您现在的位置是:Thế giới >>正文
Clip vui nhộn 'sếp không đòi hình' của VTV
Thế giới556人已围观
简介- Clip "sếp không đòi hình" do chính các biên tập biên của VTV4 làm diễn viên và đạo diễn nhân dịp t...
- Clip "sếp không đòi hình" do chính các biên tập biên của VTV4 làm diễn viên và đạo diễn nhân dịp tổng kết năm 2013 mang lại những giây phút vui vẻ cho người xem. Clip cũng nói lên đặc trưng nghề nghiệp của những người làm truyền hình.

Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Sitra Club vs Al Riffa Club, 23h00 ngày 14/4: Thêm một lần đau
Thế giớiPha lê - 13/04/2025 17:27 Nhận định bóng đá g ...
【Thế giới】
阅读更多Kỳ lạ nhóm người tình nguyện ăn thức ăn nhiễm hàn the, formol suốt 5 năm
Thế giớiNhóm tình nguyện viên thử thức ăn chứa các chất độc hại.
Ví dụ như họ bí mật cho morphine vào siro ho của trẻ em và sử dụng nhiều chất bảo quản trong thực phẩm như hàn the, formol, axit sulfuric, đồng sulfat. Việc sử dụng chì để nhuộm màu kẹo hay dùng để nghiền các loại nội tạng động vật rồi giả làm thịt gà mang bán là chuyện thường ngày. Họ nghiền đá trắng và đất sét để làm bột mỳ; dùng mùn cưa, than củi và xương động vật đốt thành than để làm bột cà phê.
Khi đó, nhóm của Tiến sĩ Harvey Wiley đã phát hiện ra 9/10 nhãn hiệu siro lá thích được bán ở bang Idiana thực ra không chứa một tí siro lá thích nào.
Bước sang thế kỷ 20, tình trạng ngành sản xuất thức ăn ở Mỹ đã trở thành nguyên nhân lo ngại chính về mặt sức khỏe, nhưng không ai bận tâm đến việc phải làm điều gì để giải quyết. Khi đó, Tiến sĩ Wiley và nhóm Hygenic Table Trials (tạm dịch: Thử nghiệm vệ sinh) xuất hiện. Họ thực hiện các thí nghiệm để kiểm tra mức độ an toàn của nhiều chất bảo quản được sử dụng phổ biến trong ngành thực phẩm bấy giờ.
Mặc dù họ bắt đầu công việc năm 1902 nhưng Tiến sĩ Wiley đã kiến nghị chính phủ thực hiện các thí nghiệm này khoảng 20 năm trước, gần như ngay khi ông trở thành nhà hóa học chính tại Bộ Nông nghiệp năm 1833. Tuy nhiên, ý kiến của ông bị bác bỏ vì những người vận động hành lang trong ngành thực phẩm đánh hơi thấy ý đồ của ông.
Video giới thiệu về nhóm The Poison Squad và thí nghiệm của Tiến sĩ Wiley. Nguồn: Vimeo
Cuối cùng, năm 1902, ông Wiley cũng được cấp 5.000 USD (tương đương 143.000 USD ngày nay) và được phép thực hiện bất kỳ điều gì cần thiết để kiểm nghiệm độ an toàn của chất bảo quản thực phẩm. Ông Wiley bắt đầu tìm 12 tình nguyện viên nam để thực hiện một loạt thí nghiệm.
Mặc dù việc tìm người tình nguyện ăn những gì độc hại tưởng như rất khó khăn nhưng Tiến sĩ Wiley về sau cho biết có rất nhiều nam giới đề nghị tham gia. Một người hào hứng viết thư cho Tiến sĩ Wiley: “Tôi đọc báo về thí nghiệm của ông với thức ăn. Tôi có cái dạ dày có thể ngốn bất kỳ cái gì. Tôi có cái dạ dày sẽ làm ông ngạc nhiên. Tôi mắc 7 bệnh. Chưa bao giờ tới bác sĩ 15 năm qua. Họ bảo tôi cách đây 15 năm là tôi không thể sống nổi 8 tháng nữa. Ông nghĩ sao về điều này? Dạ dày tôi có thể chịu bất kỳ điều gì…”
Khi tham gia đội của Tiến sĩ Wiley, các tình nguyện viên được trả một ít tiền, được ăn ở miễn phí trong tối thiểu 6 tháng trong khi vẫn có thể làm công việc hàng ngày của họ.
Do bản chất của thí nghiệm nên tình nguyện viên phải có sức khỏe hoàn hảo và được chăm sóc y tế tốt nhất trong thời gian thử nghiệm. Đổi lại, tất cả những thứ mà tình nguyện viện phải làm là ăn bất kỳ cái gì ông Wiley đề nghị và nhất trí không kiện ông cũng như chính phủ nếu họ bị biến chứng nặng.
Phương pháp chung được sử dụng để đảm bảo an toàn và phát hiện xem liều lượng chất bảo quản trong sản phẩm phổ biến có hại hay không là: bắt đầu với liều lượng cực thấp và tăng dần dần cho tới khi đối tượng thử nghiệm bắt đầu chịu ảnh hưởng xấu.
Với các thí nghiệm, họ bắt đầu bằng hàn the. Khi liều lượng hàn the tăng dần, các tình nguyện viên bắt đầu tránh những đồ ăn có hàn the do có mùi vị kim loại nặng. Do đó, ông Wiley phát cho tình nguyện viên một viên thuốc chứa đầy hàn the vào cuối bữa ăn thay vì thêm hàn the vào thức ăn.
Tiến sĩ Harvey Wiley. Để theo dõi ảnh hưởng của hàn the với các tình nguyện viên, các dấu hiệu quan trọng đều được theo dõi vài lần mỗi ngày và họ bị cấm ăn bất kỳ cái gì khác để không ảnh hưởng tới kết quả. Phân và nước tiểu của mỗi người cũng được phân tích kỹ. Các tình nguyện viên được phát túi y tế có các lọ và hộp để họ có thể làm nhiệm vụ khi đang ở ngoài khu vực thí nghiệm.
Chỉ trong vòng vài tuần đã xuất hiện ảnh hưởng của hàn the. Tình nguyện viên bị đau đầu, trầm cảm và các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn. Phần lớn tình nguyện viên đều tham gia thí nghiệm quay vòng khi chuyển sang một chất mới để giảm thiểu rủi ro lâu dài cho sức khỏe. Họ vẫn trong trạng thái tốt trong 5 năm thí nghiệm diễn ra. Nhóm tình nguyện viên dường như thích các thí nghiệm và một số chất họ thử không gây ảnh hưởng tiêu cực nào.
Những câu chuyện về thí nghiệm của Tiến sĩ Wiley được dư luận rất quan tâm, đặc biệt là khi các chất trong thức ăn gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngành sản xuất thực phẩm không thích thú gì với kết quả thí nghiệm. Họ dùng sức mạnh số đông và ảnh hưởng chính trị để ngăn chặn các bài mà ông Wiley viết về thí nghiệm. Những nỗ lực này không có tác dụng vì báo cáo của ông kiểu gì cũng được tiết lộ cho báo chí.
Khi thất bại trong ngăn chặn công bố kết quả thí nghiệm, nhiều nhân vật trong ngành thực phẩm bắt đầu tấn công vào mức độ tin cậy của ông Wiley. Cuối cùng, các câu lạc bộ phụ nữ khắp nước Mỹ đã vận động không mệt mỏi để chính phủ phải ra Đạo luật Thuốc và Thực phẩm sạch năm 1906 hay còn gọi là Đạo luật Wiley.
Đạo luật đưa ra quy định liệt kê thành phần trên nhãn dán. Dù chưa có tác dụng mấy nhưng ít nhất người tiêu dùng cũng có thể quyết định có mua sản phẩm đó hay không dựa trên thành phần.
Thí nghiệm của Tiến sĩ Wiley kết thúc năm 1907. Mặc dù ông Wiley được coi là người có công trong thúc đẩy những bước đi đầu tiên quan trọng để đảm bảo thực phẩm ở Mỹ an toàn, nhưng đóng góp của các thành viên “biệt đội cảm tử” thử thức ăn nhiễm độc lại bị bỏ qua. Nguyên nhân là do họ tham gia thí nghiệm ẩn danh và phần lớn trường hợp không ai biết tên thật của họ.
Theo Báo Tin tức
">...
【Thế giới】
阅读更多Những trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất trong lịch sử
Thế giớiIndonesia là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất thế giới do nằm trong khu vực Vành đai lửa Thái Bình Dương. Mới đây nhất, sóng thần đã ập vào Eo biển Sunda, nằm giữa đảo Sumatra và Java của đất nước này tối 22/12/2018 khiến rất nhiều người thương vong. Chính phủ Mỹ sẽ dừng hoạt động tới sang năm
Ông Trump ép bộ trưởng quốc phòng từ chức sớm
Những thay đổi ngoạn mục của Kim Jong Un trong năm 2018
Sóng thần tấn công Indonesia, thương vong lớn Dưới đây là những trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất trên thế giới:
- Ngày 28/9/2018: Tại thành phố Donggala và Palu, trên đảo Trung Sulawesi của Indonesia liên tục hứng chịu 2 trận động đất mạnh 6,1 độ (lúc 15h) và 7,5 độ (lúc 18h) làm rung chuyển cả khu vực. Toàn bộ vịnh đã bị tấn công bởi sóng thần với chiều cao 2,2 - 6m và vào sâu khoảng 500m tính từ bờ biển.
Số liệu của Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia (BNPB) cho biết thảm họa động đất và sóng thần ở Trung Sulawesi đã cướp đi sinh mạng của 2.073 người, làm 10.679 người bị thương, trong đó có 2.549 người bị thương nặng và 680 nạn nhân mất tích. Thành phố Palu là khu vực có số người thiệt mạng cao nhất vì nằm ven biển.
Trận động đất, sóng thần cũng phá hủy tổng cộng 65.733 căn nhà cùng nhiều công trình xây dựng trong khu vực. Hơn 70.000 người đã bị đẩy vào cảnh màn trời chiếu đất.
Ngày 12/10, Indonesia đã quyết định dừng các hoạt động tìm kiếm nạn nhân mất tích trong trận động đất và sóng thần này.
- Hơn 7 năm trôi qua nhưng thảm họa kép động đất, sóng thần Nhật Bản vẫn là nỗi kinh hoàng của người dân đất nước mặt trời mọc. Ngày 11/3/2011, động đất mạnh 9 độ gây sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản. Trong vòng một giờ xảy ra động đất, các thị trấn dọc bờ biển đều bị những đợt sóng khổng lồ san phẳng. Những ngọn sóng cao 4 - 5 m liên tiếp ập lên nhà cửa và những cánh đồng. Ở mức cao nhất, sóng thần tại Miyako, Iwate, được ước tính cao đến 40 m.
Ngày 10/2/2014, Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản xác nhận 15.884 người thiệt mạng, 6.148 người bị thương và 2.633 người mất tích, 127.290 ngôi nhà bị tàn phá.
Thảm họa đã gây ra các sự cố liên tiếp tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 và 2, đồng thời khiến nhiều nhà máy điện hạt nhân khác phải ngừng hoạt động.
Thảm họa kép ngày 11/3/2011 đã khiến toàn bộ đất nước Nhật Bản rơi vào tình trạng tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
China.org.cn xếp thiên tai này ở vị trí thứ 2 trong 10 trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất từ đầu thế kỷ 20 tới nay.
- Vào lúc 3h34 ngày 27/2/2010: Động đất tại Chile xảy ra ngoài khơi vùng biển Maule với độ mạnh 8,8 độ và diễn ra trong vòng 3 phút. Động đất kéo theo sóng thần tàn phá các tỉnh ven biển ở miền nam và miền trung. Chile cũng đưa ra cảnh báo sóng thần ở 53 quốc gia.
Theo các nguồn tin chính thức, số người thiệt mạng trong thảm họa này là 525 người và 25 người khác mất tích.
- Ngày 17/7/2006: Động đất 7,7 độ gây sóng thần ở vùng biển phía nam của đảo Java, Indonesia. Sóng cao hơn 3 m và tiến sâu vào đất liền khoảng 200 m tàn phá làng mạc, nhà cửa và khiến hơn 668 người thiệt mạng, ít nhất 65 người mất tích.
- Ngày 26/12/2004: Một trận động đất 9,2 độ Richter xảy ra tại Ấn Độ Dương tạo ra sóng thần tràn vào 14 quốc gia và cướp sinh mạng của hơn 225.000 người. Sóng cao tới 30 m tàn phá cộng đồng dân cư ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và các quốc gia lân cận khác. Indonesia là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), năng lượng khổng lồ tỏa ra từ trận động đất này được ví tương đương với năng lượng của 23.000 quả bom nguyên tử từng thả xuống Hiroshima, Nhật Bản.
China.org.cn xếp trận đại sóng thần Ấn Độ Dương ở vị trí thứ nhất vì sức hủy diệt kinh hoàng mà nó gây ra cho con người.
- Ngày 17/7/1998: Động đất mạnh 7,1 độ gây sóng thần lớn cướp sinh mạng của hơn 2.200 người gần khu vực Aitape ở bờ biển Tây Bắc Papua New Guinea. Thêm vào đó, thiên tai này còn khiến hàng nghìn người bị thương, 500 người mất tích và 9.500 người mất nhà cửa.
- Ngày 12/7/1993: Động đất mạnh 7,8 độ làm rung chuyển bờ biển Hokkaido và hòn đảo Okushiri của Nhật Bản kéo theo sóng thần. Trong vòng 5 phút, những con sóng lớn đã tấn công bờ biển Okushiri và Hokkaido.Cơ quan khí tượng Nhật Bản đưa ra cảnh báo nhưng quá muộn đối với người dân ở Okushiri. Sóng thần đã tràn vào nhiều vùng của khu vực này khiến 165 người thiệt mạng.
- Một trận động đất mạnh 8 độ Richter đã xảy ra ngày 16/8/1976 gần quần đảo Mindanao và Sulu của Phlippines kéo theo sóng thần. Sóng lớn cao đến 5m đã tàn phá vùng ven biển khiến hơn 8.000 người chết hoặc mất tích, 10.000 người bị thương, 90.000 người mất nhà cửa. Đây là một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất lịch sử Philippines.
- Một trận động đất mạnh 9,2 độ được ghi nhận tại Alaska, Mỹ ngày 27/3/1964 khiến nhiều nhà cửa rung chuyển sau đó sập. Sóng thần do động đất gây ra khiến 139 người tử vong. Trận địa chấn này được đánh giá là mạnh nhất trong lịch sử Mỹ và Bắc Mỹ.
- Ngày 22/5/1960: Cơn đại địa chấn mạnh 9,5 độ xuất hiện tại thành phố Valvia, Chile trong vòng 10 phút và gây sóng thần. Sóng cao tới 25 m tàn phá miền nam Chile, Hawaii, Nhật Bản, Philippines, phía đông New Zealand và vùng đông nam Australia.
Khoảng 5.700 người thiệt mạng trong thảm họa này. Nhiều nguồn tin khác cho rằng số người chết lên tới 6.000. Hơn 2 triệu người mất nhà cửa vì đợt thiên tai được ví như "cơn thịnh nộ của lòng đất".
Sau động đất, sóng thần xuất hiện và tàn phá cảng Puerto Saavedra. Thảm họa gây thiệt hại khoảng 550 triệu USD cho Chile.
Một ngày sau, núi lửa Volcán Puyehue phun trào, tạo thành cột tro bụi 6.000 m và kéo dài thảm kịch thêm nhiều tuần sau đó.
- Động đất ở Sanriku, Nhật Bản mạnh 8,4 độ Richter xảy ra vào ngày 2/3/1933 tại bờ biển Sanriku. Tâm chấn cách phía đông của thành phố Kamaishi, tỉnh Iwate 290 km về phía đông.
Do nằm xa khu dân cư nên động đất không gây nhiều ảnh hưởng tới người dân. Tuy nhiên, sóng thần xảy ra sau đó gây ra cảnh tang thương. Tại tỉnh Iwate, những con sóng hung dữ cao tới 28,7 m. 1.522 người đã thiệt mạng trong thảm họa này.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Tại sao cảnh báo sóng thần Indonesia không kích hoạt?
Trong trường hợp sóng thần do động đất gây ra, mặt đất chấn động có thể là dấu hiệu cảnh báo nhưng dự báo động đất do núi lửa phun trào khó hơn rất nhiều.
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Osasuna vs Girona, 19h00 ngày 13/4: Chia điểm?
- Kết quả AFF Cup 2016: Indonesia hẹn Việt Nam ở bán kết
- Siêu sóng thần khiến Trái đất rung chuyển suốt 9 ngày
- Tại sao NATO luôn coi Nga là mối đe dọa số một?
- Nhận định, soi kèo Liepaja vs Jelgava, 22h00 ngày 14/4: Cửa trên ‘ghi điểm’
- Kim Jong Un: Dàn vệ sĩ vest đen chạy bộ bảo vệ Kim Jong Un là ai?
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Ipswich Town, 20h00 ngày 13/4
-
Trực tiếp bóng đá Guingamp vs Pau FC: Đã có đội hình xuất phátTrực tiếp bóng đá Guingamp vs Pau FC, 00h00 ngày 31/7, với tâm điểm là cái tên Nguyễn Quang Hải đến từ Việt Nam." alt="Xem trực tiếp Quang Hải thi đấu trận khai màn của Pau FC tại Ligue 2 ở đâu">
Xem trực tiếp Quang Hải thi đấu trận khai màn của Pau FC tại Ligue 2 ở đâu
-
Lễ công bố Lâm Đồng Trial 2022 Cung đường chạy của Lâm Đồng Trail trải dài qua những vùng đồi núi dốc của Lang biang, vườn mai anh đào cổ, đồi cà phê K’ho, đồi cỏ hồng, đồi mộng mơ; các con suối, hồ tự nhiên; vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, địa hình đa dạng với các thảm thực vật trên đường đua…
Dự kiến giải chạy sẽ thu hút 2500 vân động viên trong nước và quốc tế. Giải chạy do Sở VHTT & DL Lâm Đồng phối hợp cùng Greenhat tổ chức.
Tổng giá trị giải thưởng của giải lên đến 200 triệu đồng. Tất cả vận động viên khi tham gia giải chạy đều được bảo vệ bởi gói bảo hiểm tai nạn Bảo Minh trị giá 100 triệu đồng/người trong ngày thi đấu.
" alt="Công bố giải chạy địa hình về với thiên nhiên Lâm Đồng Trail 2022">Công bố giải chạy địa hình về với thiên nhiên Lâm Đồng Trail 2022
-
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đánh giá cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran 1979 đã biến một quốc gia đang là đồng minh của Mỹ trở thành đối thủ với Washington sau này. Cách mạng Hồi giáo Iran đánh dấu thời điểm Mỹ mất đi đồng minh thân cận nhất tại Trung Đông, từng mua hàng tỷ USD vũ khí của Washington. Từ đây, Mỹ bắt đầu lựa chọn thân thiết hơn với Ảrập Xêút. Con tin Mỹ bị bắt từ Đại sứ quán Mỹ ở Tehran. (Ảnh: AP) Mặc dù người Hồi giáo theo dòng Shi'ite chỉ chiếm số nhỏ trong cộng đồng Hồi giáo trên thế giới nhưng việc nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran có lãnh đạo tối cao là người Shi'ite đã ghi dấu mốc đặc biệt.
Trong khi đó, những quốc gia Trung Đông khác với phần lớn dân số theo dòng Sunni lại nhìn Iran do người Shi'ite lãnh đạo với con mắt ái ngại. Ngày 16/7/1979, ông Saddam Hussein đảm nhận chức vụ Tổng thống Iraq và chỉ trong một tuần sau đó nhà lãnh đạo này tổ chức cuộc thanh trừng hơn 60 thành viên cấp cao đảng cầm quyền Baath rồi phát sóng trên truyền hình.
Chứng kiến cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran và lo sợ người theo dòng Shi'ite tại Iraq cũng có động thái tương tự, vào năm 1980 Saddam Hussein ra lệnh đưa quân đến xâm chiếm láng giềng Iran. Đây là khỏi đầu của cuộc chiến kéo dài 8 năm khiến 1 triệu người thiệt mạng.
Cùng năm 1979, sân bay Jebel Ali tại Dubai được khánh thành, góp phần phát triển kinh tế cho Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Trong một diễn biến khác cùng năm 1979, hai đối thủ lâu đời là Ai Cập và Israel đã thay đổi “thái độ” và làm hòa. Thỏa thuận giữa Ai Cập và Israel ghi dấu hai quốc gia kết thúc cuộc chiến kể từ năm 1948. Israel rút khỏi Bán đảo Sinai. Hai quốc gia bắt đầu trao đổi đại sứ và thiết lập đường bay.
Hồng quân Liên Xô rút khỏi Afghanistan năm 1989. (Ảnh: RT) Iran sau đó lại xuất hiện trên báo đài thế giới với vụ việc ngày 4/11/1979 ập vào Đại sứ quán Mỹ tại Tehran. Động thái này bắt nguồn từ việc Tổng thống Mỹ khi đó Jimmy Carter tạo điều kiện cho nhà vua Iran bị lật đổ sau Cách mạng Hồi giáo - Mohammad Reza Pahlavi đến Mỹ điều trị. Trong 444 ngày, Iran bắt giữ 52 công dân Mỹ làm con tin.
Trong thời điểm đó, người biểu tình tại Pakistan đã phóng hỏa Đại sứ quán Mỹ tại Islamabad. Vài ngày sau, một đám đông lại tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Tripoli, Libya.
Năm 1980, ông Carter thất bại trong cuộc bầu cử Mỹ và nhường ghế Tổng thống cho đại diện đảng Cộng hòa Ronald Reagan. Chỉ vài phút sau phát biểu tuyên thệ của Tổng thống Ronald Reagan, các con tin Mỹ tại Iran được trả tự do.
Tân Tổng thống Mỹ Ronald Reagan khi đó còn cam kết sẽ tăng cường sức mạnh của quốc gia này trước Liên Xô. Cuối năm 1979, Liên Xô đưa quân đến Afghanistan và duy trì hiện diện tại đây đến năm 1989.
Trong quãng thời gian này, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trang bị vũ khí cho các nhóm nổi dậy để bắn hạ máy bay và trực thăng Liên Xô. Trong những phiến quân nhóm nổi dậy này có thanh niên trẻ gốc Ảrập Xêút Osama bin Laden, nhân vật sau này hình thành nhóm khủng bố al-Qaida và “thiết kế” cuộc khủng bố 11/9/2001 nhằm vào Mỹ - sự kiện làm rung chuyển thế giới và khơi mào cho các cuộc phiêu lưu quân sự của Mỹ tại Trung Đông kể từ thời điểm đó tới nay.
Theo Báo Tin tức
" alt="Hé lộ nguồn gốc biến động địa chính trị Trung Đông ngày nay">Hé lộ nguồn gốc biến động địa chính trị Trung Đông ngày nay
-
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Cagliari, 23h00 ngày 12/4: Chủ nhà thắng nhẹ
-
Động thái đánh dấu giai đoạn bùng nổ của Chiến tranh Vùng Vịnh (1990 - 1991), khi Iraq phải đương đầu với lực lượng liên quân gồm hơn 30 nước, do Mỹ đứng đầu. Đây là cuộc xung đột lớn đầu tiên trên thế giới kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Chính Iraq là nước châm ngòi nổ chiến tranh khi đưa quân tiến đánh Kuwait, quốc gia láng giềng nhỏ bé nhưng giàu tài nguyên dầu mỏ, vào ngày 2/8/1990. Chính quyền Tổng thống Iraq khi đó, Saddam Hussein cáo buộc Kuwait đã khai thác dầu trái phép ở mỏ Rumaila vẫn đang tranh chấp giữa hai nước, đồng thời sản xuất nhiên liệu vượt hạn mức, góp phần dẫn đến tình trạng sụt giảm mạnh giá dầu thô thế giới, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Baghdad.
Quân Iraq tràn sang Kuwait năm 1990. Ảnh: Word Press Tuy nhiên, động thái của Iraq đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Ngày 29/11/1990, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) đã thông qua Nghị quyết 678, yêu cầu Iraq đến ngày 15/1 năm sau phải rút hết quân khỏi Kuwait. Sau thời hạn trên, các nước khác có quyền sử dụng “tất cả các phương tiện cần thiết” để chấm dứt sự chiếm đóng của các lực lượng Baghdad ở quốc gia láng giềng.
Trên tinh thần nghị quyết HĐBA, một liên minh chống Iraq gồm 34 nước, trong đó có cả Mỹ, Anh, Pháp, Australia, toàn bộ các quốc gia Ảrập ngoại trừ Jordan và một số nước Đông Âu, được thành lập. Liên Xô không tham gia liên minh này vì muốn giải quyết xung đột bằng các giải pháp chính trị và ngoại giao, dưới sự chủ trì của các cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc.
Với lí do chính quyền Saddam phớt lờ hạn chót của HĐBA, đúng nửa đêm ngày 16/1/1991, liên quân do Mỹ đứng đầu chính thức xúc tiến chiến dịch mang mật danh "Bão táp Sa mạc" chống Iraq.
Sơ đồ các mũi tấn công của liên quân trong Chiến dịch Bão táp sa mạc. Ảnh: Britannica Mờ sáng ngày 17/1, các máy bay tiêm kích đầu tiên đã cất cánh từ Ảrập Xêút và các hàng không mẫu hạm Mỹ và Anh ở Vịnh Ba Tư để thực hiện sứ mệnh ném bom Iraq. Mở màn chiến dịch dưới sự chỉ huy của Đại tướng Mỹ Norman Schwarzkopf, dàn chiến đấu cơ liên quân đã đồng loạt không kích các mục tiêu trọng yếu bên trong và xung quanh thủ đô Bagdad. Cả thế giới nín thở theo dõi các diễn biến được phát sóng trực tiếp trên các mạng lưới truyền hình vệ tinh toàn cầu.
Hai giờ đồng hồ sau các vụ oanh tạc đầu tiên, từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã đọc diễn văn trên truyền hình quốc gia tuyên chiến với Iraq và chính thức thông báo về chiến dịch của liên quân nhằm đánh đuổi các lực lượng Iraq đang chiếm đóng Kuwait.
Trong các tuần sau đó, Mỹ và lực lượng đồng minh đã tiến hành đợt không kích tổng lực nhằm vào các cơ sở quân sự và dân sự ở Iraq, bao gồm cả các trung tâm thông tin, căn cứ không quân, trận địa tên lửa, các địa điểm được tin là "nhà máy nguyên tử và hóa học" cũng như các cơ quan chính phủ.
Do bị đánh phủ đầu và tương quan lực lượng yếu hơn, nên hệ thống phòng không Iraq bị thiệt hại nặng nề và gần như bị vô hiệu hóa trong giai đoạn này. Biện pháp trả đũa đáng kể duy nhất của quân đội Iraq là nã các quả tên lửa Scud (loại vũ khí do Liên Xô phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh) vào Israel và Ảrập Xêút. Tổng thống Saddam hy vọng, các vụ tấn công tên lửa như vậy sẽ kích động Israel tham chiến, từ đó làm tiêu tan sự ủng hộ của khối Ảrập, vốn "không đội trời chung" với Nhà nước Do Thái, đối với chiến dịch của liên quân.
Chiến hạm Mỹ USS Wisconsin tham gia chiến dịch Bão táp sa mạc. Ảnh: Rex Features Song, các nỗ lực phản kích của Iraq tỏ ra không hiệu quả trước hỏa lực phòng thủ mạnh của liên quân. Hơn thế nữa, theo yêu cầu của Washington, Israel vẫn giữ thế trung lập, đứng ngoài cuộc xung đột.
Ngày 24/2/1991, liên quân khởi động giai đoạn hai của chiến dịch Bão táp sa mạc - một đợt tổng tấn công quy mô lớn trên bộ, nhắm vào các lực lượng vũ trang đã lỗi thời và thiếu trang bị của Iraq.
Xe quân sự Mỹ và xe tăng Ảrập Xêút tiến về thủ đô Kuwait. Ảnh: Time Hai tiểu đoàn thuộc Sư đoàn đổ bộ đường không số 82 của Lục quân Mỹ đã bí mật tiến vào khu vực phía nam thủ đô Kuwait đang nằm dưới sự kiểm soát của quân Iraq. Cùng lúc đó, các đơn vị khác của liên quân đổ bộ bằng đường biển vào các đảo và một số khu vực duyên hải phía đông Kuwait.
Sang ngày hôm sau, liên quân đã xuyên thủng các vị trí phòng thủ của quân đoàn 3 và 7 của Iraq tại Kuwait, rồi thiết lập một cầu hàng không bằng trực thăng để đẩy mạnh cuộc tấn công sang bên kia biên giới.
Quân Iraq đầu hàng. Ảnh: Corbis Ngày 26/2, liên quân tái chiếm được thủ đô Kuwait và một ngày sau giải phóng toàn bộ nước này. Phần lớn các lực lượng Iraq phải đầu hàng, tháo chạy về nước hoặc bị tiêu diệt.
Ngày 28/2, Tổng thống Mỹ Bush tuyên bố ngưng chiến dịch quân sự chống Iraq. Chính quyền Saddam cũng khẳng định sẽ tuân thủ mọi nghị quyết của LHQ liên quan đến cuộc xung đột. Một thỏa thuận ngừng bắn được chính thức ký kết vào ngày 6/3/1991, đánh dấu việc Kuwait khôi phục chủ quyền hoàn toàn.
Như vậy, với ưu thế áp đảo về khí tài quân sự hiện đại cùng chiến thuật hợp lý, liên quân do Mỹ đứng đầu nhanh chóng giành chiến thắng trong cuộc chiến với Iraq chỉ sau 41 ngày. Theo các tài liệu, Mỹ và lực lượng đồng minh đã điều động khoảng 600.000 sĩ quan và binh lính, trên 4.000 xe tăng, hơn 3.700 pháo mặt đất và súng cối, khoảng 2.000 máy bay cánh cố định và trên 100 chiến hạm tham chiến. Trong đó, riêng Mỹ đóng góp tới 74% tổng số nhân lực và vũ khí.
Một căn cứ của liên quân trúng tên lửa Scud của Iraq, khiến 28 binh sỹ thiệt mạng. Ảnh: History.com Báo cáo của Lầu Năm Góc cho hay, 149 binh sĩ Mỹ đã chết trận, bao gồm cả 35 trường hợp thiệt mạng do trúng đạn lạc của quân đồng minh. Ngoài ra, Anh có 24 binh sĩ, Pháp 2 binh sĩ, và các quốc gia Ảrập có 39 binh sĩ tử trận. Số quân nhân bị thương là 776 người, trong đó có 467 binh sĩ Mỹ.
Ở phía bên kia chiến tuyến, dù chính thể của Tổng thống Saddam và tiềm lực quân đội Iraq gần như vẫn còn nguyên vẹn, nhưng theo một số thống kê, ước tính có tới 60.000 lính Iraq tử trận, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh. Nước này cũng tổn thất khoảng 3.800 xe tăng, hơn 1.400 xe thiết giáp chở quân và xe chiến đấu bộ binh, khoảng 2.900 khẩu pháo và gần 360 máy bay cánh cố định.
Một khu dân cư ở thủ đô Baghdad, Iraq bị tàn phá sau một đợt pháo kích trả đũa của liên quân năm 1991. Ảnh: Rex Features Tuy nhiên, theo hãng thông tấn Sputnik, thiệt hại từ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Iraq còn lớn hơn cả tổn thất nước này phải gánh chịu do giao tranh trực tiếp gây ra. Trong 13 năm bị áp đặt cấm vận kinh tế, Iraq ước tính đã mất tới hơn 200 tỉ USD vì xuất khẩu dầu giảm. Một số nguồn tin quả quyết, người dân nước này cũng chỉ nhận được 10% tổng số lương thực và thuốc men cần thiết để duy trì cuộc sống.
Tuấn Anh
" alt="Ngày này năm xưa: Chiến tranh Vùng Vịnh bùng nổ">Ngày này năm xưa: Chiến tranh Vùng Vịnh bùng nổ