当前位置:首页 > Thế giới > Lộ diện TV LED 3D đầu tiên trên thế giới 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Burnley vs Leeds United, 3h00 ngày 28/1: Khó thắng
Chiếc máy thuộc dòng cao cấp của Lenovo có khung và vỏ kim loại. Phiên bản màu platinum nhìn đẹp và sang trọng. Đặc biệt, máy được phủ nano chống nước nên người dùng sẽ yên tâm hơn khi phải dùng máy dưới mưa nhẹ.
" alt="Smartphone Lenovo pin 5.000mAh kiêm sạc dự phòng ra mắt thị trường Việt Nam"/>Smartphone Lenovo pin 5.000mAh kiêm sạc dự phòng ra mắt thị trường Việt Nam
Nội dung công điện như sau:
Bão số 1 với cường độ cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11, đang di chuyển nhanh về đất liền nước ta, vùng ảnh hưởng trực tiếp là khu vực Nam Quảng Ninh đến Thanh Hóa; do ảnh hưởng của bão khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa sẽ có mưa to đến rất to, nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại các khu vực miền núi, ngập úng tại vùng đồng bằng và các đô thị. Diễn biến của mưa bão còn rất phức tạp.
Để chủ động đối phó với diễn biến mới của bão và mưa lũ lớn trên diện rộng do ảnh hưởng hoàn lưu bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa khẩn trương triển khai hoàn thành các công việc sau:
- Kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong vịnh Bắc Bộ vào nơi trú tránh; hướng dẫn, sắp xếp việc neo đậu đảm bảo an toàn với các tàu, thuyền đã về bến; căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương quyết định việc cấm biển, kể cả đối với tàu vận tải và tàu du lịch.
- Tổ chức sơ tán dân trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản, vùng thấp trũng có nguy cơ ngập lụt ven sông, ven biển, vùng có nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn; chỉ đạo việc chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây và triển khai phương án đảm bảo an toàn các hầm lò, bến cảng, khu du lịch.
b) Các tỉnh miền núi phía Bắc:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, đặc biệt mực nước trên các sông suối; cảnh báo, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh;
- Sẵn sàng, chủ động triển khai phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối, các khu vực trũng thấp, phương án đảm bảo an toàn cho các công trình, khu vực hầm lò khai thác khoáng sản;
- Căn cứ diễn biến mưa lũ, chủ động tổ chức kiểm soát các phương tiện giao thông trên sông; hướng dẫn người qua lại tại các khu vực ngầm, tràn, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện;
- Chỉ đạo việc kiểm tra an toàn đập; vận hành cửa van; xả nước đón lũ để đảm bảo an toàn các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa đã đầy và gần đầy nước.
c) Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ:
" alt="Công điện của Thủ tướng Chính phủ ứng phó với bão số 1"/>Nếu bạn cũng là "đứa con công nghệ" trong nhà như tôi, bạn chắc hẳn đã được cha mẹ, cô dì chú bác của mình nhờ cài Win, sửa... máy in hoặc tư vấn mua điện thoại ít nhất là một lần. Cài Win thì dễ, sửa máy in thì... mang ra bệnh viện máy tính, và mua điện thoại cho người già thì có vẻ cũng đơn giản như vậy. Ra cửa hàng, và "Anh tư vấn cho em một cái điện thoại đơn giản, nghe gọi chủ yếu, người già dùng nên chẳng cần gì mấy. Chip yếu cũng được, cam không cần nhiều chấm, blah blah...".
"Người già dùng nên chẳng cần cái gì cả"? Khi tôi đang viết những dòng này thì mẹ tôi đang gọi Skype với chị họ tôi bên Úc, còn bố tôi thì đang lên Facebook tìm bộ amply thay cho "thớt" Denon mới hỏng trong phòng khách.
Bạn thử đoán xem họ dùng gì?
Câu trả lời là HTC One M7 và Nexus 4.
Có thật "Người già thì chỉ cần nghe gọi là chủ yếu"?
Thực sự, tôi không hiểu nếu biết trước người già "không cần gì nhiều" thì bạn mua smartphone cho họ làm gì? Tại sao bạn không mua những chiếc điện thoại cục gạch có nút bấm to, chữ cái màn hình to, pin lâu gấp smartphone hàng chục lần?
Nhưng không sao cả, tôi sẽ thay bạn trả lời câu hỏi vì sao nên mua smartphone cho người có tuổi:
- Các ứng dụng OTT trên smartphone sẽ giúp giảm đáng kể chi phí gọi, nhắn tin. Điều này đặc biệt đúng nếu như bạn thường xuyên đi công tác nước ngoài hoặc có họ hàng ở xa. Mỗi lần đi công tác xa nhà, FaceTime, Viber và Skype luôn nằm trong danh sách các ứng dụng được tôi sử dụng nhiều nhất.
- Người già rất thích chụp ảnh. Bạn thích chụp ảnh khoe đồ, khoe bữa sáng thì cha mẹ bạn cũng thích chụp ảnh con cháu, chụp bình hoa mới cắm, chụp góc nhà mới sang sửa lại.
- Smartphone màn hình lớn có thể dùng để đọc báo, đọc truyện và chơi game casual (Lines 98, "Kim Cương", "Đào vàng"). Điều này sẽ giúp làm giảm thời gian trống của cha mẹ bạn (đặc biệt là nếu các cụ đã về hưu) và nhờ đó có thể giúp cho cha mẹ bớt suy nghĩ, buồn phiền.
- Smartphone giúp tiết kiệm rất nhiều các loại chi phí khác. Ví dụ, sau khi hướng dẫn cho bố tôi dùng iPod Touch thì bố không chỉ biết copy các đĩa CD thành AAC trong iTunes mà còn hay lên các trang chia sẻ trong nước để nghe nhạc chứ không mua nhiều như trước.
- Mẹ bạn rất thích xem phim truyền hình trên YouTube. Tôi đảm bảo là như vậy.
Nói tóm lại, người già có thể không tận dụng được hết những gì mà smartphone và tablet mang tới, nhưng nếu như bạn đang tận hưởng chiếc smartphone của bạn ở mức 100% thì cha mẹ bạn cũng có thể đạt mức 60-70%. Xét cho cùng thì công nghệ vẫn có mục đích là giúp cải thiện cuộc sống của con người, và nếu như chiếc smartphone đã giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống thì chẳng có lý gì cha mẹ bạn lại không được hưởng những điều tương tự.
Người già thì không cần camera quá nhiều "chấm"
Đây là một trong những điểm tôi đã nhắc tới ở trên nhưng vẫn muốn nhấn mạnh một lần nữa. Thực tế, theo kinh nghiệm của tôi thì camera là tính năng được các cụ ưa thích nhất. Thậm chí, nếu cha mẹ bạn cũng thích mang ảnh đi in làm kỷ niệm thì chính họ (chứ không phải là bạn) mới là người cần smartphone có cam "xịn" hơn, bởi chúng ta sẽ chỉ lưu ảnh trong máy hoặc up lên Facebook. Ảnh in đòi hỏi phải có chất lượng ảnh số gốc cao hơn.
Dĩ nhiên, "số chấm" ở đây thì là một phép tượng trưng tương đối về chất lượng ảnh. Bạn không cần phải mua smartphone đến 20MP hay 41MP cho cha mẹ mình, nhưng ngược lại bạn cũng đừng mua những chiếc smartphone cấp thấp 5MP/8MP có màu sắc nhợt nhạt, thiếu sức sống cho người già.
Người già thì chắc chắc sẽ "mù" công nghệ
Cả bạn và cha mẹ bạn đều có thể mang suy nghĩ sai lầm này. Tôi xin phép kể lại câu chuyện tôi giúp anh họ tôi mua smartphone cho bác tôi. Bác nói: "Bác nhiều tuổi rồi, đầu óc chậm chạp, mắt thì mờ, dùng làm sao được mấy thứ đồ phức tạp này?".
Tôi bảo anh tôi nói với bác: "Bác đã chẩn đoán hình ảnh 40 50 năm rồi, cái điện thoại này dễ hơn một tỉ lần mấy cái phim X-quang bác đọc. Anh bảo bác thấy cái gì khó thì cứ hỏi anh chị với thằng Cún nó chỉ cho."(Bác tôi là bác sĩ nghỉ hưu, nay vẫn làm thêm tại bệnh viện tư).
Dĩ nhiên là anh tôi cũng cần thuyết phục bác tôi thêm một vài điểm nữa, nhưng đến giờ thì bác tôi có thể nói là đang "tận hưởng" chiếc Galaxy J được anh mua tặng.
Khi bạn nói (và nghĩ) rằng người già chắc chắn sẽ mù công nghệ, và khi bạn khuyến khích họ nghĩ theo chiều hướng như vậy thì chắc chắn họ sẽ tiếp tục mù công nghệ. Gia đình bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều lợi ích mà công nghệ mang tới.
Thực sự, tôi luôn nghĩ rằng việc ai đó cho rằng hễ cứ có tuổi là nên lẩn tránh công nghệ là hết sức sai lầm. Trước khi về hưu, cha mẹ bạn đã từng có hàng chục năm thiết kế bản vẽ xây dựng, cân đối sổ kế toán, sửa chữa thiết bị máy móc, dạy học cho trẻ em... Bạn hãy cứ nghĩ mà xem, những công việc này khó hơn hay là dùng smartphone khó hơn?
Nếu bạn vẫn ngoan cố "cãi" rằng cha mẹ mình chưa bao giờ làm điều gì phức tạp hơn chiếc smartphone thì bạn đang sai lầm nặng nề. Càng ngày, công nghệ càng phát triển cao hơn, cho phép bạn làm được những điều phức tạp hơn trên các thiết bị điện toán. Nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa rằng tất cả mọi thứ liên quan đến công nghệ cũng đang trở nên phức tạp hơn. Trái lại, các tác vụ đơn giản như gọi điện, chụp ảnh trên smartphone hay gửi tin nhắn Viber đang ngày trở nên rành mạch, ít gây rối trí hơn trước đây rất nhiều.
Lý do tôi dám khẳng định với bạn như vậy là bởi thiết kế phần cứng hay phần mềm thì cũng luôn phải tuân theo một nguyên tắc tối quan trọng: sản phẩm càng dễ tiếp cận, dễ sử dụng thì càng tốt. Cuộc cách mạng smartphone nổ ra là bởi Apple (và sau này là Samsung, HTC, Sony, LG) đã tạo ra những sản phẩm dễ sử dụng hơn smartphone BlackBerry, Palm hay Nokia S60 đi trước. Đến ngày hôm nay thì iPhone đã ra đời được 7 năm, và với riêng những tác vụ đơn giản thì cả iPhone lẫn Android đều đã được hoàn thiện đến hết mức có thể rồi.
Bạn hãy thử đặt mình vào 2 tình huống sau đây để kiểm nghiệm lời nói của tôi: 1, Bạn phải hướng dẫn bố mẹ mình đặt đường tắt ứng dụng từ Program Files lên desktop của Windows XP và 2, Bạn phải hướng dẫn bố mẹ mình đặt đường tắt ứng dụng lên màn hình Home của Android đã chỉnh sang tiếng Việt. Theo bạn tình huống nào dễ dàng hơn?
Nói tóm lại, tất cả những gì tôi muốn nói ở trên là những người đã có tuổi thì vẫn có đủ trí lực để sử dụng smartphone một cách dễ dàng, và rằng chiếc smartphone ngày nay đã đủ hoàn thiện để mang lại một trải nghiệm rất dễ tiếp cận cho cha mẹ bạn. Sau khi chứng kiến bố tôi làm được những điều như copy nhạc từ iTunes trên máy tính vào iPod một cách rành rọt hay tự đăng ảnh lên face thì tôi đã hoàn toàn tin vào năng lực sử dụng công nghệ của người già. Nếu bạn cho rằng cha mẹ bạn không thể sử dụng smartphone được thì bạn thật sự cần phải suy nghĩ lại, rằng những gì mà chiếc smartphone có thể mang lại cho người già cuối cùng thì có khó như những gì mà bạn (và họ) tưởng hay không?
Nhưng, bạn có thể vẫn đưa ra quan điểm phản bác rằng "Mỗi lần tôi định hướng dẫn cha mẹ tôi thì cha mẹ lại gạt đi và nói 'Thôi mua cho tao cái điện thoại cũ cũng được'. Vậy nên tôi cũng nghĩ mua smartphone về rồi vứt xó cha mẹ cũng chẳng dùng, thôi chẳng mua nữa".
Đừng lo, trong phần tiếp theo tôi sẽ bày cho bạn cách để thuyết phục ba mẹ mình lên đời điện thoại thông minh.
" alt="Gạt bỏ suy nghĩ sai lầm khi mua smartphone cho người già"/>Nhận định, soi kèo Western Sydney vs Auckland FC, 13h00 ngày 26/1: Đánh chiếm ngôi đầu
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm (đầu tiên bên trái) tại buổi làm việc với TGĐ Ericsson Việt Nam Jan Wassenius (thứ 2 từ phải sang). |
Chiều nay, 18/7, Thứ trưởng Phan Tâm đã có cuộc làm việc với TGĐ Ericsson Việt Nam và Myanmar Jan Wassenius.
Việt Nam đang chuẩn bị cấp phép 4G chính thức cho các nhà mạng trong nước, với thời điểm dự kiến mới nhất có thể rơi vào cuối quý 3/2016. Việc hoàn thiện chính sách, quy định cấp phép 4G, vì thế, đang bước vào giai đoạn nước rút.
Để đảm bảo cho việc cấp phép 4G diễn ra thuận lợi, hiệu quả, đồng thời đảm bảo cho thị trường viễn thông cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh sau khi cấp phép, Bộ TT&TT đã rất tích cực tham vấn kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển, cũng như đề xuất, tư vấn của các chuyên gia quốc tế, đặc biệt là các doanh nghiệp viễn thông đa quốc gia lớn. Cuộc trao đổi với đoàn chuyên gia đến từ Ericsson (Thụy Điển) chiều nay cũng nằm trong chuỗi hoạt động tham vấn này.
Tại cuộc gặp, ông Jan Wassenius đã chia sẻ với Thứ trưởng Phan Tâm cùng đại diện các Cục Viễn thông, Cục Tần số, Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ TT&TT) nhiều vấn đề mang ý nghĩa then chốt khi triển khai cấp phép 4G cho các doanh nghiệp viễn thông. Đại diện Ericsson cho biết quy định thay đổi tùy theo tình hình cụ thể của từng nước, nhưng nhìn chung, quan điểm của các nước châu Âu về việc tạo lập một thị trường viễn thông bình đẳng là tương đối giống nhau. Đặc biệt, mỗi nước khi cấp phép đều cố gắng bổ sung thêm một số quy định, ràng buộc trách nhiệm đối với doanh nghiệp để tăng hiệu lực cho quản lý nhà nước.
Khi cấp phép, thường thì cơ quan quản lý sẽ quan tâm đến hiệu quả của đầu tư hạ tầng. Theo đó, mạng 4G LTE được đánh giá là hiệu quả về mặt chi phí hơn so với 3G, song mô hình khai thác tối ưu nhất tại thời điểm hiện nay vẫn là kết hợp cả 3G và 4G. Dù vậy, ông Wassenius nhấn mạnh rằng, lựa chọn phương án triển khai 4G cụ thể như thế nào là việc mà các doanh nghiệp cần tự quyết định dựa trên tình hình mạng lưới thực tế và tính toán bài toán kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, Việt Nam có thể tham khảo yêu cầu về vùng phủ khi cấp phép, chẳng hạn như một số nước sẽ yêu cầu sau bao nhiêu năm triển khai, vùng phủ của doanh nghiệp di động phải đạt được đến quy mô như thế nào (vùng phủ địa lý), hoặc phải đảm bảo phủ sóng đến một tỷ lệ dân số nhất định (vùng phủ dân số). Yêu cầu này nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp đầu tư co cụm, chồng chéo nhau ở những thành phố lớn, khu vực đông dân cư mà không chịu mở rộng quy mô phủ sóng sang các khu vực xa hơn, hẻo lánh hơn... Việc cơ quan quản lý đưa ra những ràng buộc về vùng phủ khi cấp phép cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng người dân ở các nơi sẽ có quyền thụ hưởng dịch vụ một cách bình đẳng.
Một vấn đề nữa cũng được các chuyên gia đến từ Thụy Điển đặc biệt lưu ý các nhà hoạch định chính sách Việt Nam là chính sách bảo vệ người dùng cuối như thế nào. Cụ thể, chất lượng dịch vụ luôn liên quan đến cam kết của nhà mạng với khách hàng.
"Đôi khi nhà mạng hứa với khách hàng tốc độ "lên tới xyz mbps", nhưng thực tế thì họ không hàm ý như vậy. Một số nước có chế tài xử phạt rất nặng khi nhà mạng hứa hẹn nhiều nhưng không làm được, chẳng hạn như Singapore. Họ quan niệm đó là cách để bảo vệ người dùng", ông Wassenius cho biết.
Tuy vậy, một vấn đề có ý nghĩa then chốt trong việc quản lý chất lượng dịch vụ chính là phương thức đo kiểm. Thường thì cảm nhận của người dùng với các chỉ tiêu đo kiểm chất lượng của nhà mạng và trị số đo kiểm của cơ quan quản lý không đồng nhất với nhau. Làm thế nào để tìm được một cách thức dung hòa nhất giữa ba hệ chỉ tiêu này cũng là một vấn đề mà Việt Nam cần lưu tâm trong quá trình xây dựng chính sách 4G, đại diện Ericsson khuyến nghị.
Ngoài ra, một mô hình kinh doanh 4G cũng được nhiều nước áp dụng là dùng chung mạng lưới. Đó có thể là dùng chung băng tần hoặc dùng chung hạ tầng, cũng có thể là một nhà mạng lớn đầu tư hạ tầng mạng lưới, sau đó "bán sỉ" hạ tầng này cho các nhà mạng nhỏ hơn cùng khai thác. Cách tiếp cận này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí khi triển khai mà còn có lợi hơn cho các mạng nhỏ, nhưng ngược lại, nó cũng đòi hỏi các cơ chế kiểm soát về giá "bán sỉ" rất chặt chẽ để đảm bảo công bằng, bình đẳng cho các nhà mạng "đi mua" hạ tầng mạng lưới, tránh tình trạng họ bị ép giá, chèn ép.
Thứ trưởng Phan Tâm đánh giá cao những chia sẻ, khuyến nghị từ phía Ericsson, đồng thời bày tỏ sự quan tâm đến một số vấn đề thuộc về cách thức triển khai như nếu đưa ra các yêu cầu nói trên khi cấp phép, cơ quan quản lý cần thiết chế nào để theo dõi, giám sát các nhà mạng thực thi yêu cầu trong thực tế? Có nên quy định cứng về mức độ phủ sóng ngoài trời (outdoor) và indoor (trong nhà) hay không. Ông cho biết Bộ TT&TT đặc biệt quan tâm đến thị trường "bán sỉ" hạ tầng vì nó sẽ tác động rất lớn đến thị trường "bán lẻ". Việc ban hành một khung giá cước để quản lý các doanh nghiệp về mặt kinh tế, trong đó quy định rõ giá sàn (giá thấp nhất) để đảm bảo doanh nghiệp luôn có được lợi nhuận để tái đầu tư mạng lưới, cũng như các mạng nhỏ, vào sau cũng có thể có lãi. Nội dung này có thể sẽ được tổ chức thành một Hội thảo chuyên đề riêng trong thời gian tới để tham vấn nhiều chuyên gia viễn thông và quản lý viễn thông quốc tế hơn nữa.
Trước đó, tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 của Bộ TT&TT chiều 12/7, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã đề nghị các nhà mạng trong nước hoàn thiện sớm hồ sơ cấp phép. Sau khi doanh nghiệp báo cáo kết quả thử nghiệm 4G, Bộ sẽ phải phối hợp với doanh nghiệp đánh giá các yếu tố như chất lượng thực tế, mức độ can nhiễu.... Sau đó, Bộ sẽ tiến hành xử lý hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp.
"Trước đây Chính phủ yêu cầu Bộ cấp phép trong năm 2016, nay thì nhà mạng làm càng nhanh, chúng tôi sẽ cấp sớm. Có thể cuối tháng 9, đầu tháng 10 sẽ cấp phép miễn là đảm bảo cạnh tranh công bằng, bình đẳng, lành mạnh giữa các nhà mạng", ông nói.
Tính đến thời điểm này, cả ba nhà mạng lớn là Viettel, VNPT và MobiFone đều đã triển khai thử nghiệm cung cấp dịch vụ. Sau các tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu hay Kiên Giang thì cuối cùng, người dân Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM đã có thể đổi SIM 4G để sử dụng thử dịch vụ 4G với các gói cước cụ thể.
Trọng Cầm
Theo chính quyền địa phương, buôn lậu điện thoại thông minh là một vấn đề lớn ở Iran. Một báo cáo gần đây của Thông tấn xã Tasnim cho biết Iran có khoảng 40 triệu người sử dụng điện thoại thông minh và phần nhiều trong số này được nhập khẩu bất hợp pháp bởi những kẻ buôn lậu.
Trong một nỗ lực để ngăn chặn việc sử dụng điện thoại nhập lậu trong nước, Iran sẽ sớm ra mắt một dự luật đòi hỏi tất cả các điện thoại di động phải được đăng ký với cơ sở dữ liệu truyền thông của Chính phủ.
" alt="Một quốc gia tuyên bố sẽ tịch thu toàn bộ iPhone"/>Từ sau "hiện tượng 292" (Điều 292 của Bộ Luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam - PV), đang có một phong trào chuyển công ty sang đăng ký tại Singapore với hàng ngàn lý do về sự thuận lợi của môi trường kinh doanh, vốn đầu tư... bất chấp vô số sự phản đối từ người dân nước họ.
Là một người đã làm startups, đầu tư cho startups và đã exit (thoái vốn) được startups, tôi nghĩ các bạn đang sai lầm, rất sai lầm. Đa phần các bạn đều nghĩ rất đơn giản là chúng ta vẫn giữ nguyên operations (hoạt động - PV) và thị trường ở Việt Nam, chỉ chuyển đăng ký qua Singapore vì thủ tục dễ dàng, môi trường kinh doanh thuận lợi... Tuy nhiên, các bạn đang bỏ qua 2 vấn đề cực lớn liên quan mật thiết tới startup của mình. Đó là "kêu gọi vốn" và "thoái vốn". Hôm nay, tôi xin trình bày ý kiến cá nhân về diễn biến thị trường trong tương lai gần để các bạn tham khảo:
Đầu tiên, hãy đừng ảo tưởng là thành lập công ty ở Singapore thì bạn sẽ tiếp cận được nhiều nguồn vốn đầu tư hơn. Nếu các bạn "good enough"(đủ tốt - PV) thì dù các bạn ở Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẵn sàng xuống tiền. Thành lập công ty ở Singapore không phải là một “thế mạnh" so với các startups khác, càng không phải là yếu tố quyết định để bạn nhận được tiền đầu tư.
Bên cạnh đó, các bạn đang tự loại mình ra khỏi một nguồn vốn đầu tư dồi dào từ chính các nhà đầu tư nội địa Việt Nam. Tại sao? Tại vì họ không được phép đầu tư ra nước ngoài (các bạn phàn nàn về thủ tục xin giấy phép trong nước, hãy ngó qua thủ tục xin đầu tư ra nước ngoài xem sao). Với một loạt chính sách sắp ra đời liên quan đến thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm, có thể chỉ đến cuối năm chúng ta sẽ thấy một "phong trào" thành lập quỹ, người người thành lập quỹ, nhà nhà thành lập quỹ. Người Việt mình làm cái gì cũng phong trào nên dự là phong trào lần này còn khiếp hơn các lần trước.
Và tất nhiên, phần thưởng sẽ dành cho người ở lại.
" alt="CEO SeeSpace: “Tại sao chuyển startup sang Singapore không có lợi!”"/>CEO SeeSpace: “Tại sao chuyển startup sang Singapore không có lợi!”