Soi kèo phạt góc Getafe vs Valencia, 3h ngày 21/2
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Santos Laguna vs Club America, 08h05 ngày 26/1: Khách vẫn làm chủ -
Tiết lộ bất ngờ của Trấn Thành ở 'Người ấy là ai'Ban cố vấn tập 9 gồm có Châu Bùi, Võ Tấn Phát, Anh Tú và Khả Như. Trong vòng đầu tiên, Mỹ Tuyết tạm biệt Thanh Trần vì chưa cùng tần số. Thanh Trần sau đó công khai thuộc nhóm LGBT và đến chương trình cùng người yêu.
Ở vòng 2, Mỹ Tuyết tiếp tục chia tay Somath vì nghĩ anh thuộc nhóm LGBT và hiện đã có chủ. Đúng như dự đoán, Somath và người yêu cho biết sống chung được 16 năm và là thanh xuân của nhau.
Cả hai còn khiến ban cố vấn đồng cảm về quan điểm nhận con nuôi.
MC Trấn Thành cho rằng đó là một câu chuyện nhân văn. Bản thân anh và vợ cũng từng có dự định nhận con nuôi nếu bà xã Hari Won không thể sinh con được.
Đến vòng cuối, các cố vấn chọn Nhật Nam. Mỹ Tuyết cũng quyết định trao hoa cho Nhật Nam vì thấy anh rất chân thành và để mắt đến cô ngay từ đầu chương trình.
Trong khi đó, Hoàng Anh lộ diện đầu tiên với màu đỏ đồng nghĩa với 'đã có chủ'. Anh và vợ chia sẻ về những câu chuyện đẹp trong tình yêu và gửi lời chúc đến nữ chính. Jimmy Trương cũng khiến nữ chính bất ngờ vì đã có chủ.
Nhật Nam lộ diện cuối cùng và là chàng trai độc thân duy nhất của tập 9. Anh ấn tượng với Mỹ Tuyết ngay từ khi chạm mặt. Anh thừa nhận lo sợ mọi người nghĩ rằng mình đã có chủ nên liên tục ra tín hiệu trong lúc ban cố vấn bình luận.
Phước Sáng
Chưa từng yêu, Phương Mỹ Chi có 'lạc quẻ' khi làm cố vấn ‘Người ấy là ai’?Xuất hiện trong tập 8 ‘Người ấy là ai’, Phương Mỹ Chi khiến khán giả thắc mắc khi ngồi vị trí cố vấn tình cảm."> -
Con trai ngoài 30 tuổi chưa có bạn gái, mẹ đưa đi khám tâm thầnVừa qua, anh Vương cùng mẹ đến Bệnh viện tâm thần tỉnh Hà Nam. Tại đây, bác sĩ khẳng định anh không có bất kỳ vấn đề gì về thể chất hay tâm lý, nhưng bà mẹ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần khi liên tục thúc ép con trai lấy vợ.
Chia sẻ với truyền thông, anh Vương cho biết, anh đã sống và làm việc tại Bắc Kinh hơn 10 năm. Trước đây anh là diễn viên và hiện là huấn luyện viên quần vợt.
"Tôi không phải người bài xích hôn nhân. Chỉ là tôi rất bận và chưa gặp được đúng người. Mẹ tôi không thể ngủ vì tôi chưa cưới vợ. Điều đó làm tôi rất buồn", Vương nói. Đồng thời, anh cũng cho biết chấp nhận đồng hành với "niềm đam mê bệnh viện" kỳ lạ của mẹ để trấn an bà.
Người trẻ Trung Quốc 'trôi dạt' vào cuộc sống độc thân
Một phân tích điều tra dân số gần đây của Trung Quốc cho thấy tỷ lệ độc thân giữa nam và nữ tại quốc gia này hoàn toàn đối lập, khi xét về yếu tố học vấn và nơi ở.
Đơn cử những người độc thân trong độ tuổi 35 đến 49. Tỷ lệ nam giới chưa kết hôn cao nhất ở nhóm có trình độ tiểu học trở xuống, trong khi nữ giới độc thân lại chủ yếu là những người có trình độ học vấn sau đại học. Nói dễ hiểu hơn, đàn ông học vấn càng thấp và nữ giới học càng cao rất khó kết hôn.
Tiến sĩ Zheng Yexin, nhà nhân khẩu học tại Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết sự mất cân bằng giới tính đã dẫn đến tình trạng kết hôn thấp vì nhiều người không thể tìm bạn đời, ngay cả khi họ muốn kết hôn. Trong số những người ở nông thôn từ 20 tuổi đến 49 tuổi có trình độ tiểu học trở xuống, thống kê cho thấy tỷ lệ nam giới chưa kết hôn cao hơn nữ 4,75 lần. Ngược lại, ở thành thị với người có bằng cử nhân trở lên, tỷ lệ này là 0,97 - tức số nữ chưa kết hôn cao hơn nam.
"Tất nhiên không phải tất cả những người độc thân đều là sản phẩm của hoàn cảnh", tiến sĩ Zheng nói. Bà cho biết nhiều người chọn độc thân sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các lựa chọn cá nhân. Như với phụ nữ, sự bất bình đẳng giới tiềm ẩn trong gia đình, nơi làm việc và xã hội khiến họ coi kết hôn sớm là rủi ro. Những người này nảy sinh tâm lý trì hoãn hoặc tránh xa việc lập gia đình. Chưa kể, những người trẻ giỏi giang, giàu có sẵn sàng theo đuổi cuộc sống độc thân trọn đời.
Trong nghiên cứu về những người độc thân tại Mỹ của nhà xã hội học Eric Klinenberg nhấn mạnh việc sống độc thân không có nghĩa là ích kỷ, vô trách nhiệm hoặc thiếu gắn kết với đời sống cộng đồng. Thay vì lo lắng về những thanh niên chưa lập gia đình, không ổn định, chuyên gia kêu gọi toàn xã hội suy nghĩ lại về ý nghĩa của xu hướng này đối với đời sống xã hội.
Ngoài nhóm chủ động độc thân, tiến sĩ Zheng nhận thấy một lượng lớn thanh niên Trung Quốc có thái độ cởi mở với hôn nhân, nhưng chưa tìm được bạn đời. Nguyên nhân là bởi các chuẩn mực cố hữu về tầm quan trọng của việc mua nhà, có ôtô trước khi kết hôn hoặc yêu cầu tìm người bạn đời phù hợp về kinh tế. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh của thị trường việc làm, tình trạng liên tục làm thêm giờ cũng phân tán thời gian và sức lực, khiến giới trẻ ngày càng khó hẹn hò, yêu đương và xây dựng gia đình.
Hiện số thanh niên độc thân ngày càng tăng, nhưng hôn nhân vẫn là lựa chọn quan trọng với đại đa số người Trung Quốc.
Với vấn đề này, các chuyên gia nhận định Trung Quốc không hoàn toàn giống với các quốc gia bài xích kết hôn. Thay vào đó, xu hướng này gần giống với Nhật Bản, nơi các học giả như James Raymo, Fumiya Uchikoshi và Shohei Yoda phát hiện người độc thân vẫn là thiểu số và việc sống một mình thường là sản phẩm của hoàn cảnh thay vì lựa chọn cá nhân. Hiện tượng này được các chuyên gia gọi là "trôi dạt vào cuộc sống độc thân".
Theo GĐ&XH
Nhan sắc tỷ phú độc thân được ví như phiên bản nữ của Warren Buffett
TRUNG QUỐC - Nữ tỷ phú Lý Dĩnh có trong tay mọi thứ từ tiền tài cho tới ngoại hình xinh đẹp, nhưng cho tới nay cô vẫn độc thân."> -
Phương là một trong những lao động xuất khẩu Hàn Quốc "đời đầu". Nhờ chăm chỉ tăng ca và với tỷ giá won chênh lệch so với đồng Việt Nam lúc đó, Phương có trong tay gần một tỷ đồng sau 4 năm 10 tháng ở Hàn. Cậu dọn lại mảnh vườn của cha, mua xe bán tải, mở một trang trại bò vào năm 2015. Nhưng sau vài tháng, gặp dịch bệnh, bò phần lớn bị chết, số còn lại cũng dặt dẹo, cậu phải bán luôn chiếc xe để trả nợ. Mất trắng công sức tích cóp nơi xứ người, Phương loay hoay tìm việc. Chông chênh hồi hương4-5 năm tiếp theo, Phương phụ vợ bán vải ngoài chợ huyện nhưng không khấm khá lên được. Đôi lần cậu định đăng ký xuất khẩu lao động theo dạng nông nghiệp thời vụ (visa C4) do tỉnh Đồng Tháp ký kết với huyện Cheorwon và Yeoncheon, Hàn Quốc. Song suy đi tính lại, Phương chọn mang cả vợ con ra đảo. Không chỉ gia đình Phương mà em vợ của cậu là Quang (từng đi xuất khẩu Hàn Quốc về) cũng tính theo chân anh chị ra Phú Quốc làm nghề mua bán kiểng công trình cho các dự án xây dựng tại thành phố đảo.
Thống kê của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố đầu năm 2022 cho biết, Việt Nam có khoảng 500.000 lao động hợp pháp, đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Con số này sẽ còn tăng mạnh. Năm nay, tính riêng thị trường Hàn Quốc, số người đăng ký đi xuất khẩu tăng đột biến. Kỳ thi tuyển lao động đi làm tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS, diễn ra từ 8/5 đến 10/6, chỉ chọn 12.000 người, song số đăng ký lên tới gần 23.500, cao nhất trong 10 năm qua.
Mức tăng kỷ lục này có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân. Sau dịch, thị trường trong nước thiếu việc làm vì doanh nghiệp phá sản hoặc khan hiếm đơn hàng. Trong khi Hàn Quốc là điểm đến quen thuộc, đã mở rộng cửa với nhân lực Việt Nam gần 20 năm nay. Hàn Quốc yêu cầu không quá khắt khe so với những thị trường lao động khác, lại có chính sách gia hạn đến 10 năm cho lao động trung thành, hoặc chuyển đổi visa từ E9 (lao động phổ thông không tay nghề) thành visa E7 (được bảo lãnh gia đình) dành cho lao động tay nghề cao.
Không ít người lường được thách thức mình sẽ phải đối mặt nơi xa xứ, nhưng trước bài toán kinh tế của gia đình, họ vẫn phải chọn con đường xuất khẩu lao động.
Mỗi năm Việt Nam đưa khoảng 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, nguồn kiều hối gửi về trị giá hơn 3 tỷ USD, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho các gia đình và có đóng góp nhất định cho nền kinh tế. Nhưng một thách thức lớn họ phải đối mặt là tìm kiếm một công việc ổn định lâu dài hậu hồi hương. Phần lớn địa phương chỉ mới quan tâm đến chuyện xuất khẩu nhân lực, chứ chưa có kế hoạch và các chế độ hỗ trợ, tạo việc làm cho người lao động trở về.
Giải pháp thường thấy là các phiên giao dịch việc làm. Tuy nhiên, nhiều nhà tổ chức thừa nhận, họ khó tìm được điểm gắn kết giữa việc và người, cung không gặp được cầu do vênh nhau về đòi đòi mức lương, tay nghề... Nhiều lao động hồi hương khó chấp nhận mức lương ở quê nhà, so sánh với thu nhập họ từng nhận được khi làm việc xa xứ. Trong khi chủ doanh nghiệp cũng không muốn tuyển những lao động hầu như không có tay nghề. Loanh quanh, luẩn quẩn một thời gian, không ít người lại đi xuất khẩu lần nữa. Một vòng quay sinh kế thiếu bền vững cứ thế tái diễn.
Người lao động chưa được hướng nghiệp rõ ràng và đầy đủ trước và sau khi đi xuất khẩu. Thực tế, "cái đã làm, đã học" với họ không phải là một nghề thực thụ nên khó mà ứng dụng vào thực tế để trở thành sinh kế bền vững. Thứ họ mang về chỉ là một số vốn, mà nếu chẳng may phá sản như Phương, họ sẽ trắng tay lại từ đầu.
Vì vậy, điều quan trọng là đưa ra định hướng cụ thể và chi tiết hơn cho một quy trình đi và về của người lao động. Đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho nhóm đối tượng này là điều cần thiết nhưng phải tránh cách tổ chức chỉ để cho đủ chứng chỉ, nhằm hợp thức hóa hồ sơ trước đơn vị tuyển dụng xuất khẩu, như nhiều địa phương đang làm. Người lao động phải được đào tạo thực để có tay nghề trước và sau khi trở về. Các địa phương cũng cần gắn kết với phía tiếp nhận, đảm bảo chọn lao động theo đúng nghề đã đào tạo để họ được trau dồi chuyên môn và ứng dụng vào thực tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
Mặt khác, tôi cho rằng chỉ chú trọng giới thiệu công việc cho lao động hồi hương ở những khu công nghiệp qua các phiên chợ như hiện nay là chưa hiệu quả. Để giải quyết nguồn lao động di dân, chính phủ đang hướng đến cân bằng lại nguồn lực giữa đô thị và nông thôn bằng các chương trình khuyến khích quy nông, quy thôn, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, cần tính luôn bài toán bổ sung lao động hồi hương vào khu vực này. Nhìn vào mức đóng góp 10-15% vào tổng GDP của ngành nông nghiệp Việt Nam, tôi tin rằng nông thôn không thiếu việc.
Năm 1963, Chính phủ Hàn Quốc tuyển dụng 5.000 thợ mỏ và 2.000 y tá đi xuất khẩu lao động sang Đức trong ba năm. Số người dự tuyển lên tới 47.000. Tất cả họ đều làm việc trong điều kiện cực nhọc, vất vả. Nhưng nguồn ngoại tệ họ gửi về đã đóng góp quan trọng trong việc cải thiện cuộc sống các gia đình. Sau khi số lao động này hồi hương, nhờ có tay nghề, họ sớm tìm được việc làm ở các Làng mới Saemaul-undong, mô hình thuộc phong trào tái thiết, xây dựng Nông thôn mới của Hàn Quốc. Ngày nay, người Hàn xem những người đi xuất khẩu lao động là một phần lịch sử phát triển của đất nước họ.
Tôi nghĩ những lao động xuất khẩu của Việt Nam cũng là một phần quan trọng để phát triển đất nước, và họ đáng được hưởng những chính sách hỗ trợ thiết thực khi trở về.
Nguyễn Nam Cường
">