|
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển và Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT Nguyễn Thành Phúc tham dự trực tiếp tọa đàm tại điểm cầu của Ban. |
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế trung ương cho biết, tháng 7/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 30 về Chiến lược an ninh mạng quốc gia. Tháng 9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0).
“Tại Nghị quyết 52, Bộ Chính trị đã xác định an toàn, an ninh mạng là một trong những ngành ưu tiên trong các chính sách chủ động tham gia CMCN 4.0 của Việt Nam”, ông Hiển lưu ý.
Đánh giá cao nỗ lực của Bộ TT&TT trong vai trò là đầu mối phối hợp để cụ thể hóa, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng về an toàn, an ninh mạng, ông Hiển cho hay: Điển hình là xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020 của Việt Nam đã từ vị trí 50 vươn lên thứ 25. Đây là minh chứng quan trọng cho sự phát triển, sự đầu tư trong triển khai các chính sách về an toàn, an ninh mạng rất hiệu quả của các cơ quan liên quan, đặc biệt là Bộ TT&TT.
Theo ông Hiển, hiện Ban Kinh tế Trung ương đang xây dựng báo cáo đánh giá 2 năm tình hình triển khai Nghị quyết 52 và bảo đảm an toàn, an ninh mạng là một nội dung trọng tâm cần đánh giá. Vì thế, những ý kiến trao đổi, chia sẻ của chuyên gia tại tọa đàm sẽ được Ban Kinh tế Trung ương lắng nghe, chắt lọc phục vụ xây dựng báo cáo đánh giá này.
|
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng tham gia tọa đàm từ điểm cầu TP.HCM. |
Đại diện Bộ TT&TT tham gia tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định, bên cạnh những thuận lợi đang có, chuyển đổi số tại Việt Nam cũng gặp rất nhiều rào cản, khó khăn. Rào cản lớn nhất với chuyển đổi số nói chung và CNTT nói riêng chính là tư duy và thói quen cũ. Chuyển đối số muốn thành công thì phải xuất phát từ quyết tâm và sự vào cuộc của những người đứng đầu.
Rào cản thứ hai là về hành lang pháp lý. Rào cản thứ ba là nhân sự và chuyên gia tham gia chuyển đổi số. Và rào cản lớn cuối cùng cũng cũng là quan trọng nhất chính là niềm tin số khi chúng ta chuyển các hoạt động lên không gian mạng.
Do vậy, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất với những người làm an toàn, an ninh mạng trong giai đoạn này là củng cố, tạo lập niềm tin số cho xã hội khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng; từ đó thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số phát triển.
“Không gian mạng cũng như không gian sống của chúng ta luôn tiềm ẩn những nguy cơ mới thường xuyên xuất hiện. Ngay cả những cường quốc hay quốc gia phát triển trên thế giới cũng phải đối mặt với vấn đề an toàn, an ninh mạng. Nhận thức được vấn đề đó, ngay từ khi xây dựng Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT đã xác định an toàn, an ninh mạng là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công. An toàn, an ninh mạng có trách nhiệm bảo vệ sự thịnh vượng của quốc gia trên không gian mạng”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Liên kết nhà nước và doanh nghiệp trong xây dựng niềm tin số
Theo ông Trần Quang Hưng, Giám đốc Trung tâm NCSC, xét ở góc độ người dùng, hiện không chỉ doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà các cơ quan nhà nước cũng đang cung cấp các dịch vụ công.
Trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây, người dùng Internet tại Việt Nam cũng như trên thế giới phải đối mặt với nhiều nguy cơ tấn công mạng. Trong 4 tháng gần đây, khi đợt dịch Covid-19 thứ tư bùng phát tại Việt Nam, lừa đảo trực tuyến tăng rất mạnh. Có tháng NCSC đã xử lý hàng nghìn website liên quan đến lừa đảo, giả mạo các dịch vụ trực tuyến của ngân hàng, sàn thương mại điện tử....
|
Theo Giám đốc Trung tâm NCSC Trần Quang Hưng, cần có sự liên kết giữa cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trong việc củng cố, tạo dựng niềm tin số cho người dùng. |
“Trong quá trình cung cấp dịch vụ trực tuyến, cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cùng đứng trên một chiến tuyến, cùng đối mặt với kẻ thù, nguy cơ tương tự nhau, đều phải xây dựng niềm tin số cho người dùng. Bởi lẽ, việc chuyển đổi số, hoạt động trên môi trường online của cơ quan, doanh nghiệp có bền vững hay không, một yếu tố quan trọng, then chốt là niềm tin số”, ông Hưng nhấn mạnh.
Chuyên gia NCSC phân tích, có 4 “từ khóa” chính cho niềm tin số của người dùng khi sử dụng dịch vụ trực tuyến của một cơ quan, tổ chức, đó là: An toàn thông tin, Quyền riêng tư/kiểm soát dữ liệu; Giá trị, lợi ích mang lại; Tính sẵn sàng chịu trách nhiệm, cách ứng phó, giải trình trong trường hợp bị tấn công.
Để củng cố và tạo dựng niềm tin số cho người dùng Internet Việt Nam, đại diện NCSC cho rằng cần có sự liên kết, đồng hành giữa 3 bên gồm: Nhà nước - Các cơ quan nhà nước trong những lĩnh vực khác nhau; Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin; Doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ trên môi trường số.
“Các cơ quan, doanh nghiệp xác định chúng ta đang đi trên cùng một con thuyền. Khi đó, trách nhiệm của chúng ta với công tác đảm bảo an toàn thông tin trên không gian mạng sẽ cao hơn, người dùng cũng sẽ tin tưởng, yên tâm hơn với các dịch vụ trực tuyến được cung cấp”, đại diện NCSC nhận định.
|
Trong khuôn khổ tọa đàm, Viettel Cyber Security đã ra mắt nền tảng điều phối, tự động hóa và phản ứng an ninh mạng. |
Trao đổi tại tọa đàm, các chuyên gia đến từ Cục An toàn thông tin, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, EVN, Viettel, MobiFone, Vietcombank... đã cập nhật tình hình an toàn, an ninh mạng; chia sẻ kinh nghiệm triển khai đảm bảo an toàn thông tin; và bàn cách thức hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp trong phòng ngừa và phát hiện các mối đe dọa an toàn thông tin.
Vân Anh
Cường quốc an ninh mạng và niềm tin số Việt Nam
Bằng việc phát triển các sản phẩm an toàn, an ninh mạng Make in Vietnam dựa trên các nền tảng mở, các doanh nghiệp sẽ dần khẳng định được niềm tin số Việt Nam.
" alt="Tạo lập niềm tin số cho xã hội khi tham gia hoạt động trên không gian mạng"/>
Tạo lập niềm tin số cho xã hội khi tham gia hoạt động trên không gian mạng
Bốn học sinh lớp 7 của Trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã mang cồn y tế vào trường học đốt khiến 1 học sinh bị bỏng phải nhập viện.Bà Nguyễn Mỹ Hảo, Hiệu trưởng Trường THCS Nghĩa Tân cho biết, vào khoảng 11h15 ngày 6/10, có 4 học sinh lớp 7A5 mang cồn vào đốt trong trường dẫn đến cháy nổ, khiến em học sinh N.Q.A bị bỏng phần lưng và chân.
Sự việc xảy ra trong khoảng thời gian các em học sinh đi rửa tay sau ăn và di chuyển từ phòng ăn về phòng nghỉ bán trú.
|
Nhà trường trao đổi về sự việc |
Theo tường trình của các học sinh có liên quan, ngày 6/10 học sinh B. có mang 1 chai cồn y tế với dung tích 500ml đến lớp, em Q.A mang theo bật lửa.
Sau giờ ăn trưa, hai em này cùng với 2 học sinh khác của lớp này tập trung trước cửa phòng học rồi hoà cồn vào chai nước và đốt.
Em Q.A đốt lần đầu tiên nhưng không cháy. Tiếp đó, học sinh B. có ý đốt lần 2 và dù đã được các bạn ngăn lại nhưng vẫn tiếp tục đốt.
Chai nước chứa cồn bốc cháy ở vị trí sau lưng em Q.A khiến học sinh này bị bỏng ở phần lưng và chân.
Cũng theo nhà trường, mặc dù 100% các phòng học đều được lắp camera giám sát nhưng các em học sinh này đã đứng che khuất camera trong quá trình thực hiện đốt cồn.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhân viên y tế của trường đã tiến hành sơ cứu cho học sinh trước khi đưa học sinh Q.A vào bệnh viện.
Theo bà Hảo, hiện em Q.A đang được điều trị tại Viện bỏng Lê Hữu Trác nhưng chưa có kết quả đánh giá về tỉ lệ bỏng của học sinh. Tuy nhiên, hiện, Q.A vẫn có thể ăn uống được bình thường.
Sau khi sự việc xảy ra, ban giám hiệu nhà trường cũng đã đến thăm hỏi sức khoẻ và động viên học sinh Q.A cùng gia đình.
Nhà trường cũng đã có cuộc họp quán triệt đối với các thầy cô trông bán trú tăng cường công tác giám sát, quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với các học sinh.
“Việc để học sinh mang theo cồn và bật lửa vào trường cũng là cái khó để nhà trường kiểm soát được do không được quyền kiểm tra tư trang của các con”, bà Hảo nói.
Nhà trường sẽ tiếp tục hỗ trợ, phối hợp với gia đình chăm sóc sức khỏe cho học sinh bị bỏng. Cùng đó phân công học sinh chép bài cho em Q.A và phân công giáo viên hỗ trợ, kèm cặp kiến thức cho học sinh trong và sau quá trình nằm viện.
Bà Hảo cho hay, trước mắt cần ổn định sức khỏe và tâm lí cho các em học sinh, tăng cường công tác quản lý, giáo dục trong trường. Sau khi sức khoẻ em Q.A ổn định, nhà trường sẽ tiến hành xác minh, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
Được biết, công tác quản lý bán trú của Trường THCS Nghĩa Tân gồm 26 thầy cô.
" alt="Một học sinh bị bỏng nặng vì mang cồn vào trường đốt"/>
Một học sinh bị bỏng nặng vì mang cồn vào trường đốt