Thể thao

Bắt tạm giam 7 nhân viên tham ô tài sản ở Bà Rịa

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-03-30 12:57:34 我要评论(0)

Ngày 10/12,ắttạmgiamnhânviênthamôtàisảnởBàRịtin tuc mu Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đtin tuc mutin tuc mu、、

Ngày 10/12,ắttạmgiamnhânviênthamôtàisảnởBàRịtin tuc mu Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 7 người về tội Tham ô tài sản.

Trong đó, các nhân viên bơm dầu, kế toán thuộc Trạm xăng dầu Thành Nghĩa (thuộc Công ty CP xăng dầu Tín Nghĩa, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ) gồm Bùi Văn Vi (SN 1965), Lê Quang Minh (SN 1982), Lưu Thế Lượng (SN 1989), Trần Đức (SN 1969), Nguyễn Lý (SN 1987).

Nhân viên của Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen (Công ty Hoa Sen) gồm Đào Phước Vui (SN 1987, nhân viên kiểm soát vận tải), Hồ Đăng Triều (SN 1985, nhân viên quản lý đội xe). Riêng Nguyễn Minh Nhật (SN 1987, nhân viên cấp phát nhiên liệu cho các phương tiện vận tải tại văn phòng vận tải của Công ty Hoa Sen) hiện đã bỏ trốn.

Bắt tạm giam 7 nhân viên tham ô tài sản ở Bà Rịa - Vũng Tàu - 1

Cơ quan CSĐT đọc lệnh khởi tố, bắt tạm giam đối với một trong số 7 đối tượng về tội Tham ô tài sản (Ảnh: Công an cung cấp).

Từ đầu năm 2018, hai doanh nghiệp ký kết hợp đồng cung cấp dầu cho các ô tô thuộc Công ty Hoa Sen. Hợp đồng được hai bên ký kết tiếp sau mỗi năm. Nắm được quy trình cấp phát và quyết toán liên quan đến việc này, từ đầu năm 2023, Nhật đã cấu kết với các đối tượng còn lại để lập khống 1.832 phiếu cấp nhiên liệu cho các xe chạy cho Công ty Hoa Sen.

Sau khi lập phiếu cấp xăng khống, các đối tượng làm hồ sơ thanh toán, gây thiệt hại cho Công ty Hoa Sen số tiền hơn 8 tỷ đồng. Số lượng dầu kê khống bị các đối tượng lén lút bán ra thị trường, lấy tiền chia nhau tiêu xài cá nhân.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Genre:Hành động, Sử thi, Tâm lý
Director: Ridley Scott
Cast: Paul Mescal, Pedro Pascal, Denzel Washington...
Rating:8/10
*Lưu ý: Bài viết tiết lộ một phần nội dung bộ phim

“Cánh cửa địa ngục luôn mở cả ngày lẫn đêm / Đường đi xuống rất dễ dàng và êm ái
Nhưng để quay trở lại, và ngắm nhìn bầu trời xanh / Cần nhiều lắm công sức của kiếp người”.

16 năm sau cái chết bi tráng của Maximus Decimus Meridius.

Lucius Verus (Paul Mescal), con trai Lucilla và Maximus, cậu bé năm xưa lớn lên trong bóng tối của những âm mưu quyền lực, phải bỏ lại gia đình và trốn chạy khỏi La Mã. Lucius một mình phiêu bạt tới vùng đất xa xôi Numidia tại Bắc Phi, lấy tên mới là Hanno. Cậu bé cô đơn, đầy sợ sệt từ sa mạc năm đó nay đã trưởng thành, trở thành thủ lĩnh tinh nhuệ và có cho mình một tổ ấm nhỏ bên cô vợ xinh đẹp Arishat.

Thế nhưng cuộc sống bình yên chẳng kéo dài lâu. Thành phố Numidia xinh đẹp một ngày kia nhuộm máu khi hạm đội hùng hậu của La Mã, do tướng Marcus Acacius (Pedro Pascal) dẫn đầu, vượt biển kéo tới. Lucius cùng vợ và quân đội thành phố liều mình chống trả, nhưng trước những đợt tấn công dồn dập của quân địch chẳng khác nào “châu chấu đá xe”.

Numidia thất thủ, hàng nghìn hộ gia đình rơi vào cảnh vợ mất chồng, con mất cha. Arishat vong mạng trước mũi tên của phe địch. Trong khi Lucius cùng những người lính sống sót bị đem về La Mã.

Trở về La Mã

Tại La Mã - vùng đất quê hương, Lucius như bao nô lệ khác, phải trở thành võ sĩ trên đấu trường, dùng mạng sống mua vui cho hoàng tộc cùng những người dân đang mờ mắt vì máu và bạo lực.

Là con trai bí mật của Maximus, Lucius từ bé đã chứng kiến cha chiến đấu vì danh dự, lòng trung thành với đế chế La Mã và hoàng đế Marcus Aurelius. Kế thừa tinh thần và ý chí của cha, thế nhưng Lucius lại mang trong mình mục tiêu đối nghịch: anh tiến tới "trái tim" của đế chế với ý muốn trả thù và thiếu rụi tất cả. Với Lucius, La Mã là hiện sinh của sự đồi bại, lạc lối và bạo lực, nơi đã tước đi tự do, hạnh phúc của bao tổ ấm nhỏ, đẩy người vô tội vào kết cục kinh hoàng nhất.

Gladiator 2,  vo si giac dau anh 1

Phim có ngân sách lên tới hơn 200 triệu USD.

So với Maximus, Lucius có cái nhìn hoàn toàn khác biệt về quyền lực và danh dự. Mâu thuẫn này càng khắc sâu khi La Mã đem quân quét sạch Numidia, tước đi mạng sống của người phụ nữ mà anh yêu thương.

Mang trong mình dòng máu quý tộc, nay lại trở thành vật mua vui trên đấu trường sinh tử, chàng trai trẻ không chỉ chiến đấu vì mạng sống của bản thân, mà còn vì khát vọng trả thù, lật đổ một đế chế suy đồi dưới thời Geta và Caracalla - cặp bạo vương song sinh đắm chìm trong máu và quyền lực.

Tương tự người cha quá cố, cuộc sống của Lucius cũng biến động không ngừng với những thách thức mang tính sống còn. Anh từng là chỉ huy anh dũng trên đấu trường, rồi phút chốc trở thành nô lệ trên mảnh đất quê hương. Sự khốc liệt kinh hoàng tại La Mã được khắc họa chân thực khi chàng trai trẻ phải lần lượt vượt qua bầy khỉ đầu chó điên cuồng, nhà vô địch cưỡi tê giác hay màn tái hiện trận hải chiến Salamis giữa lòng đấu trường, nơi bầy cá mập khổng lồ chỉ chực chờ nạn nhân rơi xuống...

Tâm lý nhân vật tiếp tục bị thử thách khi đối mặt với Acacius, kẻ thù đã hủy hoại cả gia đình, và sau cùng là nhiệm vụ đổi lấy tự do, bằng một cuộc chiến bảo vệ mẹ khỏi bị hành quyết.

Trận đấu sinh tử điên rồ, khốc liệt

Hành trình từ “kẻ ăn thịt khỉ” trở thành cái tên lừng danh nơi đấu trường, khiến người xem choáng ngợp trước những thách thức không tưởng mà Lucius phải vượt qua.

Gladiator 2,  vo si giac dau anh 2

Kịch bản chưa quá mới mẻ, nhưng diễn xuất của dàn cast để lại ấn tượng mạnh mẽ.

Những đấu tranh, dằn vặt nội tâm hiện rõ qua cách chàng trai trẻ biến hận thù thành vũ khí, biến khao khát trả thù thành công cụ giúp anh sinh tồn giữa thực tại khắc nghiệt.

Lucius thoạt tiên liều mạng giành giật sự sống. Ngọn lửa của sự hận thù, bất kham đốt cháy tâm trí anh, thể hiện ở cách bằng mọi giá toàn mạng và chiến đấu với bản năng nguyên thủy nhất. Lucius cắn chết con khỉ, hạ sát nhà vô địch của Thraex bằng vũ khí. Lửa giận đó càng bùng lên dữ dội khi gặp lại người mẹ ruột đã biệt vô âm tín nhiều năm...

Nó hiện rõ qua câu trả lời cộc cằn “Toàn bộ quân đội La Mã”, khi được trưởng lão Macrinus hỏi “Ta sẽ đưa ngươi ai để thoả mãn sự thịnh nộ này?”.

Thế nhưng, anh chàng vẫn tỉnh táo trước âm mưu của Macrinus. Chứng kiến máu đổ nơi chiến trường, những đồng đội lần lượt ngã xuống, lại được vị bác sĩ với tấm lòng thiện lương chỉ đường, Lucius dần học được cách tha thứ, buông bỏ thù hận, dằn vặt đang ăn mòn anh từng ngày.

Nhờ có vậy, Lucius lần đầu thành công băng qua dòng sông đen tối trong mơ. “Quá khứ có ý nghĩa gì khi tương lai phải chết trên đấu trường” - chàng trai trẻ hiểu ra thứ anh cần không phải quyền lực, không phải một màn báo thù giúp mình hả dạ, mà là tự do thực sự cho người dân La Mã. Đó có lẽ cũng là lý do mà Lucius sau cùng chấp nhận buông kiếm khi đứng trước Acacius - kẻ thù đã sát hại vợ mình.

Hành trình tìm tự do cũng là hành trình tìm kiếm bản ngã, sau khi trải qua biết bao đau thương. Để rồi cuối cùng, giữa nơi ngục tối, khi anh ngẩng cao đầu và nói: “Ta là Lucius, hoàng tử của La Mã”, khiến người xem nổi da gà khi nhớ lại khoảnh khắc tương tự của Maximus, trong phần tiền truyện ra mắt 24 năm về trước.

Gladiator 2,  vo si giac dau anh 3

Paul Mescal có nhiều cảnh hành động ghi dấu ấn, bên cạnh diễn xuất nội tâm thuyết phục.

Gladiator2 vẫn đậm chất Ridley Scott, một màu sắc Hollywood cổ điển, tái hiện trong bức tranh sử thi với quy mô choáng ngợp. Bối cảnh La Mã cổ đại hiện lên đẹp tới mê hoặc trong ống kính của vị đạo diễn gạo cội.

Những đại cảnh hùng vĩ, cách dàn dựng trận đấu sinh tử điên rồ, khốc liệt và “quái” khiến người xem khó thể rời mắt. Từ cảnh thủy chiến chiến tại thành Numidia, cho tới những cuộc bán máu đổi niềm vui nơi đấu trường, Ridley Scott chiêu đãi khán giả bữa tiệc hành động đầy cảm xúc với sự kết hợp mượt mà của dàn cảnh, âm thanh lẫn kỹ xảo.

Phần hình ảnh phim tạo ấn tượng thị giác mạnh mẽ. Những công trình kiến trúc nguy nga, sự xa hoa, lộng lẫy đầy cay nghiệt của một đế chế trước thềm suy vong, cho tới “đền đài” cuối cùng - đấu trường La Mã, nơi sự tha hóa hiện ra rõ nét nhất.

Tại đó, máu đỏ, cát bụi trên người đấu sĩ đối lập sắc vàng óng ả trên trang phục quý tộc, hoàng gia. Sự im lặng chết chóc của người lính ngã xuống đối lập tiếng hò reo vang dội từ phía khán giả. Tất cả tái hiện sinh động một thời kỳ La Mã suy đồi, chìm trong cảm giác khoái lạc mà máu và bạo lực mang tới.

Tủ sách Nghệ thuật - Giải trí giới thiệu những cuốn sách hay và mới nhất về nền công nghiệp giải trí và các bộ môn nghệ thuật đại chúng tiêu biểu. Ngoài ra, tủ sách cũng đề xuất loạt tác phẩm đáng đọc về các nghệ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới, giúp độc giả hiểu hơn và biết thêm về những câu chuyện hậu trường, chưa từng được tiết lộ.

" alt="'Võ sĩ giác đấu' gây choáng ngợp" width="90" height="59"/>

'Võ sĩ giác đấu' gây choáng ngợp

Biên chế không phải là thứ tạo ra chất lượng giáo dục, mà chính việc bãi bỏ chế độ biên chế mới là giải pháp đúng ở trong dài hạn.

Mấy ngày nay, ngành giáo dục đang sôi sùng sục với dự định thí điểm bãi bỏ chế độ công chức, viên chức đối với giáo viên. 

Theo cách hiểu của giáo giới thì đây là bãi bỏ chế độ biên chế đối với giáo viên. Trong bài viết này, tôi dùng chữ “biên chế” để chỉ những người làm việc theo Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức cho gọn.

{keywords}
Ảnh: Thanh Hùng

Trước khi đi vào thảo luận chi tiết về dự định này, cần làm rõ xem biên chế sinh ra để làm gì? Biên chế được sinh ra để đảm bảo cho người lao động yên tâm làm việc, tránh được các áp lực từ bên ngoài mà ảnh hưởng xấu đến công việc của mình, cụ thể là làm biến dạng bản chất công việc của mình dưới sức ép của các yếu tố bên ngoài, trong đó có sức ép của người, hoặc đơn vị trả lương cho mình.

Vậy ai thì cần biên chế? 

Ở nước ngoài, thì đó là những người cần phải giữ tiếng nói độc lập của mình, bất chấp sự kiện rằng, tiếng nói đó có thể xung đột với ý kiến của người trả lương cho họ. 

Đó là ai? Đó là các Thẩm phán của Tòa án Tối cao, một khi đã được bổ nhiệm thì sẽ có hiệu lực suốt đời, nhằm tránh áp lực từ bên ngoài, hầu giữ được sự độc lập trong việc bảo vệ công lý, diễn giải hiến pháp và đánh giá tính hợp hiến của các đạo luật. 

Ngoài ra, đó cũng có thể là những giáo sư của các trường đại học, người khi đã vào biên chế, thì sẽ không bị mất việc nếu không bị trường chứng minh phạm pháp, hoặc năng lực làm việc quá kém. Để làm gì? Để họ có thể bảo vệ tự do học thuât, đi tìm chân lý, mà không chịu sức ép của nhà trường.

Ở Việt Nam, cả hai trường hợp này đều không xảy ra. Biên chế sinh ra chỉ đơn thuần là để có một việc làm suốt đời, một sự ổn định trong công việc, chứ không phải là để bảo vệ công lý hoặc tự do học thuật.

Vậy biên chế ở Việt Nam có cần thiết?

Trước hết, cần nhìn ra thế giới để thấy rằng, bãi bỏ biên chế làm việc suốt đời đang là một xu hướng. Thống kê cho thấy, một người Mỹ trung bình chuyển việc 15 lần trong cuộc đời của mình. Xu hướng này càng tăng đối với những người trẻ tuổi. Vì sao? Vì với sự phát triển của công nghệ hiện giờ, các ngành nghề liên tục mất đi, và các ngành mới liên tục ra đời. Ít ai dám chắc 5 năm nữa mình sẽ làm gì, ở đâu. Vậy nên thay đổi việc làm liên tục, và vì thế phải học tập suốt đời, là một xu hướng không thể tránh khỏi.

Ở Việt Nam, hiện tượng này cũng đang trở nên phổ biến với giới trẻ. Họ liên tục thay đổi, liên tục học hỏi, liên tục phát triển và tìm kiếm những cơ hội mới. Hiện tượng này đang diễn ra trong mọi ngành nghề, nhưng với ngành giáo dục, xem ra vẫn còn yên ắng. Một trong những lý do tạo ra sự yên ắng này là chế độ làm việc theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức của giáo viên rất ổn định. Vào công chức xong là coi như có biên chế, có thể đủng đỉnh cho đến lúc về hưu.

Nay với thí điểm bãi bỏ chế độ công chức, viên chức này, thì tôi cho rằng đó là một tiến bộ của ngành giáo dục, cũng lại hợp với xu hướng của xã hội. 

{keywords}

Giới trẻ Việt Nam đang liên tục thay đổi, liên tục học hỏi, liên tục phát triển và tìm kiếm những cơ hội mới.

Cụ thể hơn, tôi có mấy ý kiến ngắn gọn sau:

1. Thí điểm, rồi tiến tới bãi bỏ biên chế suốt đời, là luật chơi mới của ngành giáo dục. Đã là luật chơi mới, thì cần áp dụng cho mọi công chức, viên chức của ngành, từ bộ trưởng xuống các cán bộ quản lý, các hiệu trưởng, chứ không chỉ giáo viên. Như vậy mới công bằng. Trên nguyên tắc, việc này có thể thực hiện được. Vấn đề còn lại chỉ là kỹ thuật.

2. Nỗi lo nếu bãi bỏ biên chế thì hiệu trưởng sẽ lạm quyền là có thật.Tôi chia sẻ nỗi lo này, khi quyền lực không gắn liền với trách nhiệm. 

Hiệu trưởng hiện giờ quyền lực đã rất lớn, nay được thêm quyền tự ý tuyển dụng thì có thể sẽ phát sinh nhiều tiêu cực nếu không có giám sát và giải trình trách nhiệm. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể tìm ra biện pháp để giải quyết vấn đề này.

Giải pháp phù hợp nhất, theo tôi, là thành lập hội đồng trường, có sự tham gia của giáo viên, phụ huynh, cán bộ quản lý giáo dục, các doanh nhân, nhà khoa học, nhà văn hóa, nghệ sĩ… và cả đại diện học sinh nữa. Hội đồng trường sẽ hoạt động như hội đồng quản trị của trường tư thục, và quyết định việc bổ nhiệm, bãi nhiệm hiệu trưởng nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc lạm quyền, khuất tất. Như thế, hiệu trưởng cũng phải cạnh tranh, áp lực còn lớn hơn giáo viên ấy chứ.

3. Nỗi lo mất biên chỉ chỉ là nỗi lo của các giáo viên trường công lập.Khối tư thục và quốc tế, có ai có biên chế đâu. Tất cả đều là hợp đồng làm việc theo luật lao động. Vậy mà họ vẫn giảng dạy tốt, hăng say với công việc. 

Vì thế, biên chế không phải là thứ tạo ra chất lượng giáo dục, mà chính việc bãi bỏ chế độ biên chế để tăng sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho những giáo viên giỏi tìm được việc làm ở nơi xứng đáng, và những giáo viên trẻ vào được hệ thống thay vì mòn mỏi đợi chờ, mới là giải pháp đúng ở trong dài hạn.

Các cụ đã nói: Thầy già, con hát trẻ. Nếu các thầy cô có tuổi, có biên chế, mà có năng lực thực sự, thì khi bãi bỏ biên chế, đó sẽ là cơ hội để các thầy cô có được nơi làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, vì không còn bị ràng buộc vào luật cán bộ, công chức nữa. Còn nếu những giáo viên/ viên chức ngoài biên chế ra không còn gì khác, năng lực chuyên môn, tư cách đều có vấn đề, thì tốt nhất nên được thay bằng những người trẻ có năng lực. Như thế tốt cho họ, cho người trẻ, và cho cả xã hội. Và cũng chỉ như thế thì nhà giáo mới có thể sống được bằng lương.

4. Lương hưu cũng là một trong những chủ đề của thảo luận. Tuy nhiên, hưu trí là câu chuyện của bảo hiểm xã hội, không phải của biên chế. Những giáo viên tư thục không phải có biên chế, nhưng đóng bảo hiểm xã hội, nên sẽ vẫn có lương hưu.

5. Lo ngại rằng giáo viên vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo… khó khăn đủ thứ, đã chẳng có gì, nay biên chế cũng không có, là không có cơ sở. Đã là vùng sâu vùng xa, những nơi chẳng ai muốn đến, thì cách hành xử công bằng là để họ làm việc có thời hạn, 3 năm chẳng hạn, rồi cho họ về tìm cơ hội tốt hơn. Nếu dùng biên chế để giữ họ ở đó suốt đời thì không phải là ưu đãi, mà thực ra là đang lợi dụng sự hy sinh của họ.

6. Về lâu dài, tôi ủng hộ bãi bỏ biên chế với tất cả các ngành nghề, chứ không chỉ là giáo dục.Một nước chỉ cần khoảng mươi người có biên chế suốt đời là đủ. Đó là ai? Như đã nói ở trên, đó là những thẩm phán của Tòa án Tối cao, những người cần đảm bảo công việc suốt đời sau khi được lựa chọn, để tránh mọi áp lực từ bên ngoài, hầu giữ được tiếng nói độc lập trong cuộc chiến bảo vệ công lý, thẩm định tính hợp hiến của các đạo luật … Ngoài họ ra, tất cả đều nên làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn.

Hiện nay, Việt Nam hiện có 11 triệu người ăn lương ngân sách. Con số quá lớn. Không ngân sách nào chịu nổi. Vì vậy, tốt nhất là giảm hệ thống cán bộ, công chức này xuống, tiến tới làm việc theo hợp đồng hết. Chứ cứ rung đùi ngồi ôm biên chế, không có cạnh tranh để nâng cao chất lượng, để rồi tặc lưỡi với năng suất lao động chỉ bằng 1/4 Malaysia, 1/15 Singapore, thì đời nào mới tăng được thu nhập, đời nào nhà giáo mới có thể sống được bằng lương.

Khi nhà giáo không sống được bằng lương, mọi cải cách giáo dục trước sau gì cũng sẽ thất bại.

TS. Giáp Văn Dương

" alt="Bãi bỏ biên chế mới là giải pháp đúng trong dài hạn" width="90" height="59"/>

Bãi bỏ biên chế mới là giải pháp đúng trong dài hạn