当前位置:首页 > Bóng đá > Soi kèo góc Napoli vs Empoli, 1h45 ngày 15/4 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Chị Ngọc kể, khi bé Phúc 6 tháng tuổi, chị phát hiện con vẫn chưa thể ngồi. Lo lắng con phát triển khá chậm so với cột mốc vận động của một đứa trẻ bình thường, chị đưa con đi khám thì được bác sĩ kết luận con bị bại não.
Cầm tờ kết quả trong tay, anh Luận chỉ biết ôm vợ. Chị Ngọc không dám tin, cũng không muốn tin vào sự thật. Cảm giác tuyệt vọng như có ai đó vừa đẩy mình xuống vực thẳm. Chị tự chất vấn bản thân đã làm gì sai mà biến cố khủng khiếp này lại rơi vào chính gia đình mình, rơi vào đứa con chỉ vừa vài tháng tuổi. Nhìn con trai bé xíu xiu mà phải chịu bạo bệnh, chị Ngọc cứ buồn, rồi khóc.
Đến năm con 3 tuổi, người mẹ này mới dần chấp nhận sự thật con bị bại não do ngạt khi chào đời, dẫn đến biến chứng tổn thương não. Chị nói với chồng, bằng mọi giá phải cho con một cuộc sống an yên.
Cùng với việc đưa con đi khắp nơi trị bệnh, vợ chồng chị Ngọc cũng cố gắng dành thời gian cuối tuần đưa con đi chơi. Chị rơi nước mắt khi nhớ lại khoảnh khắc dẫn con ra ngoài nhưng lại nhận được ánh nhìn soi mói của những người xung quanh. "Có người nói với tôi, bé bị như vậy mà còn bế đi chơi cầu trượt làm gì?”, chị Ngọc nghẹn ngào kể.
Anh Nguyễn Công Luận rưng rưng khi nhớ lại quãng thời gian đã qua. |
Đưa con về nhà, chị Ngọc cùng chồng cố gắng quên đi mọi ánh mắt ấy, quyết tâm mang lại cho con một cuộc sống bình thường, vui vẻ như bao người.
Chị nói, lúc con 6 tháng đến 6 tuổi là khoảng thời gian cùng cực nhất của gia đình. Vì ngoài bại não, con trai chị còn bị nhiều bệnh khác như: Viêm phổi, viêm phế quản hay tiêu chảy…
Bé Phúc cũng không thể tự ngồi được. Chị Ngọc phải dùng dây vải buộc con vào chiếc ghế nhựa để con tập chơi game trên máy tính. Anh chị cũng mua cho con chiếc điện thoại đầu tiên trong đời để bé luyện ngón tay khi bấm trên các phím chữ, số. Chị mua một chiếc xe tập đi dành cho trẻ em, buộc con lên xe để luyện cho đôi chân hoạt động.
Chuyện ăn uống của con cũng là cả một vấn đề và hầu như tuần nào, chị cũng phải bế con đi gần 50km từ Long An đến TP.HCM để con nhập viện điều trị. "Thời gian đó, vợ chồng tôi lấy bệnh viện làm nhà. Nhiều khi, hai vợ chồng cũng chỉ gặp nhau lúc thay ca chăm con", chị Ngọc xót xa nói.
Đang là giáo viên của một trường dạy nghề gần nhà, vợ chồng chị đành nghỉ dạy, tập trung nhiều thời gian cho con. Anh chị gom hết tiền tiết kiệm, mua máy tính, mở lớp dạy Tin học ở nhà. Chị Ngọc cho biết, hai vợ chồng cùng chuyên môn nên có thể thế vị trí cho nhau, cứ anh ở nhà thì chị ở viện cùng con và ngược lại.
Cứ như vậy, vợ chồng anh Luận nương tựa vào nhau. Người kiếm tiền, người vào bệnh viện chăm con. Tranh thủ thời gian ở bệnh viện, chị Ngọc còn tự mày mò tập làm hoa thủ công để bán. Chị cũng làm bất cứ việc gì kiếm ra tiền để lo cho con.
Vợ chồng anh Luận - chị Ngọc. |
Hạnh phúc đến muộn
Năm Phúc lên 6, gia đình chị Ngọc hay tin Giáo sư Nguyễn Tài Thu châm cứu rất tài tình vì vậy hai vợ chồng gom hết tiền bạc để anh Luận đưa con ra Hà Nội cứu chữa.
Điều trị suốt 10 ngày liền tại Bệnh viện Châm cứu Trung Ương, Phúc hoàn toàn kiệt sức, không ăn uống được. Anh Luận quyết định đưa con về nhà vì lo con không chịu đựng nổi. Chị Ngọc nhớ mãi cảnh đi đón chồng và con ở sân bay, bố cõng con trên lưng, tay kéo va li. Phúc không nhận ra mẹ vì quá mệt mỏi và đau đớn.
Được mẹ dạy cho sử dụng máy vi tính trước đó, vì vậy, sau khi ra Hà Nội về 3 ngày, Phúc khiến cả gia đình hoàn toàn bất ngờ khi đánh được dòng chữ: “Mẹ ơi, Hà Nội có hội nghị APEC” trên máy vi tính. Sau đó, mỗi lần được ra đường chơi, Phúc nhớ toàn bộ bảng hiệu, tên đường và số điện thoại. Về nhà, em mở trang word gõ lại những gì nhìn thấy trên đường cho bố mẹ đọc. Nhìn con, vợ chồng chị Ngọc mừng rơi nước mắt.
"Vì sức khỏe của con, tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện dạy chữ cho cháu. Vậy mà, con tự mình biết hết mọi thứ", giọng chị Ngọc hạnh phúc.
Bé Phúc và em gái. |
Năm nay Phúc 21 tuổi, sống rất tình cảm, hay vỗ về, an ủi mẹ mỗi khi mẹ “mít ướt”. Phúc cũng đã đã tự mày mò tìm hiểu để có thể sử dụng máy vi tính rất thành thạo và rất giỏi tiếng Anh.
Chàng trai này viết truyện và từng đạt giải bài viết ấn tượng nhất trong cuộc thi viết về Doraemon. Anh còn dựng clip cho CLB Gia đình siêu nhân và tìm được niềm yêu thích trong lĩnh vực phim ảnh, truyền hình khi lập một hội nhóm chuyên review phim.
“Mặc dù con “dặt dẹo” như vậy thôi, nhưng lên mạng xã hội con trở thành một người khác hoàn toàn”, chị Ngọc nói đầy tự hào.
Hạnh phúc hơn khi vợ chồng chị sinh con gái thứ hai khỏe mạnh, hiểu chuyện, biết giúp đỡ ba mẹ và anh trai. Người mẹ này cho biết, đã 21 năm trôi qua kể từ ngày con trai chào đời, nhưng đối với chị mọi chuyện cứ như vừa xảy ra. Mỗi lần nghĩ về hành trình cùng con vượt qua số phận, chị không nén được cảm xúc.
Hoàng Phúc cho rằng, không có gì quý hơn gia đình - bà ngoại, bố mẹ và em Phương, những người vẫn đang cùng mình chiến đấu với căn bệnh bại não. Nhìn con, vợ chồng anh Luận tự nhủ phải sống mạnh mẽ, học cách bằng lòng với sự thật để con trai tự tin trên bước đường đời.
Xem thêm video: Khu vườn ‘kỳ hoa dị thảo’ độc nhất vô nhị của lão nông Sài Gòn
Tú Anh
Ảnh: Cắt từ video
Biết chồng thương nhớ quê hương, gia đình sau hàng chục năm xa cách, chị Đông đã kết nối với chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly để giúp anh tìm về nguồn cội.
" alt="Gia đình Long An nuôi con bại não thành người thạo vi tính, giỏi ngoại ngữ"/>Gia đình Long An nuôi con bại não thành người thạo vi tính, giỏi ngoại ngữ
Cha mẹ của Inez đã có một cuộc hôn nhân khá thoải mái, mặc dù không nồng nàn, và các cuộc tranh cãi khá nhẹ nhàng so với nhiều cặp vợ chồng. Tuy nhiên, cô vẫn lo lắng rằng cha mẹ sẽ ly hôn.
"Những cuộc tranh luận đó hiếm khi xảy ra, nhưng với tôi chúng dường như kéo dài mãi mãi. Tôi hóa đá suốt thời gian đó. Tôi nhớ mình đã khóc và cầu nguyện rằng họ sẽ không ly hôn. Những tiếng nói giận dữ cuối cùng cũng dừng lại, tôi nghĩ rằng rốt cuộc thì họ vẫn chưa ly hôn, thật nhẹ nhõm và hạnh phúc".
"Mình phải đi khỏi đây"
Cha mẹ của Reid không hòa thuận.
"Khi một cuộc tranh cãi bắt đầu, tôi sợ rằng mình cũng sẽ bị la mắng. Tôi chỉ muốn tránh đi. Tôi sẽ trốn ở một nơi nào đó cảm thấy an toàn để chờ đợi cho đến khi tiếng nói tắt dần", Reid nói.
Nhưng Reid vẫn dỏng tai nghe vì "biết cuộc chiến đang diễn ra còn thoải mái hơn là không biết chuyện gì".
"Mình không biết bố mẹ cãi nhau về cái gì, nhưng mình biết mình đang sợ"
Reid nói: "Tôi không để ý đến những lời nói hay thậm chí là cơn giận dữ đang bùng đến mức nào, tôi chỉ quan tâm đến thực tế là nó đang diễn ra hay đã kết thúc".
Inez đồng tình: "Những đêm nằm trên giường, tôi không thể hiểu được những lời bố mẹ đang nói. Tôi chắc chắn rằng họ đã đợi đến khi tôi đi ngủ để không tranh cãi trước mặt tôi, nhưng điều đó không khiến tôi bớt lo".
"Mình ở phe mẹ, bố, hoặc… không ai cả"
Khi cha mẹ của Corbin tranh cãi, họ thường đánh nhau và không có gì được giải quyết. Corbin từng hét ngang yêu cầu cha mình im lặng.
Corbin lên tiếng vì "cố gắng tìm ra ai đúng. Tôi thường nhanh chóng nhận ra điều đó. Thái độ thô lỗ của bố đi ngược lại những gì tôi được dạy. Lên tiếng là điều hiển nhiên".
Em gái của Corbin, Brynne, cũng có trải nghiệm tương tự:
"Khi lớn hơn, tôi sẽ chỉ nói với cha mẹ rằng hãy im lặng. Tôi nhận ra rằng họ không bao giờ có một cuộc thảo luận chín chắn. Mọi thứ họ nói sẽ trở nên tiêu cực và không có gì mang tính xây dựng xảy ra".
"Tôi không tôn trọng người đối xử với vợ/ chồng mình theo cách đó"
Trải nghiệm của Corbin và Brynne chứng tỏ rằng những đứa trẻ lớn hơn có thể nhận ra cha mẹ chúng đang cư xử tôn trọng hay thiếu tôn trọng người khác.
Brynne nói: "Cha mẹ tôi cãi nhau trong hỗn loạn. Những người lý trí nhìn về phía trước và làm mọi thứ để ngăn chặn sự hỗn loạn. Cha mẹ tôi thì chẳng buồn ngăn chặn, họ trả miếng trong phút mốt và cuộc chiến không hề giảm. Chúng tôi phải nghe, chứng kiến tất cả những điều đó, thật nặng nề. Dần dần, tôi có cái nhìn tiêu cực đối với họ. Tôi sẽ nghĩ "bố sai rồi", "mẹ thật là ngu ngốc"".
"Mình phải giải quyết vấn đề của bố mẹ"
Khi Corbin ngắt lời bố mẹ, cậu bé đang cố gắng dừng cuộc tranh cãi lại. Nhưng từ khi còn là một đứa trẻ, Corbin chỉ nhìn thấy bề nổi của cuộc tranh cãi: Hai người lớn mắng nhiếc nhau vì một điều gì đó tầm thường.
Tuy nhiên, sự thật là cha mẹ Corbin đã có một quá trình lâu dài tích tụ những vấn đề sâu sắc hơn mà cả hai đều vì đó mà tức giận.
"Tôi cố gắng ngăn chặn các cuộc tranh luận một cách hợp lý. Tôi chắc chắn rằng mình đã đúng", Corbin nói. Nhưng việc Corbin giải quyết các vấn đề của bố mẹ là không thể. Ở tuổi niên thiếu, cậu không hiểu điều đó, và nó trở thành gánh nặng đối với một đứa trẻ.
Nhiều người cố kiết bám lấy một công việc đã nhàm chán lắm rồi mà không dám thay đổi. Vì 'đến tuổi này rồi lại làm CV đi tuyển dụng thì ôi mặt quá'. Vì ngại thay đổi. Chép miệng mà sống tiếp.
" alt="Trẻ con nghĩ gì khi phải chứng kiến bố mẹ cãi nhau?"/>Siêu máy tính dự đoán Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4
MC từng giành giải thưởng Én vàng năm 2011 chia sẻ đây là lần hiếm hoi anh rất xúc động khi tham gia dẫn dắt phần 2 bộ phim “Hành trình của sự sống và cái chết”. Câu chuyện về sự sống và cái chết khiến MC từng "đối mặt" với "án tử" không thể cầm lòng.
![]() |
“Hành trình của sự sống và cái chết” phần đầu tiên lên sóng tháng 12/2015 trên kênh VTV1. Với những cảnh quay ở Liban, Syria..., bộ phim đã nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như phản hồi tích cực từ khán giả. Đặc biệt, những câu chuyện bên lề của ê-kíp trong quá trình thực hiện là một trong những vấn đề được người xem quan tâm. Lý do nối dài bộ phim bởi còn quá nhiều hình ảnh chưa sử dụng và nhiều câu chuyện chưa được kể.
Trong phần 2, những người tham gia thực hiện bộ phim: Nhà báo Lê Bình, BTV Quỳnh Anh, Vân Anh, quay phim Hữu Quảng sẽ không phải là người dẫn chuyện mà là khách mời trò chuyện với người dẫn chương trình – MC Hạnh Phúc.
“Tôi không thể tưởng tượng được trong cõi nhân gian này lại có địa ngục trần gian như thế, với đầy đủ sự khổ ải. Những con người ở đó sống quá khổ và chết còn khổ hơn nữa. Họ chết một cách tức tưởi và đó là điều khiến tôi suy nghĩ, khiến tôi thay đổi nhiều hơn, cho tôi một tầm nhìn mới về thế giới này, về cuộc sống này” – trước khi chương trình phát sóng, nhà báo Lê Bình, Giám đốc VTV24 đã chia sẻ.
Trước đó, câu chuyện đặc biệt về MC Hạnh Phúc được đăng tải trong chương trình Bốn mùa yêu thương phát sóng tháng 8/2015 đã thu hút sự chú ý của cộng đồng. Hạnh Phúc từng mang “án tử” khi bị kết luận là mắc bệnh ung thư. Lúc đó, anh phải bỏ dở sự nghiệp tại TP HCM để trở về Hà Nội sống nốt những ngày tháng chống chọi với bệnh tật. Nhưng như có phép màu, sau một thời gian, anh và gia đình vô cùng vui mừng khi nhận kết quả xét nghiệm sức khỏe trở lại bình thường.
Từng “đối mặt” với “án tử” nên Hạnh Phúc đã rất xúc động khi xem, nghe câu chuyện về hành trình của sự sống và cái chết.
“Từng giáp mặt với tử thần, tôi đã hiểu ra sự quý giá của cuộc sống này. Những ngày tháng đó diễn ra ngắn ngủi, nhưng giúp tôi hiểu hơn về nhiềuđiều, về cuộc sống, về công việc, gia đình và tình yêu... Tôi ít nhiều thay đổi suy nghĩ và quan niệm sống của mình. Tôi không dám nói tôi là một người tốt, nhưng tôi đang cố gắng để hôm nay sống tốt hơn ngày hôm qua. Và trân trọng từng giây phút khi mình còn đang được sống.
Trong VTV Đặc Biệt, những người di cư đang di chuyển trên hành trình, cố thoát ra khỏi cái chết, và tìm về với sự sống – mặc dù con đường sống và tương lai phía trước còn quá mong manh. Nhưng những ước mơ, khát vọng ấy là hoàn toàn chính đáng và đáng trân trọng. Và ở một khía cạnh nào đó, tôi đồng cảm với họ - mặc dù khác màu da, tiếng nói và cách xa địa lý” – MC Hạnh Phúc chia sẻ.
A.D
" alt="MC Hạnh Phúc lần thứ hai 'đối mặt' với 'cái chết'"/>![]() |
Simone đang ngồi chờ khách tại nhà thổ Donna, Battle Mountain, Nevada. Nhiếp ảnh gia Marc McAndrews thường tác nghiệp vào buổi sáng hoặc buổi chiều khi các nhà thổ chỉ tiếp đón rất ít khách hàng. |
![]() |
Đàm diện trang phục trẻ trung, năng động trong không khí náo nhiệt ngày cận tết |
- Vừa bận rộn với lịch trình cuối năm, vừa tự tay trang hoàng nhà cửa đón Tết, anh có thể chia sẻ đôi chút về ý tưởng thực hiện không gian này?
Đúng là những người nghệ sĩ cuối năm rất bận rộn, ngày nào cũng có show, ngày nào cũng có sự kiện. Thường dịp cuối năm các công ty hay tổ chức tiệc cuối năm, các hoạt động khen thưởng... họ sẽ mời ca sĩ, vì vậy mà tôi ngày nào cũng có show từ Bắc vô Nam liên tục. Với lịch làm việc như vậy, tôi phải chuẩn bị trước đó nhiều ngày, có hôm đi diễn về đã 2 - 3h sáng vẫn tiếp tục làm hoa.
Với không gian phòng khách, để thay đổi toàn bộ, tôi đã phải làm cấp tốc trong vòng 1 ngày. Để có được tấm thiệp lớn ngay vị trí đắc địa của phòng khách, từ sáng tôi đã đi mua vải, đưa ý tưởng cho thiết kế để họ đóng khung, căng tấm vải nhung thành một tấm thiệp thật lớn, thật đẹp.
Tôi coi đây như một phong bao lì xì lớn dành tặng cho riêng mình sau một năm làm việc. Tất cả bàn ghế, trang trí, bày biện, đến mâm trái cây, bánh mứt đều do tự tay tôi sắp xếp, tất cả phải được chỉn chu từng chi tiết nhỏ nhất tôi mới hài lòng.
2 Năm nay tôi lại không được ở Việt Nam ăn Tết lâu, mùng 3 đã phải khởi hành chuyến công tác đặc biệt tại Mỹ, vì vậy nên phải tranh thủ mọi thời gian rảnh để hoàn thành trang trí ngôi nhà.
![]() |
Không gian phòng khách được chính tay giọng ca "Hello" bày biệ |
- Trong những năm gần đây, xuất hiện luồng ý kiến cho rằng nên gộp chung Tết Ta và Tết Tây, hoặc bỏ bớt ngày tết truyền thống, ý kiến của anh thế nào?
Tôi là người rất yêu Tết, tôi cũng có đọc trên các trang mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ Tết Ta đi và gộp chung với Tết Tây. Tôi nghĩ rất khó vì dân mình sẽ phản đối nhiều lắm, đó chỉ là ý kiến của vài người quá văn minh, quá "gọn gàng".
Dĩ nhiên ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình nhưng cũng nên biết đặt chia sẻ của mình ở đâu cho đúng. Với một đất nước đầy truyền thống dân tộc, Hưng sẽ là người đầu tiên phản đối quan điểm này.
Đó là Tết của người Việt mình, vậy tại sao mình lại muốn bỏ nó đi để theo Tết Tây? Cái đó là "hòa tan" chứ không phải "hòa nhập" nữa. Tết là ngày những người lao động xa quê hương được nghỉ, được về với gia đình, tại sao mình có thể bắt người ta làm việc quanh năm suốt tháng vậy được.
Chưa kể là chia lìa tình cảm gia đình họ, còn đâu bánh mứt, bao lì xì... Với tôi, Tết Ta luôn là nhất.
![]() |
Với Đàm Vĩnh Hưng, Tết Ta luôn là nhất. |
- Kế hoạch tết năm nay của anh thế nào? Năm nay anh có tiếp tục thói quen đi hát ở trại giam trong ngày tết?
Tôi được các trại giam truyền miệng nhau nên năm nay lại được mời tiếp (cười). Trong suốt một năm qua không phải đợi đến ngày cuối năm mình mới đi hát từ thiện, tôi vẫn thường xuyên đi hát ở những buổi giao lưu giúp các cộng đồng. Đặc biệt là dịp cuối năm sẽ chú trọng đến một đối tượng khá đặc biệt không thể nào về thăm quê hương được, đó là những phạm nhân đang cải tạo, huấn luyện tại các trung tâm, trại giam.
Nếu những người xa quê hương vẫn có thể ăn tết tại chỗ với bạn bè, với họ hàng, hàng xóm... những người đó rất tội nghiệp, đáng thương, tôi rất hào hứng vào trại giam, hát cho họ nghe. Tôi hát lần nào họ cũng khóc, hát về mẹ, hát về những cảnh xa quê không về được với gia đình những ngày sum vầy làm chạm đến trái tim họ, tôi bắt buộc họ phải suy nghĩ: tại sao mình phải ngồi đây?
Và nếu mình muốn được về với gia đình, được đi mua sắm quần áo tết cho con mình, được hàn thuyên với bạn bè... Thì mình phải làm gì để đừng ngồi đây? Đó là những tác động rất mạnh của người nghệ sĩ thông qua những ca khúc khi mang vào trại giam. Tất cả làm khơi lại lòng thiện của họ, một việc rất đáng làm, 28 Tết này tôi cũng sẽ tiếp tục công việc này ở một trại khác.
Mỗi năm sẽ là một trại khác nhau hoàn toàn. Năm nay tiếp tục đồng hành với tôi là Trường Giang, Vũ Hà, Gia Bảo... cùng rất nhiều nghệ sĩ thân thiết khác.
![]() |
"Không chỉ có tôi, nhiều nghệ sĩ cũng rất muốn được tham gia hát ở trại giam dịp cuối năm" |
- Người ta thường nói cuộc đời người nghệ sĩ sẽ lắm thăng trầm vì là người "mua vui" cho khán giả, có bao giờ anh đón tết xa nhà chưa? Có kỉ niệm nào về tết khiến anh nhớ mãi?
-Tôi biết những lời tâm sự của người nghệ sĩ về những cái Tết luôn là chủ đề độc giả quan tâm. Có lần Hưng ăn tết không phải ở Sài Gòn, đó là lần duy nhất, Hưng hứa với lòng mình không bao giờ nữa, có trả bao nhiêu tiền cũng không đi. Lần đó Hưng hát ở Hà Nội, thời mới nổi tiếng năm 2002 mà, vừa muốn chứng tỏ xem mình hot tới đâu, vừa ham tiền nên ra Hà Nội hát. Người ta vỗ tay nhiều lắm, nhưng sau đó ca sĩ Hà Nội thì về với gia đình, khán giả Hà Nội thì đón giao thừa vòng quanh bờ hồ.
Tôi và một số ca sĩ trẻ về khách sạn nằm khóc vì không có chuyến bay đêm, sáng sớm bay về Sài Gòn mà trên máy bay chỉ có đúng 7 người thôi. Đó là lần duy nhất cũng là lần cuối cùng tôi rời xa Sài Gòn vào ngày tết, từ đó trở đi tôi không cho phép mình nhận bất kì show nào xa Sài Gòn nữa
"Tết cổ truyền với tôi là tất cả những tinh hoa của dân tộc, là niềm tự hào của Việt Nam"
- Anh có thể bật mí một chút về những kế hoạch, dự án anh sẽ thực hiện trong năm 2019 đến độc giả không?
Nghệ sĩ gần như là "tội phạm" khi mà cứ hết năm cũ sẽ bị hỏi năm mới và không được kháng cự lại (cười). Năm nay, tôi cũng không ngại chia sẻ với quý vị rằng tôi đã thiếu nợ khán giả của mình quá lâu về một cuốn sách, một bộ phim về Đàm Vĩnh Hưng và một show ca nhạc rất lớn ngoài sân vận động.
Ba hạng mục này, năm nay phải trả, còn những album hay đĩa CD đã không còn là chuyện lớn nữa.
Tôi sẽ có những sản phẩm phù hợp với từng lứa tuổi để tiếp cận nhiều hơn với khán giả. Ví dụ cả năm nay tôi không đụng tới Bolero nữa, "lột xác" hoàn toàn thành một người khác với dòng nhạc phù hợp hơn với thị hiếu khán giả trẻ. Rất mong mọi người sẽ tiếp tục theo dõi, yêu thương và ủng hộ Đàm Vĩnh Hưng, tất cả các bình luận khen chê của khán giả trên mạng xã hội, tôi đều đọc được hết.
Người khen thì cho tôi thêm sức mạnh, thêm niềm tin và vững bước hơn. Còn người chê thì cũng làm tôi buồn, tuy nhiên phải xem lời chê nào là sự góp ý chân thành để mình thay đổi còn lời chê ác ý thì sẽ loại ra khỏi đầu ngay".
Cảm ơn anh đã dành thời gian chia sẻ đến quý độc giả trong dịp đầu năm mới này!
Theo Dân Việt
- Chào Tết Kỷ Hợi sắp tới, Đàm Vĩnh Hưng đã biến căn biệt thự triệu đô của mình với nhiều màu sắc ngập tràn sắc xuân.
" alt="Đàm Vĩnh Hưng: 'Tết Ta của người Việt, sao lại bỏ để đi theo Tết Tây'?"/>Đàm Vĩnh Hưng: 'Tết Ta của người Việt, sao lại bỏ để đi theo Tết Tây'?