Nhận định, soi kèo Pachuca vs Deportivo Toluca, 9h ngày 14/9
本文地址:http://play.tour-time.com/html/85e198623.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Bangkok United vs Buriram United, 19h00 ngày 12/1: Tin vào cửa trên
Người dân đi làm thủ tục nhà đất (Ảnh: IT).
Khi đó, chủ đầu tư sau khi hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà nước, ngân hàng thì sẽ đủ điều kiện thực hiện thủ tục xin cấp sổ hồng. Một số trường hợp chung cư chưa được cấp sổ hồng do chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc chủ đầu tư đang thế chấp dự án chung cư tại ngân hàng trước khi xin cấp sổ hồng và hiện chưa giải chấp nhưng vẫn thực hiện bán căn hộ chung cư cho người mua.
Như vậy, người mua chung cư sẽ được cấp sổ hồng khi căn hộ chung cư đã được có sẵn và chủ đầu tư đủ điều kiện để xin cấp sổ hồng.
Về trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại trong đó có dự án chung cư thương mại, Khoản 8 Điều 39 Luật Nhà ở quy định, trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày bàn giao nhà ở cho người mua hoặc kể từ ngày bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận thì phải nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho người mua, người thuê mua nhà ở, trừ trường hợp người mua, thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Đồng thời, Khoản 3 Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 cũng quy định tương tự thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà ở cho bên mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua nhà ở đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận thì phải nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận trừ trường hợp người mua tự nguyện làm thủ tục.
Như vậy thời hạn để chủ đầu tư xây dựng dự án chung cư thương mại phải xin cấp sổ hồng cho người mua là 50 ngày kể từ ngày bàn giao căn hộ trừ trường hợp người mua tự đề nghị đi làm thủ tục.
Về thời hạn cấp giấy chứng nhận, Khoản 6 Điều 22 Nghị định số 101/2024 quy định Trường hợp đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng trong dự án bất động sản là không quá 10 ngày làm việc.
Như vậy với trường hợp cấp sổ hồng lần đầu cho người mua chung cư sẽ không quá 60 ngày làm việc.
Tuy nhiên Nghị định 101/2024 cũng nêu rõ thời gian quy định nói trên được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đã đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 19 của Nghị định; không tính thời gian cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định, thời gian niêm yết công khai, đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng,…
Vì vậy trên thực tế, thời gian sổ hồng đến tay người dân có thể lâu hơn.
">Mua chung cư mới sau bao lâu sẽ có sổ hồng?
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng và ngài Sea Kosal - Quốc Vụ khanh thường trực Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia (Ảnh: Bộ Ngoại giao).
Tại các cuộc tiếp xúc, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng chúc mừng Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII, bày tỏ ấn tượng về sự phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia trong thời gian qua.
Thứ trưởng tin tưởng rằng các chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary (30/11 - 2/12) sẽ mang lại động lực mới cho quan hệ hai nước tiếp tục phát triển tin cậy, gắn bó.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cho biết, nhân dịp 45 năm kỷ niệm Ngày Chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 - 7/1/2024), Việt Nam dự kiến tổ chức Lễ kỷ niệm trọng thể sự kiện trên tại Hà Nội như đã tổ chức năm 2014 và 2019. Đây là sự kiện quan trọng, giúp tăng cường tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước.
Trên tinh thần quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cảm ơn Chính phủ và nhân dân Vương quốc Campuchia đã tạo điều kiện cho cộng đồng người gốc Việt sinh sống, làm ăn ổn định tại Campuchia và đề nghị lãnh đạo Campuchia tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tháo gỡ một số vấn đề liên quan đến người gốc Việt.
Thứ trưởng mong muốn phía Campuchia, đặc biệt chính quyền địa phương các cấp, thông qua Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia và phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia, đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền người gốc Việt tuân thủ luật pháp, chủ trương, chính sách của Campuchia, đặc biệt các nội dung liên quan đến việc đăng ký, gia hạn thẻ ngoại kiều, chính sách di dời người dân ra khỏi khu vực sông nước.
Liên quan đến vấn đề giấy tờ pháp lý, Thứ trưởng đề nghị Campuchia tiếp tục cấp và gia hạn thẻ thường trú ngoại kiều cho người gốc Việt; chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp triển khai cấp giấy tờ hành chính cho người mang thẻ thường trú ngoại kiều, tạo điều kiện thuận lợi cho người gốc Việt tại Campuchia đủ điều kiện theo quy định pháp luật của Campuchia được nhập quốc tịch Khmer.
Liên quan đến chủ trương di dời, tái định cư, Thứ trưởng khẳng định, Việt Nam thông hiểu chính sách phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ cảnh quan, môi trường của Campuchia. Việt Nam mong rằng việc di dời được triển khai với lộ trình hợp lý và khả thi, có bố trí khu vực tái định cư với cơ sở hạ tầng thiết yếu, gắn tái định cư với hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo sinh kế, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội và đóng góp vào sự phát triển chung của Campuchia.
Lãnh đạo Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia và thành phố Phnom Penh đánh giá quan hệ hai nước ngày càng phát triển sâu đậm và cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã có những hỗ trợ thiết thực về mọi mặt trong thời gian qua.
Phía Campuchia đề nghị hai bên thúc đẩy kết nối đường cao tốc Phnom Penh - Svay Rieng với đường cao tốc Hồ Chí Minh - Mộc Bài nhằm tăng cường giao thương và du lịch.
Hai bên bày tỏ phấn khởi về sự phát triển tích cực của quan hệ song phương, việc duy trì tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao diễn ra thường xuyên, hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại ngày càng phát triển, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Liên quan đến vấn đề người gốc Việt tại Campuchia, lãnh đạo Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia và thủ đô Phnom Penh đều khẳng định chủ trương tiếp tục tạo điều kiện cho ngoại kiều, trong đó có người gốc Việt sinh sống ổn định trên tinh thần tuân thủ luật pháp Campuchia.
Trước đó, chiều ngày 30/11, tại trụ sở Văn phòng đại diện Tập đoàn Công ty Cao su Việt Nam tại Campuchia, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đã làm việc với Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia.
Thứ trưởng đánh giá cao việc các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia đã có những đóng góp cho sự phát triển quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư giữa hai nước, qua đó hỗ trợ việc an sinh xã hội, tạo việc làm cho người dân, trong đó có người gốc Việt. Thứ trưởng đề nghị các doanh nghiệp phát huy hơn nữa vai trò trong việc hỗ trợ người dân chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao đời sống.
Tối cùng ngày, Đoàn cũng làm việc với Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các tổ chức đại diện cho cộng đồng trong việc hỗ trợ, tuyên truyền, định hướng cộng đồng người gốc Việt trong việc tuân thủ luật pháp sở tại, đảm bảo gia hạn thẻ thường trú ngoại kiều đúng hạn, nâng cao ý thức tự vươn lên, chủ động chuyển đổi nghề nghiệp, hội nhập vào xã hội Campuchia.
Nhằm phát huy hơn nữa kết quả thời gian qua, trước hết, Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia phải là tổ chức vững mạnh, đóng vai trò là trung tâm đoàn kết cộng đồng, luôn sát cánh hỗ trợ bà con trong các mặt của đời sống. Hội cần tăng cường thu hút, vận động sự tham gia của những người có thực lực, uy tín vào tổ chức Hội và có chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ cộng đồng.
Thứ trưởng cũng ghi nhận những kiến nghị của Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia và Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng trong nước và với phía Campuchia để tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc bà con, doanh nghiệp đang gặp phải.
">Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm và làm việc tại Campuchia
Đội tuyển Việt Nam vẫn chờ phán quyết của FIFA về khả năng Nguyễn Xuân Son (trái) tham dự AFF Cup (Ảnh: Mạnh Quân).
Bình luận về vụ này, tờ CNN Indonesia có bài viết: "Chỉ ở Việt Nam 4 năm, cầu thủ Brazil đã được đăng ký tham dự AFF Cup". Tác giả nhấn mạnh: "Cầu thủ mới nhập tịch Việt Nam là Nguyễn Xuân Son đã được điền tên vào danh sách sơ bộ 50 cầu thủ Việt Nam chuẩn bị cho AFF Cup.
Nguyễn Xuân Son đã có hộ chiếu Việt Nam nhưng "Những chiến binh sao vàng" vẫn chờ FIFA phê duyệt về tính hợp pháp khi cầu thủ người Brazil thi đấu ở đấu trường quốc tế. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) vẫn đang chờ phản hồi của FIFA.
Xuân Son không sinh ra ở Việt Nam, cũng không có cha mẹ hay ông bà là người Việt Nam. Vì vậy, cách duy nhất để cầu thủ 27 tuổi được khoác áo đội tuyển Việt Nam là phải sống ở quốc gia trong 5 năm kể từ khi 18 tuổi.
Trong khi đó, cầu thủ sinh năm 1997 mới thi đấu ở Việt Nam vào năm 2020, tức cách đây 4 năm. Cầu thủ này thi đấu rất hay ở CLB Nam Định nên anh được kỳ vọng sẽ tăng cường sức mạnh cho đội tuyển Việt Nam.
Trong quá khứ, Xuân Son từng thi đấu ở Nhật Bản và Đan Mạch nhưng không được trọng dụng. Giờ đây, anh là một trong những tiền đạo nguy hiểm nhất V-League. Ở mùa giải 2023/24, Xuân Son ghi được 32 bàn sau 28 trận cho Nam Định. Sang mùa này, anh cũng có 6 pha lập công sau 9 trận ra sân".
Đội tuyển Việt Nam vẫn chờ phán quyết của FIFA về trường hợp của Xuân Son. Nếu khoác áo đội tuyển Việt Nam, tiền đạo sinh năm 1997 sẽ là sự bổ sung hữu ích trong bối cảnh hàng công gây thất vọng lớn trong thời gian dài qua.
Ở AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam nằm chung bảng với Indonesia, Myanmar, Philippines và Lào. Chúng ta sẽ đá trận ra quân gặp Lào vào ngày 9/12.
">Báo Indonesia bình luận khi tuyển Việt Nam gọi cầu thủ nhập tịch dự AFF Cup
Nhận định, soi kèo U20 Torino vs U20 Roma, 20h00 ngày 13/1: Tin vào cửa dưới
Trận bom của giặc Mỹ ngày 21/10/1966 đã cướp đi sinh mạng của cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân và 30 học sinh của Trường Phổ thông cấp II Thụy Dân (Ảnh tư liệu).
Ông Thắng nhớ lại, năm 1966, ông Thắng học lớp 7, đây cũng là lớp 7 đầu tiên của Trường Phổ thông cấp II Thụy Dân, gồm 52 học sinh. Vào khoảng 10h30 ngày 21/10/1966, các học sinh đang nghe cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân giảng bài "Thà Đui" của Nguyễn Đình Chiểu, bất ngờ máy bay Mỹ xuất hiện trên bầu trời.
Khi nghe tiếng máy bay Mỹ và tiếng bom nổ phía trong làng, cô Xuân vội hô hào: "Có máy bay, các em xuống hết giao thông hào trú ẩn!". Cả lớp nháo nhác chạy ra giao thông hào để ẩn nấp. Ngay sau đó, ông Thắng nghe những tiếng nổ dữ dội, đất văng tung tóe rồi ngất lịm đi.
"Ðến loạt bom thứ hai, đất đá lại tung lên khiến phần ngực và đầu tôi nhô lên khỏi mặt đất. Mở mắt ra tôi thấy trường mình bị san phẳng, bàn ghế, sách vở bay tứ tung. Tôi cố gắng bò lên mặt đất rồi chạy được khoảng 100m thì bất tỉnh, khi tỉnh lại thì thấy mình đang ở trong bệnh viện", ông Thắng kể lại.
Khi tỉnh dậy, ông Thắng mới biết tin, trận bom kinh hoàng đã khiến cô Xuân và 30 người bạn học của ông bị bom vùi chết. Ông kể, lúc tìm thấy cô giáo Xuân, trong lòng cô vẫn đang ôm chặt hai học sinh, thời điểm hy sinh cô giáo đang mang thai được mấy tháng.
Ông Thắng xúc động: "Toàn bộ ngôi trường mới đó còn vang tiếng học bài đã bị san thành bình địa chỉ còn trơ lại một hố bom sâu hoắm. Những người bạn của tôi mới hôm qua còn nô đùa với nhau, đến hôm sau chỉ còn là những ngôi mộ dài sát bên nhau".
Sự kiện đau thương này đã gây chấn động dư luận trong nước và trên thế giới. Ngay khi sự việc xảy ra, Bộ Ngoại giao đã lên án giặc Mỹ ném bom xuống Trường Phổ thông cấp II Thụy Dân. Bộ Giáo dục, Hội phụ nữ đã ra tuyên bố tố cáo tội ác của giặc Mỹ…
Nghĩa trang đặc biệt 21/10 và lớp học vĩnh hằng
Sau trận bom ấy, để nhắc nhở mọi người luôn nhớ về cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân và 30 học sinh đã mãi mãi nằm lại, 31 cô trò được an táng trong một khuôn viên nghĩa trang riêng và đặt tên là nghĩa trang 21/10.
Nghĩa trang 21/10 được sắp xếp ngay ngắn như một lớp học. Mộ của cô giáo, liệt sỹ Bùi Thị Thanh Xuân trên cùng, ở giữa; 30 ngôi mộ của học sinh được đặt theo 4 hàng dọc và 7 hàng ngang như các học sinh đang ngồi nghe cô giáo giảng bài.
Đài tưởng niệm cũng được thiết kế như một ngòi bút ở giữa trang sách mở cao 14 bậc, trong nghĩa trang có 14 bồn để trồng cây và hoa cảnh, tượng trưng cho sự ra đi của các học sinh từ 13 đến 16 tuổi. Bên trên ngòi bút là một ngọn lửa giống hai vầng trăng khuyết. Ở đáy bút là một lư hương biểu tượng hình lọ mực, dưới cùng là một dải khăn quàng đỏ.
Trường Tiểu học - THCS Thụy Dân, đã dành riêng một căn phòng rộng hơn 30m2 làm phòng truyền thống lưu giữ lại kỷ vật của lớp học và là nơi thờ cô giáo, liệt sỹ Bùi Thị Thanh Xuân.
Tại đây, vô số kỷ vật, di vật, hình ảnh gắn liền với cuộc đời của cô giáo Xuân đã được nhà trường cẩn thận gìn giữ như chiếc hòm đựng sách vở, giáo án, cuốn nhật ký, bộ quần áo của cô Xuân… là những lát cắt tái hiện lại được ngày định mệnh 21/10/1966.
Trong cuốn sổ tay của cô giáo Xuân được lưu giữ lại, vẫn còn ghi rõ những dòng tâm sự: "…Ðể sánh vai với người chiến sĩ ở trận tuyến giết giặc cứu nước thì ở hậu phương, ở mái trường thân yêu này, đêm - ngày mình sẽ miệt mài bên trang giáo án, quyết tâm đóng góp công sức của mình làm cho sự nghiệp trồng người ngày càng thêm thay da, đổi thịt...".
Năm 2021, nghĩa trang 21/10 và khu tưởng niệm liệt sỹ, cô giáo và 30 học sinh Trường Phổ thông cấp II Thụy Dân đã được Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân sinh ngày 4/10/1942, tại xã Thụy Hà, huyện Thụy Anh (nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, Thái Bình). Từ nhỏ cô đã mồ côi cha, mẹ bị tật nguyền. Tuy nhà nghèo nhưng ngay từ bé cô Bùi Thị Thanh Xuân đã cùng người chị gái duy nhất của mình tảo tần thức khuya dậy sớm lao động để kiếm tiền ăn học.
Sau khi tốt nghiệp Trường sư phạm Thái Bình, cô về công tác tại Trường cấp II Thụy Phong (huyện Thái Thụy) được một thời gian thì cô chuyển về dạy tại Trường Phổ thông cấp II Thụy Dân.
Dù đã lập gia đình nhưng cô Xuân vẫn giảng dạy tại trường, chấp nhận xa chồng, xa con. Người con trai duy nhất của cô lúc đó được gửi về cho ông bà nội ở tỉnh Nam Hà chăm sóc. Ngày cô Xuân ngã xuống, trong túi áo của cô còn một bức thư chưa kịp gửi cho chồng.
">Nghĩa trang 21/10 và lớp học vĩnh hằng của 31 cô trò
Gỗ tự nhiên có kích thước phong phú, thuận tiện cho người thợ thiết kế, vẽ hoa văn, căn chỉnh kết cấu mỹ thuật (Ảnh: Pinterest).
Gỗ tự nhiên có khả năng chịu trọng lực lớn, không bị biến dạng khi có tác động mạnh từ bên ngoài. Nếu được tẩm sấy, sơn bả kỹ càng, gỗ tự nhiên có thể chịu được thời tiết ẩm ướt mà không bong tróc. Tuổi thọ trung bình của gỗ tự nhiên kéo dài lên đến 30 năm.
Về nhược điểm, gỗ tự nhiên có giá tương đối cao. Trên thực tế, gỗ tự nhiên ngày càng hiếm. Hiện nay, hầu hết gỗ tự nhiên đều được nhập khẩu, chi phí gia công chế tác cũng rất tốn kém vì phải làm thủ công nhiều, do vậy mà giá cả gỗ này thường rất cao.
Gỗ tự nhiên thường có hiện tượng cong vênh, co ngót nếu không qua xử lý tốt. Hiện tượng này thường xảy ra ở những tấm gỗ có bề mặt diện tích lớn như cánh tủ, cánh cửa…
Về gỗ công nghiệp, loại gỗ này giúp người thợ dễ dàng tạo mặt phẳng và sơn các màu khác nhau nhưng không bị sần sùi, thô kệch. Do đặc thù hình dạng và tính chất, gỗ công nghiệp thường được thiết kế theo phong cách đơn giản nhưng hiện đại, trẻ trung, phổ biến cho nhiều đối tượng sử dụng.
Bên cạnh đó, nội thất làm bằng gỗ công nghiệp cho giá thành rẻ, phù hợp với nhiều người.
Tuy nhiên, gỗ công nghiệp không bền bằng gỗ tự nhiên. Một vài điểm quan trọng ảnh hưởng lớn đến độ bền của gỗ công nghiệp là các phụ kiện đi kèm như bản lề cánh tủ, ray trượt ngăn kéo. Nếu dùng các phụ kiện này chất lượng thấp, dễ làm hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Do đặc điểm vật lý và sự liên kết của từng vân gỗ công nghiệp nên việc sản xuất các chi tiết mỹ thuật phức tạp là tương đối khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, độ tinh tế của các sản phẩm nội thất khi hoàn thiện.
Gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp đều không thể tránh tình trạng mối, mọt. Tuy nhiên, gỗ công nghiệp có sử dụng keo, hóa chất để sản xuất nên mối mọt sẽ chậm ăn hơn gỗ tự nhiên.
Hiện tại, mức giá gỗ tự nhiên dao động trong khoảng từ 6,5 triệu đồng/m3 (đối với gỗ sồi) - 50 triệu đồng/m3 (đối với gỗ cẩm lai đen).
Ở Việt Nam, loại gỗ phổ biến được sử dụng trong thi công nội thất gồm gỗ óc chó do khả năng thích ứng tốt với khí hậu Việt Nam, chất liệu gỗ bền.
Ngoài ra, gỗ sồi cũng là loại gỗ được nhiều người lựa chọn. Gỗ sồi cứng, có hai loại là gỗ sồi đỏ (red oak) và gỗ sồi trắng (white oak).
Gỗ công nghiệp phổ biến có gỗ MDF (Medium Destiny Fiberboard) gồm 2 loại là lõi thường và lõi xanh chống ẩm. Gỗ loại này thích hợp để thi công nội thất gia đình như tủ kệ giày dép, tủ bếp, vách nhà tắm.
Gỗ ván dăm MFC chủ yếu được sử dụng để trang trí nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình hoặc nơi công sở.
Gỗ ghép thanh, loại gỗ bắt nguồn từ gỗ tự nhiên là loại ván gỗ được sản xuất từ việc ghép các thanh gỗ tự nhiên (nguồn gỗ rừng trồng) với nhau bằng các công nghệ hiện đại, tạo nên một tấm gỗ có kích thước lớn. Giá gỗ ghép thanh thường rẻ hơn khoảng 20-30% so với gỗ tự nhiên nguyên khối.
">Chọn gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp để làm nội thất?
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long (Ảnh: QH).
Về nguyên tắc, thứ tự phân phối lợi nhuận sau thuế, Chính phủ đề xuất trích không quá 50% vào Quỹ Đầu tư phát triển để ở doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng Quỹ Đầu tư phát triển này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Phần còn lại sau khi sử dụng, trích lập các quỹ theo quy định, doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước.
Theo Phó Thủ tướng, với phương án trên, ước tính số nộp ngân sách nhà nước từ nguồn lợi nhuận, cổ tức được chia sẽ giảm khoảng 19.847 tỷ đồng/năm. Doanh nghiệp được sử dụng lợi nhuận này theo quy định của Chính phủ.
Cơ chế chi tiền lương, tiền thưởng của người lao động ở doanh nghiệp, người do cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn cử, giới thiệu, thuê làm việc trực tiếp khi đề xuất xây dựng luật xác định bổ sung theo đúng tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách tiền lương.
Song tiếp thu ý kiến tham gia, Chính phủ đề xuất không quy định các nội dung về cơ chế chi trả tiền lương ở dự thảo luật.
Bên cạnh đó, dự luật quy định "doanh nghiệp được chi trả tiền lương, tiền công, thù lao cho người lao động theo hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp".
Thẩm tra về dự thảo luật, về vấn đề phân phối lợi nhuận và sử dụng quỹ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh nhận định, việc trích lập tối đa 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước đầu tư là phù hợp.
Theo ông Mạnh, dự thảo luật đã chỉnh lý quy định về mục đích sử dụng Quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp theo hướng sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với quan điểm đưa ra song đề nghị bổ sung vào hồ sơ luật dự thảo nghị định hướng dẫn thực hiện nội dung này bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời, Chủ nhiệm cơ quan thẩm tra lưu ý, dự thảo nghị định cần quy định cụ thể về thẩm quyền, quyết định, phạm vi, nội dung sử dụng Quỹ, đảm bảo nguyên tắc vốn nhà nước sau khi đã đầu tư tại doanh nghiệp được xác định là tài sản, vốn của doanh nghiệp.
">Lương, thưởng trong DN có vốn nhà nước thay đổi theo cải cách tiền lương
友情链接