您现在的位置是:Nhận định >>正文
22/8, khung ảnh số 3D Fujifilm V1 “lên kệ”
Nhận định5199人已围观
简介Fujifilm V1 3D (nguồn: newlaunches.com). Để hỗ trợ nhu cầu thưởng thức hình ảnh thu được từ máy chụp...
![]() |
Fujifilm V1 3D (nguồn: newlaunches.com). |
Để hỗ trợ nhu cầu thưởng thức hình ảnh thu được từ máy chụp hình 3G FinePix Real W1 của hãng,ảnhsốDFujifilmVlênkệkia sorento chiếc khung ảnh số V1 của hãng cho phép xem hình ảnh mà không cần kính trợ giúp.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hà Nội, 19h15 ngày 13/4: Đối thủ duyên nợ
Nhận địnhPha lê - 13/04/2025 08:06 Việt Nam ...
阅读更多Gắn kết doanh nghiệp với đại học: Không đổ lỗi
Nhận định- Buổi tọa đàm do Bộ GD-ĐT, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)phối hợp với báo VietNamNet tổ chức sáng 9/3 có chủ đề "Gắn kết trường đại học với doanh nghiệp".
Các khách mời đã cùng tham gia thảo luận về thực trạng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với trường đại học; những giải pháp để thúc đẩy, nâng cấp mối quan hệ này lên mức độ mới - tạo động lực thiết thực, hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Các khách mời tham dự bàn tròn (từ trái qua): Ông Phí Ngọc Trịnh (Tổng Giám đốc công ty May Hồ Gươm); ông Đỗ Văn Dũng (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM); ông Vũ Minh Trí (Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam); ông Hồ Đắc Lộc (Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM), nhà báo Phạm Huyền (báo VietNamNet). Ảnh: Lê Anh Dũng Những trở ngại chính
Ông Hồ Đắc Lộc, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM nhìn nhận từ cơ sở giáo dục đại học tham gia trong lĩnh vực ứng dụng cao.
Theo ông, tất cả các trường đều dùng chương trình đào tạo chuẩn, kỹ năng chuẩn, nhưng sinh viên thiếu trải nghiệm thực tế. Nếu doanh nghiệp hỗ trợ để sinh viên thâm nhập ngay từ quá trình đi học thì khi ra trường sinh viên tiếp cận nhanh hơn, bớt được thời gian trống hay đào tạo lại.
“Ở trường có nhiều trung tâm dạy kỹ năng, nhưng cũng giống như “tập võ mà không có thi đấu”” – ông Lộc đưa ra hình ảnh so sánh. “Nếu sinh viên được thực hành kỹ năng ngay khi đi học, thì sẽ làm được ngay”.
Ông Vũ Minh Trí - CEO Microsoft Việt Nam - thì chia sẻ thách thức lớn của các trường đại học là làm sao chương trình đào tạo phù hợp doanh nghiệp cần.
“Cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra và mọi thứ thay đổi nhanh. Bản thân doanh nghiệp chúng tôi cũng thay đổi, những người hôm nay đang làm việc tốt nhưng ngày mai có khi vẫn phải đào tạo lại. Vì vậy, giáo trình, cách kết nối của các trường phải thay đổi nhiều...” – ông Trí nhấn mạnh.
Ông Trí cũng chỉ ra điểm yếu “chí tử” trong mối liên hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp hiện nay:
“Trường có khả năng tạo phòng thí nghiệm, môi trường làm việc giống doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp sẽ không bao giờ thực sự chia sẻ những bí mật của doanh nghiệp”.
Còn ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng vấn đề quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường đã được xới lên từ lâu, tùy từng trường có những biện pháp để tạo dựng mối quan hệ này. Tuy nhiên, vẫn còn có những trở ngại về chính sách, về thuế, về việc thực tập của sinh viên chưa bài bản…
Ông Đỗ Văn Dũng và ông Vũ Minh Trí Không đổ lỗi khi trường đào tạo mà doanh nghiệp không nhận
Trở lại với vấn đề doanh nghiệp đặt hàng các cơ sở đào tạo, ông Hồ Đắc Lộc nhìn nhận đây là bàì toán kết nối hai đơn vị nhưng trên thực tiễn rất khó xảy ra.
“Doanh nghiệp đặt thứ hàng họ muốn có, nhưng họ có “nhận hàng” hay không phụ thuộc vào chất lượng đào tạo. Có thể sau 2 năm, họ lại lấy “hàng” ở chỗ tốt hơn chứ không phải chỗ đã đặt. Vì vậy, vấn đề này nên để thị trường quyết định, để doanh nghiệp tuyển dụng được người đáp ứng tốt nhất yêu cầu của họ” – ông Lộc phân tích.
“Giáo dục bản chất là dịch vụ cung cấp nhân lực. Sản phẩm tốt, nhà trường sẽ mạnh lên. Sản phẩm không được chấp nhận, nhà trường phải xem lại”.
Ông Vũ Minh Trí chia sẻ khi tuyển dụng, kỹ năng mềm quyết định hơn 50% thành công.
“Về chuyện đặt hàng, theo tôi trường vẫn đóng vai trò cung cấp kiến thức nền tảng cho sinh viên. Hợp tác và đặt hàng phải hiểu theo nghĩa rộng hơn: Trước đây doanh nghiệp cần bao nhiêu người, cần cái gì, chứ chưa ở bước sâu hơn là xu hướng, tác động lại về chương trình học.
Giữa doanh nghiệp và nhà trường muốn gắn kết vẫn quay lại với nhu cầu: doanh nghiệp cần gì, trường cần gì, phải ngồi gặp gỡ và nói ra mới tìm được tiếng nói chung” – ông Trí khẳng định.
Theo ông Đỗ Văn Dũng thì ở giai đoạn hiện nay, các trường cần vươn lên mức độ chuyên nghiệp hóa trong mối quan hệ với doanh nghiệp.
“Cả hai bên cần thay đổi cách nhìn, nâng hợp tác lên tầm cao mới, cùng nhau đóng góp vào sự nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo. Điều này không chỉ nhà trường hay doanh nghiệp có lợi mà còn tạo được sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế”.
“Không nên đổ lỗi cho nhau khi trường cố công đào tạo, nhưng khi gặp doanh nghiệp lại có vướng mắc”. Ông Lộc phân tích điều quan trọng là môi trường chứ không phải kỹ năng hay tác nghiệp cụ thể.
“Chúng ta vẫn nói chung chung là đào tạo có chất lượng, nhưng định nghĩa như thế nào là chất lượng? Theo tôi, chất lượng không phải là có điểm số cao mà chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu thị trường.
Xã hội biến đổi rất nhanh. Trường đại học dần không phải là nơi có chương trình đào tạo này, bao nhiêu tín chỉ…, mà trở thành nơi người học thu nhận, rèn luyện kiến thức, sau đó bước ra đời cạnh tranh sòng phẳng. Cá nhân tự quyết định, tự cảm nhận, đó là cách học của tương lai”.
Ông Hồ Đắc Lộc cũng cho rằng trong mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp có những lý thuyết luôn đúng nhưng thực tế không xảy ra như thế, như việc chuyển giao công nghệ hay khởi nghiệp…
Ông Hồ Đắc Lộc “Chỉ có một số ít nắm bí quyết về công nghệ, còn đa phần là các doanh nghiệp đi lắp ráp thôi, nên có muốn chuyển giao công nghệ cho trường cũng không làm được.
Hay câu chuyện khởi nghiệp, nghe thì rất hay nhưng thực chất chỉ vài % thành công. Ai cũng nghĩ mông lung về khởi nghiệp thì sẽ có rất nhiều quán café vỉa hè được mở ra nhưng chỉ vài ba tháng đóng cửa…”.
Theo ông Lộc, cái cần nhất của nhà trường và doanh nghiệp là hun đúc ý chí cho sinh viên để khởi nghiệp chứ không phải chỉ cho sinh viên làm cái gì.
Còn việc mời doanh nghiệp tham gia quản trị nhà trường, ông Lộc đánh giá là ý tưởng hay nhưng thực tiễn cần thời gian.
Ông Đỗ Văn Dũng lại muốn dùng kiểm định để kích thích mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường.
“Có một bộ phận sinh viên ra trường không kiếm được việc bởi xã hội thay đổi rất nhanh trong khi cách đào tạo không có sự mềm hóa. Tới đây, chúng ta phải bàn việc đào tạo linh hoạt chứ không cứng nhắc như hiện nay nữa”.
Làm sao để “cùng thắng”?
Từ kinh nghiệm của mình trong quá trình quản lý một cơ sở đào tạo lớn, ông Đỗ Văn Dũng cho rằng giải pháp đầu tiên là hợp tác với doanh nghiệp trên tất cả mọi khía cạnh đào tạo như thiết kế chương trình theo các yêu cầu của doanh nghiệp.
Giải pháp tiếp theo là doanh nghiệp hỗ trợ sinh viên ngay từ năm thứ nhất như đến trường tổ chức tập huấn kỹ năng mềm, kỹ năng xin việc, kết hợp nghiên cứu khoa học.
“Sự hỗ trợ này phải thấy rõ được nguyên tắc “win – win” – doanh nghiệp đến trường không phải làm từ thiện, phát tiền cho sinh viên mà cả hai bên cùng có lợi”…
Ông Vũ Minh Trí đánh giá các trường đại học có tiềm năng nhưng cần quá trình để xây dựng niềm tin giữa hai bên.
Theo ông Trí, nhà trường cần chủ động hơn.
Ông Vũ Minh Trí: "Tôi thấy sinh viên bây giờ khá chủ động, tôi nghĩ là cách dạy đã thay đổi" “Một cách làm tốt là lãnh đạo doanh nghiệp đến trường để nói về thách thức của doanh nghiệp. Sinh viên hiểu được bức tranh toàn cảnh, biết là mình giúp được vấn đề này hay kia, chủ động có giải pháp mà doanh nghiệp có thể chưa có thời gian hay giải pháp làm hay nói cách khác là chủ động thâm nhập doanh nghiệp, đáp ứng cái mà doanh nghiệp cần... Doanh nghiệp và nhà trường ngồi lại với nhau nhiều hơn, có kết nối chặt chẽ hơn thì sẽ tốt hơn”.
Ông Phí Ngọc Trịnh Còn ông Phí Ngọc Trịnh, CEO Tông công ty May Hồ Gươm cho rằng “Giáo dục phải đi trước một đến vài bước mới chiến thắng được”.
Về vai trò của Nhà nước, theo ông Trịnh, dù đối với giáo dục hay kinh doanh thì Nhà nước cũng là bà đỡ, định hướng cho doanh nghiệp và cho trường.
Ông Đỗ Văn Dũng đề xuất về chính sách vĩ mô, Nhà nước phải đưa vào luật trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tạo ra nguồn nhân lực. Nhà nước cũng cần có chính sách thuế đối với giáo dục. Doanh nghiệp nên tham gia cùng nhà trường trong việc tạo môi trường khởi nghiệp ngay trong trường...
“Động lực để phát triển mối quan hệ nhà trường – doanh nghiệp tuân theo quy luật thị trường. Vai trò của Nhà nước là phân bố nguồn lực trong tay về chính sách hay tài chính, về hỗ trợ các trường đào tạo” – ông Hồ Đắc Lộc nhận định.
“Khi có chính sách, động lực rồi thì việc thực thi nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục hết sức quan trọng. Với cách vận hành tổng thể như vậy, quan hệ giữa khối giáo dục và doanh nghiệp sẽ có bước tiến, đem lại quả ngọt” – ông Lộc bình luận.
Toàn bộ nội dung buổi tọa đàm sẽ được VietNamNet giới thiệu từ ngày 13/3. Mời các bạn đón xem.
- Ban Giáo dục
- Ngân Anh (lược thuật)
- ẢnhLê Anh Dũng
...
阅读更多Trường Trung cấp Y
Nhận địnhNguyên nhân khiến Trường Trung cấp Y dược Văn Hiến (TP Thanh Hóa) bị ngừng tuyển sinh suốt hơn 5 năm qua được cho là do UBND tỉnh Thanh Hóa ra 2 quyết định sai, dẫn đến trường không thể hoạt động.
2 quyết định "lạ"
Trường Trung cấp nghề tư thục Văn Hiến được thành lập từ năm 2007 theo quyết định số 3139 của UBND tỉnh Thanh Hóa, do 3 thành viên góp vốn sáng lập gồm: ông Đàm Lê Đồng, Nguyễn Đức Tâm và ông Vũ Ngọc Kha.
Trường Trung cấp Y dược Văn Hiến suốt 5 năm qua không được tuyển sinh
Tháng 6/2009, tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định số 1868/QĐ-UBND về việc thành lập Trường Trung cấp Văn Hiến trên cơ sở chuyển đổi từ Trường Trung cấp nghề tư thục Văn Hiến. Trong nội dung của quyết định này không hiểu vì lý do gì mà tỉnh Thanh Hóa lại đưa vào cụm từ “Trường Trung cấp nghề Văn Hiến là đơn vị ngoài công lập thuộc công ty cổ phần Minh Tân”.
Đến tháng 6/2011, tỉnh Thanh Hóa lại ban hành quyết định số 1800/QĐ-UBND về việc đổi tên Trường Trung cấp Văn Hiếnthành Trường Trung cấp Y - Dược Văn Hiến, và vẫn giữ nguyên cụm từ “trường thuộc công ty cổ phần Minh Tân”.
Vì cụm từ trên, nhà trường đã liên tục khiếu nại nhưng vẫn không được giải quyết.
Đến tận tháng 6/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa mới ban hành công văn 6012 giao Sở Tư pháp phối hợp với các đơn vị liên quan xác minh khiếu nại của Trường Trung cấp Y - Dược Văn Hiến và kiến nghị biện pháp giải quyết cho tỉnh.
Tháng 8/2015, Sở Tư pháp có văn bản số 1552/STP-KTVB về việc đề xuất giải quyết yêu cầu của Trường Trung cấp Y - Dược Văn Hiến.
Mâu thuẫn với Sở Tư pháp
Kết quả xác minh, kiểm tra của Sở Tư pháp đối với hai quyết định 1868 và 1800 cho thấy, Trường Trung cấp Y - Dược Văn Hiến có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, hai quyết định này có nhiều nội dung không phù hợp với pháp luật.
Công văn của Sở Tư pháp đề xuất giải quyết yêu cầu của trường
Cụ thể, đối với trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục thì việc thành lập là do tổ chức hoặc cá nhân. Nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì Chủ tịch tỉnh ban hành quyết định “cho phép thành lập”. Tuy nhiên, quyết định số 1868/QĐ-UBND ngày 18/6/2009 lại ban hành quyết định “thành lập” (quyết định thành lập chỉ áp dụng đối với trường trung cấp chuyên nghiệp công lập).
Trong quyết định 1868 có cụm từ “là đơn vị ngoài công lập thuộc công ty cổ phần Minh Tân”, cụm từ này mâu thuẫn với cụm từ “có tư cách pháp nhân” về địa vị pháp lý của trường.
Hơn nữa, cụm từ “là đơn vị ngoài công lập thuộc công ty cổ phần Minh Tân” không phù hợp với pháp luật, bởi công ty cổ phần Minh Tân là doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp chỉ xác định doanh nghiệp có hai đơn vị phụ thuộc là văn phòng đại diện và chi nhánh. Về địa vị pháp lý, công ty cổ phần Minh Tân là một pháp nhân, như vậy công ty cổ phần Minh Tân không thể tồn tại một pháp nhân (Trường Trung cấp Y - Dược Văn Hiến) “trực thuộc” hay “phụ thuộc” hay “thuộc” mình.
Điều quan trọng, trong quyết định 3139/QĐ-UBND ngày 18/10/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập Trường Trung cấp nghề tư thục Văn Hiến không có nội dung “thuộc công ty cổ phần Minh Tân”. Khi chuyển đổi từ Trường Trung cấp nghề tư thục Văn Hiến thành Trường Trung cấp Văn Hiến không có cơ sở pháp lý để trường thuộc công ty cổ phần Minh Tân.
Ông Vũ Ngọc Kha, Phó hiệu trưởng nhà trường bức xúc vì các quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa
Như vậy, Trường Trung cấp Y - Dược Văn Hiến khiếu nại hai quyết định trên là có cơ sở.
Do đó, Sở Tư pháp đã tham mưu, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản thay thế 2 quyết định nói trên để khắc phục những nội dung không phù hợp đảm bảo cho trường hoạt động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, hay vì thực hiện theo tham mưu của Sở Tư Pháp, tháng 10/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định số 3816/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại của Trường Trung cấp Y - Dược Văn Hiến.
Nội dung quyết định cho rằng trường này khiếu nại bỏ cụm từ “Trường Trung cấp Y dược Văn Hiến thuộc công ty cổ phần Minh Tân” là không có cơ sở nên vẫn giữ nguyên quyết định 1868 và 1800/QĐ-UBND!
Lê Anh
">...
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4
- Tin sao Việt 9/6: Lý Hùng thân hình vạm vỡ, Bảo Thy diện áo tắm quyến rũ
- Thanh Hoá đang nỗ lực chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Chiến tranh tương lai sẽ 'nhảy lên' bàn phím?
- Nhận định, soi kèo Sparta Rotterdam vs Heerenveen, 23h45 ngày 12/4: Tiếp tục bay cao
- Nữ cơ trưởng gây sốt vì từng là Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Bình Dương vs SHB Đà Nẵng, 18h00 ngày 13/4: Tìm lại niềm vui
-
Bên cạnh chiếc áo lót triệu đô Fantasy Bra, Victoria's Secret Fashion Show còn có một siêu phẩm được mong chờ khác chính là đôi cánh "thiền thần". Dàn sao Việt đình đám thập niên 1990: Người bị lừa, người tự tử vì tình
Tình cũ Cao Thái Hà là bạn trai mới của Minh Hằng?
Những thiên thần nội y từng diện áo lót triệu đô
Chủ nhân của bộ cánh Swarovski lần này là thiên thần Romee Strijd. Chân dài 23 tuổi bắt đầu trình diễn cho Victoria's Secret từ năm 2014 và chính thức trở thành một thiên thần chỉ một năm sau đó. Romee Strijd chia sẻ, cô khá bất ngờ khi đang ăn tối cùng gia đình ở Hà Lan nhận được thông tin mình sẽ là chủ nhân của bộ cánh đắt giá này. "Đang ăn tối với gia đình tôi nhận được cuộc điện thoại thông báo tôi sẽ diện bộ cánh đắt giá đó, tôi hạnh phúc vô cùng. Cả bữa ăn tôi cứ tủm tìm cười nhưng tuyệt nhiên tôi không hé lộ thông tin với gia đình tôi. Tôi cảm thấy vinh dự vô cùng", Romee Strijd chia sẻ. Ngoài ra, Victoria's Secret Fashion Show 2018 có thiết kế mang tên Shooting Star với kiểu dáng bodysuit, được làm từ 125.000 viên pha lê Swarovski, nặng hơn 12kg và mất tới 300 giờ để hoàn thành. Trong đó, riêng phần bodysuit bao gồm 70.000 viên pha lê Swarovski. Nghệ nhân đã cần tới 150 giờ đồng hồ để đính kết thủ công số lượng pha lê khổng lồ này. Chiếc cánh với hình dạng ngôi sao 7 cánh. 55.000 viên pha lê Swarovski đã được sử dụng để tạo nên chiếc cánh nặng 9kg này. Các nghệ nhân cũng đã tiêu tốn tới 150 giờ để hoàn thiện riêng phần cánh. Romee Strijd đây là trang phục nặng nề nhất mà cô từng mang khi trình diễn. Thiết kế Swarovski sẽ được trình diễn trong bộ sưu tập thứ 6 của show diễn - Celestial Angel
Ngân AnTheo People; Marie Claire
Gisele Bundchen rời Victoria's Secret vì không muốn mặc quá hở hang
Siêu mẫu người Brazil mới đây tiết lộ lý do dừng hợp đồng với hãng Victoria's Secret vì không muốn khoe thân quá đà trên sân khấu.
" alt="Victoria's Secret Fashion Show 2018 hé lộ đôi cánh thiên thần">Victoria's Secret Fashion Show 2018 hé lộ đôi cánh thiên thần
-
Mở đầu “Tôi yêu Việt Nam” mùa này sẽ là series phim hoạt hình với tên gọi “Vui giao thông” xoay quanh ba nhân vật ngộ nghĩnh, đáng yêu: Bi (Khỉ) - Bo (Mèo) - Ben (Tắc kè) với ba cá tính khác nhau nhưng đều gần gũi, đáng yêu và thân thuộc như những người bạn tuổi thơ, sẽ cùng các bé học hỏi, khám phá thế giới và tham gia giao thông an toàn. Bi là một bạn khỉ kháu khỉnh, hiếu động và tràn đầy năng lượng. Cậu bạn luôn tỏ ra hứng khởi với mọi trải nghiệm trong cuộc sống nhưng lại hiếu thắng. Cậu nổi bật với bộ lông vàng tươi, khuôn mặt lanh lợi, dáng vẻ năng động, cử chỉ nhanh nhẹn, hoạt bát như những bé trai tinh nghịch.
Cô bạn Mèo tên Bo lại rất thông minh và ham học hỏi. Luôn mang bên mình cuốn sách thần kỳ “biết tuốt” chứa đầy kiến thức giao thông hữu ích, cô bạn luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè khi đối mặt với những câu hỏi, tình huống giao thông khó nhằn trong những chuyến đi chơi, trải nghiệm thú vị. Mèo Bo sở hữu bộ lông cam đốm rực rỡ, đôi mắt thông minh, khuôn miệng nhỏ xinh, toát lên nét duyên dáng, hồn nhiên.
Cuối cùng là cậu bạn tắc kè tên Ben. Nếu như Bi và Bo hướng ngoại thì Ben lại là khá e dè. Ấn tượng đầu tiên với người xem khi gặp Ben là cặp kính mọt sách to bản và đôi mắt đảo quanh 360 độ mỗi khi cậu bận tâm suy nghĩ. Ngoại hình của Ben đặc biệt nhất trong ba nhân vật. Mỗi khi trả lời sai một câu hỏi nào đó, cậu ta bối rối và đột nhiên tàng hình. Ngược lại, mỗi khi trả lời đúng, cậu ta lại trở thành nhà “ảo thuật” tài ba với khả năng biến màu kỳ diệu.
Mỗi tập phim là một bài học, câu chuyện giao thông với nhiều kiến thức bổ ích được truyền tải đến các bạn nhỏ thông qua lăng kính tuổi thơ hồn nhiên, sinh động của ba nhân vật hoạt hình. Bi, Bo, Ben giống như những người bạn đồng hành của của các bạn nhỏ, cùng nhau khám phá thế giới và hình thành cho bản thân những nhận thức và bài học đầu tiên về giao thông.
Bên cạnh hoạt động phát sóng phim hoạt hình, “Tôi Yêu Việt Nam” mùa mới còn triển khai thí điểm hoạt động đào tạo cho các bé tại trường mầm non.
Tham gia hoạt động đào tạo tại trường học, các bé sẽ có cơ hội nhập vai các nhân vật khác nhau trong hoạt động giao thông: người tham gia giao thông, người điều hành giao thông, trải nghiệm các tình huống thực tế với các tài liệu hướng dẫn tham gia giao thông an toàn do HVN phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục Mầm Non biên soạn, các bộ giáo cụ, mô hình giao thông, bài nhạc giao thông… Từ đó, các bạn nhỏ sẽ có cơ hội tìm hiểu về kiến thức giao thông, bắt đầu hình thành cho mình ý thức tham gia giao thông văn minh an toàn.
Trong năm học 2020 - 2021, chương trình sẽ được triển khai thí điểm tại 5 tỉnh thành phố bao gồm: Phú Thọ, Hải Phòng, Nghệ An, Lâm Đồng, Cần Thơ, mỗi tỉnh 3 trường mẫu giáo. Lứa tuổi mầm non, từ 3 - 5 tuổi, là độ tuổi hình thành nhận thức, yêu thích khám phá thế giới xung quanh và cũng bắt đầu tham gia giao thông. Chương trình hướng tới việc giúp trẻ có thể tiếp cận với kiến thức giao thông một cách dễ dàng nhất.
“Tôi yêu Việt Nam” khởi đầu là chương trình hướng dẫn về ATGT và kỹ năng lái xe an toàn được Ủy ban ATGT Quốc gia, Cục Cảnh sát Giao thông - Bộ Công an, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp triển khai và phát sóng trên truyền hình từ năm 2004. Từ đó đến nay, chương trình đã liên tục được cải tiến, đổi mới về hình thức và nội dung phù hợp với thị hiếu của đông đảo khán giả cả nước nhằm đem đến những câu chuyện, hình ảnh chân thực về thực trạng giao thông tại Việt Nam cùng những bài học giao thông bổ ích, giúp người xem bổ sung kiến thức và kỹ năng để phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông, góp phần xây dựng một xã hội giao thông văn minh và an toàn.
Trong những năm qua, bên cạnh việc phát sóng “Tôi yêu Việt Nam” tới, HVN còn tích cực triển khai nhiều hoạt động như chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh; chương trình giáo dục về ATGT cho học sinh các cấp và các chương trình đào tạo trực tiếp cho Đoàn viên, thanh niên, lực lượng cảnh sát giao thông, cũng như khách hàng và người dân địa phương. Đây là những nỗ lực của HVN trong cam kết hiện thực hóa tuyên bố 2030 “Mang lại cuộc sống tự do, an toàn và thoải mái, nhân rộng niềm vui cho tất cả mọi người”.
Chương trình “Vui giao thông” gồm 26 tập với thời lượng mỗi tập 5 phút phát sóng từ ngày 19/9 vào lúc 18h50 thứ Bảy hàng tuần, phát lại hàng tuần trong khung giờ 16h10 thứ Hai hàng tuần trên VTV3.
Song song với việc phát sóng trên truyền hình, loạt phim hoạt hình còn được phát sóng trên kênh Youtube và Fanpage chính thức của “Tôi Yêu Việt Nam”, đồng thời, phát trên kênh Youtube POPS Kids, kênh giáo dục và giải trí hàng đầu cho trẻ em tại Việt Nam: https://www.youtube.com/TôiYêuViệtNam2020; https://www.facebook.com/Hondatoiyeuvietnam/; https://www.youtube.com/user/popskids
Minh Ngọc
" alt="‘Tôi yêu Việt Nam’ phiên bản mới đưa giao thông vào thế giới trẻ thơ">‘Tôi yêu Việt Nam’ phiên bản mới đưa giao thông vào thế giới trẻ thơ
-
Trong BST 'Be different', NTK Lê Ngọc Lâm kết hợp cùng á hậu Ngọc Thảo tạo nên trang phục thanh lịch nhưng vẫn phá cách, thể hiện tư duy thẩm mỹ hiện đại.
Những thiết kế được Lê Ngọc Lâm lấy cảm hứng từ vẻ đẹp nữ quyền của phụ nữ. Anh muốn gửi tới các quý cô nguồn năng lượng tươi mới, giúp họ tạo nên những điều phi thường theo cách riêng của mình, viết nên thông điệp "The impossible is possible - không gì là không thể".
NTK tạo các mẫu váy áo công sở vẫn giữ tinh thần thanh lịch, nữ tính đặc trưng nhưng tạo điểm nhấn bằng những chi tiết phá cách.
Trên nền những phom dáng kinh điển cho phái đẹp như đầm bodycon, đầm bút chì, váy chữ A, blazer, suit..., Lê Ngọc Lâm biến hóa trang phục hiện đại như blazer lửng, blazer chiết eo tay bồng, đầm suông độn vai, váy bodycon với phần vai chồm cảm hứng quý tộc...
Với các dáng váy dài quá gối, nhà thiết kế ứng dụng những chi tiết như nơ thắt cổ áo để tổng thể mềm mại, nhẹ nhàng hơn.
Các điểm nhấn xẻ ngực, trễ vai được tiết chế vừa phải, nhằm tôn vinh khéo léo đường cong người mặc.
Kỹ thuật chơi màu là mạch nối cho BST của Lê Ngọc Lâm. Anh sử dụng các gam màu nổi bật như hồng, vàng, cam, xanh... với những cách phối đa dạng.
Lê Ngọc Lâm tìm thấy sự đồng điệu ở Ngọc Thảo và hài lòng với sự thể hiện của cô. Á hậu 2 của Hoa hậu Việt Nam 2020 có vẻ đẹp sang trọng, cá tính và mạnh mẽ cùng tuyên ngôn sống luôn độc lập, tự tin, làm chủ cuộc đời mình. Đây cũng là thông điệp mà nhà thiết kế muốn gửi gắm trong những thiết kế.
Lê Ngọc Lâm sinh năm 1990 tại TP.HCM, tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TP.HCM. Anh gây tiếng vang với các bộ sưu tập Bức thư tình trên mây, Blooming Fungi, Starsvà gần nhất làSavour Des Paris.
Á hậu Ngọc Thảo kiêu kỳ với đầm hai dây, váy ngắn trẻ trung
Á hậu Ngọc Thảo xuất hiện rạng rỡ trong bộ sưu tập mới của NTK Lê Thanh Hoà cho mùa lễ hội cuối năm.
" alt="Á hậu Ngọc Thảo diện váy áo tôn eo thon, chân dài">Á hậu Ngọc Thảo diện váy áo tôn eo thon, chân dài
-
Nhận định, soi kèo Monaco vs Marseille, 22h00 ngày 12/4: Bệ phóng Stade Louis II
-
Nvidia là công ty đứng đầu thế giới về chip AI. (Ảnh: Reuters) Ông Huang tiết lộ, nhu cầu đối với các sản phẩm của Nvidia vô cùng lớn và công ty sẽ mở rộng công suất sản xuất. Nguồn cung sẽ tăng mạnh trong phần còn lại của năm 2023 và năm sau.
Phần lớn nhu cầu chip AI đến từ Trung Quốc, ngay cả khi Mỹ đã áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu nhằm vào nước này. Nvidia chia sẻ, người mua Trung Quốc chiếm từ 20% đến 25% doanh thu sản phẩm trung tâm dữ liệu. Tổng cộng, các sản phẩm trung tâm dữ liệu đóng góp 10,32 tỷ USD, tăng 171% so với quý II/2022.
Các ông lớn Internet Trung Quốc đang chạy đua giành giật chip Nvidia hiệu suất cao. Theo tờ Financial Times, đơn hàng của họ đạt 5 tỷ USD trước nỗi lo Mỹ tiếp tục siết chặt lệnh cấm xuất khẩu.
Tháng 9/2022, Washington công bố lệnh cấm xuất khẩu mới nhằm vào vi xử lý đồ họa (GPU) cao cấp và bộ xử lý tăng tốc AI dùng trong điện toán hiệu suất cao tại Trung Quốc. Động thái được xem là nhằm hạn chế hơn nữa những tiến bộ công nghệ và quân sự của Trung Quốc.
Sau khi việc bán chip AI A100 và H100 bị ảnh hưởng do lệnh cấm, Nvidia bắt đầu bán chip A800 và H800 thấp cấp hơn sang Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ được cho là đang cân nhắc siết hạn chế xuất khẩu hơn nữa để Nvidia không bán được chip AI cho khách hàng Trung Quốc.
Theo Giám đốc tài chính Nvidia Colette Kress, nếu điều đó thành hiện thực, nó sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đến kết quả kinh doanh của hãng. Về lâu dài, các hạn chế sẽ khiến ngành công nghiệp Mỹ đánh mất vĩnh viễn cơ hội cạnh tranh và dẫn đầu tại một trong các thị trường lớn nhất thế giới.
Một ông lớn chip khác của Mỹ là Intel mới đây cũng thông báo tăng gấp bốn lần dịch vụ đóng gói chip cao cấp vào năm 2025, với một nhà máy mới tại Malaysia nhằm lấy lại vị thế dẫn đầu toàn cầu trong sản xuất bán dẫn.
Nhà máy tại Penang sẽ là cơ sở nước ngoài đầu tiên của Intel sử dụng công nghệ đóng gói chip 3D Foveros. Ngoài ra, công ty còn đang xây dựng một dây chuyền lắp ráp và kiểm tra chip mới tại Kulim.
Công nghệ đóng gói chip tiên tiến kết hợp nhiều loại chip vào trong một gói để tăng sức mạnh tính toán và giảm tiêu thụ năng lượng. Theo Phó Chủ tịch Robin Martin, Malaysia sẽ trở thành cơ sở đóng gói chip 3D lớn nhất của Intel.
Trước đây, đóng gói chip được xem là không quan trọng và nhu cầu kém hơn sản xuất chip. Dù vậy, nó nổi lên như một lĩnh vực quan trọng trong cuộc đua sản xuất chip hiện nay, đặc biệt được quan tâm hơn do sự bùng nổ AI tạo sinh.
Thị trường đóng gói chip tiên tiến trị giá 44,3 tỷ USD năm 2022, theo hãng nghiên cứu Yole Intelligence và dự kiến tăng 10,6% mỗi năm lên 78,6 tỷ USD năm 2028. Chuyên gia bán dẫn Mark Li nhận xét, chất xúc tác mới nhất chủ yếu đến từ những con chip xử lý mô hình ngôn ngữ lớn cho AI.
(Theo Nikkei)
Huawei bí mật xây nhà máy sản xuất chip khắp Trung Quốc?Một hiệp hội bán dẫn của Mỹ cáo buộc Huawei đã mua ít nhất hai nhà máy và đang xây thêm ba nhà máy khác tại Trung Quốc để sản xuất vi chip." alt="Nhu cầu AI tăng mạnh, doanh thu Nvidia lập kỷ lục">
Nhu cầu AI tăng mạnh, doanh thu Nvidia lập kỷ lục