Sáng 23/2, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã có buổi làm việc với Sở GD-ĐT thành phố về vấn đề tự chủ - xã hội hóa và định hướng phát triển ngành giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030.Xin cho hiệu trưởng tự tuyển giáo viên, học 8 môn/năm
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, toàn thành phố có 2.168 cơ sở giáo dục với hơn 1,7 học sinh, sinh viên; có 83.517 giáo viên, 46.053 phòng học.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/02/23/14/20170223144056-dinh-la-thang3.jpg)
|
Ông Đinh La Thăng làm việc với lãnh đạo ngành giáo dục thành phố |
Giáo dục vướng mắc khi thực hiện tự chủ nhân sự, cụ thể một số chức danh cần thiết trong trường như giám thị, giáo viên làm công tác tư vấn chưa được quy định vị trí việc làm.
Ông Sơn cho hay, ngành giáo dục thành phố đặt ra mục tiêu đến năm 2030, giao quyền tự chủ cho các trường về công tác tuyển dụng và sử dụng giáo viên. Các trường tự quyết định học phí theo phương châm thu đủ bù chi để đảm bảo sự phát triển của nhà trường…
Ngoài ra, thành phố sẽ tổ chức biên soạn bộ SGK phù hợp dựa trên chương trình chung của Bộ GD-ĐT, chương trình cấp học xây dựng theo hướng mở. Một số môn bắt buộc phải học theo trình tự lớp như Văn -Tiếng Việt, Toán. Các môn khác được tự chọn phải hoàn thành trong cả cấp học với số lượng môn học tối đa nên là 8 môn trong 1 năm. Cho phép các trường chủ động điều chỉnh thời lượng giảng dạy của các bộ môn trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng, chủ động xây dựng chương trình tích hợp. Thành phố sẽ tự thực hiện kiểm tra, đánh giá công nhận tốt nghiệp THPT, nhà trường giáo viên đánh giá định kỳ.
Ông Sơn kiến nghị, thành phố giao quyền tự chủ cho một số trường đủ điều kiện được xây dựng mức thu đảm bảo đù bù chi, không lợi nhận với yêu cầu phải công khai tài chính, tài sản. Riêng một số trường có điều kiện sang tự chủ hoàn toàn 100% và tự quyết mức thu, có thể thu ở mức cao. Cho hiệu trưởng chủ động công tác nhân sự, tự quyết định giáo viên tùy vào điều kiện đặc thù của đơn vị. Đồng thời, cho mở rộng, duy tu các phòng học, đảm bảo 300 phòng học/10.000 dân.
Đã tính tăng dân số cơ học chưa?
Sau khi nghe ông Sơn báo cáo, ông Thăng hỏi, “nếu đủ 300 phòng học/10.000 dân là ngành sẽ đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra tới năm 2030 đúng không? Vậy ngành đã tính tới việc tăng dân số cơ học chưa?”
Ông Sơn cho rằng,“đưa ra con số này là ngành đã tính tới việc tăng dân số cơ học”.
Còn Nguyễn Huỳnh Long, Trưởng phòng tổ chức Sở cho rằng, dù chất lượng đào tạo của thành phố luôn chủ động, ứng phó với những thay đổi của công tác thi cử, nhưng việc mất cân đối trong đào tạo nghề vẫn còn, đặc biệt việc công nhận một số chức danh như giám thị, y tế…
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/02/23/14/20170223144056-dinh-la-thang-2.jpg)
|
"Ngành giáo dục cần bao nhiêu hồ bơi"
|
Ông Thăng lưu ý ,việc cộng điểm cho một số ngành đặc thù như ngành y cần xem xét lại, vì như vậy các trường y khó tuyển được học sinh giỏi và một bộ phận học sinh sẽ ỷ lại.
Ông Thăng cũng đặt hàng ngành giáo dục thành phố, “có tự tin để xây dựng đội ngũ giáo viên của mình đạt chuẩn quốc tế hay không?. Vì làm được vậy, học sinh của thành phố khi đi du học nước ngoài mới có thể tiếp thu được kiến thức tiên tiến của các nước”- Bí thư Thăng nói.
"Ngành giáo dục cần bao nhiêu hồ bơi"?
Một vấn đề liên quan đến công tác thể dục thể thao, Bí thư Thăng đặt câu hỏi với các lãnh đạo ngành giáo dục thành phố sáng nay là, “khi đi khai giảng tại một số trường học, thấy nhiều cháu học sinh diện báo phì, vậy công tác thể dục, thể thao trong các trường học ra sao? Có phải do điều kiện về cơ sở vật chất chưa đảm bảo hay do các thầy cô bắt các cháu học nhiều quá?”
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT khẳng định, toàn thành phố có 1/3 các trường học đảm bảo về cơ sở vật chất, đủ điều kiện dạy học như các trường tiên tiến của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, với chương trình như hiện nay rất khó trong việc dạy thêm những kỹ năng khác cho học sinh, trong đó có rèn luyện thể dục thể thao.
Tiếp tục, Bí thư Thăng đặt câu hỏi, “tại sao giám thị không nằm trong biên chế từ công tác xã hội hóa, ngành vẫn trả lương được cho đối tượng này. Vậy với giáo viên thuộc tin học; ngoại ngữ ngành lại kêu thiếu vì không có lương trả cho họ?”
“Ngành GD-ĐT phải mạnh dạn đi đầu, dám đổi mới, dám thí điểm, đặc biệt là phải làm sao để có đủ giáo viên tiếng Anh. Nói hội nhập, mà học sinh được học tiếng Anh ít, học sinh không giao tiếp được tiếng Anh thì không thể nói là hội nhập được”- ông Thăng nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Hiếu cho rằng, muốn làm được việc này, thì việc tuyển chọn giáo viên đạt chuẩn là quan trọng nhất. “chỉ có đạt chuẩn, thầy mới có thể giảng dạy được tiếng Anh. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu bắt buộc đối với các thầy cô giáo, nhưng thực tế vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên lớn tuổi, ngại thay đổi trong cách dạy” – ông Hiếu cho biết,
Liên quan đến vấn đề phổ cập bơi, ông Hiếu cho biết, có 81 hồ bơi trong trường trong thành phố, nhưng các huyện ngoại thành rất khó khăn. Riêng hồ bơi di động chỉ phục vụ được một lúc từ 5-7 học sinh nên khó phổ cập bơi.
Nghe đến đây, ông Thăng hỏi ngay,“vậy ngành ngành giáo dục cần bao nhiêu hồ bơi?
Trả lời vấn đề này, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở cho biết, có hai hình thức đó là nhà nước đầu tư và hình thức kích cầu, bên cạnh đó là công tác xã hội hóa như hồ bơi di rộng.
Theo ông Nguyễn Hùng, Phó giám đốc Sở VH-TT-TT: công tác phổ cập bơi được Sở triển khai hơn 10 năm qua, nhưng khi cùng ngành giáo dục xuống kiểm tra thì có hiện tượng họ không hỗ trợ công tác này, có quận chỉ hỗ trợ mức tiền đầu tiên đó là cho các cháu biết bơi, còn nâng cao thì học sinh phải bỏ tiền ra học.
“Các thầy cô giáo quá hiền nên cho biên chế bao nhiêu chấp nhận bấy nhiêu”
Liên quan tới vấn đề chi cho giáo dục, bà Phan Thị Thắng- Giám đốc Sở Tài chính cho biết, các nguồn ngân sách dành cho giáo dục được thành phố ưu tiên, nhưng do các chủ đầu tư không đáp ứng những yêu cầu của Sở mà một số dự án chậm tiến độ.
Theo bà Thắng năm 2017, chi cho giáo dục vẫn tiếp tục tăng. Ông Thăng liền đặt câu hỏi, “ngân sách ổn định cho giáo dục đến năm 2020 có được không”? Bà Thắng cho biết, “nếu bộ và ngành giáo dục không có biến động thì việc này có thể làm được”.
Ông Thăng đưa ra lưu ý, phải tính từ các khoản chi cố định của ngành và biến động giá, có vậy ngành giáo dục mới chủ động trong ngân sách của mình.
Bà Thắng cho rằng, việc gì trong thẩm quyền của Sở gỡ được cho ngành giáo dục Sở luôn sẵn sàng. Nhưng muốn vậy, thì hai Sở phải ngồi cùng với nhau, từ đó mới có cơ sở để trình cho thành phố.
Riêng về việc chi cho giáo viên tiếng Anh, bà Thắng cho rằng, chi cho giáo dục phải đúng theo qui định. Việc chi cho giáo viến tiếng Anh phải làm đúng việc này. Bà Thắng cũng cho rằng, về mức học phí, nếu là mức trần thì ngành cần có đề xuất vượt trần.
Ông Thăng gợi ý, nếu đây là qui định của Bộ thì Sở có cách nào tính toán giúp cho ngành giáo dục hay không? Tuy nhiên, bà Thắng trả lời, việc này sở chỉ “đi theo” sở GD-ĐT.
Liên quan đến việc biên chế giáo viên, ông Lê Văn Làm, Phó giám đốc Sở Nội vụ cho biết, có những chỉ tiêu, sở đã ra xin Bộ nhưng không cho, sau khi được thành phố chỉ đạo cấp bổ sung biên chế cho ngành thì Sở mới làm. Vì vậy năm học 2016-2017, cơ bản các quận/huyện không thiếu biên chế giáo viên.
Với những trường đã tự chủ tài chính, được tự chủ trong tuyển dụng giáo viên nên những thầy cô giáo dạy tại các trường này có mức lương rất cao.
Ông Làm cho rằng, “các thầy cô giáo quá hiền nên cho biên chế bao nhiêu đều chấp nhận bấy nhiêu. Đây là thiệt thòi của ngành, nên có nhiều trường phải đưa giáo viên kiêm nhiệm các chức danh, công việc khác trong trường”.
Phó GĐ Sở Nội vụ cũng đánh giá “đến việc xếp lương cho cho giáo viên cũng do Bộ chủ quản đặt ra là một bất cập”
Lê Huyền
" alt="Bí thư Thăng: Nhiều cháu béo phì có phải do học nhiều quá"/>
Bí thư Thăng: Nhiều cháu béo phì có phải do học nhiều quá
![](<p style=)
Tốt nghiệp thạc sĩ truyền thông tại ĐH Northwestern (Mỹ), từng làm việc tại World Bank trong 5 năm vừa qua, trước đó là làm cho một tờ báo, Vũ Lan Hương – cô gái 8X kể về quyết định “nhảy việc” của mình khi mọi thứ dường như "đang quá ổn". Hiện tại, cô đang làm cán bộ phụ trách quan hệ công chúng tại Asean+3 Macroeconomic Research Office.
Dưới đây là chia sẻ của Hương.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/02/28/10/20170228103258-lan-huong.jpg) |
Vũ Lan Hương. Ảnh: Nhân vật cung cấp
|
Khi tôi thông báo nghỉ việc ở Ngân hàng Thế giới (WB) để chuyển sang Singapore làm việc, rất nhiều người bất ngờ.
Với tôi, WB là một môi trường làm việc tuyệt vời, đồng nghiệp rất sắc sảo, giỏi giang. Quan trọng hơn cả là ai cũng làm việc với một tinh thần phấn chấn, hợp tác, hỗ trợ nhau.
Khoảng thời gian làm việc ở WB đã giúp tôi trải nghiệm và trưởng thành lên rất nhiều. Cho đến một thời điểm, tôi muốn mở rộng kinh nghiệm và trải nghiệm của mình đến những nước khác, muốn đẩy giới hạn nỗ lực của mình xa hơn nữa, nên quyết định tìm kiếm cơ hội với công việc mang tính liên quốc gia.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/02/27/14/20170227141523-singapore.jpg)
|
"Tôi thấy cứ cố gắng làm việc hết mình với một trái tim trong sáng thì cái gì đến sẽ đến"
|
Tại sao lại là Singapore?
Tôi bắt đầu suy nghĩ và “khoanh vùng đối tượng” thì thấy Singapore là lựa chọn tốt nhất ở thời điểm này. Singapore là trung tâm của khu vực (regional hub) nên nhiều tổ chức lớn và các công ty đa quốc gia lựa chọn đặt văn phòng vùng ở đây. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của quốc gia nên chỉ cần biết Tiếng Anh là sống khỏe, có thể giao tiếp với cả trẻ con lẫn người già. Cuộc sống trật tự, an toàn, môi trường xanh, sạch sẽ, có nhiều hoạt động thể thao, giải trí, nhiều công viên, không gian công cộng, phù hợp cho người “single and fabulous”.
Singapore cũng là nơi “Đông - Tây hội ngộ” nên văn hóa đa dạng và các dịch vụ cơ bản đều có nhiều sự lựa chọn cho mọi người. Một điểm cộng nữa là Singapore rất gần nhà, bay 3 tiếng là được về với thầy u nên lúc nào muốn làm nũng thì đặt vé cuối tuần về là được. Đi Singapore lại không cần visa nên mọi người có thể thường xuyên sang thăm và vận chuyển hàng hóa sang "cứu trợ".
Điểm trừ lớn nhất có lẽ là Singapore quá đắt đỏ, mà theo lời anh đồng nghiệp người Nhật thì giờ Singapore đắt hơn Tokyo rồi. Vì thế, khi tìm việc phải lưu ý đến vấn đề lương thưởng một chút.
Làm như thế nào?
Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm cá nhân để mọi người tham khảo nhé. Chắc không thể đúng trong mọi trường hợp đâu, nhưng hy vọng mọi người thấy có chút hữu ích.
- LinkedIn:
Với bạn nào còn chưa biết thì LinkedIn là mạng xã hội nghề nghiệp lớn nhất thế giới, nơi bạn có thể đăng tải profile nghề nghiệp của mình, chia sẻ các thông tin, bài viết chuyên môn, tham gia các nhóm hoạt động chuyên môn, và tìm việc. Ngày càng có nhiều công ty, tổ chức sử dụng MXH này để chia sẻ thông tin tuyển dụng và tìm kiếm ứng viên.
Từ ngày biết đến LinkedIn, tôi đã khá chăm chút cho hồ sơ để trông chuyên nghiệp và nhiều thông tin. Tôi cũng nhờ một số đồng nghiệp viết giới thiệu để tăng thêm độ tin cậy và khách quan cho hồ sơ.
Khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội, tôi bắt đầu dùng thử LinkedIn Premium, thấy khá hữu ích. Nó cho biết có bao nhiêu người đã nộp đơn cho vị trí này qua LinkedIn và so sánh hồ sơ của mình với các ứng viên khác.
Tôi cũng tham khảo trên JobStreet nữa, nhưng chủ yếu là để xem mức lương, để biết mà khoanh vùng các vị trí để tìm kiếm cho phù hợp.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/02/28/15/20170228154602-vu-lan-huong-vay-xanh.jpg) |
Lan Hương tại góc đọc báo trong văn phòng của công ty
|
- Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ của tôi gồm một CV được thiết kế hiện đại, ấn tượng vì công việc của tôi liên quan nhiều đến sáng tạo + một portfolio cũng được thiết kế khá đẹp mắt, nêu bật những dự án và hoạt động quan trọng mà tôi đã làm trong những năm qua, kèm theo đường link tới các sản phẩm tôi làm.
Tôi nghĩ là các nhà tuyển dụng nhận được hàng chục, hàng trăm hồ sơ cho mỗi vị trí nên cần phải làm thế nào để “yêu em từ cái nhìn đầu tiên”. Hơn nữa, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá thái độ và sự chuyên nghiệp của ứng viên qua hồ sơ cẩn thận và chăm chút.
- Gửi hồ sơ:
Tôi cũng gửi hồ sơ cho vài nơi, có chỗ không thấy hồi âm gì, có chỗ bị loại từ vòng gửi xe, có chỗ được vào phỏng vấn.
Tôi tự nhận ra ưu điểm và hạn chế trong hồ sơ của mình, nên nhắm đúng hơn nhóm tiềm năng. Thật may mắn và “hữu duyên” là tôi tìm được một tổ chức quốc tế, rất phù hợp với nền tảng kiến và kinh nghiệm làm việc của mình, đồng thời cũng phù hợp với nguyện vọng của tôi là được làm việc liên quốc gia.
- Phỏng vấn:
Trong cuộc đời, số cuộc phỏng vấn xin việc của tôi chỉ đếm trên đầu ngón tay của 1 bàn tay, nên thực sự cũng không có nhiều kinh nghiệm lắm. May mắn là số lần đi phỏng vấn thì ít, nhưng đa số lại đều thành công.
Trong quá trình chuẩn bị phỏng vấn, tôi tham khảo hai website là The Muse và Glassdoor. The Muse là một trang web có rất nhiều bài viết hay về phát triển nghề nghiệp nói chung và phỏng vấn nói riêng.
Còn Glassdoor là trang đăng tải thông tin việc làm và tổng hợp các nguồn thông tin về mức lương, phúc lợi và kinh nghiệm phỏng vấn của các công ty cụ thể, đặc biệt là các công ty lớn do chính những người đi tìm việc như mình đóng góp.
Theo tôi, có ba điều cơ bản nhất để có cuộc phỏng vấn thành công: Chuyên môn, hiểu biết về công ty, và thái độ chuyên nghiệp.
Thứ nhất đương nhiên là nắm vững chuyên môn. Để chuẩn bị cho phỏng vấn thì mình tự tổng hợp lại kiến thức và kinh nghiệm làm việc, đồng thời đọc lại tài liệu về những kiến thức cơ bản và cập nhật các xu hướng mới trên thế giới.
Thứ hailà tìm hiểu kỹ về công ty, biết họ đang cần gì, thiếu gì, đang cạnh tranh với ai, và chuẩn bị phương án để giải quyết bài toán mà họ đang gặp phải.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/02/27/14/20170227142016-singapore-header.jpg)
|
Đất nước Singapore
|
Ở vòng phỏng vấn trực tiếp với cơ quan hiện tại, tôi được yêu cầu chuẩn bị một bài thuyết trình 20 phút về bất cứ vấn đề gì. Tôi đã chọn một vấn đề rất thiết thực với tổ chức và lên một kế hoạch cụ thể để giải quyết nó. Tôi cũng đưa vài slides hơi hài hước một chút vào để làm bài trình bày mềm mại hơn, và cũng thể hiện tính cách của mình, mà theo lời của sếp là rất vui vẻ và tích cực. Các sếp có vẻ rất chăm chú và thích thú.
Sau đó các sếp hỏi rất nhiều, cả những thứ liên quan tới bài trình bày và các vấn đề khác nữa. Có những thứ tôi đã chuẩn bị sẵn, nên lại tiếp tục “bắn” tằng tằng phương án xử lý. Có những thứ chưa nghĩ đến, nhưng lúc đó vận dụng kinh nghiệm và kỹ năng của mình để đưa ra giải pháp.
Tôi cũng nhấn mạnh là đây chỉ là một vài ý tưởng ban đầu, tôi cần nghiên cứu kỹ hơn và tham vấn với các đồng nghiệp ở các bộ phận khác để có được giải pháp hoàn thiện hơn.
Thứ balà tự tin, thân thiện, và chuyên nghiệp. Tôi chủ động bắt tay tất cả các sếp, mỉm cười với từng người khi giới thiệu vòng tròn, và chủ động, tự tin trình bày cũng như trả lời câu hỏi của họ. Tất nhiên là cũng hơi lo lắng một chút, nhưng tôi nghĩ mình đến đây để chia sẻ hiểu biết và tâm huyết của mình với công việc, nên không có gì phải ngại ngùng hay sợ hãi cả.
Tôi cũng không sợ bị chê dốt nếu chẳng may không trả lời được câu hỏi nào, vì có ai biết hết tất cả mọi thứ trên đời đâu.
Kết thúc phỏng vấn, tôi cảm ơn mọi người đã dành thời gian quý báu đáng lẽ dành cho gia đình hoặc bản thân để trò chuyện cùng mình (vì lúc đó đã tầm gần 7h tối). Tôi cũng bảo dù có được hay không được nhận, tôi cũng tặng toàn bộ các ý tưởng mà mình trình bày hơn 1 tiếng vừa qua, hy vọng tổ chức này sẽ liên tục phát triển.
Tôi xin kết luận là tìm việc cũng tùy duyên. Tôi thấy cứ cố gắng làm việc hết mình với một trái tim trong sáng thì cái gì đến sẽ đến.
Theo dữ liệu Công ty tuyển dụng nhân sự cấp cao Navigos Search công bố tháng 1/2017, đang có hiện tượng chuyển dịch lao động từ Việt Nam sang Singapore, Malaysia... Hiện tượng này xảy ra đặc biệt ở khối nhân sự cấp quản lý hai lĩnh vực công nghệ thông tin và kế toán - kiểm toán. - Ngân Anh |
" alt="Chuyện chuyển việc sang Singapore của cựu nhân viên Ngân hàng Thế giới"/>
Chuyện chuyển việc sang Singapore của cựu nhân viên Ngân hàng Thế giới