当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Porto, 03h45 ngày 4/2: Khách thắng chật vật 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Các đối tác cũng động viên chuỗi liên kết sản xuất của Pun Coffee, nếu làm đúng quy trình họ sẽ tham gia mua số lượng lớn. Bây giờ chưa tính được tín chỉ carbon, họ có thể hỗ trợ vài trăm USD/ha để nông dân có động lực thực hiện.
Báo cáo tiến độ Chương trình NESCAFÉ Plan năm 2030 lần thứ hai của Tập đoàn Nestlé cho thấy, việc tăng cường áp dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh giúp cải thiện năng suất và giảm phát thải khí nhà kính.
Chương trình này được triển khai tại Tây Nguyên trên cơ sở hợp tác với Bộ NN-PTNT. Kết quả năm 2023 cho thấy, áp dụng các biện pháp canh tác nông nghiệp tái sinh giúp giảm 15-20% lượng phát thải khí nhà kính trên 1kg cà phê.
Không chỉ vậy, nhờ áp dụng các phương pháp canh tác cà phê theo hướng nông nghiệp tái sinh còn giúp người nông dân tiết kiệm đến 40% nước tưới, giảm 20% phân hóa học và thuốc trừ sâu, năng suất cà phê tăng từ 5-15%. Theo đó, thu nhập của người nông dân tăng mạnh từ 30-100% so với canh tác truyền thống.
Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê. Riêng cà phê Robusta, nước ta dẫn đầu thế giới. Kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng mạnh, đạt gần 4,2 tỷ USD trong năm 2023. Năm nay, xuất khẩu cà phê được kỳ vọng thu về 5 tỷ USD - mức kỷ lục lịch sử.
Thế nhưng, ngành cà phê đứng trước nhiều thách thức, nhất là vấn đề môi trường. Theo tính toán của các nhà khoa học, để sản xuất ra một tấn cà phê sẽ phát thải ra môi trường trên 3 tấn carbon. Do đó, cà phê phát thải thấp, hay nói chính xác là giảm phát thải khí carbon trong sản xuất cà phê, được các chuỗi cà phê lớn trên thế giới cam kết, ưu tiên hướng tới.
Nhiều thị trường áp tiêu chuẩn giảm phát thải carbon
Đứng trước thực tế trên, Công ty Simexco Đắk Lắk đã hợp tác với 40.000 nông dân trồng cà phê phát thải khí carbon.
Các vùng nguyên liệu cà phê tại Krông Năng (Đắk Lắk) có mức phát thải thấp hơn những khu vực canh tác khác nhờ thực hiện tốt các chính sách cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép, tận dụng chất thải và phụ phẩm nông nghiệp để tái đầu tư…
Simexco đang nhân rộng mô hình sang 7 huyện khác của tỉnh Đắk Nông và Gia Lai. Mục tiêu đến năm 2025, trên vùng trồng cà phê của doanh nghiệp sẽ giảm 25% lượng nước tưới, 15% lượng thuốc bảo vệ thực vật, tăng 30% thu nhập của người trồng cà phê.
Ngay từ mùa vụ này, những hạt cà phê ở vùng trồng của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang châu Âu sẽ được cộng thêm 50 USD/tấn trong quá trình giảm phát thải.
Ông Lê Thanh Sơn - Giám đốc kinh doanh Công ty Simexco Đắk Lắk, cho biết, xuất khẩu cà phê của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thị trường châu Âu. Hiện, 60% sản lượng cà phê của nước ta xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, yêu cầu của châu Âu ngày càng khắt khe, đặc biệt đối với tiêu chí cà phê chống phá rừng và chống phát thải carbon.
Về quy định chống phát thải carbon hay carbon free, ông Sơn cho hay, lộ trình đến năm 2035 và 2050, sản phẩm được yêu cầu không còn phát thải carbon nữa. Khi đó, sản phẩm cà phê và tất cả sản phẩm nông sản khác của Việt Nam cũng phải đáp ứng tiêu chí này.
Đáng chú ý, rất nhiều thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,... cũng áp dụng như EU. Bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững. Nếu không đáp ứng, cà phê Việt sẽ không đủ điều kiện để xuất khẩu vào các thị trường này
Thực tế, một số doanh nghiệp hiện ưu tiên mua cà phê giảm phát thải từ các nhà cung ứng từ Việt Nam. Đơn cử, Công ty JDE Peet’ đưa ra mục tiêu 2025, 100% cà phê mua vào của doanh nghiệp được sản xuất có trách nhiệm. Năm 2030, doanh nghiệp sẽ góp phần giảm 30% lượng phát thải khí nhà kính cho tất cả hoạt động, từ hệ thống nhà máy sản xuất của của mình trên toàn cầu.
Nhiều mô hình trồng cà phê bền vững tại Việt Nam đã chứng minh có thể giảm được một nửa lượng phát thải. Các chuyên gia cho rằng, người dân và doanh nghiệp phải chuyển đổi và thích ứng với sức ép của thị trường, sức ép tồn tại của chính doanh nghiệp khi tham gia cung cấp hàng hóa vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bây giờ không còn là lựa chọn “làm hay không làm” mà là bắt buộc. Khi làm tốt sẽ là cơ hội để cà phê Việt Nam tăngthêm giá trị trong mắt các nhà rang xay lớn của thế giới.
Đem rừng về vườn cà phê, chờ thu tiền từ bán tín chỉ carbon“Một triệu cây xanh đang được trồng xen vào những quả đồi cà phê độc canh để mai này thành rừng xanh bát ngát. Đây là bước đầu để tụi mình có sản phẩm cà phê nhãn xanh và tiến tới bán tín chỉ carbon”." alt="Sản xuất cà phê giảm phát thải, thu nhập tăng gấp đôi"/>Nhận định, soi kèo Ipswich vs Crystal Palace, 2h30 ngày 4/12: Thiên đường thứ hai
Nhận định, soi kèo Gamba Osaka vs Sanfrecce Hiroshima, 12h00 ngày 8/12: Đội khách lỡ nhịp
Chính vì vậy, thời gian qua, Chính phủ bám sát Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp để nghiên cứu phương án phù hợp nhất, sao cho tất cả các đối tượng liên quan đến chính sách tiền lương phải được tăng lương.
"Đây mới là mục tiêu của Nghị quyết 27, mục tiêu của Đảng và mong muốn, chờ đợi của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng khác có liên quan", bà Trà nhấn mạnh.
Theo đó, đối với lương của người lao động trong doanh nghiệp được đầy đủ, toàn diện cả 2 nội dung đúng với tinh thần Nghị quyết 27.
Đó là điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng của người lao động trong khu vực doanh nghiệp từ ngày 1/7/2024 tăng 6%. Thứ 2 là thực hiện công tác quản lý thu nhập đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nước theo cơ chế rất thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước phát triển và nâng cao đời sống của người lao động.
Còn đối với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công, Bộ trưởng lưu ý phải thực hiện một cách thận trọng theo lộ trình, từng bước, hợp lý, chắc chắn và hiệu quả nhất, an toàn nhất, không gây xáo trộn, không gây phức tạp tình hình và đạt được mục tiêu tăng cho tất cả các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, hưởng các chính sách liên quan đến an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Vì vậy, Bộ Chính trị thống nhất thực hiện 4/6 nội dung đã rõ của Nghị quyết 27. Còn 2 nội dung hiện nay đang còn nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Đó là việc thực hiện trả lương theo vị trí việc làm và theo chức vụ, chức danh lãnh đạo, sẽ tiếp tục nghiên cứu thực hiện theo lộ trình. Thay vào đó là thống nhất nguyên tắc tăng lương đều cho tất cả các đối tượng 30% từ việc điều chỉnh mức lương cơ sở hiện hành 1,8 triệu lên 2,34 triệu.
“Như vậy tất cả cùng vui, tất cả đều được hưởng như nhau”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng phân tích, sở dĩ chọn phương án này là vì khi xây dựng bảng lương chức vụ, chức danh lãnh đạo và xây dựng bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức thì phát sinh mấy vấn đề.
Cụ thể là khi bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương để xây dựng bảng lương chức vụ, chức danh lãnh đạo và bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức dẫn đến bất hợp lý rất lớn. Đó là tương quan giữa các đối tượng không đảm bảo.
Công chức - đối tượng tham mưu chiến lược thì được tăng rất thấp, chỉ tăng hơn 20%. Đối tượng viên chức có thể tăng được hơn 50%. Đối tượng khác cũng tăng thêm tương đương như vậy nhưng tính bình quân tăng khoảng 30,6%.
Có nhiều đối tượng tăng trên 30%, nhưng cũng có rất nhiều đối tượng tăng rất thấp, chỉ khoảng 3 - 5%, rất nhiều đối tượng lại không được tăng hoặc thấp hơn so với lương hiện hưởng.
Một vấn đề nữa là khi thay đổi cơ cấu quỹ phụ cấp trong tổng quỹ lương từ 40/60 hiện nay (tương ứng quỹ phụ cấp bằng 67% quỹ lương cơ bản) thành 30/70 (tương ứng quỹ phụ cấp bằng 43% quỹ lương cơ bản, giảm 24% so với hiện nay) cũng phát sinh một số vấn đề.
Cùng với việc bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành và phải sắp xếp lại nhiều chế độ phụ cấp hiện nay thành một chế độ phụ cấp mới dẫn đến rất nhiều đối tượng hưởng phụ cấp sẽ bị tụt giảm, nhất là lực lượng nhà giáo (một lực lượng lớn nhất trong xã hội) sẽ không còn phụ cấp thâm niên.
Những phát sinh này dẫn đến có đối tượng được tăng trên 30%, 15%, nhưng có đối tượng không được tăng hoặc tăng thấp hơn.
Không ai bị bỏ lại phía sau, không ai bị thiệt thòi
“Trước tình hình như thế, buộc phải chọn một phương án tối ưu nhất, hợp lý nhất, công bằng nhất, bình đẳng nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng được lòng mong mỏi của tất cả cán bộ, công chức, viên chức. Đó chính là phương án điều chỉnh tăng đều tất cả 30% trên cơ sở giữ mức lương cơ sở”, Bộ trưởng Nội vụ lý giải.
Ưu điểm của phương án này là không tác động, không ảnh hưởng đến các quy định hiện hành gắn với lương cơ sở, xây dựng các cơ chế, chính sách về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Hiện có trên 10 văn bản pháp luật ban hành các cơ chế, chính sách cho các đối tượng xã hội hưởng chính sách an sinh, phúc lợi xã hội gắn với mức lương cơ sở… Bãi bỏ các văn bản, chính sách này sẽ tác động trực tiếp đến trên 50 triệu người, “không thể kịp trở tay để xoay xở”.
Việc tham chiếu thế nào khi luật vẫn còn hiệu lực, khi tất cả các văn bản chưa được sửa đổi, bổ sung cũng là vấn đề “đau đầu”.
“Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ, chúng tôi có những giờ phút suy nghĩ cân nhắc vô cùng nặng nề để lựa chọn phương án. Cuối cùng chọn phương án tăng lương cơ sở là tối ưu nhất”, Bộ trưởng chia sẻ.
Bà Trà cũng thông tin thêm, Bộ Chính trị thống nhất giao Chính phủ nghiên cứu, rà soát, bổ sung thực hiện Nghị quyết 27 theo một lộ trình bước đi “thận trọng, chắc chắn, hiệu quả, khả thi và đáp ứng được lòng mong mỏi của tất cả, không ai bị bỏ lại phía sau, không ai bị thiệt thòi trong việc thực hiện tiền lương lần này”.
Tới đây, Chính phủ sẽ báo cáo với Quốc hội, chính thức ban hành nghị định và sẽ bắt đầu thực hiện từ 1/7.
Về việc tiếp tục thực hiện đề án cải cách tiền lương, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay, trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tiến hành sơ kết, đánh giá lại những vấn đề khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện Nghị quyết 27, đặc biệt là việc xây dựng các bảng lương cũng như phụ cấp.
Từ đó sửa đổi, bổ sung cho phù hợp những vấn đề căn cốt để thực hiện bảng lương theo vị trí việc làm và chức danh lãnh đạo. Đó chính là nguyên tắc xây dựng các bảng lương và quan hệ tiền lương sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Đến thời điểm hợp lý, Ban Chấp hành Trung ương sẽ cho ý kiến về vấn đề này và sẽ tiếp tục triển khai khi đủ điều kiện.
" alt="'Có những lúc chúng tôi cân nhắc vô cùng nặng nề để chọn tăng lương cơ sở 30%'"/>'Có những lúc chúng tôi cân nhắc vô cùng nặng nề để chọn tăng lương cơ sở 30%'
Chị Thường tốt nghiệp đại học ngành Y học cổ truyền (năm 2005) và thạc sĩ cũng ngành học này (năm 2009) tại Trường Đại học Y Dược TPHCM. Năm 2014, chị được Trường Đại học Y Dược TPHCM cấp bằng tiến sĩ cùng chuyên ngành và được bổ nhiệm phó giáo sư năm 2018.
Về nghiên cứu khoa học, tân giáo sư Trịnh Thị Diệu Thường đã công bố 116 bài báo khoa học, trong đó có 23 bài trên tạp chí quốc tế có uy tín. Chị cũng đã làm chủ nhiệm và hoàn thành 3 đề tài nghiên cứu, xuất bản 14 cuốn sách về y học.
Hướng nghiên cứu chủ yếu của tân giáo sư trẻ nhất ngành y là: Châm cứu phục hồi vận động sau đột quỵ; Nhĩ châm điều trị các bệnh lý thường gặp; Các hình thức châm cứu khác điều trị các bệnh lý thường gặp; Tiêu chuẩn chẩn đoán các hội chứng, bệnh cảnh lâm sàng và đặc điểm sinh lý của huyệt; Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám phá, phát triển thuốc mới…
Ngoài ra, một tân giáo sư 8X cũng “made in Vietnam” là Nguyễn Quang Hưng, đạt chuẩn giáo sư ngành Vật lý.
Anh Nguyễn Quang Hưng sinh năm 1980, quê ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Hiện anh Hưng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học cơ bản và ứng dụng, Trường Đại học Duy Tân.
Tân giáo sư Nguyễn Quang Hưngtốt nghiệp đại học (2003) và thạc sĩ (2006) ngành Vật lý, chuyên ngành Công nghệ hạt nhân Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội; tốt nghiệp tiến sĩ ngành Vật lý, chuyên ngành Vật lý lý thuyết và Vật lý toán tại Viện Vật lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2010. Anh Hưng được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư năm 2015.
Trong nghiên cứu, anh Hưng đã công bố 96 bài báo khoa học, trong đó có 89 bài trên tạp chí quốc tế có uy tín, hoàn thành 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, xuất bản 1 sách. Ngoài ra, anh là thành viên của Hội đồng khoa học ngành Vật lý Quỹ Nafosted từ 2017 đến nay.
Hướng nghiên cứu chủ yếu của tân giáo sư Nguyễn Quang Hưng là: hiện tượng kết cặp trong hạt nhân tại nhiệt độ bằng không, nhiệt độ và moment góc khác không; các thăng giáng lượng tử và nhiệt động trong các hệ hữu hạn; cộng hưởng lưỡng cực pygmy và cộng hưởng lưỡng cực khổng lồ trong các hạt nhân bị kích thích; mật độ mức và hàm lực bức xạ của hạt nhân; phản ứng hạt nhân năng lượng thấp; ứng dụng các hệ phổ kế hạt nhân trong nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc và sai hỏng của các vật liệu nano…
Tân nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước