-Nằm lăn ra ngủ,ékhócnhètrongngàythivàolớlịch thi đấu bóng đá tây ban nha hôm nay ngáp ngắn dài hay khóc làm nũng mẹ,…là những hình ảnh hồn nhiên của bé trong ngày thi vào lớp 1 Trường TH DL Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) sáng 31/5.
>> Hà Nội: Không để bức xúc trong tuyển sinh đầu cấp
Tại buổi lễ tiếp nhận ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19, ông Rick Chiang - Tổng Giám đốc Fubon Life Việt Nam bày tỏ: “Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Fubon Life Việt Nam quyết định đóng góp 1 tỷ đồng vào quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19. Điều này này thể hiện trách nhiệm xã hội cao và tình yêu với mảnh đất Việt Nam, Fubon Life Việt Nam mong muốn được chung tay cùng toàn dân đẩy lùi dịch bệnh, từ đó góp sức phát triển kinh tế, kiến tạo cuộc sống tốt đẹp cho con người. Hành động đóng góp cho quỹ vắc xin xuất phát từ sứ mệnh, giá trị cốt lõi trong kinh doanh của Fubon Life Việt Nam: Chung tay bảo vệ người dân trước rủi ro và bệnh tật trong cuộc sống”.
Trên chặng đường hơn 10 năm phát triển, thể hiện trách nhiệm xã hội, Fubon Life Việt Nam có nhiều hoạt động từ thiện, hoạt động cộng đồng, với mong muốn lan tỏa những giá trị tích cực trong cuộc sống. Đại diện Fubon Life Việt Nam cho biết, doanh nghiệp này đã và đang triển khai những hoạt động ý nghĩa như: chương trình hỗ trợ trường học vùng sâu vùng xa, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tặng thiết bị y tế cho bệnh viện, hỗ trợ học sinh cách ly chống dịch...
Đại diện Fubon Life Việt Nam chia sẻ: “Fubon Life Việt Nam đã đặt ra chiến lược là vượt qua thách thức của đại dịch Covid-19, tích cực đem sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tới người dân. Chúng tôi tập trung đến 5 trọng điểm hành động gồm: Đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân viên và đội ngũ kinh doanh; Số hoá tối đa các hoạt động vận hành của công ty; Đa dạng hóa kênh phân phối để người dân dễ tiếp cận và hưởng lợi từ sản phẩm bảo hiểm nhân thọ; Đưa ra sản phẩm bảo hiểm tích hợp nhiều tầng bảo vệ trước rủi ro bệnh tật, tai nạn, tử vong; Chung tay cùng Chính phủ và cộng đồng chống dịch.
Đặc biệt, Fubon Life Việt Nam cam kết thực hiện chống dịch đồng bộ, toàn diện. Công ty luôn cập nhật và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế, phổ biến các quy định về phòng, chống dịch cho toàn thể nhân viên, người lao động của công ty. Chúng tôi nghiêm túc thực hiện các biện pháp như: đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt trước khi vào làm việc tại công ty, giữ khoảng cách, ưu tiên các cuộc họp online, tăng cường giãn cách ở khu vực vận hành, phun thuốc sát khuẩn hàng tuần, cảnh báo phòng dịch hàng ngày, tặng khẩu trang, nước xịt khuẩn cho đội ngũ đại lý, triển khai làm việc từ nhà, phân luồng di chuyển trong công ty, nhắc nhở đồng nghiệp hàng ngày chú ý đề phòng dịch bệnh”.
Tập đoàn Tài chính Fubon được thành lập năm 2001, là tập đoàn tài chính lớn thứ hai trên thị trường chứng khoán Đài Loan. Tập đoàn có tổng tài sản đạt 325,8 tỷ USD, với số lượng nhân viên trên 44.369 người, không ngừng phát triển mạnh mẽ để phục vụ hơn mười triệu khách hàng trên toàn cầu.
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Fubon (thuộc Tập đoàn Tài chính Fubon) là đơn vị có bề dày kinh nghiệm, tiềm lực tài chính và uy tín cao ở nhiều thị trường, doanh thu phí bảo hiểm đứng thứ hai Đài Loan, đã thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Fubon Việt Nam.
Fubon Life Việt Nam phát huy thế mạnh Tập đoàn tài chính Fubon, không ngừng nỗ lực cung cấp các sản phẩm bảo vệ an toàn tài chính đa dạng, chuyên sâu, dịch vụ trọn gói cho khách hàng Việt.
Thúy Ngà
" alt="Fubon Life Việt Nam góp 1 tỷ đồng vào Quỹ vắc xin phòng, chống Covid"/>
Thầy Phạm Đông Phương được trao giải thưởng Võ Trường Toản vì có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.
Trong ký ức thầy Phương luôn nhớ những ngày mang bụng đói đi học. Nhiều hôm tan trường đi bộ 2 km về tới nhà thì mệt lử. Quanh năm chỉ độc 1 bộ quần áo, quần rách nhiều, thầy chủ nhiệm thương tình cho không sơ vin. Dù vậy thầy Phương biết ơn ba mẹ vì nghèo đói nhưng vẫn quyết tâm cho các con đến trường.
“Hàng xóm khuyên ba mẹ cho chúng tôi nghỉ học, đi làm kiếm tiền cho đỡ khổ, nhưng ba mẹ không chịu. Ba mẹ vẫn quyết cho anh em tôi học hết cấp 3”- thầy Phương nói.
Gác giấc mơ đại học làm thuê nuôi em
Học xong 12, thầy Phương không thi đại học mà lên Sài Gòn kiếm việc. “Tôi nghĩ phải cố làm để các em vào đại học. Các em lần lượt tốt nghiệp cấp 3, tôi đưa lên Sài Gòn thuê nhà ở. Tôi bắt các em phải học hành đàng hoàng”.
Để nuôi em thầy Phương làm thêm đủ nghề từ bưng bê, đạp xích lô tới cửu vạn, phụ chở hàng ở chợ Bình Tây... Không phụ lòng anh trai, các em thầy Phương lần lượt vào đại học. Em đầu tiên đỗ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, 2 em kế đỗ Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Một em đỗ Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.
Năm 1999, các em tốt nghiệp đại học và có công việc ổn định, thầy Phương lập gia đình. Thầy Phương thổ lộ với vợ ước nguyện được đi học đại học. Được ủng hộ, thầy Phương nhận làm gia sư cho học sinh kiếm thêm thu nhập vừa ôn thi. Năm 2001, thầy Phương cùng lúc đón 2 niềm vui khi tháng 3 con gái đầu chào đời thì tháng 7 đậu vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, ngành Vật lý điện tử hệ chính quy tập trung.
Học đại học ở tuổi 36, thầy Phương gặp nhiều chuyện cười ra nước mắt. Đầu tiên là được các em cùng lớp gọi bằng chú. Việc học cũng không đơn giản. Trước đây giải một bài toán khó chỉ mất thời gian ngắn thì với người 36 tuổi cần có kiên nhẫn.
“Tôi dành thời gian nhiều cho việc học bởi mục đích là học để làm thầy nên phải nghiêm túc, học ra học, không dựa dẫm, không xin xỏ. Môn nào rớt tôi cố học để thi lại”- thầy Phương kể.
Kết thúc 4 năm đại học, thầy Phương tốt nghiệp ngành Vật lý điện tử với điểm trung bình 6,7.
Chống chọi với bệnh ung thư gan
Ra trường ở tuổi 40, thầy Phương dự tuyển viên chức và được nhận về giảng dạy ở Trường THPT Long Trường (Quận 9) cách nhà 20km. 7 năm sau thầy Phương được chuyển về giảng dạy ở Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Quận 11).
Bất ngờ, tháng 11/2017, thầy Phương bị chuẩn đoán ung thư gan ác tính. Trải qua ca mổ cắt bỏ khối u bên phải, 9 tháng sau thầy Phương đối mặt khi khối u tái phát bên trái bắt buộc phải dùng thủ thuật Tace (bơm hóa chất vào bọc khối u, đồng thời ngăn máu lên nuôi khối u).
Từ đó đến nay thầy Phương đã làm 5 lần Tace, 2 lần dùng tia gama để “đốt” khối u. Điều sợ nhất hiện nay là căn bệnh đã di căn sang các cơ quan khác, phổi bắt đầu bị xơ hóa...
Dù mang trọng bệnh, thầy Phương không cho phép mình gục ngã. “Lúc phát hiện tôi rất buồn vì các con còn nhỏ. Nếu tôi mất không ai lo cho chúng. Bình tĩnh lại tôi an tâm vì các em trai của tôi chắc sẽ thay tôi lo cho các con”- thầy Phương tin.
Nhiều học sinh từ chống đối chuyển sang thương thầy
Ở Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thầy Phương là giáo viên Vật lý được nhiều học sinh yêu quý. Phương pháp sư phạm của thầy Phương là yêu thương hết mình nhưng cũng nghiêm khắc hết cỡ. Nhiều học sinh cá biệt lúc đầu chống đối thầy Phương ra mặt, hiểu ra thì ngoan ngoãn, thương thầy.
Có học sinh từng viết: “hồi lớp 11 không ưa thầy lắm vì khó tính quá, nghiêm khắc quá. Nhưng biết thầy chỉ muốn tốt cho học sinh. Ở thầy luôn toả ra sự nhiệt huyết và tận tâm, đó cũng là lý do mà mình từ anti-fan chuyển sang thương thầy lắm”.
55 tuổi nhưng mới có 15 tuổi nghề, điều thầy Phương tiếc nuối là không bắt đầu công việc này khi còn trẻ. Nhưng năm tháng qua đã làm công việc tốt cho gia đình, các em học sinh mình dạy trưởng thành, hạnh phúc, có công việc ổn định, thầy Phương thầy mãn nguyện.
Theo thầy Phương nhà giáo phải có tình yêu thương học sinh, đó là yêu thương nhưng không ủy mị, không dễ dãi, không tạo uy tín giả tạo.
"Người thầy phải dạy học sinh thành người biết yêu thương cha mẹ, yêu mọi người xung quanh, phải dạy đầy đủ, đúng kiến thức khoa học của bộ môn được phân công để các em đủ sức học lên bậc cao hơn" - Thầy Phương nói.
Thầy Phạm Đông Phương đã đào tạo các học sinh đoạt 2 HCV, 2 HCB, 2 HCĐ học sinh giỏi cấp Cụm; 1 HCĐ Vật lý 11 - Olympic chuyên; 1 HCV Vật lý 10, 3 HCĐ Vật lý 10, 1 HCB Vật lý 11, 3 HCĐ Vật lý 11 - Olympic không chuyên; 1 Giải Nhất, 2 Giải Nhì, 8 Giải Ba HSG môn Vật Lý 12 cấp Thành phố.
Liên tục được tập thể sư phạm nhà trường bình chọn danh hiệu “tiên tiến xuất sắc”: 15 năm liền; Điển hình tiên tiến ngành giáo dục Thành phố giai đoạn 2015 – 2019.
Lê Huyền
Người thầy từng bỏ nghề đi buôn dẫn đường cho nhiều huy chương quốc tế
Tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhưng chàng trai Nguyễn Duy Liên quyết định bỏ nghề đi buôn. Sau 12 năm, “vì vẫn còn yêu tha thiết môn Toán”, anh chọn quay trở lại bục giảng, làm lại từ đầu với vai trò là một thầy giáo làng.
" alt="Người thầy từng đạp xích lô, chống chọi với căn bệnh ung thư để lên bục giảng"/>