Trong chương trình Giải mã tri kỷ tập mới nhất,ảimãtrikỷHélộcuộchônnhâncủaNSƯTCôngNinhvàbàxãkémtuổvo dich tay ban nha NSƯT Công Ninh và bà xã kém 21 tuổi - diễn viên Tuyết Vân tiết lộ nhiều câu chuyện trong cuộc sống hôn nhân khiến nhiều khán giả hứng thú.
Tuyết Vân cho biết cơ duyên gặp gỡ giữa cô và chồng cũng có liên quan đến MC Khả Như. Trước đó, hai diễn viên thường xuyên tại cùng một sân khấu nhưng Tuyết Vân đến trước đó và bén duyên cùng NSƯT Công Ninh. Diễn viên Tuyết Vân cho biết: "Thật ra, chị có cảm giác là ảnh hốt chị” vì hai người ở gần nhà nhau và Công Ninh luôn đưa cô về mỗi khi đi diễn về muộn.
Cơ duyên gặp gỡ giữa NSƯT Công Ninh và vợ:
NSƯT Công Ninh nhận xét bà xã Tuyết Vân là một người dễ thương, điềm đạm và kín đáo. Chính điều đó đã khiến anh muốn tìm hiểu cô. Tuyết Vân lại chia sẻ rằng mình thích người đàn ông khiến bản thân cảm thấy an toàn. Công Ninh không chỉ khiến cô an tâm mà đặc biệt lại còn đem đến sự hài hước.
Nữ diễn viên tiết lộ, quan điểm sống của cả hai không có nhiều khác biệt chỉ khi đến lúc sinh con gái đầu lòng. Cô nói thêm rằng: “Anh ấy khiến chị có cảm giác rằng không biết chị có phải là mẹ không hay ảnh là mẹ. Mình đã kỹ rồi nhưng mà gặp người kỹ hơn lại khiến mình cảm thấy hơi dội ngược”.
Tuyết Vân cho biết, chồng khiến cô có cảm giác an toàn.
Con gái của cả hai có tên Nguyễn Hoàng Khuyên (biệt danh là Oscar) và có ý nghĩa gắn liền với ý nghĩa về con đường nghệ thuật của cặp đôi. Đó là biểu tượng mà bản thân Công Ninh và nhiều nghệ sĩ khác trên thế giới đều ngưỡng mộ. Chính vì vậy, anh cũng xem con gái mình cũng giống như một giải thưởng mà ông trời ban cho anh.
NSƯT Công Ninh tiết lộ, anh từng gặp biến cố khi mắc bệnh viêm phổi cách đây hơn 5 năm. Nguyên nhân là do anh thường thức đến 3 giờ sáng để xem phim và hút nhiều thuốc lá. Tuyết Vân cho biết trong khoảng thời gian đó, Công Ninh đã chọn sống tách riêng khỏi gia đình vì không muốn ảnh hưởng đến vợ con mình.
NSƯT Công Ninh chia sẻ, anh muốn vợ “đưa đón con đi học sớm hơn” và “nên cho con về nhà sớm sau khi đi học”. Với Tuyết Vân, cô hy vọng chồng sẽ bớt lo xa, bớt thức khuya và lắng nghe ý "đen" của vợ. Tuyết Vân ví dụ như việc nói với chồng là sẽ đi cafe với một người đàn ông thì Công Ninh sẽ nghĩ rằng đằng sau đó sẽ còn có nhiều vấn đề khác.
NSƯT Công Ninh từng lâm bệnh nặng cách đây 5 năm.
Diễn viên, đạo diễn Công Ninh tên thật là Nguyễn Công Ninh sinh ngày 28/1/1962. Hiện tại anh là Chủ nhiệm khoa Đạo diễn của ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM. Anh thường được khán giả nhớ đến với những vai diễn khắc khổ, chân chất, hiền lành trên màn ảnh nhỏ.
Năm 2012, nam nghệ sĩ kết hôn với Tuyết Vân, kém anh 21 tuổi. Dù chênh lệch nhiều về tuổi tác và có nhiều lần khắc khẩu nhưng đời sống vợ chồng vẫn êm đềm, hạnh phúc do biết nhường nhịn yêu thương nhau. Cách đây 7 năm, Công Ninh và Tuyết Vân vui mừng đón đứa con gái Oscar chào đời, khi ấy anh đã 53 tuổi.
Thanh Nhàn
NSƯT Công Ninh: 'Sinh viên trường điện ảnh mà ăn mặc lôi thôi, bèo nhèo'
"Lúc các cô, các cậu bước vào trường thi nhìn ai cũng lộng lẫy lắm. Đến khi chúng vào trường học, mình nhìn không ra, nó bèo nhèo, ăn mặc lôi thôi, lếch thếch", nam diễn viên phim "Đời cát" chia sẻ.
Một giờ học Prep của trường học Úc. Ảnh: Thế Dương
Theo Chương trình Giáo dục của Úc, học sinh Prep cần phải phân biệt được âm và chữ.
Sau khi hoàn thành xong năm học đầu tiên của cấp tiểu học, học sinh phải nhận diện được toàn bộ các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và phân biệt được cách viết hoa và viết thường.
Các em cũng cần phải biết và sử dụng được những âm thông dụng nhất được thể hiện bằng hầu hết các chữ cái.
Học sinh khối vỡ lòng cần phải biết ghép các âm với nhau để đọc được các từ có cấu tạo theo dạng CVC (tức là phụ âm – nguyên âm – phụ âm).
Bên cạnh đó, các em cũng phải nhận diện và tạo ra các từ bắt vần với nhau, các từ có phần âm đầu giống nhau, các âm tiết và âm trong từ khi nói ra.
Về viết, học sinh cũng phải thể hiện được những hiểu biết về chữ cái và âm, bắt đầu sử dụng được dấu chấm câu và chữ viết hoa viết thường đúng cách, đúng chỗ.
Dạy âm trước khi dạy chữ cái
Phương pháp dạy đọc và viết trong các trường của Úc được gọi là dạy âm tổng hợp (synthetic phonics).
Phương pháp này được áp dụng tại nhiều nước, trong đó có Anh, Canada, Mĩ… Nó chú trọng mối liên hệ giữa các âm vị (âm) và tự vị (chữ).
Các âm này được dạy riêng rẽ rồi sau đó mới được ghép với nhau qua các từ cụ thể.
Âm tại các vị trí khác nhau trong từ như đầu, cuối, giữa cũng được dạy và phân biệt rõ.
Học sinh Úc được dạy về âm trước.
Việc dạy âm được tiến hành thông qua các bài hát rất dễ thương và dễ hiểu. Đó là những giai điệu từ các bài hát quen thuộc với thiếu nhi nhưng được thay lời mới để phục vụ cho việc học âm.
Chẳng hạn, âm /k/ sẽ theo giai điệu của bài hát “She’ll be coming round the mountain” với lời như sau:
Kites are flying in the sky
/k/-/k/-/k/
Kites are flying in the sky
/k/-/k/-/k/
Kites are flying in the sky
… flying in the sky
… kites are flying in the sky
/k/-/k/-/k/
Khi hát, các em giơ tay lên cao, làm động tác như đang thả diều. Từ đó, các em sẽ nắm được các từ có âm “cờ” /k/ như kites, sky… đồng thời nắm được cách phát âm của âm /k/.
Bài học âm k. Ảnh: Tác giả cung cấp
Điều cần nhấn mạnh ở đây là thoạt đầu, phương pháp dạy âm tổng hợp không chú trọng đến dạy nghĩa, mà tập trung chủ yếu vào việc phát âm cho đúng.
Do đó, học sinh có thể tạo ra các từ vô nghĩa như feep hay choy, miễn là các em nhận diện và hiểu được âm đọc của các từ vô nghĩa này. Ngoài ra, giáo viên cũng thường hướng dẫn học sinh tập… làm thơ, mà thực chất là các câu có vần với nhau. Các “câu thơ” có thể ngô nghê nhưng quan trọng nhất là giúp các bé nắm được quy tắc về âm và vần.
Mặc dù yêu cầu cần đạt khi học hết lớp Prep là học sinh phải nắm được tên các chữ cái nhưng ở giai đoạn đầu tiên của Prep, giáo viên không dạy cho các em tên các chữ cái.
Tên của chữ chỉ được dạy khi các em nắm vững sự tương hợp âm/chữ và cách ghép âm để đọc.
Thông thường, tên của chữ cái được giới thiệu thông qua bài hát rất nổi tiếng về bảng chữ cái (ABC song).
Năng lực đọc được chuẩn hóa thành các cấp độ
Sau khi nắm được các nguyên tắc về âm, mỗi tuần, giáo viên đưa cho các em một bản danh sách gồm 12 từ thị giác (sight words).
Đó là những từ vựng cơ bản, thường được sử dụng với tần số cao và có thể ghi nhớ toàn bộ khối từ bằng mắt mà không cần phải tách âm hay vần, chẳng hạn như I, you, we, in… Cho đến hết Prep, các em được dạy 200 từ thị giác.
Với vốn từ thị giác và các kiến thức về âm và vần làm nền tảng, học sinh Prep cũng bắt đầu làm quen với việc học đọc.
Một bài học của học sinh Prep. Ảnh: Tác giả cung cấp
Năng lực đọc của trẻ em ở Úc được chia làm 30 cấp độ từ dễ đến khó. Chương trình giáo dục của nước này kì vọng học sinh sẽ hoàn tất 30 cấp độ đọc này khi học xong lớp 2. Sau khi học xong lớp Prep, học sinh được kì vọng sẽ đạt được cấp độ đọc 6.
Tuy nhiên, sự kì vọng này không đồng nghĩa với việc tất cả học sinh bắt buộc phải vượt qua cấp độ 6 này khi học xong Prep.
Trong bất cứ lớp nào, năng lực đọc của học sinh cũng không thể đồng đều. Có những em học đọc chậm hơn, cho nên, sau khi hoàn thành lớp Prep cũng chỉ vượt qua được cấp độ 4, hoặc thậm chí cấp độ 2.
Mặc dù không đạt được ngưỡng kì vọng nhưng các em này vẫn được lên lớp bình thường.
Ngược lại, những em thể hiện năng lực đọc tốt, hoàn toàn được phép “nhảy cóc”, nghĩa là có thể bỏ qua một vài cấp độ.Do đó, trong cùng một lớp, sau một năm học Prep, có em đạt được cấp độ đọc 23 nhưng cũng có em chỉ đạt cấp độ 2 hoặc 3.
Thông thường, giáo viên sẽ phân chia lớp theo các nhóm đọc khác nhau, tuỳ theo cấp độ đọc. Do đó, trong một lớp, nếu một học sinh có cấp độ đọc vượt trội so với các bạn cùng lớp và không thể ghép nhóm đọc với các bạn khác được thì học sinh đó, trong giờ tập đọc được chuyển sang lớp khác để ghép với các bạn có năng lực đọc tương đương. Tuy nhiên, hầu hết các em đều đạt được cấp độ đọc cao nhất sau khi hoàn thành lớp 2.
Hoàn toàn không có sách giáo khoa dạy tập đọc
Điểm đáng chú ý là Úc không có hệ thống sách giáo khoa cố định như ở Việt Nam.
Thay vào đó, để giúp học sinh đọc và đánh giá năng lực đọc các em, nước Úc có một hệ thống sách đọc rất phong phú, đầy đủ, hoàn thiện và khoa học.
Nội dung sách rất phong phú từ truyện vui, truyện hư cấu đến các sách khoa học được viết từ đơn giản nhất đến khó dần lên theo từng cấp độ đọc.
Hệ thống sách này được cung cấp đến từng lớp học. Trong mỗi lớp, thường có một giá sách rất lớn. Sách được sắp xếp trên giá theo từng cấp độ. Các em ở cấp độ đọc nào sẽ tự lựa chọn sách phù hợp, mang về nhà đọc. Giáo viên sẽ là người kiểm tra xem học sinh đã vượt qua được cấp độ đọc đó chưa và đưa ra quyết định cho ở lại cấp độ đọc đó, có lên cấp độ hoặc cho nhảy cóc.
Trong một lớp mà học sinh ở nhiều trình độ đọc khác nhau, giáo viên không bao giờ cảm thấy phiền lòng hay bị áp lực về thành tích của học sinh cả.
Ngược lại, học sinh được phát triển một cách tự nhiên, theo đúng năng lực bản thân. Học sinh được là chính mình, chứ không bị cuốn vào guồng quay thành tích và tiêu chuẩn chung của trường lớp.
TS Nguyễn Thế Dương (Viện Ngôn ngữ học)
7 điều trao đổi cùng người thẩm định chương trình Công nghệ giáo dục
Sau khi đọc bài viết Mấy điều trao đổi về phát biểu của GS Hồ Ngọc Đại trong buổi thuyết trình, TS Chương xin được trao đổi cùng Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục 7 điều.
“Hôm nay trong căn phòng này, tôi có một nhóm bạn đặc biệt gồm 100 học sinh, sinh viên và 25 thành viên trong ban tổ chức tới từ các tỉnh thành khác nhau của Việt Nam đã tới tham dự hội thảo. Mặc dù khác nhau về quốc tịch, hoàn cảnh sống, nền tảng giáo dục và tôn giáo, nhưng tất cả chúng ta đều có một sân chơi chung là VNHNMUN 2015” – Tổng thư ký Khuất Minh Thu Giang nói trong phát biểu khai mạc. Ảnh: Taichi Kobayashi
Nữ sinh 18 tuổi cho biết, em cùng nhóm bạn đã ấp ủ ý tưởng và lên kế hoạch trong vòng nửa năm để tổ chức VNHNMUN chỉ diễn ra trong vòng 2 ngày. Nhóm của Giang gồm có 25 bạn trẻ hiện đang là học sinh, sinh viên của các trường THPT, các trường quốc tế, đại học tại Việt Nam cũng như các du học sinh Anh, Mỹ, Nga, Ấn Độ.
Theo chia sẻ của Thu Giang, thành viên ban tổ chức đều là những bạn có khả năng nói tiếng Anh tốt, đã có kinh nghiệm tham gia các hội thảo MUN trong và ngoài nước cũng như các hoạt động xã hội khác. Bản thân Thu Giang là trưởng ban tổ chức kiêm vị trí Tổng thư ký của VNHNMUN. Cô gái năng động này đã từng tham dự : hội thảo mô phỏng Liên Hợp Quốc do Trường Quốc tế Liên Hợp Quốc tổ chức, sự kiện lãnh đạo trẻ châu Á Thái Bình Dương.
Không khí phòng họp Đại hội đồng. Ảnh: Taichi Kobayashi
Các đại biểu đại diện cho các quốc gia tham gia thảo luận. Ảnh: Taichi Kobayashi
Trong số 25 thành viên ban tổ chức, có 1 Tổng thư ký, 4 trưởng nhóm và các chủ tọa ở mỗi phòng Ủy ban. Mỗi trưởng nhóm phụ trách một mảng: nội dung, hậu cần, tài chính, quan hệ truyền thông. Ở mỗi mảng này đều có một vài thành viên hỗ trợ trưởng nhóm. Ngoài ra, còn có chủ tọa các phòng: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và xã hội, các tổ chức phi Chính phủ.
Hội thảo gồm có 100 bạn trẻ tham dự, đóng vai là các đại biểu đại diện cho khoảng 40 quốc gia. “Mỗi bạn sẽ đại diện cho một quốc gia, nhưng ở mỗi phòng họp khác nhau có thể sẽ có đại diện của cùng một nước, nên có 100 đại biểu nhưng chỉ có 40 quốc gia” – Thu Giang giải thích về cách thức hoạt động của hội thảo.
Sau phần tuyên bố khai mạc của Tổng thư ký, hội thảo bắt đầu bằng bài phát biểu giới thiệu của mỗi nước ở trong các phòng Ủy ban. Sau đó, các nước có chung mối quan tâm đến một trong những vấn đề mà Ban Nội dung chọn ra sẽ cùng nhau bàn bạc, thảo luận để đưa ra một bản nghị quyết hoàn chỉnh. Do các nước có thể có nhiều ý kiến khác nhau về cách giải quyết vấn đề, nên các đại biểu cần phải vận động hành lang và dùng kỹ năng đàm phán, ngoại giao để đạt được thỏa thuận từ các bên.
Đại biểu của Việt Nam trình bày ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Taichi Kobayashi
“Mọi thành viên trong Ủy ban đều đọc bản nghị quyết và bất kỳ nước nào có ý kiến thuận hoặc bất bình với điều khoản trong nghị quyết sẽ giơ thẻ tên nước lên để được mời lên nói. Khi thời gian tranh luận kết thúc, các đại biểu sẽ tiến hành bỏ phiếu cho nghị quyết đó” .
“Mục tiêu của bọn em khi tổ chức hoạt động này là muốn tạo một sân chơi để các bạn học sinh, sinh viên rèn luyện khả năng giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng thuyết trình cũng như nâng cao hiểu biết về các vấn đề kinh tế, chính trị trong nước cũng như thế giới. VNHNMUN năm nay sẽ bàn về một số vấn đề như: nguồn nước sạch ở các quốc gia đang phát triển, tham nhũng…” – Thu Giang chia sẻ.
Một đại biểu đang nêu quan điểm của mình. Ảnh: Taichi Kobayashi
Được biết, nhóm của Giang đã nhận được khoảng 200 hồ sơ đăng ký tham gia, nhưng các bạn chỉ chọn ra 100 hồ sơ dựa trên bài luận tiếng Anh, trình bày hiểu biết và quan điểm về các vấn đề hiện nay của Việt Nam cũng như thế giới.
“Em nghĩ rằng, người Việt trẻ bây giờ cần phải có kỹ năng làm việc nhóm, suy nghĩ độc lập, biết sàng lọc thông tin, biết nói lên ý kiến của mình và bảo vệ ý kiến đó. Để làm được gì đó cho nước nhà, các bạn trẻ cũng cần phải quan tâm tới các vấn đề chính trị, xã hội nhiều hơn để hiểu về Việt Nam và quan hệ của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới” – Thu Giang nói.
Nguyễn Thảo
" alt="Người trẻ 20 tuổi làm gì trong phòng họp Liên Hợp Quốc?" />Người trẻ 20 tuổi làm gì trong phòng họp Liên Hợp Quốc?