Thuốc lá liên quan tới 6/8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, với các căn bệnh nguy hiểm, như: tim mạch, ung thư và có hơn 90% người bệnh ung thư phổi có hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, làm suy yếu chức năng phổi, làm giảm khả năng đáp ứng của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng và ức chế miễn dịch.Liên minh quốc tế phòng chống Lao và bệnh phổi (the Union) cho biết, sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử cũng như hút thuốc lá thụ động đều có hại cho hệ tim mạch và hô hấp. Những người hút thuốc dễ nhiễm Covid-19 hơn những người không hút thuốc vì hành động đưa tay lên miệng khi hút thuốc sẽ tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể nếu tay người đó dính virus.
|
|
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế), "Từ bỏ thuốc lá có lợi ích không chỉ với sức khỏe của phổi mà còn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19", hút thuốc lá làm lây truyền nguy cơ nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, những người hút thuốc dễ bị viêm phổi do vi khuẩn và virus, bao gồm cả Covid-19. Hút thuốc làm tê liệt và thậm chí giết chết các nhung mao trong phổi. Khi không có các nhung mao này, người hút thuốc đặc biệt nhạy cảm với Covid-19.
Một nghiên cứu mới về dịch tễ học được công bố vào tháng 2/2020 trên Tạp chí Y học New England cho thấy, so với những người không hút thuốc, những người hút thuốc có nguy cơ phải chăm sóc đặc biệt, thở máy hoặc tử vong cao gấp 2,4 lần khi bị nhiễm Covid-19. Trong cùng nghiên cứu trên 1.099 người mắc Covid-19, gần 17% bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng nhất là những người đang hút thuốc và chỉ hơn 5% là những người từng hút thuốc trước đây.
Union cho biết, bằng chứng cho thấy không chỉ riêng với việc hút thuốc lá điếu việc phơi nhiễm với khí do hút thuốc lá điện tử tạo ra, bất kể dung dịch là nicotine, tetrahydrocannabinol hay thậm chí chỉ là hương liệu đều có hại cho tế bào phổi, làm tổn thương mô phổi và làm tăng tình trạng viêm nhiễm, do đó làm giảm khả năng đáp ứng của phổi với nhiễm trùng, kể cả Covid-19. Hơi hoặc khí tạo ra từ việc hút thuốc lá điện tử có thể chứa virus, gây nguy cơ cho những người không hút nhưng hít phải các khí này
Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn chủ đề ngày Thế giới không thuốc lá năm 2020: “Bảo vệ giới trẻ khỏi ảnh hưởng của việc quảng cáo và sử dụng các sản phẩm thuốc lá” để bảo vệ thế hệ trẻ trước nguy cơ nghiện chất nicotine và các tác hại đối với sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá, ngăn chặn các chiến thuật quảng cáo có hệ thống của ngành công nghiệp thuốc lá.
Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia cần có hành động kịp thời để giúp thế hệ trẻ không bị lừa dối bới các quảng cáo gây nhầm lẫn rằng có loại thuốc lá ít hại cho sức khỏe, xây dựng một thế hệ trẻ khỏe mạnh.
Liên minh (the Union) cũng khuyến khích các chính phủ đặc biệt chú ý đến việc đẩy mạnh thực thi các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá hiệu quả (MPOWER) do WHO khuyến cáo như đẩy mạnh công tác cai nghiện thuốc lá, cảnh báo về tác hại của thuốc lá, thực thi các quy định cấm quảng cáo, khuyến mại tài trợ…nhằm giảm sử dụng thuốc lá. Các quốc gia cũng cần lưu ý để bảo đảm rằng các công ty thuốc lá không lợi dụng tình hình đại dịch Covid-19 để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bằng cách giao hàng miễn phí hoặc các ưu đãi khác.
Nhằm tăng cường sự quan tâm của cộng đồng đối với công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, WHO (World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới) đã chọn ngày 31/5 hằng năm là ngày “Thế giới không thuốc lá”. Ngày Thế giới không thuốc lá năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn chủ đề “Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá” nhằm thông tin tới cộng đồng tác hại của việc nghiện chất nicotine có trong các sản phẩm thuốc lá, đồng thời kêu gọi các quốc gia thực hiện những chính sách mạnh mẽ để bảo vệ giới trẻ trước nguy cơ sử dụng các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điếu truyền thống cũng như các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng…. |
Doãn Phong
" alt=""/>Người hút thuốc có nguy cơ nhiễm Covid
Ngày 25/9/2012, một lễ cưới diễn ra ở xã Đông Sơn, Chương Mỹ (Hà Nội) lấy đi nước mắt của nhiều người tham dự.Chú rể Nguyễn Văn Mạnh (sinh năm 1987) liệt cả 2 chân. Cô dâu Trần Thị Ngọc (sinh năm 1986) hoàn toàn lành lặn.
Cả hai quen biết, yêu nhau từ những dòng tin nhắn qua mạng xã hội.
Nhìn lại 4 năm yêu và 8 năm hôn nhân, Mạnh vẫn không ngờ cuộc đời mình sau biến cố vẫn có thể gặp được vợ và trở thành cha của 2 đứa trẻ.
“Tôi luôn tin rằng cuộc đời này vẫn luôn có phép màu”, anh nói.
|
Mối tình của Mạnh và Ngọc được nhiều người ví là "cổ tích giữa đời thực" khi một cô gái lành lặn quyết định gắn bó, chăm sóc cho anh chàng liệt 2 chân. |
“Con bị liệt rồi”
Tháng 6/2008, Mạnh 21 tuổi, mới đi bộ đội về và học nghề cơ khí để kiếm kế sinh nhai. Vừa đi làm 15 ngày, anh ngã từ độ cao 6-7 m khi đang dựng mái tôn khung sắt và lập tức được chở đi cấp cứu ở Bệnh viện Quân y 103.
Tỉnh dậy sau 1 tuần hôn mê, muốn bước xuống giường nhưng không nhấc chân lên được, Mạnh mới biết mình gặp nạn do ván ngồi đột nhiên gãy. Vì ngã trong tư thế ngồi, anh bị xẹp 1 đốt sống và phù nề 4-5 đốt trên lưng.
Bác sĩ nói anh đã liệt cả hai chân. Chỉ 1 chút nữa 2 tay cũng liệt nốt.
Vì không tự chủ được vệ sinh, trong tháng đầu nằm viện, anh phải đặt ống thông tiểu.
“Thanh niên trai tráng vừa đi lính về, chưa kịp bay nhảy, làm lụng kiếm tiền thì gặp nạn. Lúc đó quả thực trời đất như sụp đổ. Nhiều đêm tôi khóc thầm, chỉ nghĩ tới cái chết”, anh nhớ lại.
|
Anh Mạnh từng muốn kết liễu cuộc đời sau biến cố. |
Lời hứa phụng dưỡng cha mẹ của Mạnh chưa thành hiện thực, chỉ sau 1 đêm, hai đấng sinh thành bạc cả mái đầu, thay nhau ngược xuôi lo viện phí và tiền chữa trị cho con trai.
Sau Bệnh viện Quân y 103, Mạnh liên tục chuyển từ Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Hễ được mách nơi nào có cơ hội giúp phục hồi, bố mẹ lại đưa anh sang đó.
Ở Bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ kết luận không thể mổ vì có thể làm liệt nốt cả 2 tay. Họ khuyên anh về nhà, tự tập và chỉ có thể chờ đợi phép màu.
“Tôi vẫn ngây thơ nghĩ mình chắc chắn sẽ khỏi. Vì sang tuần thứ 2 tập phục hồi chức năng, ngón chân bắt đầu phe phẩy được 1 chút. Sau đó 1 tuần, cả bàn chân cử động lại được. Sang tuần tiếp theo được nốt bàn chân còn lại. Tôi mừng quá, vẫn nghĩ tới Tết về sẽ đi lại được rồi”.
|
Anh Mạnh cố gắng tập đi bộ, chạy xe đạp, xe máy để không trở thành gánh nặng cho người xung quanh. |
Nhưng mãi sau hơn 1 năm gặp nạn, Mạnh mới ngồi được bằng cách chống 2 tay, đứng lên và bước đi nhờ bám vào các đồ vật xung quanh.
3 năm sau, khoảng năm 2011, anh mới được rời trung tâm tập luyện về hẳn nhà.
“Mỗi sáng, tôi dậy từ 4h để đi tập xe đạp. Ngã không biết bao nhiêu lần. Tập xe xong lại đi bộ. Quãng đường đi và về khoảng 1,5 km, tôi đi mất khoảng 1,5 tiếng, áo đẫm mồ hôi, vắt ra cả nước. Có những ngày đi trong tiếng cười của trẻ con xóm. Tôi tự nhủ bản thân phải cố gắng để không ai phải khổ, phải phục vụ mình”.
Giờ đây, sau nhiều năm luyện tập, hiện tại, anh có thể tự ngồi, đứng, đi lại, dù không thể hoàn toàn bình thường. Đôi khi, anh có thể tự điều khiển xe đạp điện, xe máy đi ra đường mà không cần người kèm.
Người vợ thiệt thòi
Bị liệt 2 chân ở độ tuổi còn quá trẻ là điều không may mắn, nhưng trong những ngày tháng khó khăn nhất, Mạnh gặp được tình yêu của đời mình khi có một cô gái tên Ngọc thường xuyên nhắn tin, hỏi thăm anh qua mạng xã hội.
Một người bạn cùng quê tâm sự với Ngọc về hoàn cảnh của anh và nhờ nhắn tin động viên cho đỡ buồn.
Trò chuyện lâu dần thành quen, sau 1 năm, cả hai yêu nhau tự bao giờ.
Ngọc làm công việc cắt tóc, gội đầu ở Hà Nội, Mạnh ở quê tập phục hồi chức năng. Hai người yêu xa gần 4 năm. Vì không biết đi xe máy, Ngọc chỉ về thăm bạn trai được 2-3 lần mỗi năm.
Năm 2012, hai người tính chuyện cưới nhau và vấp phải sự phản đối từ gia đình. Nhà gái sợ con khổ vì lấy người khuyết tật. Trong khi đó, nhà trai lo Ngọc nhỏ bé (khi đó chỉ nặng 38 kg) sẽ không thể chăm sóc cho chồng bị liệt.
Sau nhiều lần thuyết phục, có cả những lần trò chuyện bình thường, có cả nước mắt, hai người mới thuyết phục được gia đình.
|
Lễ cưới của Mạnh - Ngọc lấy đi nước mắt của nhều người. |
Vượt qua nhiều khó khăn, đám cưới của Mạnh và Ngọc diễn ra vào tháng 9/2012. Nhìn cảnh chú rể người ướt đẫm mồ hôi, “chân nam đá chân chiêu” nhưng vẫn cố tự mình bước vào nhà đón cô dâu, cả hôn trường bật khóc.
Cưới 1 nhau năm mà chưa có con, Mạnh từng nghĩ đến việc chia tay để vợ tìm người khác cho đỡ thiệt thòi. Tuy nhiên, Ngọc nói dù không có con, cô vẫn muốn được chăm sóc cho anh.
Đúng kỷ niệm 1 năm ngày cưới, Ngọc báo cho chồng tin có bầu. Tháng 5/2014, bé Gia Bình chào đời trong niềm vui mừng khôn xiết của 2 bên gia đình. Cuối năm 2018, vợ chồng Mạnh đón bé gái thứ 2, đặt tên là Ngọc Anh.
Giờ nhìn lại, anh Mạnh không ngờ cuộc đời mình lại có thể hạnh phúc đến vậy sau biến cố.
Giọng người đàn ông 33 tuổi chợt buồn khi tâm sự rằng vợ thiệt thòi đủ đường vì hơn 4 năm yêu nhau, anh không thể dẫn chị đi xem phim hay đi chơi xa. Đến giờ, khi đã cưới nhau 8 năm, cả gia đình vẫn chưa có dịp đi du lịch cùng nhau. Dù vậy, Ngọc chưa từng kêu ca nửa lời.
Với Mạnh, gia đình hạnh phúc ở hiện tại như sự bù đắp cho những ngày tháng đau khổ anh từng nếm trải trong quá khứ.
Chưa từng hối hận vì lấy chồng liệt 2 chân
Đến giờ, nhiều người biết chuyện vẫn bảo Ngọc phải dũng cảm lắm mới dám lấy người khuyết tật như Mạnh.
Tuy nhiên, Ngọc nói lựa chọn của mình là do duyên phận và không cần nói quá lên.
“Ngày trước anh Mạnh tỏ tình, tôi nhận lời vì đơn giản nghĩ anh ấy chân như vậy sẽ… không đòi đi chơi. Như thế, tôi có thời gian tập trung cho sự nghiệp. Lúc cưới, tôi vẫn chưa yêu anh ấy, mà chỉ thương là chính. Tôi nghĩ mình có công việc, có điều kiện chăm sóc, bao bọc cho anh”, Ngọc nói.
Hướng ánh mắt dịu dàng sang chồng, Ngọc khẳng định 8 năm làm vợ Mạnh, cô chưa một lần hối hận.
“Anh ấy lãng mạn. Sinh nhật vợ, kỷ niệm ngày cưới, 20/10, 8/3 nào cũng hát tặng vợ. Giờ tình thương của chúng tôi đã trở thành tình yêu, không thể xa nhau dù chỉ một ngày”, cô tâm sự.
|
Tổ ấm hạnh phúc của anh Mạnh - chị Ngọc. |
Biết chân chồng yếu và di chuyển khó khăn, mọi việc từ giao du bên ngoài tới đi khám thai, Ngọc đều tự mình làm.
“Tôi chỉ cho chồng đi lúc quan trọng, để anh ấy vui chứ không hề cảm thấy tủi thân. Tôi không muốn anh ấy chân yếu lại phải ngồi lâu sốt ruột, hay đi đứng bị ngã”.
Hiện tại, Ngọc nói cuộc sống của mình gói gọn trong 2 từ “viên mãn”. Bởi Mạnh sức khỏe ngày một tốt lên, đi được xe máy, có thể chở vợ con đi khắp nơi, kinh tế cũng ổn định.
Ngọc chỉ mong gia đình có sức khỏe, mãi bên nhau hạnh phúc. Còn Mạnh mong ước mua được chiếc ôtô để chở vợ con đi chơi ít nhất mỗi năm 1 lần.
Thư viện miễn phí ở Hà Nội: Khách tự chọn sách, đồ uống
Mở từ tháng 9/2019, thư viện nằm trên căn gác 2, số nhà 66 phố Chùa Láng, Hà Nội khá nhiều đầu sách phục vụ hoàn toàn miễn phí bao gồm cả nước trà, cafe, bánh kẹo... bao gồm cả quạt và internet.
" alt=""/>Chuyện tình như cổ tích của chàng trai liệt 2 chân và cô gái quen qua mạng
Chùa Yên Ninh (Ninh An, Hoa Lư, Ninh Bình) hơn 20 năm nay đã trở thành chốn đi về của những mảnh đời bất hạnh, không nơi nương tựa.Ni sư Thích Diệu Nhân (60 tuổi - trụ trì chùa) cho biết, nhiều đứa trẻ ở đây đã trưởng thành, lập gia đình và có cuộc sống hạnh phúc. Trong số đó, 15 người có bằng cử nhân, gần 60 cặp đôi đã kết hôn, nhiều người có bằng cao đẳng….
“Tính đến thời điểm hiện tại, tôi từng nuôi dưỡng, cưu mang khoảng 200 em”, ni sư Diệu Nhân kể.
|
Ni sư Thích Diệu Nhân. Ảnh: Đỗ Ngọc Hà |
Ni sư từng giả điên, làm bạn với trẻ bụi đời
|
Một góc chùa Yên Ninh |
Ni sư Thích Diệu Nhân tâm sự, để nuôi dạy những đứa trẻ có quá khứ đặc biệt thành người, bà phải dùng nhiều biện pháp cảm hóa chúng. Bà còn giả điên, tìm cách đưa trẻ bụi đời dưới gầm cầu về chùa cưu mang, dạy dỗ.
Theo dòng ký ức, năm 1995 ni sư Diệu Nhân được bổ nhiệm về chùa Yên Ninh. Trước đó, ngôi chùa không có sư trụ trì, đang xuống cấp, hỏng hóc nghiêm trọng.
Ni sư Diệu Nhân kể, thập niên 90, Ninh Bình còn nghèo, cuộc sống người dân quanh chùa cũng chẳng khấm khá. Hàng ngày, bà phải đi khất thực khắp nơi, vừa xin ăn, vừa tìm hiểu cuộc sống bên ngoài.
Đến khu vực gầm cầu, nơi trẻ bụi đời hay tụ tập, bà chứng kiến nhiều đứa trẻ đói rách, tranh nhau từng mẩu bánh mì.
Những đứa trẻ mới 7 tuổi còn ngô nghê cũng bị quăng vào đời một cách tàn nhẫn. Ở tuổi đó, lẽ ra chúng được chăm sóc, yêu thương nhưng lại trở thành những kẻ hiếu chiến, giẫm đạp lên nhau để tồn tại.
Lòng trắc ẩn khiến ni sư ứa nước mắt. Ni sư nung nấu ý định, đưa các em về nuôi. Bà bàn bạc với một số Phật tử tâm nguyện của mình và được mọi người ủng hộ.
|
Khoảnh khắc bình yên của vị trụ trì bên những đứa trẻ ở chùa. |
Thế nhưng, tiếp cận các em bằng cách nào? Vì các em thấy người lạ đến gần sẽ lảng tránh. Cuối cùng, ni sư lấy nhọ nồi quệt lên mặt, đội tóc giả, mặc bộ quần áo rách rưới, giả làm ăn mày ra gầm cầu ngồi.
Ni sư quan sát, nghe ngóng tình hình 2 ngày. Ngày thứ 3, bà cầm chiếc bánh mì nóng hổi, bẻ 1 miếng nhai, còn đâu đưa các em. Dần dần, chúng quen thân với người phụ nữ nửa khôn, nửa dại, sẵn sàng chia thức ăn kiếm được cho mình.
Khi tạo được lòng tin với lũ trẻ bụi đời, ni sư nói, sẽ có cách xin ăn ở chùa. Điều kiện bà đưa ra là, chúng không được móc túi, ăn trộm nữa. Bà quyết định rủ chúng về chùa Yên Ninh với lời khẳng định: “Trụ trì đã đồng ý cho mọi người có nơi ở, có cơm ăn”.
3 năm đầu, ni sư sống cảnh “một cuộc đời, 2 số phận”. Ban ngày, bà trong vai người phụ nữ khùng, lang thang khắp nơi, thực chất đi xin ăn, nuôi lũ trẻ. Đêm đến, bà đợi các em nhỏ ngủ say, mới về chùa.
“Tôi vào các nhà hàng, xin họ thức ăn thừa. Ban đầu họ từ chối, còn đuổi đánh nhưng sau thấy mình đến nhiều, không phá phách nên tự động gói đồ cho”, ni sư 60 tuổi nhớ lại.
Thức ăn mang về, không có tủ lạnh, bà phân loại, gói vào trong các túi nilon, buộc dây thả xuống giếng chùa. Cách bảo quản này giữ cho thực phẩm khỏi bị ôi thiu, dùng được cả tuần.
Ni sư cho biết thêm, mỗi lần cải trang, bà đều bôi bẩn mặt mũi để không ai nhận ra. Khi cần giải quyết công việc ở chùa, ni sư cởi bỏ lớp hóa trang, xuất hiện trước mặt các em nhỏ trong bộ quần áo tu hành.
Thế rồi, một ngày, người phụ nữ điên bất ngờ rời đi, không quay trở lại. Lũ trẻ buồn bã mãi cũng nguôi ngoai.
"Lúc này, vai trò của người phụ nữ điên đã hoàn thành, tôi cần quay trở lại là mình để giải quyết các công việc chung", ni sư giải thích.
|
Giếng chùa - nơi ni sư Diệu Nhân bảo quản đồ ăn những ngày còn đi khất thực. |
Các em không hề phát hiện được ni sư chính là chị "điên" dẫn dắt chúng về chùa. Ni sư Diệu Nhân chia sẻ, lý do khiến bà che giấu thân phận vì những đứa trẻ vốn có hoàn cảnh riêng.
Các em va vấp với đời từ sớm, đến đâu cũng bị xua đuổi nên lòng mang nhiều mặc cảm. Ai tỏ ý thương hại, muốn giúp đỡ, chúng càng phản ứng dữ dội. Bà không muốn các em cảm thấy bị tổn thương lòng tự tôn nên buộc phải làm như vậy.
Mười lăm năm sau, khi những đứa trẻ đó trưởng thành, ni sư mới tiết lộ sự thật. Chúng đón nhận trong sự ngỡ ngàng. Nước mắt tuôn rơi…
Tăng gia sản xuất
Sau thời gian khất thực, bà và phật tử cùng các nhà hảo tâm thành lập Hội tương thân, tương ái, kêu gọi mọi người giúp đỡ. Ai có điều kiện thì góp 1.000 đồng, ai không có thì góp 1 nắm gạo.
Số tiền ủng hộ, ni sư mua 20 cặp lợn giống, phát cho gia đình hội viên chăn nuôi. Các cặp lợn nuôi sinh sản, nhân giống rồi bán, dùng tiền tu bổ, xây chùa. Sau này, ni sư mua thêm 4 con bò cái nhân giống.
|
Ni sư dành cho những đứa trẻ tình yêu bao la. |
Ngoài nuôi dưỡng trẻ, trụ trì chùa Yên Ninh còn dang tay đón nhận những trường hợp người khuyết tật, người cao tuổi, bệnh tật không nơi nương tựa. Khi số người được cưu mang ngày một đông, ni sư Thích Diệu Nhân xin chính quyền được thuê và khai khẩn ruộng bỏ hoang trước cửa chùa trồng lúa, cuốc đất trồng hoa màu. Lương thực mùa nào thức nấy, ngô, khoai, sắn đầy bồ, phục vụ bữa ăn.
Mỗi bữa cơm, sau tiếng kẻng, mọi người tập trung lại khu nhà ăn, chuẩn bị mâm bát. Bữa cơm là những sản vật nhà chùa trồng cấy được.
|
Mâm cơm chay là những sản vật nhà chùa trồng cấy. |
Ông Thân - phật tử chia sẻ: "Tôi quê Thái Bình nhưng lên đây làm công quả từ năm 1996, chứng kiến ni sư Thích Diệu Nhân chịu khổ cực, nuôi trẻ từ những ngày đầu. Vất vả, gian nan nhưng lúc nào ni sư cũng lạc quan vui vẻ".
|
Ông Thân gõ kẻng, báo hiệu giờ ăn. |
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - CT UBND xã Ninh An thông tin: "Việc nuôi dạy trẻ mồ côi, không nơi nương tựa của ni sư Thích Diệu Nhân được địa phương rất ghi nhận. Đây là hành động thiện nguyện, chúng tôi luôn ủng hộ. Từ trước đến nay, phía nhà chùa không xảy ra tình trạng bất ổn, gây mất trật tự an ninh tại địa phương. Nhiều trẻ lớn lên ở chùa đã thành đạt. Các trường hợp được tiếp nhận vào nuôi dưỡng đều được nhà chùa báo cáo lên chính quyền, đăng ký tạm vắng, tạm trú theo quy định pháp luật". |
Chuyện về 'bà nội' của 26 đứa trẻ mồ côi ở miền Tây
Ở miền Tây, câu chuyện người bà cưu mang, nuôi nấng 26 đứa trẻ mồ côi, xem các em như cháu nội ruột của mình làm nhiều người xúc động, kính phục.
" alt=""/>Ni sư giả điên, tìm cách đưa trẻ bụi đời về chùa cưu mang