Nhận định, soi kèo Estoril vs Boavista, 22h30 ngày 9/2: Tiếp đà hưng phấn
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Estoril vs Boavista, 22h30 ngày 9/2: Tiếp đà hưng phấn -
Học sinh lớp 3 bị thầy giáo dạy tiếng Anh đánh gây thương tíchTrường Tiểu học Quang Trung. Ảnh: TH Theo báo cáo của Trường Tiểu học Quang Trung, khoảng 13h45 ngày 24/9, lãnh đạo trường nhận được tin báo từ giáo viên chủ nhiệm lớp 3B về việc học sinh K. bị thầy Trần Văn Minh (giáo viên dạy tiếng Anh) đánh vào tiết 4. Sau đó, nhà trường đã mời thầy Minh lên làm rõ sự việc.
Tại buổi làm việc, thầy Minh trình bày, trong tiết học, em K. có hành vi lấy thước đánh bạn. Khi thấy sự việc trên, thầy Minh tạm dừng tiết dạy rồi dùng thước nhựa dẻo đánh vào phần bả vai của K.
Sau đó, thầy Minh tiếp tục hỏi lý do vì sao lại đánh bạn trong giờ học thì mới biết K. là tổ trưởng, được cô chủ nhiệm phân công theo dõi, ghi chép và báo cáo những bạn vi phạm nội quy trong tuần vào tiết sinh hoạt lớp.
Sau sự việc, em K. vẫn tham gia học hết tiết 4 và xung phong lên bảng làm bài bình thường.
Tuy nhiên, sau khi về đến cổng nhà, K. khóc và nói với gia đình việc bị đánh trong tiết học tiếng Anh. Gia đình kiểm tra trên vai thấy có vết thước đánh nên rất lo lắng.
Sau đó em K. được đưa đi khám tại Trung tâm Y tế huyện Cư'Mgar cho kết quả chấn thương phần mềm vai trái.
Theo gia đình em K., cần phải giải quyết thỏa đáng vụ việc này đồng thời có nguyện vọng không bố trí thầy Minh dạy tại lớp 3B.
"> -
Bà Phạm Thị Tuyết (58 tuổi) là dâu làng Tranh Khúc, xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội. Đây là làng làm bánh chưng truyền thống, có tuổi nghề hàng trăm năm. Tết Canh Tý, ngôi làng ở Hà Nội, dân trắng đêm chuẩn bị Tết'Khi về làm dâu năm 1982, tôi không biết gói bánh chưng, nhưng gia đình chồng làm nghề nên tôi học theo.
Công việc gói bánh chưng, tưởng là đơn giản, tuy nhiên, để gói được chiếc bánh đẹp, vuông thành sắc cạnh, không quá chặt tay, cũng không quá lỏng lẻo thì tôi phải mất gần 2 năm mới thành thạo', bà Tuyết nói.
Từ đó đến nay, bà Tuyết gắn bó với nghề đã gần 40 năm.
'Số lượng bánh gia đình đưa ra thị trường nhiều không đếm xuể. Tôi chỉ nhớ, dịp Tết năm 2019, nhà tôi sản xuất hơn 3 vạn chiếc. Cả gia đình phải thức trắng nhiều đêm để làm', người phụ nữ 58 tuổi nói.
Bà Phạm Thị Tuyết - chủ một cơ sở nấu bánh chưng ở làng Tranh Khúc. Số lượng đặt hàng nhiều, nhất là dịp cuối năm và 3 tháng đầu năm, gia đình bà Tuyết có 5, 6 nhân lực nhưng không thể làm hết. Bà phải thuê thêm hai chục nhân công và phân bổ cho mỗi người thao tác một công đoạn. Người ngâm gạo sẽ chuyên ngâm gạo, người rửa lá chuyên rửa lá, người đồ đỗ sẽ chuyên đồ đỗ, người gói thì chuyên gói ...
Theo bà Tuyết, việc phân công nhân lực như vậy sẽ giúp sản phẩm được làm ra nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn và chất lượng bánh cũng đều hơn.
'Làm việc theo công đoạn nên trung bình 1 giờ, người gói bánh sẽ gói được 100 chiếc. Người làm nghề lâu năm có thể gói được nhiều hơn', bà chia sẻ.
Người phụ nữ có tuổi nghề gần 40 năm cũng cho biết, để có được chiếc bánh chưng ngon, người làm bánh phải nghiêm khắc từ khâu chọn nguyên liệu.
'Gạo để nấu bánh chưng phải là loại nếp cái hoa vàng lấy từ khu vực Hải Dương hoặc Hải Hậu (Nam Định). Khi cầm nắm gạo lên, mùi hương của gạo đã tỏa ra.
Đỗ để làm nhân phải là loại đỗ được đặt mua từ vùng An Khê, Gia Lai. Hạt đỗ đã được tách vỏ nhưng không bị hồ, tức loại đỗ mới thu hoạch, không trơn bóng. Như vậy, đỗ được đồ lên mới vàng, vị bùi và thơm', bà Tuyết cho biết.
Gạo nấu bánh chưng được người dân Tranh Khúc chọn là nếp cái hoa vàng. Tiếp đó là khâu chọn lá dong và thịt.
Anh Nguyễn Văn Mão, người có thâm niên hàng chục năm làm nghề ở làng Tranh Khúc cho biết, thịt làm nhân ngon nhất là thịt ba chỉ.
Sau khi mua thịt về, người làm bánh phải cạo hết lông, rửa sạch, chần sơ rồi thái. Miếng thịt khi đó mới cứng, nấu lên không hôi mà thơm ngon.
Lá dong được các hộ làm nghề ở Tranh Khúc chọn là loại lá dong trồng ở các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái và một số khu vực ở Nghệ An, Thanh Hóa ...
'Lá dong đạt chất lượng là loại lá bánh tẻ, không non, cũng không già', anh Mão bật mí.
Lá dong bánh tẻ sẽ khiến chất lượng bánh ngon, màu sắc bắt mắt. Với những chiếc lá bánh tẻ, người làm bánh có thể sắp xếp hợp lý để bánh chưng bóc ra có màu xanh đẹp mắt.
Ngoài ra, những gia đình cầu kỳ có thể giã lá riềng, lọc lấy nước, sau đó trộn vào gạo để bánh có vị thơm, màu xanh mướt hơn.
Cuối cùng là công đoạn luộc bánh. Anh Mão cho biết, thời gian luộc bánh chưng tiêu chuẩn là từ 9 đến 11 tiếng. Tuy nhiên, tùy vào thời tiết, người sản xuất bánh sẽ quyết định luộc trong thời gian 9 tiếng, 10 tiếng, hay 11 tiếng.
Hiện nhiều hộ sản xuất bánh chưng ở làng Tranh Khúc đã chọn luộc bánh bằng nồi hơi. Nếu trời nồm nóng, bánh chưng chỉ cần luộc trong thời gian 9 đến 10 tiếng. Nhưng nếu trời rét, nhiệt độ khoảng 17, 18 độ thì nồi bánh phải được luộc trong thời gian 11 tiếng.
'Việc luộc bánh quá lâu (13, 14 tiếng) sẽ khiến hạt gạo trong bánh bị nát, không còn được ngon', bà Tuyết nói.
Bà Tuyết cũng cho biết, vài năm trở lại đây, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, gia đình bà cũng như nhiều hộ làm nghề ở Tranh Khúc đã tìm tòi và cho ra thị trường các loại bánh chưng ngũ sắc, bánh chưng gấc...
Hàng nghìn chiếc bánh được sản xuất mỗi ngày tại làng Tranh Khúc. Hiện, còn hơn chục ngày nữa là Tết nhưng số lượng bánh được đặt làm ở Tranh Khúc đã ở mức cao hơn năm trước. Bà Tuyết tin rằng, những ngày sắp tới sẽ lại là những ngày thiếu ngủ của gia đình bà và nhiều hộ dân làm nghề nơi đây.
Chia sẻ với PV, ông Phạm Văn Mạnh - Văn phòng UBND xã Duyên Hà cho biết: 'Dịp Tết 2019, làng Tranh Khúc đưa ra thị trường 385.000 chiếc bánh chưng, mang về doanh thu trên 20 tỷ. Sự phát triển của nghề khiến đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt những năm gần đây'.
Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm
Vào dịp cận Tết Nguyên đán, mỗi ngày làng Tranh Khúc (Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội) sản xuất hàng nghìn chiếc bánh chưng, doanh thu hàng tỷ đồng.
"> -
Cụ ông Sài Gòn mỗi ngày đi hơn 50 km bán quần áo giá 0 đồngMỗi khi nói, ông Tư phải để chiếc máy hỗ trợ giọng trên cổ. Xe ông chạy từ từ trên đường. Mấy người bán vé số, công nhân xây dựng đi làm về nghe tiếng loa rao nên gọi lại. Vừa dừng xe, ông Tư dặn khách: ‘Con lựa cái nào còn nguyên, không rách, không lem màu, vì ông lớn tuổi nhìn không rõ’. Khách xúm vào lựa từng chiếc áo, chiếc quần ưng ý. Ông Tư đứng bên cạnh, tay cầm sẵn bịch, ai lựa xong ông đưa cho họ bỏ quần áo vào.
‘Tôi để bảng bán quần áo giá 0 đồng chứ không phải miễn phí là vì muốn tôn trọng người nhận và để họ tự nhiên đứng chọn cái quần, cái áo ưng ý. Tôi chỉ cần họ trả bằng một nụ cười, cái gật đầu cảm ơn là được rồi’, thông qua chiếc máy phụ trợ giọng, ông Tư giải thích.
Ông Tư quê gốc Trà Vinh, cùng ba mẹ lên Sài Gòn định cư từ năm 3 tuổi. Ngày còn trẻ, ông là tài xế chạy xe container đường dài. Ông lấy bà Bé rồi sinh lần lượt sáu người con.
Chiếc máy hỗ trợ giọng nói này do một người em gửi tặng cho ông. Khoảng 15 năm trước, ông bị tai nạn gãy chân và phải cắt đi thanh quản. Mất đi giọng nói, ông giao tiếp với mọi người thông qua một chiếc máy phụ trợ giọng đặt ngay cổ họng được một người em ở Mỹ tặng. ‘Tôi nghỉ hưu từ đó’, cụ ông sinh năm 1940 nói. Sau đó, ông thường đến chùa làm công quả, thời gian còn lại thì phụ vợ nấu cơm, dọn nhà, chăm sóc vườn cây cảnh.
‘Bà ấy trẻ hơn tôi 15 tuổi nên vẫn còn đi làm được. Tôi ở nhà, cả ngày cứ quanh đi quẩn lại mấy công việc lặt vặt buồn và chán lắm’, ông Tư nói.
Bốn năm trước, ông Tư 76 tuổi. Một lần đi chùa, ông nhìn thấy những đứa trẻ mặc quần áo rách tươm, nhàu nhĩ, mặt mũi lấm lem. Nhìn các bé, ông nhớ đến cuộc sống khó khăn của mình ngày trước.
‘Tôi cũng từng phải mặc quần áo rách’, ông Tư nói. Sau đó, ông quyết định dùng tiền tiết kiệm mua quần áo cũ đi bán cho người nghèo với giá 0 đồng. Hằng ngày, ông chạy xe hơn 50 km, chở quần áo đi đến các chợ, khu công nghiệp, bệnh viện… bán cho người nghèo.
‘Bây giờ, nhiều người biết nên tôi không phải mua nữa. Cứ vài hôm thì có người mang quần áo cũ đến nhờ tôi đi cho giúp’, cụ ông quê gốc miền Tây thông tin.
Ông Tư cho biết, hơn ba năm qua, ngày nào cũng đi làm công việc không lương nhưng ông thấy hạnh phúc vì có thể giúp một phần kinh tế cho các gia đình nghèo. Bên cạnh niềm vui khi được người ta cảm ơn, thi thoảng cũng có vị khách khiến ông chạnh lòng. Đó là những người đến nhận đồ nhưng thể hiện như mình bất cần, hay những người có điều kiện đến lựa áo quần thì chê bai...
80 tuổi, mỗi ngày ông chạy xe hơn 50 km, đi khắp Sài Gòn bán quần áo, giá 0 đồng cho khách. Một lần, một cô gái trẻ, ăn mặc đẹp đến lựa đồ. Khách đông, ông Tư phải lấy bịch cho từng người rồi trả lời các câu hỏi cho họ. ‘Cô ấy hỏi về cái quần cô ấy thích có còn chiếc nào không, tôi không thể trả lời kịp. Cô ấy gằn giọng: ‘Ông có bị câm không’. Nghe vậy, cụ ông chỉ biết mỉm cười nhưng lòng nặng trĩu.
Lần khác, ông chở quần áo đến chợ có con gái đang bán hàng rồi dừng xe ở đó. Ông vừa đi, các tiểu thương bán quần áo trong chợ đến mắng vốn con gái ông. ‘Con bé về nói với tôi: ‘Ba vào chợ phát đồ là con bị người ta làm khó’. Từ đó, tôi không dám đến chợ đó nữa’.
Tuy nhiên, ông không vì vậy mà nản chí. Cụ ông năm nay 80 tuổi, người gầy ốm cho biết, tâm nguyện của ông là được làm từ thiện đến khi hết sức lực mới thôi.
Số quần áo được người ta mang đến gửi, ông Tư cùng vợ phân ra rồi treo lên cẩn thận. Một số quần áo, vợ chồng ông đóng thùng gửi về quê Trà Vinh phát cho người nghèo. Ông Tư cho biết, hơn 3 năm qua không khi nào ông mang quần áo đi mà bị ế. Chiếc xe ba gác chạy bằng điện này ông được một người giấu tên tặng. Vì chạy bằng điện nên nhiều hôm đang chạy giữa đường, xe hết điện, ông phải đẩy bộ về nhà. Khách của ông hầu hết là người lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, các trẻ em đường phố. Cứu cô gái bị nạn giữa đêm, người đàn ông Sài Gòn gặp cảnh không ngờ
Khi ông vừa tiếp cận cô gái, bất ngờ từ trong bụi rậm hơn 10 thanh niên tay cầm mã tấu nhào ra.
">