您现在的位置是:Thời sự >>正文
Sự cố an ninh mạng tại Việt Nam giảm mạnh trong tháng 4/2020
Thời sự61178人已围观
简介Một trong những mục tiêu Bộ TT&TT đặt ra cho lĩnh vực an toàn,ựcốanninhmạngtạiViệtNamgiảmmạnhtro...
![]() |
Một trong những mục tiêu Bộ TT&TT đặt ra cho lĩnh vực an toàn,ựcốanninhmạngtạiViệtNamgiảmmạnhtrongthákết quả cúp c1 châu âu an ninh mạng Việt Nam trong năm 2020 là 100% bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp điều hành, giám sát an toàn, an ninh mạng, phòng chống mã độc tập trung (Ảnh: T.Mai) |
Thông tin từ Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho hay, trong tháng 4/2020, hệ thống của Cục đã ghi nhận 203 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam dẫn đến sự cố. Trong đó, có 43 cuộc tấn công lừa đào (Phishing), 89 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface) và 71 cuộc tấn công cài mã độc (Malware).
Như vậy, số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam dẫn đến sự cố trong tháng 4/2020 đã giảm 28% so với tháng 3/2020 và giảm 68,2% so với cùng kỳ tháng 4/2019.
Số liệu của Cục An toàn thông tin cũng cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2020, hệ thống đã ghi nhận tổng cộng 1.056 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam dẫn đến sự cố (553 cuộc Phishing, 280 cuộc Deface, 223 cuộc Malware), giảm 51,4% với 4 tháng đầu năm 2019.
Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng mạnh mẽ cả về quy mô và mức độ tinh vi, phức tạp, kết quả tích cực trên đã tiếp tục khẳng định những nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng Việt Nam trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng Việt Nam.
Trước đó, theo báo cáo hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Bộ TT&TT, liên tiếp trong 3 năm gần đây, số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin Việt Nam dẫn đến sự cố đã liên tục giảm, từ 13.382 cuộc năm 2017 xuống 10.220 cuộc trong năm 2018 và còn 5.202 cuộc trong cả năm 2019.
Đặc biệt, 2019 là năm đầu tiên Việt Nam được Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) đánh giá vào nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ có độ cam kết cao về an toàn, an ninh mạng, xếp hạng thứ 50/175 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá, tăng 50 bậc so với năm 2017. Trong khu vực châu Á –Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 11/38 và xếp hạng của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á là 5/11.
Trao đổi với VietNamNet, ông Trương Đức Lượng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần an ninh mạng Việt Nam (VSEC) nhận định, có nhiều lý do góp phần làm giảm số lượng sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.
Cụ thể, theo phân tích của ông Lượng, thời gian qua, các cơ quan chức năng của Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin đã làm tốt công tác truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng về đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan, tổ chức và người dùng, thông qua các hội nghị, hội thảo cũng như các chương trình tập huấn, diễn tập.
Bên cạnh đó, các quy định, chế tài pháp luật đã đầy đủ và có tính răn đe hơn. Sự phối hợp và tuân thủ của các tổ chức Internet lớn trên thế giới với luật pháp Việt Nam cũng tốt hơn. Đặc biệt, nhận thức về an toàn thông tin của tổ chức, cá nhân đã được nâng cao, các biện pháp phòng vệ chủ động đã tốt hơn, công tác đánh giá an toàn thông tin được thực hiện nhiều hơn.
“Ngoài ra, trong giai đoạn nhiều cơ quan, tổ chức làm việc từ xa vừa qua, các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp chuyên môn về an toàn thông tin đã có nhiều chương trình chính sách hỗ trợ đảm bảo an toàn thông tin, như rà quét tự động miễn phí, tài liệu đào tạo an toàn miễn phí. Nhờ đó, các tổ chức, doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin dễ dàng hơn và nâng cao được nhận thức trong bảo vệ an toàn tài sản số của đơn vị mình”, ông Lượng nhận xét.
Còn theo ông Nguyễn Minh Đức, Tổng giám đốc Công ty cổ phần an toàn thông tin CyRadar, các số liệu thống kê của Cục An toàn thông tin về tình hình an toàn, an ninh thông tin thời gian qua cho thấy những tiến bộ đáng ghi nhận của công tác đảm bảo an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam. Đặc biệt, số lượng thống kê cuộc tấn công bằng mã độc giảm cho thấy các cơ quan, người sử dụng đã trang bị đầy đủ và đồng bộ hơn các giải pháp an toàn thông tin đạt tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, ông Đức cũng cho rằng, chúng ta không nên chủ quan nếu chỉ dựa vào các con số. Thực tế, các cuộc tấn công tinh vi có chủ đích (APT) nhắm vào các khối thuộc Chính phủ vẫn có thể âm thầm diễn ra và vượt qua được sự phát hiện của những hệ thống an toàn thông tin. Chính vì vậy, việc xây dựng các Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) tại các cơ quan, tổ chức cần được đầu tư bài bản cả về công nghệ, quy trình vận hành và đặc biệt là chuyên môn của đội ngũ kỹ sư.
Trong Chỉ thị 01 về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2020, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã nhấn mạnh, an toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết để phát triển Chính phủ điện tử và chuyển đổi số, do đó phải đi trước một bước. Chỉ thị 01 cũng nêu rõ các chỉ tiêu cần đạt được trong năm 2020 của lĩnh vực an toàn, an ninh mạng như: 100% cơ quan, tổ chức tại Việt Nam triển khai bảo vệ an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp; 100% bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp điều hành, giám sát an toàn, an ninh mạng, phòng chống mã độc tập trung, kết nối chia sẻ thông tin với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia của Bộ TT&TT...
Vân Anh
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Perth Glory vs Central Coast Mariners, 17h45 ngày 7/2: Chủ nhà lép vế
Thời sựHồng Quân - 06/02/2025 18:47 Kèo phạt góc ...
【Thời sự】
阅读更多Loạt dụng cụ làm bếp tiện ích khiến bà nội trợ nào cũng mê mẩn
Thời sự...
【Thời sự】
阅读更多Nhà nhỏ 2 phòng ngủ của nàng nghệ sĩ độc thân
Thời sự...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Sepsi vs Farul Constanta, 22h59 ngày 6/2: Kết quả thất vọng
- Cư dân ở chung cư trên đất vàng nơm nớp lo sợ tường phồng rộp nứt toác
- Nga phóng loạt UAV và tên lửa hành trình vào Ukraine, bắn hạ S
- Coutinho xác định rời Barca, MU chồng tiền mua gấp
- Nhận định, soi kèo Nafta vs Radomlje, 23h30 ngày 7/2: Dồn toàn lực
- Israel phát hiện 800 đường hầm ở Gaza, 'thề' loại bỏ Hamas khắp thế giới
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Atalanta vs Bologna, 3h00 ngày 5/2: Không dễ cho chủ nhà
-
"Indonesia cũng giống như MU" Trợ lý huấn luyện viên của PSIM Yogyakarta, Bonggo Pribadi, đưa ý kiến truyền thông và người hâm mộ, bao gồm cả LĐBĐ Indonesia (PSSI), cần tin tương HLV trưởng Shin Tae Yong.
Bonggo Pribadi đưa nhận định đội tuyển Indonesia cũng giống như CLB MU, cần một quá trình hoàn thiện trước khi chinh phục vinh quang.
Indonesia được ví như MU MU đã dành sự kiên nhẫn với Sir Alex Ferguson và mất 4 năm để có danh hiệu đầu tiên. Kể từ đó ông giúp Quỷ đỏ thống trị Ngoại hạng Anh.
Indonesia dưới sự dẫn dắt của Shin Tae Yong gây thất vọng những trận cuối giai đoạn hai vòng loại World Cup 2022. Điều đó khiến nhiều CĐV mất kiên nhẫn với nhà cầm quân người Hàn Quốc.
"Chúng ta hãy xem có biết bao vấn đề của MU những năm đầu với Sir Alex", Pribadi lên tiếng. "Vâng, tất cả mọi thứ cần có một quá trình, chúng ta cũng phải kiên nhẫn với Shin Tae Yong".
Pribadi tin tưởng Indonesia sẽ có 3 điểm trong trận đầu tiên với Campuchia (19h30 ngày 9/12).
"Tôi nghĩ trình độ của họ vẫn dưới Indonesia, nhưng chiến thắng sẽ không còn dễ dàng như xưa. Trước đây, nếu gặp Campuchia hoặc Lào, ít nhất chúng tôi cũng thắng 5-0".
"5 lý do Indonesia chấm dứt lời nguyền AFF Cup"
Trong khi đó, tờ Bola nhận định đội tuyển Indonesia hoàn toàn có khả năng chấm dứt lời nguyền AFF Cup, khi 5 lần vào chung kết và đều thua.
"PSSI đã đề ra vô địch AFF Cup 2020 là nhiệm vụ mà HLV Shin Tae Yong phải đạt được. Kinh nghiệm đưa ĐTQG Hàn Quốc góp mặt tại World Cup 2018 khiến dư luận kỳ vọng rất nhiều vào ông", Bola viết.
"Những kỳ vọng đó chắc chắn là không quá xa vời đối với những người đã trải qua cảm giác đội tuyển liên tục bỏ lỡ vinh quang".
Bola đưa ra 5 lý do để tin tưởng Indonesia sẽ giành được chức vô địch Đông Nam Á.
Indonesia được tin tưởng giành AFF Cup 2020 Trước tiên là "bàn tay thép của Shin Tae Yong, một HLV đẳng cấp châu Á, nổi tiếng với tính kỷ luật và chăm chỉ".
"Sự chuẩn bị kỹ lưỡng"là yếu tố thứ hai. "Evan Dimas và các đồng đội đã chuẩn bị từ đầu tháng 11/2021 tại Thổ Nhĩ Kỳ và có 3 trận đấu thử nghiệm. Sự chuẩn bị này tốt hơn so với các đối thủ cùng bảng như Việt Nam và Malaysia".
Yếu tố khác được đánh giá cao là "sự xuất hiện của những cầu thủ cơi bóng ở nước ngoài. Đội hình Indonesia lần này khá đẳng cấp, với ít nhất 5 người thi đấu ở nước ngoài".
Thứ tư, "lịch thi đấu hợp lý. Indonesia đã có những trận giao hữu quan trọng trước giải. Trong khi các đối thủ phải đá từ 6/12 thì 'Garuda' nhập cuộc muộn hơn 3 ngày. Hơn nữa, hai trận đầu dễ thở khi gặp Campuchia và Lào".
Điều cuối cùng, theo Bola, "Indonesia có sự hỗ trợ tối đa từ Liên đoàn và người hâm mộ. Các CĐV nóng lòng muốn được nhì ngôi quán quân và ủng hộ đội tuyển nhiệt tình. PSSI cũng hứa hẹn mức thưởng cao".
"Chúng tôi tin tưởng Indonesia sẽ chấm dứt lời nguyền AFF Cup", cây bút Zulfirdaus Harahap kết luận.
Thiên Thanh
Indonesia: "Tuyển Việt Nam giấu bài vì ngôi đầu bảng"
Đội bóng của HLV Park Hang Seo được cho là đang giấu bài ở trận ra quân, vì mục tiêu thắng Malaysia và Indonesia để đứng đầu bảng B AFF Cup 2020.
" alt="Indonesia vs Campuchia: Indonesia giống MU, đến thời ẵm AFF Cup">Indonesia vs Campuchia: Indonesia giống MU, đến thời ẵm AFF Cup
-
- Gia đình bác ruột tôi hiếm muộn nên đã nhận một người con trai mồ côi là con nuôi, làm giấy tờ xin phép chính quyền đầy đủ. Sau đó 3 năm hai bác có con, sinh được 1 người con gái.
Nay cả hai anh em họ đều đã ngoài 20 tuổi và nảy sinh tình cảm, muốn đi đến hôn nhân. Cả nhà tôi ngăn cản vì cho rằng, kết hôn như vậy là không đúng về mặt đạo đức.
Xin hỏi luật sư hai người họ có thể kết hôn với nhau không? Rõ ràng về mặt huyết thống họ không có liên quan gì đến nhau cả.
Hai anh em họ có được kết hôn với nhau? (Ảnh minh họa) Theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 5 Luật Hôn Nhân và Gia Đình thì những hành vi sau đây bị cấm:
"Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;"
Như vậy, việc kết hôn giữa con đẻ và con nuôi không thuộc trường hợp bị cấm và 2 người này hoàn toàn có quyền đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật.
Tư vấn bới Luật sư Hoàng Tuấn Anh; Công ty Luật Themis; SĐT: 0986663459
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
" alt="Con đẻ và con nuôi có được kết hôn với nhau?">Con đẻ và con nuôi có được kết hôn với nhau?
-
Theo PGS.TS Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tạp chí khoa học, từ lâu đã trở thành một thước đo quan trọng cho cả số lượng và chất lượng nghiên cứu khoa học ở nước ta và trên thế giới. Việt Nam hiện có trên 600 tạp chí khoa học (chỉ tính riêng trong hệ thống tạp chí được Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính điểm đã có hơn 400 tạp chí).
Trong đó, 1 tạp chí được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu (CSDL) SCIE (Science Citation Index Expanded); 6 tạp chí thuộc ESCI (Emerging Sources Citation Index) của Web of Sciences; 8 tạp chí Scopus và 18 tạp chí được chỉ mục trong CSDL của ACI (Asean Citation Index).
Có khoảng 115/600 tạp chí xuất bản trực tuyến, trong đó 83 tạp chí có website tương đối chuẩn hóa, tương thích với các CSDL quốc tế. Năm 2021, 83 tạp chí khoa học này lần đầu tiên được nhóm nghiên cứu Vcgate (Vietnam Citation Gateway) của GS. Nguyễn Hữu Đức, TS. Võ Đình Hiếu và NCS. Phan Hải ở ĐH Quốc gia Hà Nội đánh giá chất lượng theo chỉ số ảnh hưởng (Impact factor - IF) và chỉ số H-index theo thông lệ quốc tế, công bố kết quả dịp kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).
Chỉ số ảnh hưởng được nhóm Vcgate tính qua số trích dẫn trong năm 2020 của bài báo xuất bản trong 5 năm (2015-2019). Theo đó, 72 tạp chí đã có chỉ số ảnh hưởng, 42 tạp chí có IF > 0.1; 12 tạp chí có IF > 0,5 và 6 tạp chí có IF > 1,0.Theo nhóm nghiên cứu, kết quả cho thấy, bên cạnh các tạp chí có yếu tố quốc tế, một số tạp chí khoa học của Việt Nam xuất bản hoàn toàn bằng nội lực, nhưng đã có chỉ số IF rất đáng khích lệ.
Chẳng hạn như Tạp chí Vật liệu và linh kiện tiên tiến (JSAMD) của ĐH Quốc gia Hà Nội đã được xếp vào nhóm những tạp chí khoa học uy tín nhất (nhóm Q1) về lĩnh vực vật liệu composite và vật liệu từ, điện tử, quang.
Hai tạp chí của Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) là: Tạp chí Biomedical Research and Therapy (ISSN: 21984093), vào Web of Science/ESCI từ năm 2016; Tạp chí Progress in Stem Cell (ISSN: 21994633) vào Pubmed dạng selected citation từ năm 2015. Tạp chí Khoa học máy tính Việt Nam (Vietnam Journal of Computer Science - VJCS) của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là tạp chí thứ 6 của Việt Nam được chấp nhận vào cơ sở dữ liệu Scopus
Tuy nhiên, nhóm Vcgate cho rằng, nhìn tổng thể, chất lượng các tạp chí của chúng ta vẫn còn xa với nhóm cuối cùng Q4 của các tạp chí quốc tế.
Ghi nhận Việt Nam có một số tạp chí khoa học có uy tín, chất lượng cao, tuy nhiên, TS Cao Đắc Hiển, Trợ lí Biên tập tạp chí VJCS, Trưởng Ban Biên tập Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) thẳng thắn, chất lượng nhìn chung của tạp chí khoa học Việt Nam còn thấp so với mặt bằng khu vực và thế giới. Việt Nam chưa có tiêu chí chuẩn mực để đánh giá chất lượng các tạp chí khoa học theo hướng hội nhập quốc tế.
Cần tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận
Nhiều năm là Trưởng ban Ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (ĐH Thái Nguyên), PGS.TS Trần Thanh Vân, Phó Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết, từ năm 2017, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã xếp các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí đạt chuẩn danh mục khu vực (ACI) mức tính từ 0-1,25 điểm, tức là trên điểm của các tạp chí quốc gia khác và ngang với các tạp chí quốc tế chưa đủ tiêu chuẩn Scopus/ISI.
Để đánh giá công bằng giữa công bố khoa học trên tạp chí trong nước với tạp chí quốc tế, theo PGS Trần Thanh Vân, nên lập danh mục tạp chí khoa học trong nước (VCI) tính điểm như Hội đồng Giáo sư Nhà nước đang làm hàng năm; theo đó, đánh giá cao các bài báo đăng trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, Scopus, tiếp đến là ACI, rồi đến VCI.
Bên cạnh đó, đầu tư nâng cấp tạp chí trong nước vào ACI và quốc tế (Scopus/ISI). Ban hành tiêu chí, công khai, minh bạch, dân chủ trong xếp hạng/đánh giá điểm các tạp chí khoa học hiện có của Việt Nam theo chuẩn VCI.
PGS Trần Thanh Vân lưu ý, nên khuyến khích nghiên cứu sinh, các nhà khoa học viết bài, đăng bài báo, sách ở các tạp chí và nhà xuất bản uy tín của thế giới (ISI, Scopus, Springer,..), nhưng không nên tuyệt đối hóa. Bởi lẽ, có nhiều tạp chí quốc tế khác không trong danh mục ISI, Scopus, thậm chí có chất lượng không cao.
PGS cũng khẳng định, một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tạp chí trong nước chính là công nhận bài báo trên tạp chí trong nước khi đánh giá kết quả nghiên cứu, đào tạo, ví dụ như đào tạo tiến sĩ.
“Tuy nhiên, cũng cần có “barem” cụ thể, tương tự như Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã làm/tính điểm với tạp chí hiện nay”, Phó Giám đốc ĐH Thái Nguyên nói. Bởi thực hiện tính điểm công bố công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh liên quan đến luận án như Hội đồng Giáo sư Nhà nước đang làm với các ứng viên GS, PGS là công bằng, khoa học.
Theo TS Cao Đắc Hiển, tác giả mặc nhiên được đánh giá có kết quả nghiên cứu đề tài, luận án nghiên cứu sinh chất lượng khi có bài báo trên tạp chí trong nước đạt chuẩn bài báo quốc tế.
Đồng quan điểm với PGS TS Trần Thanh Vân, TS Cao Đắc Hiển đề xuất, cần hoàn thiện hệ thống dữ liệu VCI và các tạp chí khoa học trong nước phải cập nhật VCI; đồng thời, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tạp chí theo chuẩn.
Ở một góc nhìn khác, Viện trưởng Viện Tế bào gốc, PGS.TS Phạm Văn Phúc cho rằng, trước tiên cần làm rõ khái niệm tạp chí trong nước và tạp chí quốc tế.
Hai khái niệm này khi đi cùng với nhau dường như không phù hợp; vì tạp chí trong nước có lẽ đang nói đến nơi xuất bản tạp chí (trong nước); trong khi tạp chí quốc tế lại là một khái niệm nói đến tính chất/chất lượng. Do đó, khái niệm tạp chí trong nước cần đi cùng với khái niệm tạp chí nước ngoài; tạp chí quốc tế đi cùng với tạp chí quốc gia.
Khẳng định không nên phân biệt tạp chí trong nước hay quốc tế, PGS Phạm Văn Phúc cũng cho rằng, phải đánh giá tạp chí dựa vào tiêu chuẩn.
Vì vậy, cần thiết xây dựng các quy chuẩn/tiêu chuẩn của một tạp chí quốc gia để công nhận tạp chí quốc gia; giống như các tổ chức đã xây dựng quy chuẩn/tiêu chuẩn của tạp chí quốc tế. Căn cứ vào tiêu chuẩn đó để đánh giá hay công nhận sự tương đương giữa tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế.
Huyền Linh
Việt Nam 'lột xác' về công bố quốc tế trong KHXH
Cách đây khoảng 10 năm, một nhà toán học đã từng có nhận xét đại ý “Việt Nam chưa có nghiên cứu khoa học xã hội”. Lời nhận xét có vẻ hơi nặng, nhưng cũng có ý đúng, nhất là khi xét ở khía cạnh công bố quốc tế.
" alt="Tạp chí khoa học Việt Nam: Cần ghi nhận nỗ lực và thúc đẩy nội lực">Tạp chí khoa học Việt Nam: Cần ghi nhận nỗ lực và thúc đẩy nội lực
-
Nhận định, soi kèo Al Batin vs Al Najma, 19h45 ngày 5/2: Vị thế lung lay
-
Khi Man Cityđến Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, Pep Guardiola đón tin vui với thông tin Kyle Walker hoàn toàn bình phục để đá chính trận chung kết Champions League. Walker là một trong 8 cầu thủ đá chính trận chung kết Champions League 2020-21 hiện vẫn còn khoác áo Man City.
Man City đón Walker trở lại "Chúng tôi chiến đấu với nỗi đau hai năm trước", Walker muốn biến nỗi đau thua Chelsea ở Porto hai năm trước thành động lực để đấu với Inter.
Man City thay đổi rất nhiều so với lần đầu tiên vào chung kết giải đấu danh giá nhất bóng đáchâu Âu, khi Pep Guardiola thực hiện cuộc cách mạng từ 4-3-3 sang 3-2-4-1.
Walker đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng với vai trò trung vệ lệch phải. Ở đó, John Stones dâng cao đá cặp tiền vệ trung tâm cùng với Rodri.
"Để đạt đến đẳng cấp MU, chúng tôi phải giành Champions League. Chúng tôi phải nắm bắt cơ hội này, bởi vì không phải lúc nào nó cũng đến", Walker mơ về lịch sử. Anh muốn cùng Man City giành cú ăn 3, như đội bóng hàng xóm từng làm mùa 1998-99.
Sự tự tin của Walker đến từ chuỗi kết quả tích cực mà Man City thể hiện mùa này, với sự áp đảo tại Premier League, lấy FA Cup như đi dạo và vùi dập Real Madrid 4-0 để cầm vé đi Istanbul.
Chiếc cúp danh giá nhất châu Âu đang chờ chủ nhân mới Man City đang chơi thứ bóng đá mạnh mẽ tại Champions League mùa này. Đội quân của Pep Guardiola tấn công tốt nhất với 31 bàn thắng, tỷ lệ chuyền bóng thành công lên đến 90,4%.
Ngoài ra, hệ thống 3-2-4-1 mang đến sự chắc chắn cho Man City với chỉ 5 bàn thua, ít nhất giải đấu, cùng 7 trận giữ sạch lưới.
Man City sở hữu chân sút Erling Haaland dẫn đầu cuộc đua phá lưới với 12 bàn thắng. Chân sút người Na Uy sẽ đối đầu với thủ môn cứu thua nhiều nhất giải: Andre Onana, tác giả 45 pha cản phá chính xác đưa Inter vào chung kết.
"Tôi muốn Champions League, nhưng nếu thua cũng không phải thất bại", Pep Guardiola muốn cầu thủ của mình tập trung thay vì để tinh thần bị chi phối bởi giấc mơ ăn 3.
Pep cũng muốn phủ nhận rằng bản thân không bị ám ảnh bởi việc phải giành "La Orejona" - tên chiếc cúp Champions League theo cách gọi của người Tây Ban Nha. Ông không thành công kể từ khi rời Barcelona và không có Lionel Messi song hành.
Inter lạc quan dù bị đánh giá thấp hơn Ở vị thế bị xem là yếu hơn, Interchọn cách đá phòng ngự 3-5-2 cùng với điểm tựa quá khứ. "Tôi xem trận chung kết năm 2010 suốt 13 năm rồi", cầu thủ chạy cánh Federico Dimarco hào hứng. "Tôi nhớ những bàn thắng của Diego Milito và khoảnh khắc Zanetti nâng cúp".
Dimarco hứa hẹn sẽ gây khó khăn cho Walker trong những tình huống Inter phản công bên cánh trái, nhờ tốc độ, sự lắt léo cũng như quả tạt rất khó chịu.
Man City được đánh giá cao hơn, nhưng chính việc bị xem nhẹ giúp Inter có sự thoải mái về tinh thần để cống hiến cả trái tim cho trận đấu cuộc đời.
Lực lượng:
Man City: Walker bình phục.
Inter: Mkhitaryan và Joaquin Correa trở lại.
Đội hình dự kiến:
Man City (3-2-4-1): Ederson; Walker, Ruben Dias, Nathan Ake; Stones, Rodri; Bernardo Silva, De Bruyne, Gundogan, Grealish; Haaland.
Inter (3-5-2): Onana; Darmian, Acerbi, Bastoni; Dumfries, Barella, Hakan Calhanoglu, Mkhitaryan, Dimarco; Lautaro Martinez, Dzeko.
Tỷ lệ trận đấu: Man City chấp 1 1/4
Tỷ lệ bàn thắng: 2 3/4
Dự đoán: Man City thắng 2-1.
Thông tin nóng trước trận chung kết Cúp C1 Man City vs Inter
Cập nhật những thông tin nóng bỏng trước trận chung kết UEFA Champions League mùa giải 2022-2023 giữa Man City vs Inter Milan." alt="Nhận định bóng đá Man City vs Inter, chung kết Cúp C1">Nhận định bóng đá Man City vs Inter, chung kết Cúp C1