Soi kèo góc Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Alajuelense vs Cartagines, 08h00 ngày 3/2: Tiếp cận ngôi đầu
- HPV
Virus u nhú ở người (HPV) là nhiễm trùng lây truyền đường tình dục (STI) rất phổ biến. Có hơn 200 chủng HPV, trong đó khoảng 40 chủng có thể gây mụn cóc sinh dục hoặc ung thư ở người.
Có hai nhóm HPV chính gồm nguy cơ cao và nguy cơ thấp. HPV nguy cơ thấp ít khi gây ung thư cổ tử cung. Trong khi đó, các chủng HPV nguy cơ cao nhiều khả năng phát triển thành ung thư cổ tử cung theo thời gian, nhất là khi nhiễm virus dai dẳng.
Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp nhiễm HPV đều dẫn đến ung thư. Hầu hết người nhiễm HPV sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, ước tính 10% số người nhiễm HPV sẽ phát triển HPV dai dẳng, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.
Chlamydia
Chlamydia là một dạng STI phổ biến khác có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Vi khuẩn chlamydia có thể gây viêm ở cổ tử cung và phát triển các tế bào bất thường.
Hầu hết người mắc chlamydia không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Theo nghiên cứu được trích dẫn bởi CDC Mỹ, chỉ khoảng 10% nam giới và 5-30% phụ nữ có triệu chứng khi nhiễm STI này. Thời gian ủ bệnh có thể mất vài tuần.
Ở phụ nữ, các triệu chứng của bệnh chlamydia có thể bao gồm dịch tiết từ cổ tử cung, dễ chảy máu đi tiểu thường xuyên hoặc đau khi tiểu. Trường hợp chlamydia lây lan đến tử cung và ống dẫn trứng có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu (PID). Bệnh này cũng có thể không gây triệu chứng nhưng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
HIV
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng và mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung. Người nhiễm HIV cũng có nhiều khả năng mắc HPV dai dẳng, có thể phát triển ung thư cổ tử cung theo thời gian.
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung bao gồm:
Hút thuốc: Người hút thuốc có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn người không hút thuốc.
Tiền sử gia đình: Người có mẹ, chị em ruột bị ung thư cổ tử cung có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn.
Tránh thai thời gian dài: Phụ nữ uống thuốc tránh thai 5 năm trở lên có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nguy cơ này giảm sau khi ngừng sử dụng thuốc.
- Bộ truyện tranh 'Ấu trùng Larva tinh nghịch' gồm 8 tập, xoay quanh cuộc sống của Vàng và Đỏ cùng những cư dân khác trong cống ngầm đô thị." alt="Hiện tượng hoạt hình của Hàn Quốc đến Việt Nam" />
- Ngày 14/1, nhân dịp sinh nhật 23 tuổi, Annabel Yao (Diêu An Na), con gái út của nhà sáng lập tập đoàn Huawei (Trung Quốc), ông Nhậm Chính Phi, thông báo ra mắt với tư cách nghệ sĩ.
Một ngày sau, cô trở thành gương mặt trang bìa của tạp chí Ok! và người đại diện cho hãng xe SUV. Đây là điều chưa từng xảy ra trong giới giải trí Trung Quốc, theo Sina.
Không phải nhan sắc nổi bật, cũng chẳng phải tài năng xuất chúng, điều "công chúa Huawei" thu hút sự chú ý của công chúng ngay khi ra mắt là gia thế hiển hách. Mọi tin tức về cô trên mặt báo đều đính kèm tên tuổi của người cha giàu có.
Chẳng riêng Diêu An Na, nhiều con cái của giới nhà giàu đều có lợi thế, nhận được sự quan tâm đặc biệt từ công chúng khi gia nhập giới giải trí dù chưa thể hiện tài năng gì.
Tuy nhiên, với một số trường hợp, gia thế cũng là tất cả thứ họ có. Sau thời gian hoạt động nghệ thuật, điều gắn với họ luôn chỉ là cái mác con nhà giàu nhưng bất tài.
Rich kid làm nghệ sĩ
Ngày 3/11/2020, tờ The Sun đưa tin Brooklyn Beckham, con trai cặp vợ chồng nổi tiếng David và Victoria Beckham, đang nhờ Robert Ferrell - chuyên gia đứng sau thành công của bộ ba siêu mẫu Naomi Campbell, Claudia Schiffer và Kate Moss - giúp đỡ để trở thành người mẫu chuyên nghiệp.
Trước đó, cậu cả nhà Beckham từng thất bại với sự nghiệp bóng đá, được đào tạo ở vị trí hậu vệ của Arsenal nhưng bị trả về do không có năng khiếu. Sau đó, Brooklyn được mẹ hậu thuẫn gia nhập giới thời trang hào nhoáng và xuất hiện trên nhiều trang bìa tạp chí dù chỉ sở hữu chiều cao khiêm tốn 1,74 m.
Gần nhất, chàng trai 22 tuổi theo đuổi nhiếp ảnh, từng theo học trường nhiếp ảnh danh tiếng Parsons School of Design nhưng bỏ ngang.
Hình ảnh của Brooklyn luôn được gắn liền với bố mẹ nổi tiếng, giàu có. Ảnh: Nick Harvey.
Tháng 7/2020, Jocelyn Choi (sinh năm 1993) thu hút sự chú ý của giới truyền thông Hong Kong khi xuất hiện trong hoạt động quảng bá cho cuộc thi Hoa hậu Hong Kong 2020, đồng thời tuyên bố muốn làm nghệ sĩ.
Jocelyn là cháu gái "vua hải sản Hong Kong" quá cố Choi Kai Yau và con gái Jonathan Choi Koon Sum - Chủ tịch Tập đoàn Sunwah kiêm Chủ tịch Phòng Thương mại Trung Quốc tại Hong Kong (CGCC). Jocelyn được cho có khối tài sản lên tới 4 tỷ đôla Hong Kong.
Khi đó, dù sở hữu chiều cao khiêm tốn 1,57m, tiểu thư sinh năm 1993 được nhận xét có nét giống một số minh tinh của đài TVB như Chung Gia Hân và Huỳnh Thúy Như.
Jocelyn (trên) và Ngu Thư Hân là các rich kid gây chú ý khi gia nhập showbiz. Ảnh: @jocelynchoizs, @estheeeerrrr.
Cũng sở hữu gia thế "không vừa", Ngu Thư Hân (sinh năm 1995) nhanh chóng có được sự quan tâm khi gia nhập làng giải trí, đặc biệt là lúc tham gia chương trình Thanh xuân có bạn 2 tuyển chọn thành viên nhóm nhạc nữ.
Bố Ngu Thư Hân được cho có "thân thế không hề đơn giản", mẹ sở hữu chuỗi công ty riêng, điều hành nhiều bất động sản, nhà hàng, khách sạn. Bởi vậy, cô gái sinh năm 1995 còn được nhiều người gọi là "phú nhị đại" (thế hệ thứ hai trong các gia đình giàu có).
Thừa tiền, thiếu tài năng
Gia nhập giới giải trí với gia thế hiển hách làm nền tảng, không phải rich kid nào cũng có tài năng tương xứng với độ giàu có của bố mẹ.
Ngay khi vào showbiz với nhiều đặc ân, Diêu An Na bị chê không có tài, nhan sắc cũng chẳng nổi bật.
Trong video dài 17 phút được cô dùng để giới thiệu về mình, "công chúa Huawei" khiến nhiều người lắc đầu khi than khổ, tự nhận mình cũng giống như bao người khác và chia sẻ lúc nào cũng bị so sánh với chị gái, nhận lời chê bai.
Tuy nhiên, khán giả cho rằng với những sự hậu thuẫn, cơ hội mà cô có được khi là con gái của vị tỷ phú Trung Quốc, cô nên cảm thấy biết ơn, hài lòng vì đó là mơ ước của rất nhiều người.
Diêu An Na bị chê kém tài, chỉ nổi tiếng nhờ gia thế. Ảnh: @annabelballerina.
Ngoài ra, tài năng nhảy múa của Diêu An Na cũng được cho chỉ ở mức trung bình, chưa có sự đẹp mắt, dứt khoát cần thiết khi minh họa cho ca khúc, khác với môn ballet cô học nhiều năm qua.
Về mảng thời trang, chưa nói đến vẻ ngoài thua kém nhiều tân binh tầm tuổi, biểu cảm khi chụp tạp chí của cô cũng được nhận xét không sinh động, thu hút.
Thậm chí, Diêu An Na còn khiến bố phải xin lỗi nhân viên khi ông đã sử dụng danh nghĩa công ty cho mục đích riêng tư, cụ thể là đăng ký nhãn hiệu cái tên "Annabel Yao", "Yao Anna" cho con gái.
Tương tự, Ngu Thư Hân trước khi tham gia tuyển chọn làm ca sĩ từng góp mặt trong một số bộ phim song chưa đủ sức ghi lại tên tuổi trong lòng khán giả, diễn xuất cũng không nổi bật.
Đến khi tham gia Thanh xuân có bạn 2, điều khiến cô được nhiều người nhớ đến chủ yếu là biểu cảm lố, độ giàu có của gia đình.
Nỗ lực khẳng định bản thân
Không phải cậu ấm cô chiêu nào cũng cam chịu để danh tiếng cha mẹ, ông bà thành đạt trở thành điều mãi gắn liền với tên tuổi của mình khi xác định nghiêm túc với sự nghiệp giải trí.
Khi ra mắt với nhóm nhạc G-Friend, Umji (sinh năm 1998) từng bị nhiều người chê bai thậm tệ, gọi là "nữ thần tượng xấu nhất Kpop". Giọng hát của cô khi ấy cũng được nhận xét không phải quá xuất sắc.
Umji nỗ lực khẳng định bản thân sau nhiều năm.
Bên cạnh đó, cô còn bị nhiều người mỉa mai, bóng gió là được ra mắt nhờ gia cảnh khá giả. Bố cô là chủ tịch của một tập đoàn nha khoa nổi tiếng, có tới 45 phòng khám, bệnh viện chi nhánh rải rác khắp Hàn Quốc.
Trong thời gian dài, cô gái sinh năm 1998 luôn tự ti, hay lấy tóc che mặt và đứng núp sau thành viên khác khi xuất hiện trước công chúng.
Tuy nhiên, theo thời gian, khán giả thấy một Umji ngày càng trưởng thành về giọng hát, lên hương nhan sắc.
Sau thời gian tích cực ăn kiêng, giảm cân và thay đổi phong cách trang điểm, quần áo, em út nhóm G-Friend ngày càng nhận được nhiều lời khen, công nhận của khán giả. Cùng với đó, cô cũng tự tin, thể hiện nhiều khía cạnh khác của bản thân hơn.
Cuộc đua hàng hiệu cho con cái của giới nhà giàu
Giới nhà giàu không ngần ngại vung tay sắm cho con quần áo, túi xách hàng hiệu từ lúc chúng mới 1-2 tuổi. Đứa trẻ được coi là minh chứng cho đẳng cấp của bố mẹ.
" alt="Con nhà siêu giàu lộ kém cỏi khi cố gia nhập showbiz" /> - Giống như nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, công ty tôi vừa chi trả thưởng Tết Âm lịch cho nhân viên. Tiếng chuông thông báo tiền về tài khoản chẳng khác gì nắng hạn gặp mưa rào. Thực ra, chủ đề "năm nay thưởng Tết thế nào, mấy tháng lương?" đã được đem ra bàn tán sôi nổi từ đầu tháng. Đến nỗi chúng tôi vẫn nói vui với nhau: "Tháng trước Tết làm việc gì nữa, lo mà chờ thưởng thôi". Đây hẳn cũng là tâm lý chung của hầu hết người lao động Việt mỗi dịp cận Tết.
Và như một lẽ thường, sau khi "nổ" thưởng, các đồng nghiệp của tôi ùa vào bàn tán mức thưởng. Người này nhẩm tính, người kia đăm chiêu, có người đem thưởng ra so sánh, tỵ nạnh nhau, thậm chí còn nảy sinh xung đột, mâu thuẫn chỉ vì thấy bất công "sao tôi làm nhiều mà lại được thưởng như người làm ít?". Chuyện này ở chỗ tôi không phải là lạ bởi năm nào cũng thế. Chưa có thưởng thì mong ngóng, sốt ruột đến quên ăn, quên làm; thường rồi thì lại so kè, bức xúc lẫn nhau. Mấy doanh nghiệp trong nước cứ "rối như tơ vò" mỗi mùa thưởng Tết.
Tôi có vài anh bạn làm việc cho các công ty, tập đoàn nước ngoài. Mỗi khi hỏi chuyện về thưởng lễ, Tết này kia, họ chỉ cười khà khà: "Chỗ tôi làm gì có cái văn hóa thưởng Tết, tất cả người ta quy hết vào tiền lương theo thỏa thuận ban đầu rồi, còn lại cuối năm chỉ có thưởng kinh doanh dựa trên năng suất và hiệu quả của mỗi người thôi".
Tôi nghĩ lại và thấy đúng, trong khi lương của nhân viên doanh nghiệp trong nước như tôi thường khá thấp, nên mỗi dịp ngày lễ, ngày Tết lại mong ngóng tiền thưởng vài ba tháng lương, thì các bạn tôi mỗi tháng đã lĩnh lương gấp ba, bốn lần và chẳng phải bận tâm tới chuyện thưởng bao nhiêu?
>> Tôi bị cắt thưởng vì nghỉ việc trước Tết
Xét cho cùng, về bản chất, thưởng Tết vẫn là số tiền mà người lao động xứng đáng được hưởng, chứ nó không tự nhiên sinh ra hay chủ doanh nghiệp phải móc hầu bao cá nhân ra để trả. Chỉ có điều, trong khi cac doanh nghiệp nước ngoài đánh thẳng vào lương tháng, để người lao động hưởng luôn phần tiền đó thì các doanh nghiệp trong nước lại có xu hướng giữ lại một phần để gom vào trả thưởng cuối năm.
Về phía người lao động, không phải ai cũng nhận ra thực tế đó, nên luôn có tư tưởng sai lầm, cho rằng mình mang ơn doanh nghiệp nhờ khoản thưởng to. Điều đó vô tình đẩy chính người lao động vào thế yếu, chịu sự ban ơn của lãnh đạo, mong chờ tiền thưởng như một đặc ân thay vì nghĩ rằng đó là thứ vốn thuộc về mình.
Vậy câu hỏi là làm thế nào thì tốt hơn? Tôi cho rằng, nên bỏ quan niệm thưởng Tết xưa cũ để hội nhập với thế giới. Hãy nhìn các doanh nghiệp nước ngoài, dù chẳng có thưởng Tết nhưng với mức lương đãi ngộ rất cao hàng tháng, họ vẫn thu hút được nhân tài, vẫn kích thích được tinh thần làm việc của nhân viên suốt cả năm. Trong khi các doanh nghiệp theo lối mòn thưởng Tết cao lại đẩy các nhân viên của mình vào thế bị động, tinh thần rã đám, chờ thưởng mỗi dịp cuối năm. Điều đó rõ ràng không có lợi cho bản thân doanh nghiệp lẫn người lao động.
Tôi hỏi mấy người bạn của mình rằng có buồn không khi không có thưởng Tết, họ đều nói không và khẳng định rất hạnh phúc với công việc đang làm bởi tổng thu nhập cả năm vẫn vượt trội. Còn tôi, dù vừa nhận thưởng Tết hai tháng lương (mấy chục triệu đồng) vẫn lăn tăn trước hai chữ "hài lòng". Mấy người đồng nghiệp đang mải tranh cãi vì "thưởng bất công" kia, có lẽ còn xa vời hơn với điều đó.
Nên nếu coi thưởng Tết như một sự khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên trong năm tiếp theo, tôi cho rằng nó đã không phát huy được đúng những kỳ vọng của doanh nghiệp. Chưa kể, nó còn kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực khác như tình trạng ồ ạt nghỉ việc sau khi nhận thưởng, mất động lực phấn đấu, tinh thần rã đám sớm...
Vậy thưởng Tết lợi hay hại? Nên chăng bỏ thưởng Tết để tăng thu nhập hàng tháng theo hiệu suất thực tế?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt="'Cãi cọ vì thưởng Tết bất công'" /> - - Những ngày gần đây, hàng nghìn người Ý đã chia sẻ trên mạng xã hội bức ảnh ghi lại cảnh một người mẹ dán lên phía sau xe của con gái một tờ giấy. Trên tờ giấy có dòng chữ: "Con gái tôi mới lái xe. Làm ơn đừng bóp còi nó, kẻo nó sợ hãi, luống cuống. Cám ơn".
Đằng sau chiếc xe còn có một tờ giấy ghi chữ "P" (mới lái) rất nhiều người mới có bằng hoặc mới tập lái ở Ý dán vào sau xe.
Bà mẹ Ý thỉnh cầu mọi người đừng bóp còi vì con gái bà mới tập lái xe
Lời thỉnh cầu rất giản dị và chân thành của người mẹ được nhiều người Ý chia sẻ bởi họ cảm động trước tình yêu của bà dành cho cô con gái. Nhưng câu chuyện không chỉ liên quan đến tình mẫu tử mà còn là vấn đề còi xe.
Ở Ý, người ta cũng bóp còi nhưng không ầm ĩ và inh ỏi như ở mình. Tại các nước văn minh, người tham gia giao thông rất hạn chế dùng còi xe.
Họ dùng chủ yếu là để cảnh báo, để chào nhau, để phản đối một ai đó đi ẩu, đi không đúng luật hoặc để nhắn nhủ một ai đó để xe chắn lối mình nên điều chỉnh lại xe.
Những người mới lái hay gắn chữ "P" phía sau để báo cho mọi người rằng tay lái mình còn non, nếu "có gì thì bỏ quá cho họ".
Nhà báo Trương Anh Ngọc Ở Việt Nam, tiếng còi xe là một trong những nguồn gây ô nhiễm tiếng động nghiêm trọng.
Người ta bóp còi bởi tâm lí lo sợ. Họ sợ ai đó từ ngõ đâm ra không nhìn thấy mình, sợ muộn giờ, sợ hoặc muốn cảnh cáo người khác đi vào làn của mình. Nhưng đi kèm với nỗi sợ ấy là một tâm trạng khác, khiến tiếng còi trở thành một thứ vũ khí.
Tiếng còn giờ đây mang một thông điệp là: "Tránh ra cho tôi đi" bất kể "tôi" đi đúng hay sai, ngược chiều hay đúng chiều, đèn đỏ còn bao nhiêu giây. Tâm lí ấy trở thành một thứ ám ảnh, khiến ngón tay tài xế lúc nào cũng sẵn sàng bóp còi, bóp một cách inh ỏi.
Thế rồi khi người đi đường trở nên bất lực vì mắc kẹt trong một mớ bùng nhùng không ra hàng lối, tiếng còi thể hiện sự cáu kỉnh và bất lực của họ. Người ta sẵn sàng mắng người khác, thậm chí đánh người khác chỉ vì họ bị cản trở, vì họ cảm thấy khó chịu với bao nỗi bực dọc trong người, và vì họ cảm thấy người kia không đi theo "luật" của mình.
Giao thông Việt Nam trở thành một tấm gương phản chiếu cách mà người ta đối xử với nhau trong xã hội, khi sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng cả sự khác biệt về quan điểm không hề tồn tại.
Nếu như trên Facebook, văn hoá tranh luận là thứ xa xỉ, bởi vì chỉ cần không vừa ý là hùa theo "ném đá" kiểu số đông, đưa những người mà họ không thích lên "giàn thiêu", thì ở ngoài đường chúng ta đã và đang cư xử với nhau cũng rất tệ.
Người này coi người kia là kẻ ngáng đường mình, ăn cắp thời gian của mình, ảnh hưởng đến công việc riêng của mình... Vì vậy, họ thoải mái bóp còi mọi lúc, mọi nơi...
Sau khi bị hỏng, xe tôi đã được chữa xong còi từ lâu nhưng tôi không dùng nó. Tôi không vội vàng gì cả, tôi đi đúng làn, đúng đường, cũng không muốn phải cố gắng vượt ai trong một cuộc chạy đua hết sức vô lí để kịp làm một điều gì đó cho bản thân.
Chúng ta nên biến mỗi cuộc ra đường thành một cuộc vui trong khuôn khổ luật pháp và tôn trọng, đừng biến nó thành một cuộc "tra tấn" lẫn nhau trên mỗi con đường.