当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Atlas với Pumas UNAM, 10h00 ngày 15/2: Thay đổi lịch sử 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Bologna vs Como, 2h45 ngày 2/2: Ưu thế sân nhà
"Ở Mỹ, nhiều định kiến bủa vây nhà nữ quyền. Không ít người coi các nhà nữ quyền là ích kỷ, thiếu suy xét, chống việc lập gia đình và không muốn ở nhà nuôi dạy con cái".
"Phản xã hội, kém hấp dẫn, không được yêu thương, mất việc là những gì người Hàn nghĩ về nhà hoạt động nữ quyền".
"Tại Bồ Đào Nha, người ta sẽ nói: 'Bạn bất mãn về điều gì? Mọi thứ tốt hơn bao giờ hết' với nhà nữ quyền".
Đó chỉ là một vài trong số hàng nghìn phần trả lời cho câu hỏi: Trở thành một "nhà nữ quyền" ở đất nước của bạn có nghĩa là gì? được đài NPRđặt ra cho khán giả trên khắp thế giới của họ.
Theo Oxford Dictionary, chủ nghĩa nữ quyền là niềm tin, mục tiêu rằng phụ nữ phải có các quyền và cơ hội như nam giới và những cuộc đấu tranh để đạt được mục tiêu này.
Dù được coi là truyền cảm hứng cho mọi người nhìn nhận, hành động và tin tưởng vào phụ nữ, mở ra các phong trào góp phần thay đổi lịch sử, đây vẫn bị coi là một đặc quyền ảo tưởng, phi thực tế ở một số nơi trên thế giới.
Hiều sai về chủ nghĩa nữ quyền, nhiều người có cái nhìn ác cảm với các nhà hoạt động nữ quyền. Ảnh: NPR. |
Nhiều người đưa ra lập luận rằng phụ nữ và nam giới ngay từ khi sinh ra đã không giống nhau (về thể chất chẳng hạn) nên không thể đòi hỏi bình đẳng.
Thế nhưng, “giống nhau” không có nghĩa là “bình đẳng”. Cốt lõi của chủ nghĩa nữ quyền là về bình đẳng nam nữ, không phải sự giống hay khác nhau.
Theo Kathy Caprino, tác giả cuốn sách The most powerful you: 7 brave paths to building the career of your dreams, ngày càng có nhiều phong trào, cuộc đấu tranh được gắn mác nữ quyền, nhưng cùng với đó, ác cảm, thậm chí là sự thù ghét với chủ nghĩa này cũng gia tăng.
Khi nhiều người, trong đó có cả phụ nữ, còn không hiểu nữ quyền thực sự là gì để đồng tình với nó, sợi dây định kiến vẫn ràng buộc nữ giới trên khắp mọi nơi.
Làn sóng nữ quyền thứ tư
Ngày 22/1/2017, một ngày sau lễ nhậm chức của cựu Tổng thống Donald Trump, hàng triệu phụ nữ đã tuần hành trên hàng chục quốc gia để đòi quyền bình đẳng.
Cuộc tuần hành của phụ nữ được tổ chức để phản ứng lại thái độ của ông Trump đối với nữ giới trong suốt chiến dịch tranh cử, từ lập trường chống lại quyền sinh sản cho đến lời đe dọa bỏ tù những phụ nữ phá thai.
Phong trào giải phóng phụ nữ ở Washington, D.C. ngày 26/8/1970. Ảnh: Getty. |
Sự kiện này đã trở thành tâm điểm của cái gọi là làn sóng nữ quyền thứ tư, tiếp nối từ những làn sóng trước đó bắt đầu bằng cuộc đấu tranh giành quyền bầu cử vào cuối thế kỷ 19, chuyển qua các phong trào giải phóng của những năm 1960 và tiếp đến là các cuộc tranh luận xung quanh văn hóa đại chúng và lý thuyết giới trong những năm 1980.
Khác với các làn sóng trước đây, làn sóng nữ quyền thứ tư trong thế kỷ 21 đã chuyển trọng tâm từ bình đẳng pháp lý sang một loại phân biệt đối xử khó định lượng và khó đấu tranh hơn, theo Tạp chí Prospect.
Ví dụ, các số liệu gần đây do BBCcông bố cho thấy khoảng cách lương đáng kể giữa các nhà báo nam và nữ làm cùng một công việc.
40 năm luật trả lương bình đẳng đã không tạo ra kết quả như mong muốn ở Anh. Năm 2017, vẫn chưa có một quốc gia nào trên thế giới mà phụ nữ kiếm được nhiều tiền như nam giới.
Có nhiều lý do cho việc này. Các nhà bình luận thường đổ lỗi cho phụ nữ, chỉ ra rằng họ có xu hướng theo đuổi những công việc được trả lương thấp hơn trong các lĩnh vực như dạy học và chăm sóc, trong khi nam giới có nhiều khả năng chọn những công việc được trả lương cao trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh.
Tiếp đó là thách thức đối với việc chăm sóc trẻ em: dữ liệu cho thấy khoảng cách lương giữa hai giới tăng lên đáng kể sau khi phụ nữ bắt đầu có con, vì họ phải chịu đựng những thất bại của thời gian nghỉ thai sản (không có chế độ nghỉ phép chung ở Anh cho đến năm 2015) và loay hoay để cân bằng sự nghiệp với công việc nội trợ.
Phong trào nữ quyền phát triển trên khắp thế giới trong những năm gần đây. Ảnh: REDUX. |
Bình đẳng trên thực tế
Một nguyên nhân khác cơ bản nhưng khó nhận thấy hơn, đó là sự thiên vị ngầm - những định kiến giới còn sót lại ảnh hưởng đến cách phụ nữ được nhìn nhận và đối xử, khiến họ không thể cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng với nam giới.
Các nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng cùng một người nộp đơn xin việc với cùng một CV sẽ ít có khả năng được nhận việc nếu họ có tên khá nữ tính.
Tại Trung Quốc, phụ nữ đi xin việc luôn gặp phải những câu hỏi về việc kết hôn, sinh con, thậm chí bị bắt thử thai, trong khi điều đó không xảy ra với nam giới.
Như Iris Bohnet, giám đốc Chương trình Chính sách Công và Phụ nữ tại Trường Harvard Kennedy, từng viết trong What Works: Gender Equality by Design(2016), thành kiến vô thức như vậy ảnh hưởng đến phụ nữ ở tất cả thời điểm trong sự nghiệp của họ.
Nữ quyền phát triển nhưng phụ nữ vẫn bị ràng buộc bởi định kiến. Ảnh: Harper's Bazaar. |
Trả lương bình đẳng chỉ là một ví dụ. Từ mức độ bạo lực gia đình và tình dục mà 1/3 phụ nữ châu Âu phải trải qua, đến những áp lực đè nặng về tiêu chuẩn sắc đẹp và cả thói quen nói chuyện của đàn ông đối với phụ nữ, một thế hệ phụ nữ trẻ đang nhận ra rằng bình đẳng trong pháp luật không được chuyển hóa thành bình đẳng trên thực tế.
Hàng trăm phụ nữ từ hàng chục quốc gia đã kể về những trải nghiệm thực tế của họ trong cuốn sách Everyday Sexism (2014) của tác giả Laura Bates.
“Lúc đầu tôi nghĩ nếu may mắn tôi sẽ thu thập được khoảng 100 câu chuyện, nhưng không, mọi thứ lan rộng như cháy rừng. Một nhà tư vấn tiếp thị bị tấn công tình dục bởi các đồng nghiệp nam. Một nữ sinh và một góa phụ cho biết đã bị quấy rầy vì quan hệ tình dục. Một DJ giải thích việc bị quấy rối liên tục đã khiến cô ấy sợ hãi công việc mà mình từng yêu thích như thế nào”, Bates nói.
Theo nhà báo Jessica Abrahams, người chuyên tìm hiểu về các vấn đề về giới và quốc tế, mặc dù phong trào nữ quyền đã phải mất hàng thế kỷ vận động để thay đổi luật, bây giờ có vẻ như mọi thứ cũng chỉ dừng lại trên giấy tờ.
Các vấn đề xã hội, văn hóa và tâm lý mà làn sóng nữ quyền thứ tư đang hướng tới phức tạp và khó nắm bắt hơn rất nhiều.
"Dường như càng đấu tranh, chúng ta càng nhận thấy việc giành quyền cho phái nữ và phong trào bình đẳng giới càng gặp khó khăn. Cùng lúc đó, phụ nữ càng bị ràng buộc bởi nhiều định kiến, ràng buộc bởi nhiều quy tắc xã hội", bà kết luận.
Theo Zing
Nhiều năm qua, bà trở thành niềm tin, chỗ dựa, lá chắn sống của trẻ em bị xâm hại. 65 tuổi, bà vẫn đi lại như con thoi giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận để bảo vệ trẻ em.
" alt="Nghịch lý nữ quyền"/>Viết nhật ký
Viết là cách tuyệt vời để mở rộng tất cả cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Nhật ký là nơi an toàn để bạn thể hiện sự tức giận, buồn bã, thất vọng và sợ hãi của mình. Viết ra tất cả mọi thứ sẽ giúp bạn trút bỏ nỗi lòng trong cuộc sống.
Tập thể dục
Kéo căng các bó cơ và tăng cường sức mạnh cho tim sẽ giúp bạn biết cơ thể đang muốn nói với bạn điều gì.
Cơ thể của bạn có thể cho bạn biết những gì bạn đang trải qua. Cơ thể ít có khả năng nói dối hơn so với suy nghĩ hoặc cảm xúc của bạn. Hãy tìm một bài tập mà bạn yêu thích, chẳng hạn như yoga, đi bộ, chạy, quần vợt hoặc bất cứ điều gì, miễn là bạn thích.
Ưu tiên chăm sóc bản thân
Hãy dành thời gian cho chính mình, đọc một cuốn sách hay, xem một bộ phim bạn thích, đi mát-xa, nghe nhạc và nấu cho mình những bữa ăn thật ngon, thật lành mạnh.
Chia sẻ bữa ăn với bạn bè, dù ở nhà hay ở nhà hàng, sẽ khiến bạn thấy vui hơn. Bạn cũng có thể ngâm mình trong nước nóng lâu hơn thường ngày một chút.
Nghiên cứu về tính cách con người
Hiểu rõ về các nhóm tính cách con người sẽ giúp bạn bắt nhịp với bản thân khi cảm thấy bế tắc trong các giới hạn của cái tôi cá nhân. Điều này giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình và chỉ ra cho bạn con đường làm lành vết thương sau cuộc hôn nhân tan vỡ.
Tìm kiếm giúp đỡ từ chuyên gia
Nếu bạn tìm đủ cách vẫn không thể thoát ra sự đau khổ và điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn, hãy cân nhắc đến sự hỗ trợ của những người có chuyên môn, nhà tư vấn hôn nhân, nhà tâm lý, họ có thể giúp bạn hiểu tại sao bạn cảm thấy tức giận như vậy và tìm ra cách chữa lành vết thương
Tha thứ cho quá khứ
Hầu hết mọi người dễ hiểu sai về sự tha thứ. Tha thứ là lựa chọn không cho phép trải nghiệm tiêu cực mà bạn đã có với vợ/ chồng cũ của mình ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong tương lai. Tha thứ không có nghĩa là mong đợi bạn nói "tôi ổn với những gì đã xảy ra". Ví dụ như bạn đã từng hứng chịu bạo lực, điều đó không bao giờ được chấp nhận. Nhưng khư khư giữ lấy sự tức giận và thất vọng trong suy nghĩ của mình sẽ đầu độc các mối quan hệ của bạn trong tương lai.
Để vượt qua, cần tình yêu và lòng dũng cảm
Giờ khi cuộc ly hôn đã qua đi, đã đến lúc bạn biến mình thành số 1. Dù sao thì cuộc sống vẫn tiếp diễn và mai lại là một ngày mới, có lý do gì để cảm thấy mình khốn khổ và bế tắc khi luôn còn cơ hội để bắt đầu một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn?
Theo Dân Trí
Cưới nhau hơn 1 năm thì mẹ chồng ra sống chung, từ đó cuộc sống của vợ chồng tôi liên tục xảy ra mâu thuẫn...
" alt="Cách vượt qua cảm xúc tiêu cực sau ly hôn"/>Vùng Bafut ở Tây Bắc Cameroon là một trong 2 khu vực duy nhất ở quốc gia châu Phi này vẫn được cai trị với thủ lĩnh cùng cơ cấu quyền lực truyền thống. Song người đứng đầu bộ lạc này vẫn nằm dưới quyền của chính quyền Cameroon. Những người Bafut từ khu vực hồ Chad đã đến sống ở đây từ khoảng 400 năm trước và xây cung điện cho họ, sau đó được chuyển đến vị trí hiện tại và trở thành điểm tham quan cho nhiều du khách như ngày nay. |
Khi nhắc đến cung điện, ai cũng nghĩ sẽ là công trình lộng lẫy, xa hoa, nhiều phòng, trang trí đồ dát vàng thế nhưng, cung điện của nhà vua bộ lạc này lại gồm những căn nhà thấp, bé và được lợp ngói. |
Cung điện Bafut được bao quanh bởi một khu rừng thiêng ở Tây Bắc Cameroon. Công trình thể hiện được bản sắc văn hóa đồng thời cũng là nơi diễn ra các nghi thức tôn giáo hay nghi lễ đậm chất truyền thống. Có hơn 50 ngôi nhà được xây dựng xung quanh đền Achum - trung tâm tâm linh của người Bafut. Các ngôi nhà cấp 4 được dùng để vua (gọi là Fon) và các bà vợ cùng Hoàng gia sinh sống. |
Các ngôi nhà ở đây được xây dựng lại vào đầu thế kỷ 20 sau một lần xảy ra hỏa hoạn thảm khốc. Đến năm 2007, nhiều mái nhà đã bị dột nát, có phần bị sập và có mái nhà bị dột đe dọa tính toàn vẹn của cấu trúc nhà. Chính vì thế, một dự án cải tạo đã được tiến hành nhằm bảo tồn các công trình. |
Người đứng đầu Bafut là vua Abumbi II có 100 người vợ và 500 người con. Ông là vua thứ 11 của Bafut và lên ngôi sau khi người cha qua đời năm 1968. Khi trở thành người cai trị bộ lạc theo truyền thống, ông cũng thừa kế 72 người vợ của cha. Bản thân vua Abumbi đã kết hôn với 28 người. Tại Cameroon, một người đàn ông lấy nhiều vợ là chuyện bình thường. |
Vua Abumbi II cho biết, những người vợ rất quan trọng với ông. Ông có trách nhiệm bảo tồn văn hóa truyền thống của bộ tộc và vùng đất đang sinh sống. Những hoàng hậu của vua Abumbi II đều được học hành chu đáo và có thể nói nhiều ngôn ngữ. |
Đền Achum là công trình trung tâm của cung điện được làm từ gỗ, tre và lợp tranh ở trên mái. Hiện nay, trong đền còn lưu giữ những vật có giá trị. Đây được xem là một công trình tiêu biểu, ấn tượng về kiến trúc tôn giáo truyền thống. |
Ngày nay, cung điện Bafut là một trong những di sản quan trọng nhất của Cameroon. Trong những năm qua, rất nhiều du khách khi đến Cameroon đã mua tour để tới đây tham quan cung điện đặc biệt này. |
Tại bộ tộc xa xôi sống trong rừng sâu này, một người đàn ông có thể lấy tới 4 bà vợ. Và bộ tộc này không phải lúc nào cũng mở cửa đón khách du lịch tới thăm.
" alt="Cung điện độc đáo toàn nhà cấp 4 của ông vua có 100 vợ và 500 con"/>Cung điện độc đáo toàn nhà cấp 4 của ông vua có 100 vợ và 500 con
Nhận định, soi kèo Osasuna vs Sociedad, 0h30 ngày 3/2: Chủ nhà tự tin
Theo Alfie Kohn, tác giả cuốn sách “The Brighter Side of Human Nature: Altruism and Empathy in Everyday Life” (tạm dịch “Mặt sáng hơn của bản chất con người: Lòng vị tha và sự đồng cảm trong cuộc sống hàng ngày”), nếu bạn đối xử với con mình như thế nó luôn là đứa trẻ không ngoan thì chẳng bao lâu nữa, nó sẽ trở thành như vậy.
Nhưng nếu bạn cho rằng, trẻ muốn giúp đỡ và quan tâm đến nhu cầu của người khác, trẻ sẽ có xu hướng đáp ứng những mong đợi đó.
Làm mẫu cho hành động tích cực
Những gì cha mẹ nói và làm rất quan trọng với trẻ. Bởi vậy, hãy để trẻ nhìn thấy những hành động tử tế của bạn, chẳng hạn như chở một người hành xóm lớn tuổi đến cửa hàng hoặc an ủi một người bạn. Cha mẹ hãy bắt đầu việc làm mẫu này ngay từ hôm nay để trẻ học hỏi.
Đối xử với con bạn một cách tôn trọng
Điều này có thể đơn giản như cách thông báo cho con bạn rằng giờ vui chơi sắp kết thúc. Kohn nói: “Tôi luôn nhăn mặt khi thấy các cha mẹ quyết định rằng đã đến lúc phải rời khỏi sân chơi và đột ngột kéo con đi vì đã đến giờ về nhà. Đó là cách đối xử thiếu tôn trọng với một con người ở bất kỳ tầm tuổi nào”.
Bạn cũng có thể chỉ ra cách giải quyết xung đột thành công qua những trải nghiệm thực tế. Ví dụ, khi ở nhà, bạn có thể nói với con mình như thế này: “Bố mẹ không phải lúc nào cũng đồng ý với nhau, nhưng chúng ta hãy lắng nghe nhau và đối xử với nhau bằng sự tôn trọng thay vì hạ thấp nhau”.
Dạy con chú ý đến biểu cảm của người khác
Đây là bước đầu tiên để trẻ học cách hiểu quan điểm của người khác. Theo Kohn, chúng ta có nhiều khả năng tiếp cận với những người có nhu cầu được giúp đỡ khi chúng ta có thể hình dung thế giới trông như thế nào theo quan điểm của người khác.
Cho con biết rằng bạn coi trọng cách trẻ đối xử với người khác
Ví dụ, trẻ có thể nghĩ rằng thật buồn cười khi thấy ai đó bị nước bắn tung tóe lên người lúc một chiếc ô tô chạy ngang qua vũng nước.
Bạn có thể chỉ ra cho trẻ thấy: “Con nhìn kìa, cô ấy không cười vì những gì đã xảy ra. Nhìn khuôn mặt của cô ấy trông thật buồn bã. Bây giờ, quần áo của cô ấy bẩn và ướt hết rồi”.
Dạy trẻ nhận thức về sự thô lỗ
Chẳng hạn, bạn cùng con đi siêu thị và khi tính tiền, người thu ngân hỏi hay trả lời bằng giọng rất khó chịu, thô lỗ thì nhân lúc này, hãy dạy cho trẻ nhận thức về sự thô lỗ. Bạn có thể nói: “Chà, người thu ngân đó hẳn đã có một ngày thực sự tồi tệ khi nói với chúng ta bằng giọng khó nghe như vậy ở siêu thị.
Con có nghĩ vậy không?” Điều này sẽ dạy con bạn rằng, khi ai đó khó chịu với bạn, bạn không cần phải đáp lại một cách ác ý.
Luôn công nhận lòng tốt của người khác
Hãy để cho con bạn thấy rằng bạn luôn công nhận, cảm ơn khi ai đó làm điều gì đó tốt đẹp. Ví dụ, nếu ai đó giảm tốc độ để cho bạn ra khỏi đoạn đông đúc trong bãi đậu xe, hãy nói “Người lái xe đó thật tốt khi nhường cho mẹ lái xe ra ngoài”.
Tương tự, nếu con bạn đối xử tử tế với ai đó, hãy nhớ ghi nhận và khen ngợi nỗ lực của trẻ.
Nhạy cảm với thông điệp con bạn tiếp thu từ phương tiện truyền thông
Trẻ em có khả năng bắt chước những hành động tử tế mà chúng thấy trong phim và đọc trong sách cũng như dễ bắt chước những hành động không tốt mà chúng xem được.
Vì thế, cha mẹ hãy nhận biết các chương trình và phim ảnh mà con bạn xem và sẵn sàng nói chuyện về những gì mà chúng xem. Ngoài ra, hãy khuyến khích trẻ đọc những cuốn sách tập trung vào sự quan tâm và lòng trắc ẩn.
Đừng để trẻ chế nhạo hay làm tổn thương ai đó
Nếu bạn nghe thấy con mình gọi đứa trẻ khác bằng những cái tên chế nhạo, chê bai thì hãy giải quyết ngay vấn đề này với hai đứa trẻ.
Hãy chỉ ra cho con thấy đứa trẻ bị gọi tên chế nhạo khó chịu như thế nào: “Con có thể nhìn hấy những giọt nước mắt của bạn khi con gọi bạn với cái tên như thế không?”. Điều quan trọng nữa là đảm bảo đứa trẻ được gọi tên không cảm thấy mình là nạn nhân và khuyến khích con bạn xin lỗi.
Hoặc khi trẻ xô xát với bạn để tranh giành, món đồ nào đó, hãy hỏi trẻ: “Nếu con muốn một thứ gì đó, thì còn cách nào khác để con có được nó mà không làm tổn thương người khác không?”.
Tránh tạo sự cạnh tranh trong gia đình
Nếu bạn nói: “Hãy xem ai có thể dọn dẹp nhanh nhất nào” thì có nguy cơ bạn đặt những đứa trẻ là đối thủ của nhau.
Khi bọn trẻ đọ sức với nhau để nỗ lực giành chiến thắng ở bất cứ thứ gì, chúng sẽ học được rằng những người khác là những trở ngại tiềm tàng cho sự thành công của chúng.
Thay vào đó, bạn có thể khuyến khích bọn trẻ làm việc cùng nhau để hoàn thành công việc và khen ngợi về nỗ lực của cả nhóm.
Chỉ cho con cách giúp đỡ người khác
Bạn có thể khuyến khích con mình tặng một món đồ chơi không còn phù hợp với tuổi của chúng nữa cho đứa trẻ khác, trong khi bạn mua một đồ chơi khác để tặng.
Trẻ cũng có thể giúp bạn làm bánh tặng cho người vô gia cư hoặc cùng bạn đến thăm ai đó trong bệnh viện hay viện dưỡng lão.
Hãy kiên nhẫn với trẻ
Lòng tốt và lòng trắc ẩn là điều trẻ sẽ được học hỏi, bồi đắp dần lên và cuộc sống sẽ luôn đưa ra những tình huống thử thách cho trẻ.
Và việc trở thành bậc cha mẹ giàu lòng yêu thương, tấm gương tuyệt vời cho con cái sẽ có tác động rất lớn trong việc nuôi dạy trẻ thành những con người tuyệt vời, bao dung, nhân ái.
Qua bộ tranh dễ thương, nữ họa sĩ Roser Matas (Tây Ban Nha) đã lột tả chân thực cuộc sống người phụ nữ khi trở thành mẹ bỉm sữa.
" alt="12 cách để nuôi dạy một đứa trẻ biết quan tâm, nhân ái"/>Ngày mang bầu, Ngọc Anh xuất hiện dấu hiệu đau bụng, đi ngoài nhiều, toàn nước, nhưng cô chỉ nghĩ là dấu hiệu táo bón hay của sản phụ bình thường.
Hơn 9 tháng mang bầu, cô trải qua những ngày đau đớn liên tiếp phải nhập viện cấp cứu. Ông M.T. (55 tuổi), bố dượng của Ngọc Anh, chỉ chầu chực ngồi chờ con gọi là chở vào viện. Ở tuần thai thứ 21, cô nghi mắc ung thư nhưng không dám nội soi.
Ngày con gái sinh, ông T. cùng con rể kéo cáng đưa thai phụ vào phòng mổ. Vừa đẩy cáng, một tay ông vẫn nắm chặt tay con gái, khích lệ: "Cố lên con gái, có bố ở đây rồi, sắp được mổ rồi. Con phải mạnh mẽ thì cháu mới khỏe mạnh ra đời. Con yên tâm nhé". Hôm đó, Ngọc Anh vượt cạn thành công, đón một bé gái kháu khỉnh.
Bố ruột mất vì bệnh nặng khi Ngọc Anh mới 5 tuổi. Mẹ cô sau đó sang nước ngoài làm việc, gặp và quen ông T. Bốn năm sau, ông bà về nước, ra mắt gia đình hai bên, xin nên duyên vợ chồng.
Lần đầu gặp bố dượng, Ngọc Anh giật mình vì trông ông có nét giống bố đẻ khi cả hai để cùng một kiểu râu, khuôn mặt hiền lành.
Tuy nhiên, cô bướng bỉnh gọi ông T. là "chú" ngay cả khi mẹ cô đã cưới người đàn ông này, nói lý do là "chỉ có một bố trên đời". Rồi tình thương của bố dượng đã cảm hóa Ngọc Anh lúc nào không hay.
Đó là năm 2019, Ngọc Anh kết hôn với anh Giang (cùng tuổi, làm công việc tự do). Trước đó, cả hai quen nhau qua một người anh chơi chung. Giang làm việc ở Phú Quốc, Ngọc Anh bay từ Hà Nội vào du lịch, hẹn gặp nhau.
Cặp đôi yêu nhau khoảng nửa năm thì tổ chức lễ ăn hỏi. Mãi một năm sau họ mới làm đám cưới vì anh Giang theo đạo, Ngọc Anh cần học giáo lý hôn nhân.
Ngày con gái lên xe hoa, ông T. trằn trọc không ngủ được, liên tục mở điện thoại xem giờ. 5h, trong khi Ngọc Anh trang điểm, bố dượng đun nước, pha trà chuẩn bị tiếp khách.
Khi nhà trai đến, bố mở cửa bảo "Hôm nay con gái bố như công chúa" rồi dắt tay trao cho con rể. Ông dặn chàng rể: "Con phải yêu thương em. Nếu sau này không yêu em nữa thì con gọi bố đón em về. Con đừng đánh hay làm em buồn, em là con gái yêu của bố mẹ đấy...".
Sau khi đưa con gái về nhà chồng, ông T. bỏ ra ô tô, ngồi khóc lặng lẽ.
"Hy vọng sống lâu hơn với gia đình"
Năm 2020, Ngọc Anh theo chồng vào Phú Quốc sinh sống, thay đổi môi trường làm việc. Hai năm sau, cô về Hà Nội chơi, biết tin mang thai nên ở lại luôn đến bây giờ.
Sau sinh con, cô được chẩn đoán mắc ung thư trực tràng, nhưng cả gia đình thống nhất giấu vì sợ cô sốc, chỉ nói là u lành tính. Mổ xong, cô biết tình trạng bệnh của mình khi vô tình đọc tờ giấy xuất viện.
"Tôi đã buồn và khóc rất nhiều, trách chồng và gia đình tại sao lại giấu mình", Ngọc Anh nhớ lại.
Những ngày đầu phát bệnh, cô đau đớn, phải nằm ăn cơm. Cô đã khóc, hất đổ bát cơm ngay cả khi chồng xúc cho ăn. Nhưng anh Giang và gia đình luôn bên cạnh, động viên chăm sóc cô.
Trên hành trình chiến đấu với ung thư, Ngọc Anh không cô đơn. Chồng từng nhiều đêm không ngủ, thức trắng chăm cô ở bệnh viện. Những lần cơn đau giằng xé, Ngọc Anh gọi chồng liên tục.
Anh Giang vừa chăm vợ ở bệnh viện, vừa về nhà phụ mẹ vợ tắm cho con gái vào buổi chiều khi em bé mới được hơn 20 ngày tuổi.
"Bố mẹ, chị gái và chồng luôn truyền những điều tích cực cho tôi. Những gì tốt cho sức khỏe, bố mẹ luôn tìm hiểu và mua về bồi bổ cho tôi", cô nói.
Ung thư trực tràng giai đoạn 4 đôi lúc khiến chân Ngọc Anh đau nhức, căng phồng, không thể đi dép. Đến lúc chân có dấu hiệu đỡ, tình trạng phù nề lại chuyển lên mặt cô.
Thời gian đầu, Ngọc Anh duy trì truyền hóa chất nhưng đã kháng thuốc, phải truyền miễn dịch với chi phí hơn 100 triệu đồng/lần mỗi 21 ngày.
Ông T. nói dù phải bán nhà cũng cố gắng điều trị cho Ngọc Anh đến hết khả năng mới thôi. Mỗi ngày cô đến bệnh viện truyền thuốc, bố dượng lại nhắn tin hỏi han hoặc trực tiếp chở con gái đi lấy máu.
"Miễn dịch là biện pháp cuối cùng dành cho tôi. Hy vọng loại thuốc này giúp tôi có thể sống lâu hơn với gia đình", nữ bệnh nhân nghẹn ngào.
Vợ chồng ông T. không có con chung, nên ông xem hai chị em Ngọc Anh như con ruột. Cô luôn thầm nghĩ bố đẻ đã đưa bố dượng đến, thay bố yêu thương 3 mẹ con. Cô luôn biết ơn người bố thứ 2, bởi công "dưỡng" của ông quá to lớn.
Sau một đêm chia sẻ câu chuyện của gia đình lên mạng xã hội, Ngọc Anh bất ngờ khi đón nhận sự quan tâm và đồng cảm từ cộng đồng mạng.
Ngọc Anh gọi điện kể cho bố. Ông T. cười xòa và nói: "Con thích chia sẻ gì cũng được, miễn con vui là được" rồi quay sang trêu đùa với cháu ngoại (con gái của Ngọc Anh).
Cô mong muốn gửi lời cảm ơn tới những người đã quan tâm và đồng cảm với câu chuyện gia đình, gửi những lời động viên đến sức khỏe của bản thân.
"Mọi điều tốt đẹp luôn ở phía trước, mong mọi người luôn luôn mạnh khỏe. Những người bị bệnh như tôi hãy luôn sống vui vẻ và lạc quan để chiến đấu cùng bệnh tật", Ngọc Anh tâm sự.
" alt="Trao con gái cho con rể, bố dượng nói lời gan ruột rồi bật khóc"/>Trao con gái cho con rể, bố dượng nói lời gan ruột rồi bật khóc
Giáo sư người Việt từng nhận nhiều giải thưởng về Toán học, danh giá nhất là Học bổng Centennial của Hội Toán học Mỹ (2018) và Giải thưởng T. Brooke Benjamin của Hiệp hội toán học Công nghiệp và Ứng dụng quốc tế (2022).
"Dù xuất phát điểm còn nhiều khó khăn, tôi hy vọng mình có thể cho mọi người thấy con người sinh ra là để thành công", anh Toán nói.