Nhận định, soi kèo Mohammedan vs Jamshedpur, 21h00 ngày 20/2: Khó tin cửa dưới
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo U20 Nhật Bản vs U20 Hàn Quốc, 14h00 ngày 20/2: Khẳng định đẳng cấp -
Theo Sở GD-ĐT Nghệ An, trong thời gian qua, tại địa bàn một số huyện, thị trên địa bàn tỉnh có đơn vị trường học đã liên kết với một số cá nhân để tổ chức các hoạt động được gọi là “giáo dục kỹ năng sống, nói chuyện chuyên đề…”, cho học sinh trong nhà trường, không đúng quy định và chưa báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp. Trường học ở Nghệ An phải chấm dứt hoạt động đa cấp trái quy địnhMột số hoạt động đã tạo dư luận không tốt trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến tâm lý học tập của học sinh và ảnh hưởng đến công tác an ninh, an toàn trong các trường học.
Một cuộc gặp mặt của các thành viên Lion Group mà các giáo viên ở huyệnThanh Chương, Nghệ An đăng tải lên mạng xã hội. Ảnh: Báo Nghệ An. Để chấm dứt ngay các hoạt động này, tạo môi trường lành mạnh trong các trường học, Sở GD-ĐT Nghệ An vừa ban hành công văn yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm một số nội dung.
Cụ thể, khi các trường học liên kết với các đơn vị để tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, phải thực hiện nghiêm Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Theo đó, phải có hợp đồng giữa các cơ sở giáo dục và đơn vị liên kết. Hợp đồng phải quy định rõ nội dung dạy học, kinh phí, đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, địa điểm tổ chức và trách nhiệm của mỗi bên. Sau khi ký kết hợp đồng, cơ sở giáo dục phải báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp.
Đồng thời, Sở nghiêm cấm việc tổ chức, hoặc lôi kéo người khác cùng tham gia các hoạt động đa cấp huy động vốn trái quy định của pháp luật.
Sở GD-ĐT Nghệ An cũng cho biết sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các tập thể và cá nhân cố tình vi phạm các quy định trên.
Thanh Hùng
Nghệ An cảnh báo giáo viên tham gia 'ma trận' gọi vốn đa cấp
Công đoàn Giáo dục Nghệ An vừa có văn bản gửi các phòng GD-ĐT, các đơn vị trực thuộc cảnh báo cán bộ, giáo viên nguy cơ khi tham gia các sàn giao dịch huy động vốn chưa được cấp phép.
"> -
“Nóng” câu chuyện quảng cáo màn hình LED liên quan đến an ninh quốc giaÔng Nguyễn Thanh Đảo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Huế Theo ông Nguyễn Thanh Đảo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo TP.HCM, luật hiện hành không quy định việc cấp phép màn hình LED. Dự thảo luật mới đưa vào nội dung “thông báo sản phẩm quảng cáo” giống như một hình thức xin phép, rất bất cập. Doanh nghiệp sẽ mất thêm thời gian và công sức để làm hồ sơ, trong khi sai phạm quảng cáo trên màn hình LED là rất ít, không phải điểm “nóng”. Những gì luật đã thông thoáng rồi không nên bó lại, như thế đúng theo tinh thần cải cách hành chính.
Ông Đặng Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần Goldsun phía Nam. Ảnh: Nguyễn Huế Cùng quan điểm, ông Đặng Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần Goldsun phía Nam cho rằng, việc “thông báo sản phẩm quảng cáo” trên bảng điện tử (màn hình LED), ban soạn thảo Dự án Luật cần cân nhắc và nên bỏ. Ngành quảng cáo đang đi lên, nhưng nếu thêm thủ tục hành chính thì lại giống như bị đứng lại. Ở các nước trên thế giới, đặc biệt là trong khu vực châu Á, nội dung quảng cáo trên bảng điện tử có thể thay hàng trăm lần trong ngày và họ có quyền làm điều đó, tại Việt Nam, như Goldsun đang để là 16 lần. Nhưng giờ doanh nghiệp phải đi báo cáo xin một cái giấy phép thông báo nội dung sản phẩm của cơ quan quản lý, sẽ rất khó cạnh tranh được với các nền tảng online quốc tế như YouTube, Facebook…
Ông Nguyễn Quang Nhựt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Huế Ông Nguyễn Quang Nhựt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo TP.HCM, Giám đốc Công ty cổ phần quảng cáo Shojiki, đặt ra vấn đề với quảng cáo màn hình LED, một TVC quảng cáo có thể lên đến 500MB, với các mạng quảng cáo lớn một ngày lên 100-200 cái trên màn hình này, liệu hạ tầng công nghệ của các sở, ngành có thể đáp ứng được việc doanh nghiệp nộp thông báo lên không hay sẽ bị tắc nghẽn; chỉ cần nộp một cái hình thông báo thì có được không?
Theo ông, để xin đặt một màn hình điện tử quảng cáo, hiện nay, các doanh nghiệp phải qua 7 sở và UBND thành phố phê duyệt mới được phép thực hiện. Cho nên, các quảng cáo này sẽ không có các nội dung vi phạm và có bộ phận phê duyệt rất kỹ. Nếu đưa ra quy định như trên, đâu đó các doanh nghiệp quảng cáo thấy khó sẽ cắt bớt quảng cáo hình thức này để chuyển sang online, nơi mà các doanh nghiệp nước ngoài đang thống trị, các doanh nghiệp trong nước sẽ mất một phần doanh thu.
Nỗi lo quảng cáo “nhạy cảm” ảnh hưởng an ninh quốc gia
Liên quan đến quảng cáo màn hình LED, ông Đỗ Kim Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Đào tạo Quảng cáo Việt Nam (ARTI Vietnam), đặt ra một vấn đề rất trăn trở. Đó là nội dung quảng cáo đưa lên các màn hình LED sẽ rất nguy hiểm nếu mất kiểm soát.
Ông Đỗ Kim Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Đào tạo Quảng cáo Việt Nam (ARTI Vietnam). Ảnh: Nguyễn Huế Theo ông Đỗ Kim Dũng, 10 năm trước, các đối tác Nhật Bản cho biết những màn hình LED quảng cáo trên xe buýt của nước này không phải đi cài đặt từng cái mà có thể ngồi một chỗ điều chỉnh được; hay một bảng quảng cáo ở siêu thị có thể dùng camera xác định người đứng xem ở độ tuổi bao nhiêu để đưa ra quảng cáo phù hợp; tất cả đều do AI thực hiện.
Với công nghệ, đặc biệt là AI phát triển như hiện nay, một doanh nghiệp ngồi tại nhà vẫn có thể điều khiển được các video clip trên tất cả các màn hình LED. Giả sử một hacker tấn công và chèn vào nội dung phản động thì phải xử lý như thế nào, vấn đề này hoàn toàn có thể xảy ra trong 5-7 năm nữa. Làm sao để kiểm soát được mẫu video clip ở hàng trăm nghìn màn hình LED trên toàn quốc.
Ông Trần Việt Tân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Huế Để giải quyết vấn đề trên, theo ông Trần Việt Tân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, hiện tại, hình thức quản lý màn hình LED 100% là offline, nhưng 3 – 5 năm nữa "không thể cứ đi leo từng cột điện cắm USB vào các màn hình". Vì thế, giải pháp lâu dài là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo có thể hợp tác với các nhà mạng như Viettel, CMC, VNPT, FPT trong công tác truyền dẫn, bởi các đơn vị này có đầy đủ công nghệ bảo mật để các hacker không xâm phạm được. Còn về giấy phép phê duyệt nội dung, các đơn vị có thể hợp tác với các đài truyền hình để nhờ họ kiểm duyệt và xem đó là một phần sơ khảo.
Ngược lại, ông Đặng Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần Goldsun phía Nam cho rằng, thực tế không cần dùng đến online vẫn có thể xử lý được câu chuyện quảng cáo trên màn hình LED. Goldsun hiện nay có khoảng 10.000 màn hình ở TP.HCM và Hà Nội và chỉ cần dùng 20 nhân sự là có thể quản lý hết.
Việc công ty này quyết định dùng offline để thay thế nội dung quảng cáo trên màn hình LED là để đảm bảo bí mật, có thời gian hàng tuần để kiểm tra hệ thống có chạy không, phát có đủ không, chụp hình báo cáo khách hàng. Với cách làm này thì không phải lo bị hack và bảo vệ được công việc làm của bao gia đình. Việc đặt ra vấn đề online diễn ra 5-7 năm nữa, theo ông Đặng Quốc Tuấn, lúc đó nếu nhu cầu là có thật thì có thể sửa đổi bổ sung sau. Goldsun đồng ý hiện tại vẫn làm offline bởi từ trước đến nay không có vấn đề gì xảy ra.
Ông Hoàng Minh Thái, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. Ảnh: Nguyễn Huế Kết luận vấn đề này, ông Hoàng Minh Thái, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cho biết, liên quan đến câu chuyện quảng cáo màn hình LED online/offline, để online được sẽ cần rất nhiều nghiên cứu, đánh giá tác động và đặc biệt phải có ý kiến của các cơ quan chức năng, bao gồm cả cơ quan công an.
Theo ông Hoàng Minh Thái, hacker tấn công mạng Internet hoàn toàn khác với hacker tấn công vào hệ thống quảng cáo online trên màn hình lớn. Doanh nghiệp có ý kiến là đặt cả cơ nghiệp vào những tấm bảng ấy, nhưng đây là tác động xã hội; nếu tình huống xấu xảy ra, hậu quả sẽ như thế nào?
“Chẳng hạn đúng dịp 2/9, hacker chạy một quảng cáo có nội dung “nhạy cảm” sẽ cực kỳ nguy hiểm cho an ninh quốc gia, cho nên về luật sẽ có một lộ trình cho quảng cáo trên màn hình LED online/offline”, ông Thái cho biết.
"> -
Nhiều ngày qua, rất đông các gia đình có con theo học tại Trường Mầm non Thanh Khương (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) đã đổ về các viện ở Hà Nội để làm xét nghiệm cho con em mình vì nghi nhiễm sán từ bữa ăn bán trú. Hàng trăm phụ huynh Bắc Ninh đưa con đi viện xét nghiệm sán, phòng giáo dục “vẫn đang chờ”Theo ghi nhận, có đến hàng trăm gia đình đã đưa con về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư để làm xét nghiệm vì nghi nhiễm sán.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có có hàng chục trường hợp có kết quả dương tính với sán lợn.
Cho đến sáng nay, 16/3, hàng trăm phụ huynh ở Bắc Ninh vẫn tiếp tục đưa con về Hà Nội.
Rất nhiều phụ huynh ở Bắc Ninh đã đưa con lên các bệnh viện ở Hà Nội để làm xét nghiệm vì nghi nhiễm sán từ bữa ăn trường mầm non. Theo Kinhtedothi.vn, chiều 15/3, bà Nguyễn Thị Ngọc, Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục chờ kết quả xét nghiệm của các cháu học sinh thế nào rồi sẽ có phương án tiếp theo. Phòng cũng đã chỉ đạo 21 trường trên địa bàn tạm dừng nhập thực phẩm từ Công ty Hương Thành. Các cơ quan chức năng vẫn đang khẩn trương vào cuộc xác minh, làm rõ thông tin đơn vị cung cấp thực phẩm tuồn thịt thối vào trường học".
Báo Tuổi Trẻ thông tin ngày 16/3, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh đã chủ trì cuộc họp cùng công an tỉnh, các sở, ban, ngành chức năng tỉnh và huyện Thuận Thành liên quan việc cung cấp thực phẩm tại Trường mầm non xã Thanh Khương. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh căn cứ vào các xét nghiệm, báo cáo chính thức đến cơ quan chức năng liên quan.
Về phía Bộ GD-ĐT, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Giáo dục thể chất ngày 16/3 cho biết Bộ đã yêu cầu Sở GD-ĐT Bắc Ninh kiểm tra việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học, sớm báo cáo về việc thực phẩm không đảm bảo chất lượng tại Trường Mầm non Thanh Khương (Thuận Thành) và tình hình sức khỏe học sinh.Ông Duy Anh cho biết Bộ sẽ có văn bản gửi tới các Sở vào tuần tới, yêu cầu tăng cường thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các bếp ăn bán trú, kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm, quy trình giao nhận, bảo quản thực phẩm, tăng cường tuyên truyền, giáo dục học sinh về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh.
Chen chúc đợi đến lượt xét nghiệm. Trước đó vào khoảng cuối tháng 2, một số phụ huynh đã chia sẻ clip ghi lại hình ảnh món thịt lợn trong bữa ăn cho trẻ mầm non được cho là có sán khiến không ít người hoang mang.
Ngay sau đó, các phụ huynh có con em đang theo học tại trường đã kéo đến trường yêu cầu nhà trường làm rõ sự việc, song chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Trường Mầm non Thanh Khương (Thuận Thành, Bắc Ninh) từng dính nghi án dùng thịt lợn có sán và thịt gà không tươi làm bữa ăn cho trẻ. Đơn vị cung cấp thực phẩm cho 19 xã (21 trường học) trên địa bàn huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) là Công ty Hương Thành.
Hiện, địa phương vẫn đang tạm đình chỉ công tác đối với bà Cao Thị Hòe, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thanh Khương để phục vụ công tác điều tra.
Thanh Hùng
Nghi án dùng thịt lợn có sán chưa dứt, trường mầm non bị tố nhập thịt gà hôi thối
Khi lùm xùm nghi án dùng thịt lợn có sán nấu ăn cho trẻ chưa lắng xuống, Trường Mầm non Thanh Khương (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) tiếp tục bị tố phát hiện sử dụng thịt gà có mùi hôi thối.
">