Nhận định, soi kèo Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1: Nợ chồng thêm nợ
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Brentford vs Man City, 2h30 ngày 15/1: Tiếp đà hồi sinh -
Lộ diện ứng viên mạnh của Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023Thí sinh Lê Hoàng Phương. Trong lần trở lại này, người đẹp chia sẻ: “Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2023 chính là nơi mà tôi có cơ hội thể hiện sự tri ân ấy đến cuộc sống; là nơi mà tôi cùng các cô gái trẻ tự hào giới thiệu vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại hoà bình.
Đồng thời, cùng góp tiếng nói vào việc kêu gọi hoà bình cho những nơi vẫn đang phải đối mặt với bạo lực và chiến tranh trên khắp thế giới".
Người đẹp sinh năm 1995 nhận được đông đảo người hâm mộ sắc đẹp ủng hộ. Nhiều khán giả đã dành lời khen cho Lê Hoàng Phương như: “Chưa biết mặt bằng thí sinh năm nay như nào nhưng trước mắt thấy Hoàng Phương mới đủ kinh nghiệm, đủ sức đấu với các nước như Ecuador, Thái, Phi”, “Ủng hộ Hoàng Phương đến cùng”...
Tuy nhiên, nhiều khán giả còn hoài nghi về khả năng ngoại ngữ của Lê Hoàng Phương. Sau gần 1 năm từ Hoa Hậu Hoàn Vũ 2022, đây có còn là hạn chế hay cô đã cải thiện hơn trước để sẵn sàng chinh chiến sân chơi quốc tế Miss Grand International 2023 được tổ chức tại Việt Nam.
Trước đó, Lê Hoàng Phương liên tục được khán giả nhắc tên với mong muốn thấy người đẹp quê Khánh Hòa sải bước ở Miss Grand Vietnam 2023.
Lê Hoàng Phương sinh năm 1995, từng gặt hát được loạt thành tích như: Top 10 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022, Top 31 Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam 2023.
Minh Thư
Lê Hoàng Phương, Hương Ly đọ dáng trên sàn catwalkCùng đảm nhiệm vị trí mở màn và vedette cho show thời trang, đôi bạn Hoàng Phương và Hương Ly cùng thể hiện khả năng biểu cảm, trình diễn nổi bật trên sàn catwalk."> -
- Ngày 26/8, Bộ GD-ĐT đã ban hành chỉ thị về 9 nhiệm vụ chủ yếu, 5 giải pháp cơ bản trong năm học 2016 – 2017 của ngành. Một nhiệm vụ đáng lưu ý là rà soát, hoàn thiện để ban hành các chuẩn giáo viên, chuẩn/tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục các cấp; xây dựng lộ trình tinh giản biên chế những giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục không có khả năng đạt chuẩn.
Phương hướng chung của năm học mới là tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Cụ thể: Giáo dục mầm non chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng, khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định; giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và gắn với nhu cầu thị trường lao động.
Bộ GD-ĐT xác định 9 nhiệm vụ chủ yếu gồm: Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước; Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học; Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo; Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bộ GD-ĐT cũng xác định các giải pháp căn bản: Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo; Nâng cao nănglực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Tăng cường các nguồnlực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; Tăng cường công táckhảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
Dạy học tiếng Anh sẽ ra sao? Bộ GD-ĐT sẽ chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với giáo dục phổ thông. Hỗ trợ các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ theo chương trình ngoại ngữ mới; xây dựng chương trình và triển khai bồi dưỡng giáo viên giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ xây dựng, hoàn thiện chươngtrình, sách giáo khoa, hệ thống học liệu ngoại ngữ trực tiếp và trực tuyến đáp ứng mục tiêu đào tạo chung.
Xây dựng chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ tăng cường, chuyên ngữ và song ngữ ở các cấp học và trình độ đào tạo.
Triển khai đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và theo kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo.
Tiếp tục xây dựng các định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và từng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàng đề thi quốc gia. Nghiên cứu xây dựng hệ thống trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc gia.
- Song Nguyên
-
Người đồng tình, người phản đối. Quản học sinh dùng điện thoại: Tùy tình huống, đều có cách xử lýKhông phản đối sao được khi ở nhà không ít học sinh mê mải smartphone, lơ là học hành (kể cả không ít người lớn ngồi đâu cũng thấy cắm mặt vào chiếc điện thoại).
Ở lớp, chiếc điện thoại học trò đã làm lao tâm khổ tứ cho không ít thầy cô, nhà trường. Thầy cô đang say sưa giảng, bỗng chuông điện thoại reo; lớp đang làm bài, vài học sinh bấm điện thoại nhắn tin; giờ kiểm tra, học sinh mở tài liệu "mạng". Không bực mới lạ!
Nhưng ham điện thoại mà quên cả học hành chỉ là than phiền của phụ huynh, không thấy có điều tra, thống kê nào cho thấy học lực học sinh thụt lùi vì chiếc điện thoại. Mà ngược lại, tôi thấy chúng khôn ngoan, thông minh, tiến bộ hơn.
Tôi có đứa cháu mới học lớp 5. Một lần ở nhà, cùng bạn cãi nhau nghĩa của cụm từ "vị thành niên", "trưởng thành" trong sách khoa học lớp 5. Không thống nhất được, chúng sử dụng điện thoại, tìm ông "Gu-gồ". Bà ngoại ngồi theo dõi tâm phục, khẩu phục. Ngày xưa bà phải mất vài hôm, rồi tìm đến thầy cô.
Cái lợi của việc sử dụng điện thoại thông minh một cách đúng cách là góp phần nâng cao chất lượng học tập, giúp các em xử trí nhanh nhẹn, thông minh hơn, có nguồn học liệu phong phú, kịp thời hơn.
Hãy xem smartphone như 1 quyển sách
Vậy có quản lí được việc sử dụng điện thoại của học sinh ở trên lớp không? Tôi nghĩ hoàn toàn được, vấn đề là cách quản lí. Hãy xem chiếc điện thoại như một quyển sách.
Hiện tại, học sinh đến lớp, trong giờ học, nhất cử nhất động đều theo lời thầy. Thầy bảo cả lớp gấp sách vở lại, kiểm tra bài cũ, học sinh răm rắp. Đến bài mới, thầy lệnh cả lớp mở sách trang..., bài..., cả lớp sột soạt mở sách. Thầy giảng, học sinh lắng nghe, vừa theo dõi sách. Tùy tình huống, giáo viên đều có cách xử lý.
Quản lí điện thoại học sinh cũng thế thôi
Đầu giờ học, giáo viên yêu cầu học sinh cất điện thoại vào cặp, tắt chuông, giao nhiệm vụ cho lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó kiểm tra, thầy cô kiểm tra bao quát.
Lúc cần, thầy yêu cầu mở điện thoại, địa chỉ, đường link..., thầy trò cùng tương tác, tìm kiếm, tra cứu theo hướng dẫn của thầy. Khi dùng xong lại cất vào cặp. Giờ kiểm tra, các thầy cô yêu cầu các em cất điện thoại. Cũng có thể cho sử dụng đối với đề mở, giúp các em kỉ năng tự tìm tòi, giải quyết vấn đề.
Không có sự cho phép của thầy thì tất cả điện thoại phải nằm yên trong cặp.
Trong Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT cũng đã ghi rõ học sinh được sử dụng điện thoại đi động và các thiết bị khác chỉ khi phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép.
Tất nhiên cũng có em lén lút trái lệnh như một lẽ thường tình, giáo viên cần nghiệp vụ sư phạm, giải quyết tình huống sư phạm như vốn có của nghề giáo.
Trương Như Đệ (giáo viên nghỉ hưu, Gia Lai)
Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả
Hiệu trưởng ở Lào Cai: 'Cho học sinh dùng smartphone, chưa thấy em nào hư'
“Chúng tôi luôn khuyến khích phụ huynh trang bị cho con em mình smartphone nhằm phục vụ việc học. Kể từ năm 2017 đến nay, chưa thấy học sinh nào hư hỏng vì dùng điện thoại cả” - một hiệu trưởng ở Lào Cai chia sẻ.
">