Từ an ninh mạng đến kinh tế và Triều Tiên,ãnhđạoMỹtùng sơn vấn đề nào sẽ là ưu tiênhàng đầu trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịchTrung Quốc Tập Cận Bình ở California cuối tuần này?
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Lãnh đạo Mỹ
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Wolves vs Aston Villa, 0h30 ngày 2/2 -
Lựa chọn "phó tướng" của ông Trump có thể khiến châu Âu bất anMinh Phương Lựa chọn "phó tướng" của ông Trump có thể khiến châu Âu bất an(Dân trí) - Nhiều đồng minh thân cận nhất của Mỹ vốn lo ngại viễn cảnh cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, nay càng bất an khi ông chọn J.D. Vance làm ứng viên phó tổng thống liên danh tranh cử.
Tại buổi khai mạc Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa trong tuần này, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức được đề cử làm ứng viên đại diện đảng ra tranh cử tổng thống vào cuối năm.
Nhân dịp này, ông cũng thông báo lựa chọn ông thượng nghị sĩ bang Ohio J.D. Vance làm ứng viên phó tổng thống liên danh tranh cử.
Với lựa chọn này, ông Trump đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng, nếu ông tái đắc cử, chính sách đối ngoại lấy nước Mỹ làm trọng tâm của ông sẽ tiếp tục có hiệu lực.
Từ một người từng công kích gay gắt cựu chủ nhân Nhà Trắng, thượng nghị sĩ Vance hiện giờ có quan điểm khá tương đồng với ông Trump, trong đó có chủ trương phản đối tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. Ông cũng nhiều lần chỉ trích NATO và các thành viên châu Âu vì không chi đủ cho quốc phòng.
Ông Vance đã đưa ra một số bình luận khiến nhiều người lo ngại như Anh dưới sự lãnh đạo của Công đảng sẽ trở thành "quốc gia Hồi giáo thực sự đầu tiên có vũ khí hạt nhân"
Việc đề cử ông Vance đã dập tắt hy vọng của một số đồng minh của Mỹ rằng ông Trump có thể sẽ mềm mỏng hơn trong lập trường chính sách đối ngoại nếu tái đắc cử.
Hy vọng đó được thúc đẩy bởi chính ông Trump. Mặc dù ông thường xuyên nhắc lại tuyên bố rằng ông sẽ chấm dứt xung đột ở Ukraine, sẽ cắt viện trợ cho Ukraine nếu tái đắc cử và rằng ông sẽ không gửi thêm viện trợ cho Kiev, nhưng ông đã dừng việc kêu gọi các đồng minh của mình tại quốc hội chặn gói viện trợ mới trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine hồi đầu năm nay.
Kristine Berzina, chuyên gia về địa chính trị và an ninh, người đứng đầu Quỹ Marshall Đức thuộc chương trình Địa chiến lược phương Bắc của Mỹ, cho biết: "Ông ấy có thể kêu gọi các thành viên quốc hội không bỏ phiếu cho dự luật này, nhưng thay vào đó, ông ấy ngầm cho phép dự luật được thông qua".
"Vì vậy, có một cảm giác ở Washington rằng ông Trump đang ở trong thời điểm khá ủng hộ Ukraine, và ông ấy nên được hưởng lợi từ sự thay đổi đó, đặc biệt là khi xét đến mức chi tiêu quốc phòng cao hơn nhiều ở châu Âu hiện nay", bà bình luận thêm.
Tuy nhiên, với việc lựa chọn ứng viên liên danh tranh cử, ông Trump đã dập tắt những hy vọng này.
"Thượng nghị sĩ J.D. Vance dường như không quan tâm đến việc trở thành đồng minh tốt của châu Âu", bà Berzina nói.
Tại Hội nghị An ninh Munich vào tháng 2, ông Vance đề xuất Ukraine nên đàm phán với Nga vì Mỹ và các đồng minh khác không có khả năng hỗ trợ nước này. Ukraine và NATO đã bác bỏ, vì điều đó có nghĩa là Kiev sẽ phải từ bỏ một số lãnh thổ.
Tại Munich, ông Vance đã bỏ qua một cuộc họp quan trọng giữa phái đoàn lưỡng đảng gồm các thượng nghị sĩ Mỹ và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói rằng ông không nghĩ mình sẽ học được điều gì mới ở đó. Ông đã tham dự một cuộc họp với ông Zelensky ở Washington vào tháng 12 nhưng rời đi sớm.
Xoay trục sang Trung Quốc
Ông Vance đã lập luận rằng Mỹ nên chuyển trọng tâm khỏi Nga và hướng tới Đông Á. Đầu tuần này, ông nói rằng cuộc chiến ở Ukraine phải đi đến một "kết thúc nhanh chóng" để Mỹ có thể tập trung vào "vấn đề thực sự là Trung Quốc".
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Vance cho biết đó là "mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ và người Mỹ hoàn toàn không để ý đến".
Trong một bài viết đăng trên New York Timesvào tháng 4, ông Vance cũng lập luận rằng những nỗ lực của Mỹ nhằm cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine có thể gây bất lợi cho khả năng phòng thủ của Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công hòn đảo.
"Những vũ khí này không chỉ cần thiết cho Ukraine. Nếu Trung Quốc nhắm đến Đài Loan, hệ thống tên lửa Patriot sẽ rất quan trọng đối với quốc phòng của họ", ông viết.
Không chỉ riêng ông Vance cho rằng Đông Á, và cụ thể là Trung Quốc, đặt ra mối đe dọa lớn, nếu không muốn nói là lớn hơn, đối với Mỹ so với Nga. Trevor McCrisken, một chuyên gia chính sách đối ngoại Mỹ và phó giáo sư tại Đại học Warwick, cho biết có sự đồng thuận giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất trên trường quốc tế đối với lợi ích của Mỹ.
"Chỉ là hầu hết đảng viên Dân chủ và đảng viên Cộng hòa ôn hòa hơn đều tin rằng Nga cũng mối đe dọa", ông nói.
Trong mắt hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây, các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga song hành với nhau. Chỉ tuần trước, các nhà lãnh đạo NATO cáo buộc Bắc Kinh thúc đẩy cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Đó có thể coi là cáo buộc gay gắt nhất của NATO về mối liên hệ của Bắc Kinh với chiến sự Nga - Ukraine. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ và chỉ trích.
Sam Greene, giám đốc Chương trình phục hồi dân chủ tại Trung tâm phân tích chính sách châu Âu (CEPA) và là giáo sư về chính trị Nga tại Cao đẳng Hoàng gia London, cho biết việc đề cử ông Vance sẽ giúp các đồng minh của Mỹ hiểu rõ rằng sự chuyển dịch sang chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa theo kiểu ông Trump có khả năng sẽ mang tính lâu dài hơn.
Ông cho biết: "Khi ông Trump còn là tổng thống, tôi nghĩ người châu Âu đã coi đây là sự chịu đựng 4 năm, sau đó thở phào nhẹ nhõm khi ông Biden đắc cử và nghĩ rằng mọi việc sẽ trở lại bình thường. Nhưng hiện giờ tôi nghĩ rằng mọi người bắt đầu nhận ra suy nghĩ đó là điều viển vông".
Ông Greene cho biết, tác động của sự thay đổi này vẫn rõ ràng ngay cả khi Nhà Trắng vẫn dưới sự kiểm soát của đảng Dân chủ. Tổng thống Joe Biden đã gặp rất nhiều khó khăn để gói viện trợ mới nhất cho Ukraine được quốc hội thông qua, buộc các đồng minh châu Âu của Ukraine phải bắt đầu nghĩ đến phương án B.
Sự chậm trễ ban đầu trong việc phê duyệt gói viện trợ đã dẫn đến một sáng kiến do Séc dẫn đầu nhằm tìm kiếm và tài trợ các nguồn đạn dược thay thế nguồn cung từ Mỹ cho Ukraine, cùng với các nỗ lực nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi khác.
"Mỹ đang mất dần tín nhiệm trong việc lãnh đạo châu Âu, đây là một thực tế mà người châu Âu đã và đang làm quen", ông Greene nhận định.
Nếu ông Trump chọn một người có lập trường chính sách đối ngoại truyền thống hơn làm ứng cử viên phó tổng thống, như cựu đại sứ Liên hợp quốc Nikki Haley, các đồng minh của Mỹ có thể hy vọng rằng đảng Cộng hòa trong tương lai có thể quay trở lại với cái mà ông Greene gọi là "sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương".
"Thực tế, chúng ta không chỉ nhìn vào một chính quyền Donald Trump khác mà còn nhìn vào tương lai của đảng Cộng hòa do những người như ông J.D. Vance dẫn dắt đó là viễn cảnh đáng lo ngại hơn nhiều đối với châu Âu", ông nói.
Hải Đăng - Anh Ngọc
Theo Washington Post"> -
Hồ sơ công ty liên quan 2 dự án dính vi phạm tại TPHCMKhổng Chiêm Hồ sơ công ty liên quan 2 dự án dính vi phạm tại TPHCM(Dân trí) - Công ty cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ (Matexim) là công ty con của VAEM, đã chuyển nhượng 2 dự án tại TPHCM trong giai đoạn 2011-2019 nhưng xảy ra vi phạm.
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2019 của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa.
Tại TPHCM, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định đối với 2 dự án: Tòa nhà văn phòng, thương mại và nhà ở tại số 244 Kha Vạn Cân (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) và Khu nhà ở thấp tầng tại số 5 đường 22, Khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức.
Thanh tra Chính phủ khẳng định việc Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM ký văn bản chấp thuận cho Công ty cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ chuyển mục đích sử dụng 2 khu đất trên đã vi phạm Luật Đất đai 2003, Nghị định 181/2004 của Chính phủ và không đúng thẩm quyền.
Công ty cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ là đơn vị quản lý, sử dụng cả 2 khu đất trên từ năm 1977. Diện tích khu đất tại số 244 Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức là 1.090m2 còn khu đất tại số 5 đường 22, Khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh là 6.849,9m2.
Theo kết luận thanh tra, năm 2017, UBND TPHCM đã chấp thuận để Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ chuyển nhượng dự án 244 Kha Vạn Cân cho Công ty TNHH Tuyết Nga. Đến thời điểm thanh tra, dự án vẫn chưa triển khai thực hiện theo tiến độ phê duyệt tại quyết định chấp thuận đầu tư dự án, lãng phí nguồn lực đất đai.
Còn dự án Khu nhà ở thấp tầng tại số 5 đường 22, Thủ Đức được chuyển nhượng cho Công ty TNHH Phát triển nhà Thế Giới. Công ty này đã khởi công dự án ngày 25/9/2017 khi chưa có thiết kế bản vẽ thi công, chưa được UBND TPHCM chấp thuận đầu tư dự án.
Chân dung Matexim - đơn vị chuyển nhượng 2 dự án
Theo giới thiệu của doanh nghiệp trên website, Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ (Matexim) được thành lập năm 1969, là thành viên của Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM); thành viên sáng lập Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO), thành viên sáng lập Công ty Liên doanh Cơ khí Việt - Nhật (VJE).
Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2024, tại ngày 30/6, VAEM sở hữu 51,99% vốn Matexim.
Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản, khai thác chế biến khoáng sản; bán và bảo hành các sản phẩm của VAEM để phục vụ cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp; có hệ thống cửa hàng bán và bảo hành xe máy do Công ty Hoda ủy nhiệm (Head)…
Doanh nghiệp cũng có hoạt động sản xuất và dịch vụ như khai thác, chế biến khoáng sản; gia công chế biến các sản phẩm tiêu dùng và bao bì bằng nhựa, bao bì bằng giấy...
Năm 2023, Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ đạt doanh thu 249 tỷ đồng, giảm 7% so với thực hiện năm trước. Lợi nhuận sau thuế 1,5 tỷ đồng, tương đương năm trước. Biên lợi nhuận gộp ở mức 12%.
Tại ngày 31/12/2023, doanh nghiệp vay nợ tài chính ngắn hạn gần 381 tỷ đồng, không có nợ dài hạn. Tuy nhiên, số này đã vượt vốn điều lệ công ty (gần 274 tỷ đồng).
Trong tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Tổng giám đốc Matexim đưa ra đề nghị công ty không đảm bảo việc thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác đến hạn nên không đủ điều kiện để chia cổ tức. Do đó, Hội đồng quản trị trình cổ đông thông qua việc giữ lại lợi nhuận năm 2023 để tạo nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Tại ngày 31/12/2023, công ty còn 14,3 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối.
"Mắc cạn" ở dự án nhà máy luyện kim phi cốc
Theo báo cáo của ban điều hành trong tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, tài sản của Matexim tồn đọng và khó thanh khoản chủ yếu ở khu vực dự án nhà máy luyện kim phi cốc (tỉnh Bắc Kạn), công suất 100.000 tấn sắt xốp/năm vẫn dừng hoạt động từ cuối năm 2015 đến nay. Dự án này không hoạt động khiến tình hình tài chính của Matexim phải đối mặt với rủi ro và không có lối thoát.
Cũng theo báo cáo, do tạm dừng hoạt động lâu nên máy móc, thiết bị nhà máy cũng hư hỏng nhiều. Chi phí phát sinh hàng năm liên quan đến nhà máy bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí lãi vay, lãi quá hạn ngân hàng... vẫn đang hạch toán vào tài khoản chi phí trả trước mà chưa phân bổ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tháng 5/2022, Matexim có văn bản đề xuất kèm phương án tái cơ cấu dự án nhà máy luyện kim phi cốc trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, khi Matexim đang gặp khó khăn về tài chính, không thể tiếp cận được vốn vay từ các tổ chức tín dụng do tồn tại nợ quá hạn thì việc thực hiện phương án tái cơ cấu nêu trên là rất khó khăn bởi không tìm được nguồn vốn tài trợ cho việc khôi phục sản xuất.
Năm nay, Matexim không xây dựng kế hoạch đầu tư dù năm trước cũng không có hạng mục đầu tư nào. Ngoài lý do khách quan về tình hình kinh tế chung khó khăn, lý do chủ quan là Matexim phát sinh nợ quá hạn nhiều năm tại các tổ chức tín dụng khiến cho hệ thống CIC phân loại nợ nhóm 5 nên không thể tiếp cận được nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư. Các nguồn huy động khác cũng bị hạn chế bởi công ty không còn tài sản đảm bảo, lãi suất vay hiện tại và thời gian tới sẽ rất cao.
"> -
Bộ Xây dựng: Sẽ sửa đổi, bổ sung chính sách nhà ở cho cán bộ công chứcNguyễn Khánh Bộ Xây dựng: Sẽ sửa đổi, bổ sung chính sách nhà ở cho cán bộ công chức(Dân trí) - Bộ Xây dựng cho biết ghi nhận ý kiến cử tri, sẽ sửa đổi, bổ sung chính sách nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi).
Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời cử tri liên quan đến chính sách nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức.
Cụ thể theo phản ánh của cử tri, quy định nhà ở hiện nay còn có nhiều bất cập, vì không nhắm đến các đối tượng khó khăn về nhà ở, nhất là cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, giáo viên… có thu nhập thấp.
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức nếu đáp ứng các điều kiện sau sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Cụ thể như chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhà ở nhưng diện tích sàn nhà ở trung bình của hộ gia đình nhỏ hơn 10m2/người; có đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội; không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên.
Những đối tượng này được quyền mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương (có giá thành thấp hơn nhà ở thương mại cùng khu vực 20-30% do được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước) và được vay vốn tín dụng ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Cũng theo Bộ Xây dựng, đối tượng là cán bộ, công chức, giáo viên, bác sĩ, nhân viên y tế được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa... thì thuộc diện được thuê nhà ở công vụ.
Để được hưởng chính sách này, đối tượng phải thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu 10m2/người.
Bộ Xây dựng cho biết ghi nhận ý kiến của cử tri để sửa đổi, bổ sung chính sách nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội trong thời gian tới.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đã nhận được kiến nghị của cử tri đề nghị thống nhất quy định thời hạn cho vay vốn ưu đãi để thuê mua nhà ở xã hội trong từng thời kỳ. Theo đó, cử tri đề nghị quy định thời hạn 20 năm cho giai đoạn 2021-2025. Quy định hiện hành là 15 năm.
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết sẽ ghi nhận để nghiên cứu, tổng hợp đề xuất này trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định trong quá trình xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Dự kiến sẽ trình Chính phủ vào Quý IV/2020.
">