![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Ngày 13/1/2018, FPT phối hợp với Cộng đồng Maker Hà Nội tổ chức sự kiện Ngày IoT Việt Nam - Vietnam IoT Day thu hút sự tham gia của hơn 200 khách mời là các chuyên gia công nghệ và cộng đồng những người quan tâm đến IoT.
Theo ông Lê Ngọc Tuấn - Trưởng phòng IoT, Ban Công nghệ FPT, đồng thời cũng là Founder Marker Hanoi nhấn mạnh, Vietnam IoT Day là hoạt động thường niên hướng tới mục tiêu kết nối cộng đồng để tạo ra các ứng dụng thông minh hơn cho cuộc sống. Ông Tuấn cho biết: “Việt Nam có đầy đủ các cấu phần để phát triển cộng đồng IoT: công ty công nghệ hỗ trợ, các Co-working, các hệ thống Fablab… Tuy nhiên, các đơn vị cũng chưa kết nối với nhau chặt chẽ. Năm 2017 có gần chục các hoạt động, các cuộc thi về IoT… tuy nhiên vẫn còn rời rạc. Vì vậy, FPT kết hợp với Maker Hà Nội tổ chức Vietnam IoT Day để kết nối các đơn vị với nhau và qua đó thúc đẩy tinh thần sáng tạo và sự phát triển của cộng đồng IoT”.
Chia sẻ tại về xu hướng IoT trên thế giới tại sự kiện, ông Hoàng Minh Chính - chuyên gia điện toán đám mây Microsoft Azure, người có 15 năm kinh nghiệm phát triển phần mềm, tích hợp hệ thống và điện toán đám mây cho biết, IoT không phải là khái niệm mới nhưng thời gian gần đây công nghệ phát triển nhanh chóng nên các ứng dụng IoT đi vào cuộc sống nhiều hơn.
“Quan điểm của Microsoft là IoT không phải cuộc cách mạng về công nghệ mà là cuộc cách mạng về kinh doanh, công nghệ đi theo và hỗ trợ. Ví dụ như Microsoft kết hợp với 1 đối tác ở Newzeland để phát triển hệ thống nông nghiệp thông minh. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã đầu tư vào IoT với kỳ vọng tạo ra các dịch vụ mới hỗ trợ kinh doanh”, ông Chính cho hay.
Đại diện đến từ Microsoft cũng cho biết, theo IDC, năm 2020 kỳ vọng doanh thu IoT đạt 130 tỷ USD; 80% công ty thấy IoT là động lực dể phát triển doanh số. Vị đại diện này chia sẻ thêm, phát triển sản phẩm IoT có 4 thành phần/giai đoạn gồm: xây dựng/kết nối thiết bị (đến năm 2020 số luợng thiết bị khoảng 30 tỷ thiết bị, theo số liệu của IDC); thu thập thông tin và điều khiển thiết bị, yêu cầu phải có nền tảng CNTT hỗ trợ; thu thập và phân tích thông tin, từ đó dự đoán xu huớng, kết quả; hành động.
Một dự án về IoT có thể gặp các thách thức như khó vận hành, thời gian triển khai lâu, khả năng mở rộng lâu… Cách làm của Microsoft là cung cấp 2 loại dịch vụ gồm Cloud và Edge Intelligence.
![]() |
Loại mã độc đào tiền ảo mới được phát tán qua ứng dụng Facebook Messengerbắt đầu bùng phát và làm “náo loạn” Internet tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 19/12/2017. Cụ thể, Sáng 19/12/2017, nhiều người dùng sử dụng ứng dụng Facebook Messenger tại Việt Nam đã trở thành nạn nhân của một loại mã độc được cho là sử dụng để đào tiền ảo. Mã độc này lây lan bằng cách gửi đi một tập tin tên là video_xxx.zip (trong đó xxx là các số ngẫu nhiên). Đây là một tập tin nén trong đó có chứa tập tin với định dạng mp4.exe, thực chất là tập tin thực thi của hệ điều hành Windows. Tuy nhiên, người dùng thông thường lại nhầm tưởng là tập tin Video (mp4) nên dễ dàng tin tưởng mở tập tin.
Theo phân tích của các chuyên gia Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT, loại mã độc này khi lây nhiễm vào máy tính người dùng sẽ thực hiện những hoạt động: mã độc tự động tải và cài đặt một số tập tin độc hại 7za.exe, files.7z từ trang web độc hại có tên miền yumuy.johet.bid (với các mẫu mã độc khác nhau, tên miền này có thể thay đổi); mã độc sẽ sử dụng tập tin 7za.exe để giải nén tập tin file.7z, sau đó lấy tiện ích mở rộng (extension) độc hại và tự động cài đặt tiện ích mở rộng này này vào trình duyệt Chrome, đồng thời mã độc này không cho người dùng truy cập vào phần quản lý tiện ích mở rộng của trình duyệt. Trong tập tin được giải nén có chứa các tập tin thực thi được cho là sử dụng nhằm mục đích lợi dụng tài nguyên máy tính người dùng để đào tiền ảo.
Số liệu thống kê từ hệ thống giám sát virus của Bkav cho thấy, kể từ thời điểm bắt đầu bùng phát vào sáng 19/12/2017 cho tới nay, số lượng máy tính tại Việt Nam bị nhiễm mã độc đào tiền ảo phát tán qua Facebook Messenger đã liên tục tăng nhanh, từ con số 12.600 máy tính bị lây nhiễm tại thời điểm 14h ngày 21/12/2017 lên hơn 23.000 máy tính bị nhiễm vào chiều ngày 26/12/2017 và số máy tính bị hệ thống của Bkav ghi nhận nhiễm mã độc đào tiền ảo tính đến thời điểm ngày 2/1/2018 là 36.000 máy tính.
Trong các thông tin cảnh báo trước đó, chuyên gia Bkav cũng khuyến cáo về việc hacker lập trình để sinh tự động các biến thể mới, với tần suất khoảng 10 phút/lần nhằm qua mặt các phần mềm an ninh. Nguy hiểm hơn, thông tin công bố ngày 21/12/2017 của Bkav còn cho hay, biến thể mới của mã độc đào tiền ảo còn được cài sẵn chức năng lấy cắp mật khẩu Facebook của người dùng.
Trao đổi với ICTnews sáng nay, ngày 6/1/2018, ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách mảng chống mã độc của Bkav cho biết: “Tính tới thời điểm hiện tại thì số máy tính tại Việt Nam bị nhiễm mã độc đào tiền ảo là 41.000 máy. Chúng tôi chưa phát hiện thêm hình thức lây lan mới của loại mã độc này, mã độc đào tiền ảo hiện vẫn chỉ lây qua Facebook Messenger thông qua plugin trên Google Chrome”.
Liên quan đến việc lan truyền, phát tán mạnh mã độc đào tiền ảo thông qua ứng dụng Facebook Messenger tại Việt Nam được các chuyên gia an ninh mạng liên tục đưa ra các khuyến cáo trong khoảng 3 tuần gần đây, thời gian qua, trong thông tin chia sẻ với báo chí, đại diện truyền thông của Facebook tại Việt Nam cho hay, hiện Facebook đã duy trì một số hệ thống tự động để giúp ngăn chặn các liên kết và tệp gây hại xuất hiện trên Facebook và Messenger.
" alt=""/>Facebook nói gì về việc mã độc đào tiền ảo lây lan mạnh qua ứng dụng Messenger?