Kinh doanh

Viettel ra mắt gói cước 4G 2GB tốc độ cao chỉ với 90.000 đồng/tháng

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-03-30 13:01:45 我要评论(0)

Gói cước Mimax 4G mới này chỉ với 90.000 đồng/tháng,ắtgóicướcGGBtốcđộcaochỉvớiđồngtháman utd đấu vớiman utd đấu với leicesterman utd đấu với leicester、、

Gói cước Mimax 4G mới này chỉ với 90.000 đồng/tháng,ắtgóicướcGGBtốcđộcaochỉvớiđồngtháman utd đấu với leicester khách hàng có thể truy cập internet trọn gói trong vòng 1 tháng với 2GB data 4G và không phát sinh thêm chi phí truy cập nào khác sau khi đã sử dụng hết phần lưu lượng tốc độ cao.

Viettel ra mắt gói cước 4G 2GB tốc độ cao chỉ với 90.000 đồng/tháng

Có thể thấy, so với gói cước Mimax 3G (70.000 đồng/tháng được 600MB lưu lượng tốc độ cao) thông thường, gói cước MiMax 4G mới của Viettel rẻ hơn 2 lần trong khi tốc độ sử dụng truy cập internet cao hơn.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Các DN ô tô sắp tung ra hàng chục mẫu xe mới, cỡ vừa và nhỏ, với công nghệ tiên tiến, có giá phù hợp nhằm nhanh chóng hiện thực hóa sở thích ô tô của khách hàng Việt Nam.

Hiện dòng xe cỡ vừa và nhỏ có lợi thế lớn bởi thuế tiêu thụ đặc biệt đang giảm dần. Điều này sẽ khiến giá xe có chiều hướng giảm, hợp lý và phù hợp với nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Do vậy, các DN ô tô đều chuẩn bị cho mình những mẫu xe nằm trong phân khúc này, là sản phẩm chủ lực, tung ra cạnh tranh giành giật khách hàng.

Phân khúc này sắp tới sẽ xuất hiện nhiều mẫu xe mới, với những sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các thương hiệu. Điều này sẽ làm thị trường ô tô sôi động và người tiêu dùng được hưởng lợi.

{keywords}

Vào đầu tháng 10 tới, một "cuộc trình diễn lớn" sẽ bắt đầu bằng Triển lãm Ôtô Việt Nam 2016 được tổ chức tại Hà Nội, với sự xuất hiện của 12 thương hiệu xe nổi tiếng thế giới cùng hơn 100 mẫu xe các lại, trong đó áp đảo là xe cỡ vừa và nhỏ.

Hiệp hội các nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA) - đơn vị tổ chức triển lãm - cho biết: sẽ tập trung vào các dòng xe cỡ vừa và nhỏ, phù hợp với khả năng chi trả, nhằm đáp ứng nhu cầu sở hữu xe hơi ngày càng cao của đông đảo người Việt Nam.

Trên tổng diện tích trưng bày 15.000m2, khách tham quan sẽ có dịp chiêm ngưỡng các mẫu ôtô mới của Toyota, Ford, Honda, Kia, Mazda, Mitsubishi, Isuzu, Chevrolet, Lexus... theo xu hướng tiêu dùng mới nhất: năng động, thể thao lịch lãm và trang nhã. Đồng thời, 12 thương hiệu uy tín cũng sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm về công nghệ xe hơi hiện đại từ khả năng tự lái, tiết kiệm xăng, thân thiện môi trường cho đến tích hợp hệ thống giải trí đa phương tiện độc đáo. Ngoài ra, các thương hiệu cũng giới thiệu nhiều dòng xe thương mại, chuyên dụng, bán tải,...

Với chủ đề "tăng tốc - đón đầu" các thương hiệu xe tham gia triển lãm tin rằng những sản phẩm sắp tới sẽ làm thay đổi thị trường ô tô và giúp khách hàng Việt Nam nhanh chóng hiện thực hóa khát vọng sở hữu ô tô của mình.

Trần Thủy

\" alt="Xe cỡ nhỏ chuẩn bị bung hàng" width="90" height="59"/>

Xe cỡ nhỏ chuẩn bị bung hàng

Thời điểm bắt đầu học kỳ II năm học 2019 - 2020 của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là từ ngày 10/2/2020, thay vì từ 3/2/2020 như kế hoạch cũ (Ảnh minh họa)

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, vào chiều nay, ngày 31/1/2020, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ TT&TT đã chính thức có thông báo về việc điều chỉnh kế hoạch học kỳ II năm học 2019-2020.

Cụ thể, cơ sở giáo dục này cho biết, để đảm bảo an toàn về vấn đề sức khỏe cho các giảng viên, sinh viên trong Học viện trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, thời gian bắt đầu học kỳ II năm học 2019-2020 được điều chỉnh lùi 1 tuần so với kế hoạch. Theo đó, thay vì bắt đầu học kỳ II từ ngày 3/2/2020, các sinh viên Học viện sẽ được nghỉ học đến hết ngày 9/2/2020 và bắt đầu quay trở lại trường để học tập từ ngày 10/02/2020.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng đề nghị sinh viên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc; giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi; cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp…

“Các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, sinh viên cần báo với các cơ sở y tế và Học viện để tránh lây lan”, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông lưu ý.

Ngay trước đó, vào sáng ngày 31/1/2020, cũng do lo ngại về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, Đại học Bách khoa Hà Nội đã thông báo về quyết định việc lùi thời điểm bắt đầu lịch học tập của học kỳ II năm học 2019 – 2020 từ ngày 3/2/2020 sang ngày 10/2/2020.

Cùng với thông báo cho sinh viên của trường nghỉ thêm 1 tuần, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng khuyến cáo các sinh viên nên ở lại địa phương nơi cư trú cùng gia đình, hạn chế đi lại và cập nhật thường xuyên các thông báo của nhà trường cũng như có biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo cáo của Bộ Y tế.

" alt="“Né” chủng mới của virus Corona, 3 trường đại học công nghệ lùi thời gian bắt đầu học kỳ II" width="90" height="59"/>

“Né” chủng mới của virus Corona, 3 trường đại học công nghệ lùi thời gian bắt đầu học kỳ II

Sự kiện 2 mạng xã hội Việt là Gapo và Lotus ra mắt đã thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng trong năm 2019.

Hai giai đoạn bùng nổ hệ sinh thái sản phẩm Việt

Ngay từ thập niên 2000, thời kỳ của web 2.0, hệ sinh thái các sản phẩm số của Việt Nam đã bắt đầu nở rộ như nấm sau mưa với một loạt sản phẩm từ mạng xã hội (Tamtay, Yume.vn…), giải trí (ClipTV, Nhacso.net, Nhaccuatui…), tìm kiếm (Socbay, Xalo, Baamboo…), thanh toán (Nganluong, Baokim) cho đến các trang thương mại điện tử (Chodientu, Vatgia…). Ngay cả FPT, thời điểm đó cũng đã có một loạt sản phẩm số trong dự án vườn chim Visky, có thể kể đến như Vimua (thương mại điện tử), Vitalk (OTT Mesenger), ViKim, ViMusic… Đây có thể gọi là thế hệ đầu tiên của hệ sinh thái sản phẩm số Việt Nam.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, rất ít cái tên còn tồn tại hay nằm trong suy nghĩ của người dùng, có thể kể đến như các sản phẩm tin tức, quảng cáo của VC Corp, Zing Mp3 (VNG), Nhaccuatui (NCT)… Sự thất bại của các sản phẩm Việt khiến thị trường chủ yếu thuộc về những sản phẩm của nước ngoài.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực Internet và nội dung số, việc thất bại của nhiều sản phẩm trong hệ sinh thái thứ nhất cũng giống như ở nhiều nước, khi hầu hết các công ty dịch vụ bùng nổ và xảy ra bong bóng dotcom, chỉ còn lại những doanh nghiệp có các sản phẩm tốt.

Nguyên nhân thất bại thì có rất nhiều nhưng chủ yếu là do sản phẩm phần lớn là bắt chước lại những sản phẩm lớn trên thế giới, và các công ty quốc tế cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, với tiềm lực tài chính, công nghệ và trải nghiệm người dùng cực tốt, đã lấy hết người dùng Việt Nam như Facebook, Youtube, Yahoo Messenger, Google,... 

Từ năm 2010 đến nay - giai đoạn 2 của hệ sinh thái số Việt Nam, có thể nói so với giai đoạn trước, số lượng sản phẩm số “make in Vietnam” ngày càng tăng cả về chất và lượng, đồng thời phủ khắp các lĩnh vực từ thương mại điện tử (Tiki, Sendo), fintech (Momo, VnPay, ZaloPay, Tima…), gọi xe (be), giao vận (Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm…), nhắn tin OTT (Zalo), du lịch (Vntrip, Luxstay…), giáo dục (Topica, Funix, MindX…), hệ điều hành (BOS trên Bphone, VOS trên các điện thoại Vinsmart), phần mềm diệt virus (BKAV, CMC Internet Security), các giải pháp bảo mật của CyRadar, CMC Cyber Security, cho đến mạng xã hội (Gapo, Lotus)… Hệ sinh thái số “make in Vietnam” đã góp phần thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội, giúp người dùng Internet và di động ngày càng tiết kiệm thời gian và công sức.

Bên cạnh việc chuyển dịch sang nền tảng Internet di động với sự bùng nổ của smartphone và mạng 3G, 4G, điều đặc biệt của hệ sinh thái số trong giai đoạn này là sản phẩm “ta” có thể cạnh tranh sòng phẳng với sản phẩm của “tây”, có thể kể đến như Tiki, Sendo (thương mại điện tử), Zalo (nhắn tin OTT, mạng xã hội), Cốc cốc (Trình duyệt, tìm kiếm)...

Bên cạnh đó là sự bùng nổ của các startup Việt Nam phủ sóng ở khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặc dù Việt Nam vẫn chưa tạo ra một câu chuyện thành công được như Grab hay Shopee, nhưng đã có những ngôi sao tiềm năng. Trong đó có thể kể đến như Sendo mới nhận đầu tư 51 triệu USD, VNLIFE- công ty mẹ của VnPay được cam kết đầu tư 200 triệu USD…

Đánh giá về hệ sinh thái thời kỳ này, vị chuyên gia trong lĩnh vực Internet và nội dung số cho biết, đây là thời kỳ của Internet trên di dộng với sự phổ biến của smartphone và dịch vụ 3G,4G. Sự ra đời của iPhone và Android đã dịch chuyển ngành Internet lên di động, đồng thời định hình lại các ngành theo xu hướng di động.

Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển bùng nổ của các sản phẩm số, các doanh nghiệp Việt Nam gặp vô vàn thử thách khi phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp xuyên biên giới khổng lồ từ Mỹ và Trung Quốc. Ngoài ra, chính sách của Việt Nam chưa theo kịp xu thế, dẫn đến 1 số doanh nghiệp bị chậm lại, thậm chí còn bị bảo hộ ngược. Mặc dù vậy, sự cạnh tranh khốc liệt đó đã tạo ra nhiều mô hình mới, nhiều công ty sáng tạo mới và đặc biệt là người dùng được hưởng lợi nhiều nhất, tạo ra cho Việt Nam một nền công nghiệp ICT đa dạng và trưởng thành. 

Vị này cũng cho rằng, bên cạnh việc tạo cơ chế bình đằng, các cơ quan quản lý cần phải hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển các dịch vụ có yếu tố quan trọng như thanh toán, tài chính, nội dung, thông qua việc tạo điều kiện tối đa về vốn, công nghệ và chính sách. “Điều doanh nghiệp Việt Nam thiếu nhất chính là vốn, là môi trường kinh doanh bình đẳng để họ có thể chiến đấu lại với các doanh nghiệp xuyên biên giới nhiều cả tiền lẫn công nghệ”, vị chuyên gia này cho biết thêm.

Cuối năm 2019, Gapo công bố đã đạt khoảng gần 3 triệu thành viên trong đó có khoảng 1 triệu người dùng thường xuyên.

Sẽ có “luật chơi” chung cho doanh nghiệp nội và ngoại

Bên cạnh sự phát triển bùng nổ của hệ sinh thái số Việt Nam, đầu tháng 9/2018, Bộ TT&TT đã chính thức đưa ra mục tiêu phát triển hệ sinh thái số Việt Nam. Bộ TT&TT cho rằng, phát triển hệ sinh thái số Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh. Vì vậy, đối với Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ đặt ra là phát triển 5 nhóm sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể sẽ tập trung vào nhóm sản phẩm, dịch vụ gồm: tìm kiếm thông tin, mạng xã hội, trình duyệt web, hệ điều hành và phần mềm phòng chống mã độc.

Quan điểm của Bộ TT&TT là hệ sinh thái số Việt Nam phải được phát triển và cung cấp bởi doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động theo quy luật cung cầu của thị trường. Nhà nước sẽ tạo ra “luật chơi” chung thông qua các cơ chế chính sách thuận lợi để doanh nghiệp nội có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ của hệ sinh thái số. Tuy nhiên, Bộ TT&TT sẽ không làm thay mà chỉ đóng vai trò thúc đẩy, huy động nguồn lực từ xã hội, từ các nhà đầu tư để giúp đỡ cho doanh nghiệp.

Trong số những nhóm sản phẩm này, Việt Nam đã có sẵn những sản phẩm tiêu biểu do các kỹ sư Việt nghiên cứu và phát triển như trình duyệt web (Cốc Cốc, Viettel Secure Browser, Chim lạc – Bkav); hệ điều hành (BOS trên Bphone, VOS trên các điện thoại Vinsmart); phần mềm phòng chống mã độc và các giải pháp về bảo mật của CMC Cyber Security, Viettel, Bkav, CyRadar, FPT, Vsec…

" alt="Cơ hội nào cho hệ sinh thái sản phẩm số Việt?" width="90" height="59"/>

Cơ hội nào cho hệ sinh thái sản phẩm số Việt?