Nhận định, soi kèo U20 Indonesia vs U20 Yemen, 18h30 ngày 19/2: Những người khốn khổ
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Club America vs Club Leon, 8h00 ngày 20/2: Quyết giữ ngôi đầu -
Đường Bùi Đình Tuý, Q.Bình Thạnh, TP.HCM đoạn từ giao lộ Phan Văn Trị đến Nguyễn Thiện Thuật lâu nay là “điểm nóng” về tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Mở rộng đường ở TP.HCM xuất hiện nhà ‘siêu mỏng’, một mét vuông giá gần nửa tỷMột đoạn đường Bùi Đình Tuý đang được mở rộng. Trước đây, đường Bùi Đình Tuý có lộ giới 16m nhưng thực tế đoạn đường nói trên chỉ rộng khoảng 5m. Nhiều năm qua, để giải quyết vấn nạn kẹt xe, UBND Q.Bình Thạnh đã xin chủ trương mở rộng đoạn đường này thành 12m và đến năm 2019 mới thực hiện được.
Quy hoạch lộ giới 16m nhưng thực tế đường Bùi Đình Tuý chỉ rộng khoảng 5m. Dự án mở rộng đường Bùi Đình Tuý khiến 70 hộ dân bị ảnh hưởng, tổng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 180 tỷ đồng. Trong đó, UBND TP.HCM và UBND Q.Bình Thạnh chia đôi ngân sách.
70 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án mở rộng đoạn đường Bùi Đình Tuý. Từ giữa năm 2019, những hộ dân thuộc P.12, P14 và P.24.Q.Bình Thạnh nằm trong diện giải toả để mở rộng đoạn đường Bùi Đình Tuý đã bắt đầu bàn giao mặt bằng. Đến nay, một số hộ dân vẫn đang hoàn thiện mặt tiền phần diện tích nhà sau giải toả.
Mở rộng đường Bùi Đình Tuý hình thành nên những căn nhà "siêu mỏng". Việc mở rộng đoạn đường Bùi Đình Tuý đã hình thành nên những căn nhà “siêu mỏng”. Như nhà của ông Đ.V.L (P.24, Q.Bình Thạnh), sau khi bị tháo dỡ gần 30m2, căn nhà ông chỉ còn lại 14m2.
Bề ngang căn nhà này chỉ khoảng 3 gang tay. Theo ông L, đoạn đường này được mở rộng sẽ giải quyết được tình trạng kẹt xe vào giờ tan tầm. Hết quy hoạch treo, đường xá thông thoáng hơn thì giá trị căn nhà của người dân cũng được nâng lên.
Một căn nhà xây mới trên phần diện tích còn lại đang hoàn thiện. Ghi nhận củaVietNamNet, một số căn nhà trên đường Bùi Đình Tuý bị giải toả gần hết, hầu hết được sử dụng để mở cửa hàng, ki ốt buôn bán. Một số nhà xây dựng mới trên phần diện tích còn lại nhưng bề ngang chỉ khoảng 3 gang tay.
Căn nhà (ngoài cùng bên phải) sau giải toả chỉ còn 3,3m2 và đang được chủ rao bán giá 1,3 tỷ đồng. Có trường hợp, căn nhà bị giải toả phần lớn chỉ còn lại 3,3m2. Chủ nhà cho biết do không có nhu cầu sử dụng nên đang rao bán với giá 1,3 tỷ đồng. Như vậy, mỗi mét vuông nhà trên đoạn đường mới được mở rộng này có giá gần nửa tỷ đồng.
Nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh, người dân lo nhà thành “rốn ngập” mới
Chưa kịp vui vì tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh thường xuyên ngập nặng mỗi khi trời mưa, người dân hai bên đường này đã phải đối mặt với nỗi lo nhà biến thành “rốn ngập” mới.
"> -
Tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng nhờ chia sẻ dữ liệu qua nền tảng NDXPDữ liệu được nhận định ngày càng trở nên quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. (Ảnh minh họa: Internet) Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ TT&TT đã xây dựng, đưa Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) vào sử dụng, phục vụ việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương.
Được ví như “xương sống” phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia, nền tảng NDXP có các thành phần chính gồm nền tảng kết nối, tích hợp dịch vụ, quy trình, dữ liệu (kế thừa và phát triển từ Hệ thống kết nối liên thông các hệ thống thông tin ở trung ương và địa phương - NGSP nhằm đáp ứng các nhu cầu kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu theo mô hình tập trung); nền tảng chia sẻ dữ liệu phân tán nhằm đáp ứng các nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương theo mô hình phân tán; hệ thống quản lý vận hành nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Thời gian qua, nền tảng NDXP đã từng bước kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương. Đến cuối năm 2020, toàn bộ 22/22 bộ, cơ quan ngang bộ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh (LGSP) và kết nối với nền tảng NDXP, đạt tỷ lệ 100%.
Hiện nền tảng này đã kết nối với hệ thống của 90 cơ quan, đơn vị; trong đó có 85 LGSP của bộ, ngành, địa phương; 8 cơ sở dữ liệu và 12 hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT, tổng số giao dịch thông qua nền tảng NDXP từ đầu năm 2022 đến ngày 19/10/2022 đã đạt hơn 570 triệu, tăng gấp 3,1 lần so với cả năm 2021 (khoảng 180 triệu giao dịch), trung bình hàng ngày có khoảng 1,9 triệu giao dịch thực hiện thông qua NDXP.
Có thể thấy, việc vận hành nền tảng NDXP đã mang lại hiệu quả ban đầu lớn, góp phần tiết kiệm thời gian của xã hội, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, thực thi công vụ dựa trên dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Trong đó, có thể kể đến một số lợi ích chính từ việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp như phát triển các dịch vụ, tiện ích theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, người dân, doanh nghiệp không phải kê khai, cung cấp thông tin thủ công nhiều lần, đi lại nhiều nơi.
Tổng hợp thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn để tạo kho dữ liệu dùng chung của bộ, ngành, địa phương bảo đảm đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành được hiệu quả.
Một lợi ích nữa là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan nhà nước không phải nhập thông tin thủ công, thao tác nghiệp vụ trên nhiều phần mềm khác nhau. Tăng cường hiệu quả khai thác các dữ liệu dùng chung trong nội bộ, tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.
Đồng thời, cho phép cung cấp dữ liệu mở ra bên ngoài phục vụ khu vực tư xây dựng, phát triển hệ sinh thái ứng dụng, dịch vụ mới cho xã hội; cho phép thu thập dữ liệu từ các đối tượng thuộc khu vực tư mà cơ quan nhà nước cần quản lý phục vụ việc giám sát thực thi pháp luật, điều hành chính sách vĩ mô.
Dẫu vậy, theo đánh giá của Bộ TT&TT, hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu vẫn còn chưa rộng rãi và chưa đáp ứng được nhu cầu, dẫn đến người dân, doanh nghiệp vẫn phải cung cấp thông tin, dữ liệu nhiều lần, thủ công, đi lại nhiều lần.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ TT&TT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị trong đó chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Cùng với đó, theo Bộ TT&TT, các bộ, ngành, địa phương cũng cần nhanh chóng hoàn thành việc ban hành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung. Các cơ sở dữ liệu đã triển khai xây dựng phải quán triệt, nhanh chóng xây dựng và ban hành quy định về cấu trúc thông điệp dữ liệu chia sẻ, công bố công khai dịch vụ chia sẻ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu của mình và kết nối với Nền tảng NDXP để dữ liệu được lưu thông thông suốt.
Vân Anh
"> -
Xây dựng 14 căn nhà sai quy hoạch Sai phạm dây chuyền tại dự án khu nhà ở vùng ven TP.HCMKhu nhà ở Tân An Huy tại xã Phước Kiển, H.Nhà Bè, TP.HCM là dự án do Công ty CP Xây dựng và kinh doanh nhà Tân An Huy (Công ty Tân An Huy) làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô 20,8ha và được UBND TP.HCM giao đất cuối năm 2005.
Tháng 9/2007, dự án Khu nhà ở Tân An Huy được UBND huyện Nhà Bè phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500. Sau đó, dự án được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết 1/500 hai lần, vào tháng 12/2012 và tháng 8/2016.
Sau 16 năm, dự án Khu nhà ở Tân An Huy vẫn chưa hoàn thành. Lập dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở Tân An Huy từ năm 2004, tuy nhiên Công ty Tân An Huy lại không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền về việc hợp tác góp vốn với Công ty Tân Phúc Hưng và DNTN Phan.
Tại khu thấp tầng của dự án có 313 nền nhà, chủ đầu tư đã chuyển nhượng cho 191 nền cho khách hàng thông qua “hợp đồng góp vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật - nhận lại đất” và “hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng nhà ở”.
Với hình thức như trên, Công ty Tân Phúc Hưng và DNTN Phan cũng đã lần lượt chuyển nhượng 93 và 27 nền nhà cho khách hàng.
Từ năm 2011, Công ty Tân An Huy đã xây dựng 14 căn nhà tại khu thấp tầng không đúng quy hoạch. Nhưng đến tháng 7/2017 Thanh tra Sở Xây dựng mới phát hiện và bắt đầu xử lý vi phạm.
Thanh tra TP.HCM xác định, sai phạm này thể hiện sự buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra về hoạt động xây dựng của Thanh tra xây dựng huyện Nhà Bè và Chánh Thanh tra Sở Xây dựng thời kỳ liên quan.
Những khách hàng mua đất tại dự án Khu nhà ở Tân An Huy hiện rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi chủ đầu tư “ép” người dân xây dựng nhà thô với giá gấp 3 lần giá thị trường (hơn 8 triệu đồng/m2, gồm VAT), không cho chuyển nhượng hợp đồng, chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Hàng loạt doanh nghiệp có liên quan
Một phần dự án Khu nhà ở Tân An Huy được tách ra là dự án Trần Thái Village do Công ty TNHH Trần Thái làm chủ đầu tư. Tháng 4/2010, Phòng TN&MT huyện Nhà Bè có xác nhận bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án này.
Theo đó, tại dự án của Công ty TNHH Trần Thái có 21.011,4m2 đất do Nhà nước trực tiếp quản lý. Đến tháng 5/2010, UBND huyện Nhà Bè lại có văn bản xác định phần diện tích đất do Nhà nước quản lý tại dự án này là 13.185,4m2.
Đến nay, Sở Tài chính chưa phối hợp với UBND huyện Nhà Bè xác định phần đất Nhà nước quản lý tại dự án Trần Thái Village cũng như tỷ lệ đất hoán đổi đã có hạ tầng kỹ thuật; chưa yêu cầu Công ty TNHH Trần Thái phải thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến phần đất công.
Tại khu đất nhà ở cao tầng của dự án, Công ty TNHH Nam Sài Gòn Residences đã ký thoả thuận đặt cọc từ tháng 10/2016 với cam kết là chủ đầu tư hợp pháp của dự án trước khi được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư.
Ngoài ra, doanh nghiệp này đã thực hiện thi công ép cọc đại trà trước khi được cấp giấy phép xây dựng. Không những vậy, Công ty TNHH Nam Sài Gòn Residences khai thuế thay Công ty Phú Mỹ Hưng không đúng quy định về khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn giữa Công ty Indochina, VPF và Công ty Phú Mỹ Hưng.
Với khu đất hơn 7.600m2 dùng để xây công trình y tế tại dự án Khu nhà ở Tân An Huy, chủ đầu tư đã chuyển nhượng cho Công ty Nhân Phúc Đức vào năm 2010. Đến năm 2013, Công ty TNHH Bệnh viện Sản nhi quốc tế Sài Gòn được cấp giấy phép xây dựng.
Từ khi được giao đất năm 2005 đến nay, công trình y tế trên khu đất này vẫn chưa triển khai. Trong khi chưa điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhưng Sở Xây dựng TP.HCM đã cấp phép xây dựng dự án Bệnh viện Sản nhi quốc tế Sài Gòn với một số chỉ tiêu tăng mật độ xây dựng, tăng tầng, tăng chiều cao và diện tích sàn.
Về thực hiện nghĩa vụ của chủ dự án Khu nhà ở Tân An Huy với Nhà nước, theo Thanh tra TP.HCM, đến nay Sở Tài chính vẫn chưa xác định phần đất hoán đổi với Nhà nước tại dự án.
Hiện phần đất ở gồm 313 nền đất đã được chủ đầu tư chuyển nhượng hết cho khách hàng. Do đó, việc hoán đổi đất công lấy đất ở tại dự án khó thực hiện được.
Đến nay, Công ty Tân An Huy còn nợ ngân sách Nhà nước số tiền 149,7 tỷ đồng. Do công ty tự tính tiền chậm nộp không chính xác nên có nghĩa vụ bổ sung 5,2 tỷ đồng. Như vậy, nghĩa vụ tài chính Công ty Tân An Huy phải thực hiện gần 155 tỷ đồng.
DNTN Phan có doanh thu gần 30 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng các nền đất khu thấp tầng, được chia lãi 37 tỷ đồng từ khu cao tầng nhưng lại không hạch toán vào sổ sách kế toán, không kê khai doanh thu, có dấu hiệu trốn thuế.
Theo Thanh tra TP.HCM, trong thời hạn thanh tra, đoàn thanh tra chưa đủ thời gian để kiểm tra nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của các doanh nghiệp như Công ty Hải An, Indochina, VPF, Nhân Phúc Đức… liên quan đến các khoản thu nhập từ nhận tiền phạt, chuyển nhượng vốn, góp vốn thành lập pháp nhân liên quan đến các phần đất tại dự án. Do đó cần tiếp tục kiểm tra, làm rõ và xử lý sai phạm nếu có theo quy định.
Điểm mặt loạt doanh nghiệp BĐS nợ thuế ‘chết theo dự án'
Không ít doanh nghiệp nợ thuế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, một số trong đó là chủ đầu tư các dự án đã “chết lâm sàng” hoặc từng vướng lùm xùm với khách hàng.
">