháng 6, hiện đã xác định được những đội bóng cuối cùng sẽ tham dự vòng loại thứ hai FIFA World Cup 2022 và cũng là vòng loại AFC Asian Cup 2023.
Với việc được xếp ở nhóm hạt giống số 2 trước buổi lễ bốc thăm sắp tới, tuyển Việt Nam tránh được một loạt đội bóng mạnh như Iraq, Syria, Uzbekistan, Jordan, Oman.
|
Tuyển Việt Nam có lợi thế nhất định trước lễ bốc thăm |
Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là lý thuyết, bởi muốn có mặt ở vòng sơ loại thứ ba World Cup 2022, tuyển Việt Nam sẽ phải chơi tốt, bắt đầu từ lượt trận mở màn trên sân khách.
Ngoài các đối thủ rất mạnh ở nhóm hạt giống số 1 gồm Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, UAE, Ả Rập Saudi và chủ nhà Qatar, 2 trận đối đầu với đội thuộc nhóm hạt giống số 3 sẽ rất cam go với Việt Nam.
Nhóm này có Palestine, Ấn Độ, Thái Lan, Bahrain, Tajikistan, Philippines, Đài Bắc - Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Như vậy, tuyển Việt Nam hoàn toàn có thể chung bảng với Thái Lan.
Cách đây 4 năm, tuyển Việt Nam dưới thời HLV Toshiya Miura cũng từng được xếp vào nhóm hạt giống số 2 nhưng liên tục hứng chịu những thất bại, đặc biệt trước Thái Lan. Tất nhiên, dưới thời của HLV Park Hang Seo đã khác, và người hâm mộ hoàn toàn có quyền hy vọng vào một kết quả tốt.
Theo điều lệ, 6 đội qua vòng loại thứ nhất sẽ cùng 34 đội bóng mạnh châu Á thi đấu vòng loại thứ hai. Ở vòng này, 40 đội này sẽ chia hạt giống, bốc thăm chia 8 bảng (mỗi bảng 5 đội), thi đấu vòng tròn theo thể thức sân nhà, sân khách.
|
Tuyển Việt Nam có thể chung bảng với Thái Lan |
Tám đội xếp thứ nhất và 4 đội xếp thứ nhì có thành tích tốt nhất ở vòng loại 2 (tổng cộng 12 đội) sẽ giành quyền tham dự VCK Asian Cup 2023, đồng thời giành vé đá Vòng loại cuối cùng của World Cup 2022. Hai bốn đội tuyển có thành tích tốt nhất còn lại sẽ chia thành 6 bảng (4 đội/bảng) để tiếp tục thi đấu cạnh tranh 11 suất vé còn lại tham dự VCK Asian Cup 2023 (suất vé thứ 24 được dành cho đội tuyển chủ nhà VCK Asian Cup 2023).
Mười hai đội tuyển lọt vào vòng loại cuối cùng của World Cup 2022 sẽ được chia thành 2 bảng (6 đội/bảng, thi đấu vòng tròn 2 lượt đi và về). Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ giành vé dự VCK World Cup 2022.
Hai đội đứng thứ 3 sẽ thi đấu play-off (lượt đi - lượt về trên sân nhà - sân khách). Đội thắng sẽ giành vé chơi trận play-off với đại diện của châu lục khác để đoạt tấm vé còn lại tới Qatar dự VCK World Cup 2022.
Theo lịch thi đấu đã được chốt trước đó, trong năm 2019 sẽ có 5 lượt đấu vòng loại thứ hai World Cup 2022 vào các ngày 5 và 10/9, 10 và 15/10, 14 và 19/11. 4 lượt đấu còn lại vào tháng 3 và 6 của năm 2020. Tuyển Việt Nam sẽ có 6 trận đấu trong năm 2019, trong đó 3 trận trên SVĐ quốc gia Mỹ Đình.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup 2022:
05.09.2019 - Nhóm 3 vs Việt Nam
10.10.2019 - Việt Nam vs Nhóm 4
15.10.2019 - Nhóm 5 vs Việt Nam
14.11.2019 - Việt Nam vs Nhóm 1
19.11.2019 - Việt Nam vs Nhóm 3
31.03.2020 - Nhóm 4 vs Việt Nam
04.06.2020 - Việt Nam vs Nhóm 5
09.06.2020 - Nhóm 1 vs Việt Nam" alt="Bốc thăm vòng loại World Cup 2022: Việt Nam dễ tái ngộ Thái Lan"/>
Bốc thăm vòng loại World Cup 2022: Việt Nam dễ tái ngộ Thái Lan
Hình ảnh tại lớp 1A3 Trường Tiểu học Liên Minh (Vĩnh Yên) sáng 31/1
Cô giáo chủ nghiệm thông báo, do chưa có chỉ đạo về việc cho phép học sinh nghỉ học nên mọi công tác đều tập trung vào việc phòng tránh. Ngoại trừ học sinh có biểu hiện sốt cao, ho, khó thở cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, cho nghỉ học đến khi nào khỏi bệnh, các học sinh mà gia đình du lịch và trở về từ vùng dịch ở Trung Quốc, cần được theo dõi sát sao, các em học sinh còn lại sẽ được giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cụ thể cách phòng ngừa dịch bệnh tại lớp.
Góc chống dịch corona ở lớp 1A6 - Trường Tiểu học Đống Đa (Vĩnh Yên)
Lớp của cô Thùy đã thống nhất mua bình nước nóng ngay sáng 31/1 để có sẵn nước ấm cho học sinh uống trong ngày; mua sẵn khẩu trang y tế, nước muối súc miệng, nước sát khuẩn để học sinh rửa tay, cốc giấy dùng 1 lần; song cô giáo vẫn khuyến cáo các gia đình chuẩn bị, mang đến lớp cho con em đồ dùng cá nhân như bình, cốc, chăn, gối riêng để đảm bảo vệ sinh.
“Nhiều phụ huynh lo lắng cho con khi sinh hoạt bán trú tại trường những ngày này, đó là điều thực tế. Bằng trách nhiệm của mình, chúng tôi làm hết sức từ việc hướng dẫn cho các em biết cách giữ vệ sinh, đeo khẩu trang trong lớp học, trừ khi ăn, nhắc nhở các em kể cả những tiểu tiết như khi ngủ hạn chế quay mặt vào nhau, chịu khó ăn, uống nhiều nước canh ấm hơn bình thường…” – cô Thùy cho biết.
|
Rửa tay kỹ khi ăn trưa |
Những động thái ứng phó nhanh chóng kể trên không chỉ riêng ở trường Tiểu học Đống Đa mà hầu khắp trường phổ thông khác trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), thông qua tin nhắn điện thoại, mạng xã hội, qua việc truyền thông trực tiếp của thầy cô giáo, học sinh đi học ngày hôm nay đã đồng loạt đeo khẩu trang. Những bạn quên hoặc bố mẹ chưa tìm mua được khẩu trang do tình trạng khan hàng, khi đến trường, lớp đều được cấp, phát.
Hiệu trưởng Trường THCS Đạo Tú (Tam Dương) phát khẩu trang miễn phí cho học sinh, giáo viên trên lớp - Ảnh Website nhà trường
Cô giáo Minh Nguyệt - Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, ngay khi có những thông tin đáng lo ngại về dịch bệnh, cô đã nhắc nhở học sinh giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang khi đi học, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn, tránh tụ tập nơi đông người, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những người bị bệnh hô hấp…
Không chỉ học sinh, giáo viên khi lên lớp cũng đeo khẩu trang lúc giảng bài. Mỗi thầy cô giáo chính là những tuyên truyền viên vô cùng đắc lực cho học sinh, gia đình học sinh về cách phòng dịch bệnh nCoV những ngày này.
Liên tục thông tin, truyền thông phòng dịch trực tiếp tới học sinh - Ảnh Trường THPT Xuân Hòa (Phúc Yên)
Học sinh nghỉ học gia tăng do lo ngại dịch bệnh
Mặc dù chuẩn bị kỹ cho công tác phòng dịch tại các trường lớp, cùng với việc truyền thông, tư vấn của thầy cô giáo song, tâm lý quan ngại, lo lắng của phụ huynh là có. Nhiều gia đình đã chọn cách cho con nghỉ học để tránh lây nhiễm.
Chị Ngọc Anh – công tác tại một cơ quan nhà nước ở Vĩnh Yên cho biết, ngay tối 30/1 khi bản tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam phát đi thông tin 3 người liên quan đến Vĩnh Phúc dương tính với virus Corona, chị đã nhao ra các siêu thị, hiệu thuốc để mua vét khẩu trang y tế, khi đó đã khá khan hàng, giá tăng 10-20% so với ngày thường. Nhưng chưa yên tâm, sáng nay, chị quyết định cho các con đang học mầm non và tiểu học nghỉ học.
“Đứa nhỏ nhà mình đợt Tết dương lịch đi học bị lây rồi mắc cúm A phải đi Hà Nội điều trị. Mấy ngày nghỉ Tết nguyên đán vừa qua, đứa lớn lại bị sốt virus đến 40 độ rồi tiêu chảy, đến nay còn chưa đỡ. Lo sợ con sức đề kháng kém, nên mình cho nghỉ học để yên tâm” – chị chia sẻ.
Nhiều cô giáo mầm non, tiểu học trên địa bàn Vĩnh Yên cho biết, phản ứng dây chuyền cho con nghỉ học của phụ huynh diễn ra ồ ạt 2 ngày nay, một phần nhỏ là do tâm lý tiếp tục cho con nghỉ Tết, còn phần lớn là xuất phát từ việc quan ngại dịch bệnh.
Nhất là sáng nay, Tổ chức y tế thế giới đã tuyên bố dịch virus corona là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, một vài phụ huynh đã nhắn tin xin phép cô giáo cho con học mầm non nghỉ hẳn 2 tuần cho qua đỉnh dịch.
|
Giờ ngủ trưa của trẻ. |
Ghi nhận của Sở GD-ĐT cho thấy, tình trạng học sinh nghỉ học đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là ở các bậc học, cấp học dưới.
Báo cáo nhanh ngày 30/1 (tức mùng 6 Tết) từ 9 phòng GD-ĐT của Vĩnh Phúc cho thấy, cấp tiểu học có 2.165 học sinh nghỉ học, chiếm 1,78%, trong đó 156 trường hợp vắng không phép.
Các huyện có số lượng học sinh nghỉ nhiều là Tam Dương (401), Bình Xuyên (387), Yên Lạc (332), tiếp đến là Vĩnh Yên (248), Lập Thạch (227)… Cấp THCS có 730 học sinh nghỉ học, chiếm 1,3%, với 98 trường hợp không phép (số liệu chưa bao gồm các huyện Tam Đảo, Vĩnh Tường).
Mặc dù có sự chuẩn bị chu đáo tại các trường lớp nhưng nhiều phụ huynh vẫn quyết định cho con em nghỉ học - Ảnh: GVCC
Sang ngày 31/1 (mùng 7 Tết), con số học sinh nghỉ học tăng mạnh hơn với trên 5.200 học sinh, tập trung ở các cấp học dưới.
Theo số liệu cập nhật lúc 9h sáng nay, cấp tiểu học, huyện Tam Dương đang dẫn đầu với 1.313 học sinh nghỉ học, Vĩnh Yên với 1.171 học sinh, Bình Xuyên 851 học sinh, các huyện, thành phố khác phổ biến ở con số 200-400 học sinh. Ở cấp THCS, con số học sinh nghỉ học tại các huyện, thành phố ít hơn, phổ biến dao động từ khoảng 60-200 học sinh/địa phương.
Tại 30 trường THPT trên địa bàn tỉnh, con số học sinh nghỉ học tại mỗi trường dao động từ một vài đến khoảng 40 học sinh. Trong đó, chiếm một phần nhỏ là các lý do ốm, sốt.
Ngành GD&ĐT đang phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan của tỉnh để khoanh vùng dịch
Ông Nguyễn Việt Hà – Phó Trưởng phòng Chính trị, tư tưởng, Sở GD-ĐT đánh giá, tình hình nghỉ học tăng cao hơn so với cùng kỳ. Sở đang yêu cầu các nhà trường tìm hiểu rõ lý do, báo cáo các trường hợp đã tiếp xúc với người được công bố dương tính với nCoV tại Vĩnh Phúc, khoanh vùng, phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và UBND tỉnh để có các phương án xử lý tiếp theo.
Thông tin từ Văn phòng Sở GD-ĐT cũng cho biết, bên cạnh việc cập nhật số liệu trực tuyến và báo cáo nhanh từ các đơn vị, ngay sáng 31/1, Sở GD-ĐT đã thành lập 3 đoàn đi nắm bắt tình hình thực tế sĩ số học sinh đi học tại các nhà trường, tìm hiểu lý do vắng mặt của học sinh.
Nguyễn Nga
Học sinh Hà Nội có được nghỉ học phòng dịch virus corona?
- Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp từ virus Corona, nhiều phụ huynh ở Hà Nội băn khoăn quyết định cho con nghỉ học bởi yếu tố không đuổi kịp chương trình học.
" alt="Vĩnh Phúc: Sắm bình nước nóng, cốc giấy cho lớp học phòng virus corona"/>
Vĩnh Phúc: Sắm bình nước nóng, cốc giấy cho lớp học phòng virus corona