Luật sư nói thêm theo Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Đối với hành vi ghép ảnh người khác vào sản phẩm khiêu dâm khi chưa được đồng ý, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại về mặt dân sự hoặc có thể bị xử lý hình sự.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015, người có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Khi đó, những chủ thể bị ghép vào hình ảnh khiêu dâm có quyền khởi kiện dân sự yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP), hành vi ghép ảnh người khác vào hình ảnh khiêu dâm có thể bị phạt tiền 10-20 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu đủ những dấu hiệu cấu thành tội phạm, các chủ thể trên còn có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được quy định tại Điều 326 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với hình phạt có thể lên đến 15 năm tù. Trường hợp khác, nếu không đủ cấu thành tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, người có hành vi ghép ảnh người khác vào hình ảnh khiêu dâm có thể bị xử lý về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt lên đến 5 năm tù.
Nếu hành vi trên nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống tại Điều 156 Bộ luật Hình sự với mức hình phạt có thể lên đến 7 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 10-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.
"Hiện nay, do việc xử lý vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập nên khi xảy ra vấn đề này, mọi người cũng như các nghệ sĩ thường chọn cách im lặng, yêu cầu gỡ hình ảnh chứ không khởi kiện hoặc có các biện pháp xử lý đối với những người đăng hình ảnh. Do đó, phải có những chế tài, mức xử phạt nghiêm chứ không nên chỉ dừng lại ở việc đính chính. Đồng thời, khi xảy ra vấn đề trên cần thu thập các bằng chứng và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật", luật sư cho biết.
Hiểm họa từ deepfake ở Hàn, Trung
Vấn nạn deepfake đã gây nhức nhối và bị lên án suốt nhiều năm qua ở các thị trường giải trí khác, đặc biệt Hàn Quốc và Hoa ngữ. Tuy nhiên, ở những nước này, tình trạng nghiêm trọng hơn. Không chỉ ghép hình ảnh, các trang web thậm chí ghép mặt người nổi tiếng vào video. Lawtalkcho biết những video này được sử dụng để thu lợi thông qua các lượt xem và việc trả tiền từ người xem.
Năm 2021, Mydailyđưa tin nhiều người Hàn Quốc kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc những kẻ sản xuất hoặc tiêu thụ video deepfake. Nước này xuất hiện hàng loạt trang web với nội dung khiêu dâm bằng công nghệ deepfake. Họ công khai dùng mặt các nữ thần tượng và diễn viên nổi tiếng để ghép vào video khiêu dâm. Các trang thậm chí xếp hạng họ theo lượt xem.
|
Thái Y Lâm và Đặng Tử Kỳ là hai trong những nạn nhân của tình trạng deepfake. |
Khi đó, hơn 200.000 người ký vào bản kiến nghị gửi lên Nhà Xanh nhằm kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc những kẻ sản xuất hoặc tiêu thụ video deepfake. Khi đó, luật sư Lee Hak Min cho biết: "Deepfake có thể là tội phỉ báng tùy thuộc vào nội dung của nó. Trong mọi trường hợp, một người bị sử dụng khuôn mặt cho video Deepfake mà không được sự cho phép có thể kiện tội vi phạm quyền đối với ảnh chân dung”.
Tương tự, iFengđưa tin gương mặt nữ nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc xuất hiện trong loạt video khiêu dâm. Người dùng có thể nhận được hàng triệu kết quả khi tìm kiếm từ khóa "Video AI minh tinh Cbiz" hay "deepfake + tên ngôi sao".
Ettoday cho biết nạn nhân bị phát tán video nóng giả mạo lên tới cả trăm người gồm Trần Phương Ngữ, Phùng Đề Mạc, Lý Nguyên Linh, Đặng Tử Kỳ, Thái Y Lâm, Trịnh Gia Thuần, Lâm Minh Trinh...
(Theo Zing)
" alt="Sơn Tùng M"/>
Sơn Tùng M