Cây dã hương tại thôn Giữa (xã Tiên Lục,âydãhươngkỳvĩlớnnhấtthếgiớitạiBắvo dich y Lạng Giang, Bắc Giang) cao 36m, chu vi thân nơi to nhất đo được 17,04m. Trên thế giới chỉ có 2 cây như vậy, đó là cây dã hương Tiên Lục và một cây dã hương ở châu Phi. Hiện tại cây ở châu Phi đã chết. Cây có dáng bề thế, uy nghi, cành lá xum xuê quanh năm. Như một biểu tượng cho sự trường tồn của thiên nhiên. Cây thuộc dòng họ long não, là loại cây quý hiếm, có thể sống hàng nghìn năm. Xưa trường Viễn Đông Bác Cổ xếp cây vào loại hiếm có ở miền Bắc, cần được giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt. Năm 2012 cây được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Có nhiều giai thoại được gắn liền với những lần gãy cành: năm 1945 cành phía Đông Bắc bị gãy gắn với sự kiện thành lập nước; 1954 cành phía Tây gãy; 1964 gãy cành phía Nam; 1975 lại gãy cành phía Tây... Cận cảnh một mắt cây ở phần thân lớn. Hiện tại cây gần như rỗng hoàn toàn ở phần gốc, nhưng đã được bơm keo và "gia cố" ở tất cả những nơi bị rỗng. Người dân cho biết, trước đây phần rỗng ở gốc cây có thể chứa được cả chục trẻ nhỏ chơi đùa bên trong. Một cột chống cành cho cây dã hương để giữ cành lớn không bị gãy đổ. Hiện tại xung quanh cây có 4 cột chống vào các vị trí xung yếu. Những chiếc cột này làm bằng bê tông và được định hình sơn bả giống như những thân cây để bảo đảm hài hòa cho không gian. Cây dã hương Tiên Lục nằm kề ngay phía sau ngôi đình cổ Viễn Sơn tạo nên sự uy nghi và cổ kính cho ngôi đình cổ. Trước đây cây đã được ghi tên, in ảnh trong cuốn Từ điển bách khoa Larausse của Pháp và giới thiệu ảnh tại hội chợ Maseille năm 1932. Cành cây bị gãy được "gia cố" có màu khác với thân cây. Hiện tại các cành yếu, nhỏ vẫn tiếp tục gãy dù đã được chống đỡ bảo vệ. Một hàng rào bằng gỗ được quây xung quanh thân cây nhằm hạn chế tác động của con người, khách tham quan chỉ được đứng ngoài hàng rào này. Ở phần thân gốc có 2 cành lớn bị gãy được bơm keo và sơn màu để bảo tồn, giữ dáng cho cây. Hình ảnh cây dã hương nhìn từ cửa sổ một ngôi nhà gần đó. Hoa cây dã hương nhỏ, rất thơm vào ban đêm, có màu vàng nhạt và nở vào cuối mùa xuân. Vào thế kỉ XVIII vua Cảnh Hưng đã sắc phong là "Quốc chúa đô mộc dã Đại vương" có nghĩa là cây dã hương lớn nhất nước. Hàng ngày cây vẫn đón nhiều lượt khách tham quan và chiêm ngắm sự kì vĩ đến từ thiên nhiên. Rừng lim xanh cổ thụ hơn nghìn năm tuổi ngay tại Hà NộiMột rừng lim cổ thụ không ở nơi rừng sâu núi cao lại hiện diện ngay gần trung tâm Hà Nội, nơi đồng bằng sông Hồng rộng lớn. |