当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Esteghlal FC vs Al Shorta, 23h00 ngày 3/2: Cửa dưới ‘tạch’ 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Kèo vàng bóng đá Girona vs Las Palmas, 03h00 ngày 4/2: Chủ nhà thất thế
Tuy nhiên, sau nhiều năm trong nghề và được tiếp xúc với các phương pháp giáo dục khác nhau, đặc biệt phương pháp Steiner, tôi bắt đầu thấm nhuần vai trò thiêng liêng của một giáo viên mầm non.
Phương pháp giáo dục này quan niệm rằng trẻ em học hỏi bằng cách bắt chước người lớn, do vậy giáo viên chính là hình mẫu cho trẻ. Người giáo viên cần phải “work so that all your actions are worthy of imitation” – “làm mọi việc sao cho tất cả những hành động của bạn đều xứng đáng để trẻ bắt chước”.
Trong môi trường Steiner, khi giáo viên làm một việc gì đó thì sẽ thực hiện với sự chú tâm trọn vẹn, tĩnh lặng, tập trung hoàn toàn vào công việc mình làm. Khi nói đến việc làm hình mẫu cho trẻ, không chỉ là bản thân công việc như rửa chén, quét nhà, chuẩn bị bàn ăn… mà còn là sự thảnh thơi, niềm vui, vẻ đẹp khi đang làm công việc đó. Thực hành bền bỉ như vậy trong 5 năm qua, tôi duy trì được chú tâm thường xuyên vào trạng thái bên trong của mình mỗi ngày tới lớp học. Mỗi lần nói hay làm gì, hành động gì, tôi đều chú ý đến trạng thái cảm xúc của mình, nuôi dưỡng sự bình an bên trong.
Cô giáo Lã Thị Kim Oanh |
Còn nhớ khi mới vào nghề cách đây khoảng 10 năm, cũng có lúc tôi cáu gắt, quát mắng trẻ, hay đập tay lên bàn để thu hút sự chú ý, thể hiện “quyền lực”… Giờ đây, khi tôi duy trì sự tỉnh thức bên trong, cùng với hiểu biết về từng giai đoạn phát triển của trẻ, mỗi ngày đến trường đều nhẹ nhàng thảnh thơi. Tôi đón nhận những tình huống diễn ra trong lớp học một cách bình tĩnh, không bị hoảng loạn bên trong. Khi một em bé đến lớp ngày đầu khóc lóc, tôi biết là em sẽ khóc trong bao lâu. Tôi ở bên cạnh em bé với sự tin tưởng và an yên bên trong của mình, em bé sẽ nhanh chóng làm quen với môi trường mới.
Cũng giống việc nuôi dạy con cái khiến cha mẹ trở thành con người tốt hơn, làm giáo viên mầm non giúp tôi chuyển hoá chính mình.
Tại ngôi trường tôi làm việc, mỗi tuần đều có một buổi phát triển bản thân, nơi mọi người chia sẻ về những vấn đề trong cuộc sống và được lắng nghe không phán xét. Trong các cuộc họp, giáo viên được nói ra ý kiến, ý tưởng của mình, được góp ý và hỗ trợ để thực thi ý tưởng.
Trong môi trường như vậy, từ chỗ chỉ chú trọng vào lớp mình, muốn mình được công nhận là người giỏi nhất, tôi trở nên quan tâm đến các lớp khác, đến mọi “ngóc ngách” trong trường, muốn chia sẻ những gì mình biết với mọi người. Tôi nhận ra rằng không nên có giáo viên chính - phụ trong lớp học, trong một trường học không nên có ai đó nổi bật quá, ai đó chìm nghỉm quá, mỗi người đều nên là “thủ lĩnh” của chính mình, đều có thể tiến bộ và tỏa ánh sáng của mình.
Khởi đầu như một công việc kiếm tiền, nghề giáo viên mầm non đã trở thành tình yêu, chuyển hoá con người tôi, khiến tôi trở thành một người bình an hạnh phúc hơn, yêu thương và chia sẻ với người khác hơn. Tôi cũng thay đổi cái nhìn của gia đình về nghề nghiệp của mình. Từ chỗ muốn con gái làm nhà nước ổn định, gần nhà, bố mẹ tôi đã hiểu, trân trọng công việc và lựa chọn của tôi hơn.
Câu chuyện phong bì và mối quan hệ với phụ huynh
Như đã chia sẻ ở trên, trong vài năm đầu làm việc ở trường mầm non, tôi đã từng làm trong các môi trường chú trọng nhiều vào việc chăm sóc, ăn uống của trẻ. Thời lượng bữa ăn trong trường nhiều, có những trẻ hơn 3 tuổi mà giáo viên vẫn xúc cho trẻ ăn. Áp lực phải giúp trẻ tăng cân, đáp ứng yêu cầu của phụ huynh khiến giáo viên bị căng thẳng, đôi khi phải ép trẻ ăn, phải nói dối về việc ăn của các con.
Trong môi trường này, cha mẹ học sinh thường biếu phong bì cho giáo viên vào những ngày lễ Tết. Việc giáo viên nhận phong bì cũng diễn ra phổ biến. Dễ hiểu là giáo viên sẽ để mắt hơn đối với những bạn mà cha mẹ biếu phong bì nhiều tiền hơn. Tôi cũng từng nhận phong bì của phụ huynh, dù cảm thấy không thoải mái. Nếu như học sinh đó không tăng cân hoặc bị trầy xước… tôi thấy xấu hổ với phụ huynh em đó. Mặc dù được đánh giá là một giáo viên tốt, được cha mẹ học sinh yêu mến, tôi không hoàn toàn cảm thấy dễ chịu trong mối quan hệ này.
Còn ở nơi làm việc hiện tại, giáo viên không nhận phong bì. Khi không nhận phong bì, kết nối giữa giáo viên và gia đình trẻ không hề thuyên giảm, tất cả học sinh đều được đối xử, quan tâm như nhau. Tôi không cảm thấy sợ sệt, phụ thuộc vào phụ huynh nữa mà vui vẻ, bình đẳng.
Cô Lã Thị Kim Oanh hướng dẫn phụ huynh trong workshop Trò chơi nuôi dưỡng giác quan cho trẻ. |
Tôi nhớ mãi trường hợp học sinh 19 tháng, khi mới đến trường 1 tháng, con ăn rất ít, nhiều hôm không ăn gì. Khi nói chuyện với phụ huynh, bố mẹ rất thông cảm, bảo ở nhà con cũng ăn ít như vậy... Sau một tháng, con lại là trẻ ăn nhiều và nhanh nhất lớp, ăn tất cả đồ ăn, khiến tất cả mọi người đều ngạc nhiên và vui mừng. Các thầy cô ở trường cảm thấy biết ơn vì phụ huynh thấu hiểu, nhờ đó giáo viên dù sốt ruột nhưng không bị áp lực, không ép học sinh ăn, để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên.
Khi phụ huynh tôn trọng, tin tưởng vào giáo viên, chúng tôi có thể hoàn toàn chân thật, kể hết cho phụ huynh nghe về tình hình của trẻ ở trường. Nếu như trước đây tôi có thể nói giảm nói tránh hay an ủi “con ăn chút ít” thì bây giờ nếu con không ăn thì nói không ăn, không ngủ thì nói không ngủ. Điều này khiến bản thân tôi cũng như những giáo viên mầm non khác cảm thấy nhẹ nhõm hơn, gắn kết với học sinh và phụ huynh hơn, có thêm sức mạnh để cùng gia đình hỗ trợ trẻ.
Lã Thị Kim Oanh, Hà Nội
(Hằng Nguyễn ghi)
- Quyết định bỏ công việc văn phòng dù đã được vào biên chế, anh Cao Văn Chương (nhân viên hành chính của Trường Mầm non Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) đang chờ cơ hội được trở thành thầy giáo mầm non.
" alt="Từ thạc sĩ triết học trở thành giáo viên mầm non"/>Ninh Hải Nam - Lớp 12 Toán, Trường THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa. Ảnh: NVCC |
Là học sinh chuyên Toán nhưng chàng trai Ninh Hải Nam có niềm yêu thích đặc biệt đối với môn tiếng Anh. Nhận thấy Hải Nam năng động với nhiều thành tích ngoại khoá và học tập trên lớp, cô giáo chủ nhiệm đã động viên Nam tìm cơ hội học tập ở nước ngoài.
“Em nghĩ đến du học từ hồi đầu lớp 10 nhưng dự định sẽ thực hiện khi tốt nghiệp xong hoặc năm nhất đại học. Nhờ sự động viên của cô giáo cũng như ba mẹ, em đã tìm hiểu các học bổng, trường học phù hợp. Trong khi các bạn dồn hết tâm sức ôn các môn tự nhiên để thi hết cấp và đại học, em là một trong hai học sinh của trường nộp hồ sơ du học Mỹ nên lúc nào em cũng trong tâm thế “khác người”” - Hải Nam nhớ lại.
Cuối năm lớp 11, Hải Nam bắt đầu tập trung ôn luyện tiếng Anh, hoàn thành các chứng chỉ để làm hồ sơ.
Hải Nam đã đạt được kết quả 1500/1600 SAT, SAT 2 môn Toán đạt 800/800.
Nam trong một cuộc thi tranh biện. Ảnh: NVCC |
Với môn tiếng Anh, ngoài việc chăm chỉ luyện tập, Nam còn tham gia các hoạt động ngoại khoá, các cuộc thi tranh biện. Hè lớp 10, em giành danh hiệu người nói 2 xuất sắc nhất trong giải vô địch tranh biện toàn quốc tổ chức tại Huế. Lớp 12, Hải Nam đạt giải ba học sinh giỏi tiếng Anh tỉnh Thanh Hóa.
Xuất phát từ những khó khăn khi học tiếng Anh, Nam thực hiện một dự án trại hè tiếng Anh nhằm tạo ra môi trường giao lưu, giúp các bạn học Ielts theo chiến thuật tốt hơn. Dự án đã mời nhiều giảng viên nổi tiếng về Ielts chia sẻ kinh nghiệm, thu hút nhiều học sinh tham gia.
Dự án trại hè tiếng Anh của Nam. Ảnh: NVCC |
Đặc biệt, Hải Nam cũng dành nhiều tâm huyết để giảng bài, ôn thi vào lớp 10 cho các em nhỏ tại làng trẻ SOS gần nhà. Theo Nam, dùng những kiến thức mình có để chia sẻ, hỗ trợ có thể giúp các em có thêm cơ hội chạm tới cánh cửa mới.
Việc làm này của Nam được truyền cảm hứng từ mẹ. Mẹ của Nam đã từng dạy dỗ, giúp đỡ 1 nữ sinh mồ côi đỗ vào trường chuyên Lam Sơn nổi tiếng.
Bài luận “trăn trở” về phát triển nông nghiệp
Hải Nam cùng bạn bè. Ảnh:NVCC |
Tự nhận thấy mình không quá nổi trội về thành tích, không có giải quốc gia hay quốc tế nên Hải Nam chú trọng đầu tư hơn vào bài luận. Nam lựa chọn một chủ đề khá thiết thực và gần gũi: “Tiềm năng phát triển nông nghiệp ở Việt Nam”.
“Trong một lần về quê, ông đã giúp em dựng tấm trang trí bằng những thanh tre để tham gia cuộc thi ở trường. Qua quan sát, em thấy người dân quê có thể làm rất nhiều thứ nhưng chất lượng cuộc sống chưa cao. Mọi người vẫn nghĩ chỉ lên thành phố làm, buôn bán hay kinh doanh mới giàu lên được. Tại sao ở nông thôn có sẵn nhiều tiềm lực nhưng chưa được quan tâm hoặc khai thác hết để có cuộc sống tốt hơn? Nền nông nghiệp nước ta vừa mang ý nghĩa văn hoá, vừa phát triển được kinh tế. Nếu mọi người không tận dụng thì những giá trị đó có thể mai một, bị lãng quên đi”, Nam chia sẻ.
Từ những trăn trở đó, Hải Nam đã diễn đạt những vấn đề tồn tại cũng như giải pháp phát triển nền nông nghiệp gói gọn trong 650 chữ của bài luận. Giải pháp mà Nam đưa ra là bắt đầu những thay đổi từ giáo dục đến áp dụng biện pháp thực tế như phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, kết hợp nhiều mô hình giữa tham quan du lịch và nông nghiệp.
Bên cạnh đó, để thuyết phục ban tuyển sinh Colorado College, Nam còn thể hiện sự hiểu biết về trường cùng khả năng, đóng góp của bản thân cho trường qua hai bài luận phụ, nêu những trải nghiệm có được khi dạy học cho các em nhỏ mồ côi.
Hải Nam dự định sẽ theo học chuyên ngành Kinh tế học tại Colorado College sau khi hoàn thành kì thi tốt nghiệp THPT 2021.
Ngọc Linh
Tốt nghiệp xuất sắc ngành Sinh học tại Đại học Iowa State (Mỹ) với điểm GPA 3,96/4 trong 3 năm rưỡi - Võ Phạm Thủy Tiên đã giành được 9 học bổng toàn phần tiến sĩ tại Mỹ
" alt="Bài luận giúp nam sinh trúng học bổng 6,8 tỉ của Colorado College"/>Bài luận giúp nam sinh trúng học bổng 6,8 tỉ của Colorado College
Nhận định, soi kèo Khonkaen United vs Prachuap, 19h00 ngày 2/2: Khó tin cửa trên
Messi cán mốc 1000 trận đấu khi gặp Australia tại World Cup 2022
“Các bạn đi học các chứng chỉ quốc tế sẽ có lợi thế hơn so với các bạn còn lại. Việc xét tuyển kết hợp này thu hẹp cơ hội cho các học sinh không có chứng chỉ ngoại ngữ”, Khoa băn khoăn.
Trả lời câu hỏi này của thí sinh, PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cho hay, thực tế, cũng đã có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ là không công bằng.
Theo bà Hiền, việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ trong xét tuyển là hợp lý bởi đặt trong tương quan với thế giới, một trường đại học khi xét tuyển đầu vào thường dựa trên nhiều tiêu chí. Bên cạnh đó, chứng chỉ ngoại ngữ được đánh giá theo mức đánh giá toàn cầu nên hoàn toàn khách quan. Cùng với đó, các thí sinh không có điều kiện thi chứng chỉ vẫn có những lựa chọn khác như thi THPT, đánh giá năng lực,… để xét tuyển đầu vào.
“Như các nước có nền giáo dục phát triển, khi xét tuyển thí sinh vào một chuyên ngành, họ xét đồng thời rất nhiều tiêu chí: từ học bạ đến chứng chỉ quốc tế, cho đến các kỳ thi năng lực,… Chúng ta thấy việc đánh giá những chứng chỉ IELTS, TOEFL là khách quan, cho nên xu hướng sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ này vào xét tuyển thí sinh là tất yếu.
Tuy nhiên, thực tế là ở Việt Nam thì không phải ai, gia đình nào cũng có điều kiện, thời gian để đi học và thi để có các chứng chỉ này, do đó chúng ta vẫn còn những phương thức khác để xét tuyển.
Hiện, có rất nhiều trường đại học ở Việt Nam hiện nay vẫn để tỷ lệ chỉ tiêu lớn xét tuyển các thí sinh dùng điểm từ kỳ thi tốt nghiệp THPT, hay các kỳ thi đánh giá năng lực. Tức các thí sinh không có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vẫn hoàn toàn có đủ điều kiện và nhiều cách để vào được những trường đại học/chương trình mong muốn”, bà Hiền nói.
PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương. |
Ngoài ra, theo bà Hiền, hầu hết, những chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thường cũng chỉ dùng xét tuyển cho các chuyên ngành, những chương trìn đòi hỏi cao về khả năng Tiếng Anh.
“Các trường vẫn tuyển và dành chỉ tiêu cho các thí sinh chưa có điều kiện thể hiện được năng lực Tiếng Anh (có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế) bằng những phương thức xét tuyển khác. Các em vẫn có thể dùng những tổ hợp các môn thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào những chuyên ngành nhất định”.
Do đó, bà Hiền cho rằng việc sử dụng những chứng chỉ này không phải là điều mang tính chất tiêu cực.
Thanh Hùng - Phương Thu
Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2021, trong đó nêu rõ chỉ tiêu đối với từng ngành/chuyên ngành ở 3 cơ sở.
" alt="ĐH Ngoại thương trả lời thắc mắc việc xét tuyển kết hợp chứng chỉ IELTS, TOEFL"/>ĐH Ngoại thương trả lời thắc mắc việc xét tuyển kết hợp chứng chỉ IELTS, TOEFL
Điều đó đến từ việc Hàn Quốc ngược dòng thắng Bồ Đào Nha2-1 vào phút bù giờ đầu tiên của trận đấu khiến Uruguay vốn tưởng đã đảm bảo đi tiếp (với 2 bàn), trở tay không kịp.
Kết quả có nghĩa, Bồ Đào Nha xếp nhất, Hàn Quốc vươn lên vị trí nhì bảng – dù cùng 4 điểm như Uruguay, cùng hiệu số bàn thắng/bại nhưng hơn số bàn thắng ghi được.
Do vậy, muốn giật lại chiếc vé vòng 1/8 World Cup 2022 thì Uruguay phải ghi thêm được 1 bàn nữa. Nhưng tất cả rơi vào vô vọng dù từ lúc nhận tin dữ cho đến khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, đại diện Nam Mỹ có cả hơn 10 phút.
Các cầu thủ Uruguay cho rằng, họ có thể đã làm được điều đó nếu trọng tài Daniel Siebert không bỏ qua quả 11m ở thời gian bù giờ, sau khi Cavani bị phạm lỗi trong vòng cấm.
Cựu HLV trưởng Tottenham, Pochettino, các cựu cầu thủ Rio Ferdinand, Alan Shearer cũng tỏ ra ngạc nhiên khi không có quả phạt đền cho Uruguay.
Thế nên, sau tiếng còi mãn cuộc vang lên, các cầu thủ Uruguay lập tức ‘vây’ trọng tài người Đức để trút giận. Thủ môn dự bị Fernando Muslera của đội bóng Nam Mỹ thì xô trọng tài biên.
Còn cựu tiền đạo MU, Edinson Cavani bực bội vung nắm đấm vào màn hình VAR khiến nó đổ kềnh,… Luis Suarez thì sau khi được thay ra ở phút 66, đã sớm cảm nhận vị đắng bị loại sớm khỏi World Cup 2022 dù đội nhà đang thắng. Anh rơi nước mắt, kéo áo trùm đầu đầy thất vọng.
Ai cũng biết đây là kỳ World Cup cuối cùng của Luis Suarez, Cavani và họ không muốn kết thúc theo cách khó nuốt trôi thế này.
Nhưng Uruguay phải tự trách mình, bởi họ đáng ra phải sớm có thêm bàn thắng để tạo sự an toàn, thay vì nghĩ Hàn Quốc không cửa thắng Bồ Đào Nha (hòa 1-1 đến phút 90).
" alt="Uruguay vây trọng tài, đập màn hình VAR vì bị loại World Cup 2022"/>Uruguay vây trọng tài, đập màn hình VAR vì bị loại World Cup 2022