当前位置:首页 > Công nghệ > Siêu máy tính dự đoán Empoli vs AC Milan, 0h00 ngày 9/2 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Công an Hà Nội, 18h00 ngày 10/2: 3 điểm nhọc nhằn
Vụ việc xảy ra vào ngày 9/5 vừa qua, trong giờ kiểm tra học kỳ II môn Địa Lý, em T.G.V.T có dấu hiệu xem tài liệu. Lúc này, cô giáo N.T.X. (người coi thi) phát hiện và đã xuống tát vào mặt em T. Tình huống này được camera của nhà trường ghi lại.
Phụ huynh đã làm đơn tố cáo cô giáo lên lãnh đạo nhà trường. Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai cử bộ phận thanh tra xác minh và khẳng định có sự việc trên, báo cáo lên cơ quan chức năng.
Đến ngày 17/5, UBND Phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột có buổi làm việc với các bên liên quan. Tại buổi làm việc, cô X. thừa nhận có tát học sinh T. và xin lỗi phụ huynh của học sinh.
Cơ quan chức năng đang hoàn thiện hồ sơ xử lý nữ giáo viên theo quy định của pháp luật.
Nam sinh bị cô giáo tát trong giờ kiểm tra được hỗ trợ tâm lý
Ngày 20/6, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ công bố kết quả thi vào lớp 10 năm học 2019-2020 để thí sinh và phụ huynh tra cứu.
Từ ngày 20/6 đến 22/6, thí sinh sẽ xác nhận việc nhập học bằng 1 trong 2 phương thức: trực tiếp tại trường THPT hoặc trực tuyến.
Với phương thức trực tuyến, thí sinh được phép đổi nguyện vọng trúng tuyển (nếu trúng nhiều nguyện vọng) đến 24h ngày 22/6.
Các thí sinh dự thi lớp 10 THPT ở Hà Nội năm học 2019-2020. Ảnh: Thanh Hùng. |
Năm nay là năm đầu tiên Hà Nội bỏ hoàn toàn xét thêm kết quả học bạ của 4 năm THCS mà chỉ căn cứ vào điểm thi 4 môn để xét tuyển, trong đó điểm 2 môn Ngữ văn và Toán tính hệ số 2, điểm các bài thi đều tính theo thang điểm 10.
Cùng đó, năm nay cũng là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT quy định bỏ việc cộng điểm khuyến khích với chứng chỉ nghề THCS (tối đa 1,5 điểm)
Do đó, mức điểm chuẩn sẽ có thay đổi so với các năm trước.
Nhìn chung với những yếu tố khách quan như vậy, điểm chuẩn của tất cả các trường dự kiến sẽ thấp đều hơn.
Thanh Hùng
Thi trượt lớp 10, Đỗ Việt Anh (hiện là học sinh lớp 11D Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ từng sống trong những tháng ngày áp lực khủng khiếp.
" alt="Điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội năm 2019 được công bố ngày 20/6"/>Nguồn: Ban chuyên môn Tuyensinh247.com |
Hơn 85.000 thí sinh Hà Nội đón kỳ thi có một số thay đổi so với những năm trước đó. Năm nay, toàn thành phố có 85.873 học sinh đăng ký dự thi (kể cả tuyển thẳng); với tổng chỉ tiêu là 63.090 cho các trường công lập.
Một trong những yếu tố khiến kỳ thi tăng tính cạnh tranh là năm nay Hà Nội chỉ sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào lớp 10 công lập, không tính điểm rèn luyện và học tập của học sinh ở bậc THCS.
Đây cũng là năm mà Hà Nội sử dụng bài thi đánh giá năng lực trong kỳ thi này. Thí sinh phải thi 4 môn gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và Lịch sử.
Ngành giáo dục thủ đô đã huy động 11.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia làm công tác thi tại hơn 3.600 phòng thi ở 169 điểm thi. Kỷ luật phòng thi nghiêm ngặt với những điều khoản theo quy chế thi THPT quốc gia. Các phòng bảo quản bài thi, phòng chấm bài được trang bị hệ thống camera an ninh để giám sát chặt chẽ.
Ban Giáo dục
- Hơn 80.000 thí sinh TP.HCM vừa hoàn thành bài thi môn Toán lớp 10. VietNamNet đăng tải đáp án để thí sinh tham khảo.
" alt="Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán năm 2019 của Hà Nội"/>Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán năm 2019 của Hà Nội
Nhấn mạnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) là 2 chính sách trụ cột của hệ thống an sinh xã hội quốc gia, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Lê Hùng Sơn cho biết, qua các năm, độ bao phủ của 2 loại bảo hiểm này đã liên tục tăng trưởng.
Tính đến hết năm ngoái, tổng số người tham gia BHXH là hơn 18,4 triệu người, đạt 39,25% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BHYT là trên 93,6 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 93,35% dân số. Cùng với đó, quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT luôn được đảm bảo kịp thời.
Với hệ thống tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT và mạng lưới cộng tác viên phủ rộng toàn quốc, những năm qua theo ông Lê Hùng Sơn, Vietnam Post đã thực sự là một trong những ‘cánh tay nối dài’ của BHXH Việt Nam, thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Thống kê cho thấy, năm 2023, toàn hệ thống Vietnam Post đã phát triển 13,47 triệu người tham gia BHYT và duy trì số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện xấp xỉ 1,3 triệu người.
Thời gian tới và đặc biệt là trong ‘Tháng Thanh niên năm 2024’, bên cạnh việc tiếp tục tuyền thông, vận động phát triển người tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình, ông Lê Hùng Sơn cũng đề nghị các đoàn viên, thanh niên Vietnam Post tập trung truyền thông sâu rộng cho người dân về những thiệt thòi khi người lao động chọn nhận BHXH một lần.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐTB&XH) Trần Hải Nam, tới đây chính sách BHXH sẽ được bổ sung nhiều quyền lợi mới để người dân thực sự thấy BHXH là ‘phao cứu sinh’ đặc biệt khi về già. Vì thế, ngoài các chiến dịch tuyên truyền, vận động để mở rộng đối tượng tham gia, Bộ LĐTB&XH cũng mong các đoàn viên, thanh niên Vietnam Post tích cực tuyên truyền phổ biến những chính sách pháp luật mới cho người dân.
Khẳng định Bưu điện Việt Nam luôn coi việc vận động người dân tham gia BHXH, BHYT là một nhiệm vụ chính trị, Tổng giám đốc Vietnam Post Chu Quang Hào cho hay, chương trình ra quân ngày 16/3 là bước khởi động cho hàng loạt phong trào thanh niên trên toàn mạng lưới, không chỉ trong tháng 3 mà sẽ kéo dài hết năm kế hoạch cũng như các giai đoạn tiếp theo.
Kêu gọi các tổ chức đoàn và đoàn viên thanh niên trên toàn mạng lưới tích cực tham gia chương trình, ông Chu Quang Hào chia sẻ: “Hãy để sắc xanh của thanh niên và sắc vàng của Vietnam Post lan tỏa khắp mọi miền, ngõ xóm trên cả nước để mở rộng độ bao phủ lưới an sinh xã hội đến toàn dân. Hãy để mỗi người dân có cơ hội được tham gia vào lưới an sinh xã hội của nước nhà!”.
Lãnh đạo Vietnam Post đặt chỉ tiêu mỗi đoàn viên phát triển ít nhất 2 người và mỗi Bưu điện tỉnh vận động được tối thiểu 200 đối tượng mới tham gia BHXH và BHYT trong ngày ra quân. Từ đó, góp phần mở ra cơ hội thụ hưởng chính sách an sinh xã hội cho đông đảo người dân cả nước, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo.
Ngay sau lễ ra quân, hơn 8.000 đoàn viên thanh niên Bưu điện Việt Nam kết hợp với đoàn viên thanh niên các địa phương đồng loạt triển khai tuyên truyền lưu động, tư vấn, phát triển đối tượng trên địa bàn, góp phần hoàn thành mục tiêu chương trình phát triển thêm hơn 14.000 đối tượng tham gia BHXH và BHYT.
Cùng với những đoàn viên thanh niên khác của Bưu điện tỉnh Thái Nguyên, chị Nguyễn Hương Ly, đoàn viên đang công tác tại Bưu điện tỉnh Thái Nguyên đã trực tiếp tư vấn chính sách BHXH tự nguyện, BHYT cho hàng trăm lượt lao động tự do tại các chợ, khu vực đông dân cư trên địa bàn. “Nhiều người trong số họ đã quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện”, đoàn viên Nguyễn Hương Ly chia sẻ.
Tại các địa phương khác, theo ghi nhận sơ bộ, sau khi được các đoàn viên, thanh niên Vietnam Post vận động, đã có thêm nhiều đối tượng là nông dân, lao động tự do hiểu về quyền, lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện cũng những rủi ro khi không tham gia BHXH, BHYT.
Đoàn viên Bưu điện đi từng ngõ, xóm vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội
Các tin liên quan |
Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ Giáo dục? |
![]() |
Quan trong hơn hết là trong 5 năm này, tôi muốn thay đổi, muốn thấy sự thay đổi tích cực từ các em hoc sinh ở bậc tiểu học, từ những thầy cô, từ những trường tiểu học trong việc nâng đỡ, dìu dắt để học sinh từ một tờ giấy trắng có thể dần hình thành nhân cách, học thật, làm thật.
Nhưng để làm được điều đó, tôi không thể và hoàn toàn không thể một mình đi đến nơi này, nơi khác để kêu gọi, để vận động. Tôi càng không thể đổ lỗi cho các phụ huynh học sinh vì chính các em đã ở trường 8 giờ mỗi ngày mà tôi chưa làm tròn trách nhiệm.
Chính vì vậy, việc đầu tiên là tôi muốn lắng nghe những ý kiến, những đóng góp ở bậc học này từ phụ huynh, từ các nhà giáo dục, phải cần đến những hiến kế, cần có những “hội nghị Diên Hồng” trong giáo dục.
Khi đã “đâu vào đó”, tôi sẽ có thể điều chỉnh và thậm chí là thay đổi để học sinh tiểu học không còn nặng vai trong những buổi đến trường, các em sẽ không còn lo sợ trong mỗi kỳ thi, được học những môn mình thích.
Như vậy, trong 5 năm này, nếu đi đúng hướng thì tôi đã có “lãi”. Đó chính là một thế hệ học sinh mới và các em sẽ tiếp tục phát triển, tiếp tục tiến lên ở những bậc học sau. Tất nhiên, lại phải cần tiếp tục một vị “tư lệnh ngành” để nối tiếp những gì chưa xây dựng cho những bậc học sau.
Trong 5 năm ấy, tôi cũng không thể chỉ chăm chú giải quyết tồn tại ở bậc tiểu học mà những sinh viên hệ ĐH, CĐ đang lo lắng từng ngày về tương lai sau khi tốt nghiệp. Tôi phải làm gì nhỉ? Thật khó để thay đổi một sinh viên đã lơ là từ ngày bước chân vào giảng đường nên tôi chọn những sinh viên năm nhất. Chính đối tượng này và trong thời gian 5 năm (đến khi sinh viên hoàn tất khóa học), các em có thể thay một tương lai tươi sáng hơn trên đường đời.
Lắng nghe
Tất nhiên, tôi lại “cầu cứu” đến các nhà giáo, các trường ĐH, các doanh nghiệp vì chính những nơi này sẽ cho tôi biết họ đang bị “vướng” ở chỗ nào, họ đánh giá sinh viên hiện nay như thế nào và lắng nghe sinh viên để biết các em muốn thay đổi, muốn điều gì trong quá trình học tập và rèn luyện.
Những thay đổi sau khi đúc kết có thể áp dụng từ năm đầu tiên cho mỗi sinh viên và từ đó, có lẽ sẽ hạn chế được những sinh viên bỏ học nửa chừng, những sinh viên lo thi lại ngành khác hay những ngôi trường ngày càng vắng bóng sinh viên.
Như vậy, sinh viên tốt nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, sẽ làm được việc chứ không chỉ nói suông vì các em là thế hệ được “cải cách” từ đầu chứ không là nửa vời hay thiếu thực tế. Và, tôi cũng cần những phản hồi từ nhiều thành phần trong xã hội để điều chỉnh, thay đổi sau từng năm thực hiện. Tôi biết rằng, nếu không “quan tâm” đến đối tượng này thì chúng ta ngày càng thụt lùi xa hơn so với các nước trong khu vực khi mà thiếu lực lượng lao động có trình độ đáp ứng, thích nghi được trong thời đại toàn cầu hóa.
Và có lẽ tôi phải đề xuất, quyết định một việc khó khăn và gặp phản ứng dữ dội là dừng đào tạo các bậc Sau ĐH trong 2 năm. Tôi không thể nhìn thấy trường trường thi nhau đào tạo sau ĐH không có chất lượng, nhà nhà có người học sau ĐH chỉ để khoe với mọi người và người người đăng ký học như một phong trào, không chất lượng, không hiệu quả mà không hành động.
Một quy trình để đào tạo thành công một người sau ĐH có thể không đâu như Việt Nam. Học không tập trung, bài báo khoa học không viết được, ý tưởng không có, đạo văn tràn lan,…Những bằng cấp ấy sau khi nhận được thì chính người sở hữu cũng chỉ áp dụng vào việc thăng tiến trong công việc nhưng mục tiêu đào tào sau ĐH là phục vụ cho nghiên cứu, cho khoa học. Nếu chỉ làm các chức vụ quản lý và sở hữu những tấm bằng ấy cũng không thể nào đóng góp được gì cho nền khoa học nước nhà khi mà thời gian để giải quyết các công việc “không tên” còn thiếu.
Tôi phải thay đổi những gì?
Chắc chắn là từ người dạy. Khi người dạy còn thiếu và còn yếu thì không thể đào tạo ra một người giỏi hơn, có chất lượng hơn. Tuyển chọn người đủ trình độ ngoại ngữ cho đi tu nghiệp, cho đi bồi dưỡng ở các nước tiên tiến về chuyên môn.
Bên cạnh đó, phải chấp nhận một thực tế là có những vị giáo sư, tiến sĩ vẫn không thể tiếp tục giảng dạy ở bậc sau ĐH khi mà năng lực không tương xứng với bằng cấp. Các trường cũng sẽ phản đối vì ảnh hưởng đến thu nhập, ảnh hưởng đến uy tín nhưng đào tạo sau ĐH ở nước ta đã đến lúc phải “stop” (dừng) và “format” (xóa bỏ toàn bộ) để làm lại.
Nếu mọi việc đã có sự chuẩn bị cần thiết, chu đáo thì các trường, viện sẽ được tiếp tục đào tạo sau 2 năm “nhìn lại mình”. Và, đến cuối nhiệm kỳ, tôi có thể nhìn thấy, đánh giá được những học viên cao học (2 năm) hay các nghiên cứu sinh (3 năm) tốt nghiệp, được thế giới đánh giá cao, được nhận những học bổng sau tiến sĩ của các nước tiên tiến.
Với những gì diễn ra hiện nay trong đào tạo sau ĐH như thi nhiều kỳ trong năm, đánh giá ngoại ngữ của người học qua vài buổi ôn tập rồi thi hay hạ điểm chuẩn chỉ làm tăng số lượng mà hoàn toàn không nâng cao chất lượng.
Như vậy, nếu tôi là Bộ trưởng Giáo dục, tôi chú trọng để thay đổi, cải cách triệt để 3 bậc học: tiểu học, ĐH và sau ĐH trong 5 năm để vừa tạo nền tảng cho những thay đổi sau 5 năm và cũng là để góp phần tạo ra một nguồn nhân lực hiệu quả, một lớp tri thức có thể “sánh vai” với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Nguyễn Quốc Vỹ(104A Trần Phú, Quy Nhơn)
" alt="'Là bộ trưởng, tôi cần 5 năm để thay đổi'"/>