当前位置:首页 > Thế giới > Hà Nội FC nguy cơ mất Văn Quyết, Thành Chung ở vòng 4 V.League 2019 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Millwall vs Dagenham và Redbridge, 2h30 ngày 14/1: Khó cho chủ nhà
Có người hỏi: “Chi Pu là ai? Có đóng góp gì không? Tại sao lại bắt các em hóa thân thành Chi Pu? Chẳng lẽ các thầy/ cô muốn biến môn Văn thành một công cụ học sinh trình bày những hả hê, cay cú với một nhân vật trong làng giải trí?”.
Phải khẳng định, đối với giáo dục phổ thông thì việc giáo dục, kiểm tra và đánh giá đều phải dựa trên những qui định, chuẩn mực đã được xác định.
Những đề thi cử trên đây có phải là một sự dập khuôn máy móc, có phần nào đó sai về quan điểm giáo dục không?
Dẫu biết, học văn thì rất cần những chất liệu mang tính gần gũi với hiện thực cuộc sống. Có điều, hãy nhớ là mở chứ không phải “thoáng” và đó phải là những hiện thực tinh lọc, có giá trị nâng cao năng lực thẩm mỹ, hướng tới mục đích nhận thức, giáo dục nhân cách cho học sinh.
Ấy vậy mà, những chuyện vẫn được xem là ‘tầm phào’ trong đời sống showbiz, những chuyện chưa xác định tính đúng đắn khoa học… lại được khuếch trương trong những đề thi, đề kiểm tra chính thức ở các trường phổ thông.
Xin thưa, môn văn không phải là một “diễn đàn Facebook” mở rộng, không phải là nơi cụ thể hoá những câu chuyện ngoài quán trà chanh. Làm như thế thì chẳng khác gì đang nhặt nhạnh mọi thứ hiện thực xô bồ, thậm chí không giá trị để mang vào môi trường học đường.
Nói cách khác, để kích thích được trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo về mặt giáo dục cũng như tính sư phạm, các thầy cô hoàn toàn có thể ra những đề thi với các hiện tượng tích cực hơn của đời sống.
Còn biết bao sự vật, hiện tượng rất nhân văn, rất tinh tế, rất phổ biến trong xã hội cơ mà.
Đừng biến các em học sinh – những nhà nghiệp dư về âm nhạc phải đánh giá về âm nhạc. Không phải nhà khoa học đi đánh giá về một ý tưởng khoa học.
Khi đề thi luôn được “hóa thân” vào những sự vật hiện tượng ‘tầm phào’, dễ trở thành trò “lố”.
Lầu Thanh(giảng viên đại học)
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2017-2018 môn Ngữ văn lớp 10 của Trường THPT Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ: Câu 2 (chiếm 7 điểm) “Chi Pu tên thật là Nguyễn Thùy Chi. Cô bắt đầu nổi danh từ cuộc thi Miss Teen năm 2009, hiện là một hot girl được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tháng 10 vừa rồi, Chi Pu tung MV "Từ hôm nay" đánh dấu chuyển mình trở thành ca sĩ. Ngay lập tức, cô vấp phải nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Hương Tràm là người đầu tiên đưa ra quan điểm mạnh mẽ: “Không biết hát thì đừng mang nghề ca sĩ ra để kiếm tiền”. Tóc Tiên, Thanh Lam, Thu Minh, Quốc Thiên, Văn Mai Hương... cũng có cùng quan điểm. Không chỉ vậy, ảnh chế về cô xuất hiện ở khắp nơi. Những đoạn clip xuyên tạc thu hút hàng trăm nghìn lượt xem. Mặc cho dư luận “ném đá”, giọng ca “Từ hôm nay” cho biết cô không bị ảnh hưởng nhiều bởi điều này. Hiện, cô vẫn tập luyện thanh nhạc để chứng minh con đường mình chọn là đúng, mỗi tháng cô sẽ cho ra mắt một MV". Qua đó, đề yêu cầu học sinh hãy hóa thân vào Chi Pu, viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố biểu cảm kể về một ngày của mình sau khi ra mắt MV “Từ hôm nay”. Đề thi này sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội, đã nhận được sự quan tâm của nhiều người với những bình luận trái chiều. Trong đó, nhiều ý kiến không ủng hộ đề thi dạng này bởi không mang tính giáo dục cao. Trong khi nhà trường và các thầy cô hoàn toàn có thể đưa những chất liệu, ví dụ thực tế, hiện tượng khác tích cực hơn của đời sống vào đề thi. Cô Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên văn Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng, đề bài nói riêng và những tri thức cung cấp cho học sinh nói chung phải gần gũi với hiện thực cuộc sống. Tuy nhiên, đó phải là những hiện thực tinh lọc, có giá trị nâng cao năng lực thẩm mỹ, hướng tới mục đích nhận thức, giáo dục nhân cách cho học sinh chứ không phải đưa mọi thứ hiện thực xô bồ, thậm chí “rẻ tiền” đều cho vào. Do đó, bản thân cô rất thất vọng khi có những đề thi như thế này. “Những đề thi yêu cầu học sinh luận bàn về các hiện tượng của đời sống xã hội ngày càng trở nên quen thuộc, đem lại sự hứng thú cho thí sinh, góp phần đưa văn chương tới gần với cuộc sống. Những suy ngẫm sâu sắc, những hồi chuông báo động cho những tình trạng đạo đức bị băng hoại, méo mó hay những xúc cảm chân thành, tích cực... đã được tạo lập qua các đề thi gần đây. Tuy nhiên, khi lạm dụng tâm lí đám đông, bỏ qua những yêu cầu chuẩn mực của môi trường sư phạm về đạo đức, thẩm mĩ..., đề bài có thể tạo hứng thú cho một bộ phận học trò nhưng lại không có giá trị định hướng cho xúc cảm thẩm mĩ, đạo đức tích cực vốn luôn là nhiệm vụ sư phạm của nhà trường. Những ngữ liệu đưa vào nhà trường, vào các đề thi, đặc biệt là các đề thi có tác động lớn tới tâm thế cộng đồng cần phải đảm bảo tính chuẩn mực, tính sư phạm, không giới hạn năng lực tư duy sáng tạo và quan điểm cá nhân nhưng cũng không được ảnh hưởng tới mục đích cao nhất của giáo dục là hướng tới Chân- Thiện- Mỹ. Do vậy, từ bản thân các phát ngôn, ca từ, hiện tượng xã hội...cho đến nguồn gốc xuất xứ của chúng luôn cần có sự lựa chọn thấu đáo, thận trọng trước khi trở thành ngữ liệu, học liệu trong nhà trường”. Cô Tuyết cho rằng những việc ít nhiều gợi sự phản cảm về ca sĩ này, người mẫu kia...hoàn toàn có thể xuất hiện trong bài làm của học trò khi các em luận bàn về một vấn đề xã hội mang tính khái quát (như quan niệm về văn hóa, về giá trị bản thân, về ước mơ, hoài bão, về đồng tiền...), chứ không thể trở thành bản thân đối tượng luận bàn, nhất là trong những đề thi. |
Thanh Hùng |
Thông qua Đề án nhân sự Ban Thường vụ, Hội nghị sẽ tìm ra chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch và nhân sự Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam khóa 16, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Thông qua kết quả bầu cử, Ban Thường vụ Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam khóa 16, nhiệm kỳ 2023-2028 sẽ gồm 10 Ủy viên.
Hội nghị đã lấy phiếu giới thiệu ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam khóa 16 tham gia Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa 13, nhiệm kỳ 2023-2028.
Theo kết quả bầu cử diễn ra vào buổi chiều cùng ngày, ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ TT&TT đã được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam khóa 16.
Hội nghị cũng đã bầu ông Trần Vũ Hà, Phó Chủ tịch Công đoàn TT&TT Việt Nam khoá 15 và ông Phạm Quang Hưởng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở - Bộ TT&TT làm các Phó Chủ tịch Công đoàn TT&TT Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028.
"Đại hội Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam lần thứ 16, nhiệm kỳ 2023-2028 có ý nghĩa quan trọng, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân hạn chế của phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ qua; thảo luận, biểu quyết các chỉ tiêu, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ tới", Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết.
Khép lại Hội nghị, Đại hội Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam khóa 16, nhiệm kỳ 2023-2028 đã thống nhất mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ hoạt động thông qua các chỉ tiêu cơ bản gồm 5 chỉ tiêu thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028, 8 chỉ tiêu thực hiện hằng năm và 3 khâu đột phá gồm tập trung đối thoại, thương lượng tập thể, đồng thời mang lại lợi ích cho đoàn viên, người lao động.
" alt="Ban chấp hành Công đoàn TT&TT Việt Nam khóa 16 có Chủ tịch mới"/>Ban chấp hành Công đoàn TT&TT Việt Nam khóa 16 có Chủ tịch mới
Tiêu chuẩn công nghệ thế hệ thứ 5 dành cho mạng di động băng thông rộng hứa hẹn tốc độ nhanh hơn, độ trễ thấp hơn và khả năng kết nối đồng thời nhiều thiết bị hơn. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều quốc gia đang nỗ lực dẫn đầu cuộc đua triển khai 5G.
Đi đầu trong cuộc đua công nghệ này là Hàn Quốc. Nước này đã ra mắt mạng 5Gvào tháng 4/2019, trở thành quốc gia đầu tiên ứng dụng công nghệ mới. Kể từ đó, 3 công ty viễn thông lớn của Hàn Quốc là SK Telecom, KT và LG Uplus đã tích cực mở rộng cơ sở hạ tầng 5G của họ.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc, tính đến cuối năm 2020, nước này có hơn 15 triệu thuê bao 5G, chiếm hơn 20% tổng số người dùng di động.
Trung Quốc, thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, cũng không hề kém cạnh. Quốc gia này đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc triển khai 5G, với ba gã khổng lồ viễn thông nhà nước là China Mobile, China Telecom và China Unicom, dẫn đầu.
Tính đến tháng 12/2020, Trung Quốc có hơn 200 triệu người dùng 5G, trở thành thị trường 5G lớn nhất toàn cầu. Hơn nữa, quốc gia này đã triển khai kế hoạch thiết lập hơn 600.000 trạm gốc 5G vào cuối năm 2021, tăng cường đáng kể vùng phủ sóng 5G trên phạm vi toàn quốc.
Nổi tiếng với sức mạnh công nghệ, Mỹ cũng là nước đóng vai trò chủ chốt trong cuộc đua 5G. Các nhà mạng lớn của nước này (AT&T, Verizon và T-Mobile) đã và đang từng bước triển khai hệ thống mạng 5G của mình trên khắp các tiểu bang khác nhau.
Mặc dù Mỹ có khởi đầu chậm hơn so với Hàn Quốc và Trung Quốc, nhưng đã đạt được những tiến bộ đáng kể, với hơn 50% người Mỹ hiện có quyền truy cập mạng 5G.
Tuy hơi tụt hậu so với châu Á và Mỹ, châu Âu đang đạt được tiến bộ đáng chú ý trong việc triển khai mạng 5G. Anh, Đức và Thụy Sĩ là những quốc gia dẫn đầu trong khu vực. Ví dụ, Anh đã ra mắt dịch vụ 5G vào tháng 5/2019 và dự kiến đến năm 2027 sẽ phủ sóng 5G gần như toàn bộ đất nước.
Đức đang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng 5G, trong đó Deutsche Telekom-công ty viễn thông lớn nhất của Đức, đóng vai trò nòng cốt.
Cuối cùng, khu vực vùng Vịnh, đặc biệt là Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) và Arab Saudi, đã có những bước tiến đáng kể trong việc triển khai 5G. UAE là một trong những quốc gia đầu tiên ở Trung Đông triển khai 5G, với các nhà khai thác viễn thông Etisalat và Du dẫn đầu. Trong khi đó, Arab Saudi đã nhanh chóng mở rộng mạng 5G của mình, với Công ty Viễn thông Saudi (STC) và Zain Saudi đi đầu.
Tóm lại, cuộc đua triển khai 5G đang ngày càng gay gắt, với rất nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực tận dụng công nghệ mang tính biến đổi này. Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, một số quốc gia châu Âu và vùng Vịnh hiện đang dẫn đầu trong cuộc đua này. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực công nghệ phát triển rất năng động và đang không ngừng mở rộng phạm vi. Do đó, không loại trừ khả năng cuộc đua này sẽ có thêm những đối thủ mới đầy hứa hẹn trong những năm tới.
(theo Investopedia)
" alt="Nóng bỏng cuộc đua triển khai 5G trên toàn cầu, chuyển sang kỷ nguyên công nghệ"/>Nóng bỏng cuộc đua triển khai 5G trên toàn cầu, chuyển sang kỷ nguyên công nghệ
Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Tigres UANL, 06h00 ngày 12/1: Khi hổ ly sơn
Theo hình ảnh trong clip, Q. đang ngồi chơi sát tường lớp thì một bé trai bất ngờ chạy đến đánh, đạp liên tiếp vào mặt, người và nằm ngã xuống.
Một lát sau, bé trai kia tiếp tục chạy đến đánh liên tiếp vào người bé. Trong khoảng thời gian này, không thấy sự can thiệp của cô giáo đứng lớp.
"Mỗi lần xem lại video là em lại khóc. Không biết lỗi do bé kia hay do cô giáo hay do em đã chọn sai trường cho con em. Gia đình không thiếu người trông Q. nhưng vẫn muốn cho con đi học để cho nó dạn người, cho đi học trường tư để con được chú ý hơn vậy mà kết quả như này đây,... Tại sao lúc con em khóc cô giáo không vào luôn hay quen rồi. Nghĩ nó khóc rồi nó sẽ nín? Trên đỉnh đầu con em còn bầm dập rất nhiều. Trên cơ thể cũng vậy...”, người được cho là phụ huynh của bé Q. chia sẻ trên mạng xã hội.
Bé mầm non bị bạn đánh, đạp bầm dập trong lớp, cô giáo không biết? |
Trao đổi với VietNamNetsáng nay 24/10, ông Bạch Đăng Khoa, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD-ĐT) Bắc Giang cho hay, Sở đã nắm được thông tin sự việc.
“Sáng sớm hôm nay, Sở GD-ĐT đã yêu cầu Trưởng phòng GD-ĐT về cơ sở làm việc và báo cáo về sự việc. Chúng tôi cũng đã yêu cầu Phòng GD-ĐT huyện Việt Yên báo cáo ngay với UBND huyện để xử lý triệt để sự việc”, ông Khoa nói.
Hiện, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Việt Yên đang về làm việc tại cơ sở giáo dục này và gặp gỡ phía gia đình.
Bà Đỗ Thị Hương, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Việt Yên cho hay, hiện, chủ cơ sở giáo dục đã làm việc với giáo viên và gia đình.
“Chúng tôi đang xác minh sự việc. Căn cứ vào tình hình thực tế sẽ xử lý nghiêm những người có liên quan, bà Hương nói.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Thanh Hùng
UBND xã Tăng Tiến (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) đã tạm dừng hoạt động của nhóm trẻ mầm non Vân Vũ để làm rõ sự bé gái bị bạn đánh nhưng giáo viên đứng lớp không hề hay biết.
" alt="Bé mầm non bị bạn đánh, đạp bầm dập trong lớp, cô giáo không biết"/>Bé mầm non bị bạn đánh, đạp bầm dập trong lớp, cô giáo không biết
Theo ông Roese, Generative AI đã phổ cập AI đến tất cả mọi người, đồng thời chứng minh rằng các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực cần phải ứng dụng trí tuệ nhân tạo để cung cấp những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cao hơn cho khách hàng và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Tuy nhiên, việc ứng dụng Generative AI cũng kèm theo những thách thức liên quan đến các yêu cầu về quyền riêng tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và tuân thủ các biện pháp kiểm soát bảo mật.
Chia sẻ về tốc độ tăng trưởng của việc ứng dụng AI trong khu vực, ông Peter Marrs, Chủ tịch khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản của Dell Technologies, nhấn mạnh: “Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Generative AI”.
“AI đang thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đồng thời cải thiện trải nghiệm của khách hàng, giúp gia tăng năng suất làm việc đáng kể”, Chủ tịch khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản của Dell Technologies nói.
Tại hội thảo, ông Marrs đã đi sâu vào bối cảnh AI của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, đây là khu vực có cơ hội tăng trưởng nhờ Generative AI. Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương là một thị trường đa dạng với nhiều ứng dụng khác nhau của trí tuệ nhân tạo. Điều này được minh chứng thông qua mức chi tiêu ngày càng tăng của các quốc gia châu Á cho các hệ thống AI.
Chia sẻ thêm, Chủ tịch khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản của Dell Technologies cho hay, các doanh nghiệp truyền thống đang tìm đến Dell để triển khai các dự án thử nghiệm AI và giải quyết các yêu cầu về suy luận, trong khi các công ty trẻ hơn có nhu cầu tìm đến với AI để đổi mới.
“Chúng tôi rất vui mừng khi chứng kiến đà tăng trưởng khách hàng của các giải pháp Generative AI tại khu vực APJ trong nhiều lĩnh vực như tài chính, quảng cáo, các dịch vụ điện toán đám mây, viễn thông, công nghệ web, và sản xuất. Một minh chứng là CyberAgent (Nhật Bản) đang sử dụng các giải pháp của chúng tôi để đổi mới ngành quảng cáo kỹ thuật số”, ông Marrs nói.
Thẩm phán bị trợ lý ảo pháp luật 'chinh phục'Sau những bỡ ngỡ ban đầu, nhiều thẩm phán tại các TAND đã dần thay đổi hẳn thói quen làm việc và bị trợ lý ảo pháp luật 'chinh phục'." alt="Trí tuệ nhân tạo đang phát triển nhanh, mạnh tại châu Á"/>Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM thu học phí cao hơn quy định hơn 4,5 tỉ đồng. |
Đại học Kiến trúc TP.HCM thu học phí cao hơn mức trần học phí quy định tại Nghị định 86 2015 của Chính phủ số tiền là 4.562.551.424 đồng.
Ngoài ra, 2 trường thu một số khoản gọi là phí, lệ phí không có trong danh mục phí, lệ phí số tiền là 1.085.270 nghìn đồng.
Trong đó, ĐH Kiến trúc Hà Nội là 157.120.000 đồng (Lệ phí hỗ trợ đề thi tuyển sinh Thạc sĩ 35,12 triệu đồng, Lệ phí xét tuyển tiến sĩ 122 triệu đồng).
ĐH Kiến trúc TP.HCM 928,15 triệu đồng (Lệ phí nhập học 492,15 triệu đồng và Lệ phí tốt nghiệp 436 triệu đồng).
Chi phụ cấp không có trong quy định
Thanh tra tại ĐH Kiến trúc Hà Nội và ĐH Kiến trúc TP.HCM thấy quy chế chi tiêu nội bộ của trường quy định chi phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp thâm niên, phụ cấp quản lý, trách nhiệm của cán bộ quản lý và cán bộ nhân viên phục vụ đào tạo từ nguồn thu sự nghiệp năm 2016 đã chi số tiền 6.379.884 đồng. Trong đó, ĐH Kiến trúc HN là 1.892.700 đồng còn ĐH Kiến trúc TP.HCM là 4.487.652.184 đồng.
Tuy nhiên, theo kết luận thanh tra, các đối tượng nêu trên không thuộc đối tượng quy định của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo cũng như phụ cấp trách nhiệm với cán bộ, công chức, viên chức…
Bên cạnh đó, Trường ĐH Kiến trúc HN còn chi thanh toán tiền vượt giờ cao hơn quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ số tiền 634.416.475 đồng cho 79 trường hợp là giảng viên.
Đề nghị quyết toán dự án chưa được nghiệm thu
Thanh tra tại 2 đơn vị ĐH Kiến trúc HN và ĐH Kiến trúc TP.HCM thấy các đơn vị đã đề nghị quyết toán kinh phí năm 2016 của 6 dự án điều tra nhưng chưa được nghiệm thu cấp bộ với tổng số tiền là 1.157.909.000 đồng.
Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội có nhiều khoản chi sai quy định. |
Trong đó, ĐH Kiến trúc HN có 5 dự án, đề tài chưa được nghiệm thu cấp Bộ với số kinh phí đề nghị quyết toán là 757.909.000 đồng.
ĐH Kiến trúc TP.HCM có 1 đề tài có tổng kinh phí 400 triệu đồng, thời gian thực hiện từ năm 2015 đến hết năm 2016 chưa được nghiệm thu cấp Bộ.
Đề tài khoa học 9 năm không nghiệm thu
Kết luận thanh tra cho thấy, ĐH Kiến trúc TP.HCM có 3 đề tài tồn đọng từ nhiều năm đến trước thời điểm thanh tra tháng 7/2017 vẫn chưa kết thúc, tổng kinh phí được giao là 1.100 triệu đồng.
Đề tài "Nghiên cứu cải tiến chương trình đào tạo chuyên ngành Thiết kế tạo dáng công nghiệp" có tổng kinh phí là 500 triệu đồng, thời gian thực hiện từ 11/2011 đến hết tháng 11/2012. Trường báo cáo đã nghiệm thu cơ sở và gửi hồ sơ nghiệm thu đến Bộ Xâyd ựng cuối năm 2013 nhưng đến thời điểm thanh tra chưa được nghiệm thu, chậm 4 năm.
Đề tài "Nghiên cứu xây dựng mới tiêu chuẩn quốc gia: Hệ thống điện sử dụng năng lượng mặt trời trong công trình xây dựng", tổng kinh phí 450 triệu đồng, thời gian thực hiện từ 11/2011 đến 11/2012, chưa nghiệm thu cơ sở, chậm 4 năm 8 tháng so với thời hạn quy định.
Đề tài "Chỉ tiêu sử dụng đất Đô thị, kiểu đô thị phát hiện theo chiều đứng chiều thứ 3" tổng kinh phí đề tài 150 triệu đồng, thời gian thực hiện từ tháng 4/2007 đến hết tháng 12/2008, chưa nghiệm thu cơ sở, chậm 9 năm so với thời hạn quy định.
Trong kết luận, Thanh tra Bộ Tài chính kiến nghị Bộ Xây dựng chấn chỉnh công tác thu học phí, lệ phí không đúng quy định, tiền thu phí, lệ phí không nộp đầy đủ, kịp thời vào Kho bạc Nhà nước, chưa thực hiện nộp hồ sơ kê khai và quyết toán phí, lệ phí theo quy định tại các đơn vị trực thuộc.
Bên cạnh đó, rà soát, chấn chỉnh việc đề nghị quyết toán kinh phí đề tài khoa học công nghệ, dự án sự nghiệp kinh tế chưa đủ thủ tục pháp lý. Chỉ quyết toán kinh phí khi có đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật, rà soát và khẩn trưởng tổ chức nghiệm thu các đề tài, dự án còn tồn đọng chưa được nghiệm thu.
Lê Văn
Thu học phí sai quy định hàng tỉ đồng tại 2 trường ĐH kiến trúc