Dự đoán Valladolid vs Mallorca (18h 3/11) bởi Football Predictions

Kinh doanh 2025-04-06 11:06:54 9
ựđoánValladolidvsMallorcahbởbảng xếp hạng ligue   Vô Danh - 03/11/2019 11:45  Tây Ban Nha
本文地址:http://play.tour-time.com/news/940d498588.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Yokohama FC vs Vissel Kobe, 17h00 ngày 2/4: Khách hoan ca

Vợ chồng Tùng Dương và bé Voi (tên thân mật con trai anh - PV) hiện sống trong một căn hộ chung cư cao cấp tại Hà Nội. Ca sĩ hiếm khi chia sẻ về chốn đi về nhưng không khó nhận thấy, đó là một không gian sống tao nhã.

{keywords}
 
{keywords}
 

Căn hộ có sắc trắng chủ đạo, nội thất đơn giản nhưng hiện đại. Tùng Dương sắm khá nhiều đồ công nghệ đắt đỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Ba chiếc cúp từ giải Cống Hiến 2021 cho các hạng mục Album của năm, Chương trình của năm, Ca sĩ của nămvừa nhận được anh đặt ở một vị trí dễ nhìn. 

{keywords}
 
{keywords}
 

Divo và bà xã đều để lại những "dấu ấn" đặc trưng trong chốn đi về của mình. Chẳng hạn, trong nhà Tùng Dương luôn có những chậu hoa tươi rực rỡ. Bà xã của nam ca sĩ cũng thích nấu ăn, bày biện tiệc trà tại gia.

{keywords}
 

Trong khi đó, dấu ấn của Tùng Dương là rất nhiều sách và CD. Trong nhà anh có chiếc kệ to đựng đầy sách và CD. Với anh, chiếc kệ này đầy ý nghĩa. Nó đã đi theo anh từ thời anh sống ở căn hộ nhỏ trên phố Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dĩ nhiên, con số 6.000 đĩa và sách cách đây 9 năm hẳn đã "dồi dào" hơn theo thời gian. 

Tùng Dương nói với VietNamNet: "Với tôi, đó là cả một bầu trời kiến thức đã cho tôi quá nhiều những triết lý sống, vốn kiến thức để ứng dụng và suy ngẫm. Nhờ chiếc tủ này, tôi bước qua những hạn chế, những điều tưởng chừng không làm và hoạch định được của chính mình". 

{keywords}
 

Không những vậy, góc chơi được lắp bằng gỗ hay khu để CD và sách còn là chỗ chơi đùa, bồi dưỡng kiến thức, văn hóa và tâm hồn của bé Voi. 

Căn hộ của vợ chồng Tùng Dương có ban công xanh mát. Nhiều lần, anh tạo dáng "độc" để chụp ảnh đăng báo trong chính không gian sống của mình.

{keywords}
 
{keywords}
 

Từ sân thượng, vợ chồng Tùng Dương thoải mái tận hưởng cây xanh và phóng tầm mắt ra thành phố rộng lớn, thoáng đãng.

Xem thêm: Tùng Dương hát 'Bên dòng sông Cái'

Cẩm Loan 
Ảnh: FBNV

Tùng Dương thắng 3 giải quan trọng ở Cống hiến 2021

Tùng Dương thắng 3 giải quan trọng ở Cống hiến 2021

Tùng Dương được xướng tên ở ba hạng mục quan trọng: Ca sĩ của năm, Album của năm và Chương trình của năm. 

">

Không gian sống đầy sách, CD và hoa lá của Tùng Dương

Theo chuyên gia Nguyễn Bảo Trung, am hiểu các công nghệ mới như AI, Blockchain, sinh viên sẽ có thể tham gia vào thị trường nhân lực công nghệ cao. (Ảnh: T.Nga)

Theo ông Nguyễn Bảo Trung, các sinh viên trong quá trình học tại trường, đã được trau dồi khối kiến thức cơ bản tốt - Đây chính là nền tảng để các bạn trẻ có thể phát triển khi tiếp cận với những công nghệ mới. 

Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức cơ bản thì khi ra trường, mặt bằng giữa các sinh viên sẽ như nhau. Do đó, các sinh viên cũng cần có thêm những lựa chọn và định hướng để theo đuổi, bằng cách học chủ động, tìm hiểu và tích lũy kiến thức. Ví dụ như, tiếp cận với các công nghệ mới Blockchain, AI hay an toàn, an ninh mạng… 

“Những công nghệ mới áp dụng trực tiếp vào tiến trình chuyển đổi số này đang được quan tâm và thiếu nhân lực, vì thế am hiểu các công nghệ mới này sinh viên sẽ có thể tham gia vào thị trường nhân lực công nghệ cao, đáp ứng được xu hướng mới theo tiêu chuẩn quốc tế”, ông Nguyễn Bảo Trung nhận định.

Chuyên gia an toàn bảo mật thông tin Nguyễn Công Hiếu đến từ Viettel Security. (Ảnh: T.Nga)

Chia sẻ với các bạn sinh viên về những gì mà bản thân đã trải qua từ những câu chuyện từ thực tế khi học và làm nghề, chuyên gia an toàn bảo mật thông tin Nguyễn Công Hiếu đến từ Viettel Security khẳng định: “Không có con đường trải hoa hồng, muốn có thành công thì các bạn trẻ buộc phải nỗ lực không ngừng”.

Từ kinh nghiệm được rút ra từ bản thân mình, chuyên gia Nguyễn Công Hiếu khuyên các sinh viên khi đang học Đại học cần học chắc kiến thức, có lộ trình học tập rõ ràng: “Song song với đó, để tự tạo cơ hội cho bản thân, có cơ hội chọn việc, chọn sếp, chọn mức thu nhập thì các bạn phải thực sự nghiêm túc đầu tư tìm hiểu và chủ động trau dồi thêm kiến thức về ngành học mà bạn cho là sở trường để phát triển nó”.

Còn theo chuyên gia Trần Mạnh Trường, đến từ Viện CNTT thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, không phải ai học xong cũng làm thầy, mà vẫn cần thợ. Tuy nhiên, học CNTT, các sinh viên ngành này ra trường không phải là thợ bình thường mà là thợ chất lượng cao, mỗi người sẽ có sở trường riêng. 

Vì vậy, các bạn sinh viên CNTT có thể bắt đầu làm nghề ở những vị trí vừa với khả năng, sau đó có thể học nâng cấp để đạt được vị trí cao hơn trong mục tiêu của mình. “Các bạn đã được trang bị kiến thức nền tảng tốt để có thể làm việc, nhưng nếu muốn mình có mức thu nhập cao hơn, được chọn công ty để làm thì gợi ý nhỏ là các bạn cần tìm hiểu để bổ sung thêm kiến thức mở rộng như vậy cơ hội sẽ tốt hơn”, ông Trần Mạnh Trường nói.

Cũng nằm trong chủ đề của hội thảo, các sinh viên  CNTT của Đại học Công nghiệp Hà Nội dành khá nhiều sự quan tâm cho phần chia sẻ của diễn giả đến từ Jellyfish Nhật Bản, ông Cho Hansem, Giám đốc quan hệ khách hàng doanh nghiệp.

Thị trường nhân lực ngành CNTT tại Nhật Bản luôn là thị trường nóng với rất nhiều các vị trí tuyển dụng và sinh viên đến từ Việt Nam là một trong những nguồn tài nguyên được đánh giá cao về chất lượng và sự chăm chỉ khi làm việc. 

Ông Cho Hansem, Giám đốc quan hệ khách hàng doanh nghiệp, Jellyfish Nhật Bản nhận định sinh viên CNTT Việt Nam có nhiều cơ hội làm việc tại Nhật. (Ảnh minh họa)

Nhấn mạnh các sinh viên CNTT Việt Nam có nhiều cơ hội làm việc tại Nhật, song ông Cho Hansem cũng cho biết, để có thể gia nhập thị trường nhân lực Nhật, ngoài việc trang bị các kiến thức chuyên môn tốt, việc học tiếng Nhật cũng là yếu tố quan trọng để các sinh viên có thể sẵn sàng trở thành kỹ sư CNTT tại đất nước mặt trời mọc.

Giám đốc kinh doanh Jellyfish Việt Nam Hoàng Hà Phương bổ sung thêm, các sinh viên CNTT cần xác định sớm mục tiêu làm nghề để có lộ trình học tập phù hợp. Chẳng hạn như, nếu xác định sẽ đi làm việc tại thị trường nước ngoài thì việc học tiếng là điều kiện cần, các sinh viên hãy dành thời gian thực sự cho việc này song song với việc học chuyên môn.

Là hoạt động thể hiện sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm tạo ra giá trị kết nối sinh viên và doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức hội thảo “Thị trường lao động CNTT: Xu hướng, thách thức và lựa chọn hướng đi”, mong muốn các sinh viên sẽ có được cái nhìn thực tế và khách quan về thị trường nhân lực CNTT, biết thị trường đang cần gì và phải làm thế nào để phù hợp với thị trường, đồng thời có định hướng rõ ràng để có thể thành công với nghề, với con đường đã chọn. 

Vân Anh

">

Sinh viên ngành CNTT cần làm gì để có cơ hội “chọn việc, chọn sếp”?

Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Macarthur, 15h35 ngày 4/4: Lịch sử gọi tên

- 60 tuổi sắp sửa nghỉ hưu, thầy Lê Đức Dũng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Đường (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) vẫn đầy tâm huyết trong từng lời nói, ánh mắt khi nói về đổi mới giáo dục.

{keywords}
Thầy Lê Đức Dũng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Đường (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai). Ảnh: Thanh Hùng.

Vào nghề năm 1978, công tác đến nay đã gần 40 năm, thầy Dũng nở nụ cười mãn nguyện khi bộc bạch tình yêu trẻ là động lực lớn nhất để theo đuổi nghề giáo đến giờ phút này.

Tôi gặp thầy tại Hà Nội trong buổi lễ vinh danh những thầy cô tâm huyết, sáng tạo với nghề vừa diễn ra tuần trước.

Ấn tượng về thầy là một người dễ gần, vui tính pha chút dí dỏm:

“Bây giờ, nếu thả tôi vào lớp hay cho tôi một tiết dạy có lẽ nhiều học sinh kêu tôi bằng ông rồi, nhưng không sao, điều quan trọng là làm sao cho chúng nó luôn cười, tươi vui”, thầy Dũng nói rồi cười tít mắt.

"Giáo viên: Không giỏi nhất thì cố gắng làm người mới nhất"

Thầy Dũng khiêm tốn cho rằng vì lễ tuyên dương tôn vinh sự sáng tạo đổi mới nên mới có mặt tại đây, bởi so với thành tích của các trường khác trong tỉnh Đồng Nai thì “anh em chúng tôi không phải là dẫn đầu”.

Theo thầy Dũng, có lẽ được tuyên dương vì Sở GD-ĐT nhìn nhận rằng, trong những điều kiện khó khăn nhất định, trường của ông vẫn tìm được những điểm tích cực của mô hình trường học mới để không chỉ dạy học hiệu quả mà còn nhận được sự đồng thuận của phụ huynh.

Tôi vẫn nói với các anh em giáo viên của trường rằng, hoặc mình phải là người giỏi nhất, không thì phải là người mới nhất. Giỏi nhất thì khó nhưng cố gắng làm người mới nhất, nhưng muốn như vậy thì mình phải là người sáng tạo”.

Trường Tiểu học Xuân Đường được các trường đánh giá cao với hình thức vận dụng một số điểm tích cực của mô hình trường học mới (VNEN) vào trong hoạt động giáo dục. Một cách nôm na dễ hiểu theo thầy Dũng là nắm tinh thần của phương pháp và tận dụng những điểm mạnh, còn những thứ quá hình thức có thể bỏ qua.

“Trong một lớp học sẽ có 3 nhóm đối tượng. Đối tượng thứ nhất là nhóm trẻ tiếp thu nhanh, thứ hai là vừa đủ tiếp thu khi thầy cô nói đến đâu thì hiểu đến đó, còn thứ ba là nhóm tiếp thu kém. Chúng tôi vận dụng điểm tích cực của mô hình trường học mới có sách giáo khoa soạn bài học sẵn, học sinh giỏi có thể tự đọc để làm bài, còn những em không tự học được thì giáo viên tập trung hỗ trợ. Do đó giáo viên thực tế chỉ làm việc vất vả với 1/3 học sinh trong lớp, số còn lại chỉ định hướng rồi kiểm tra và cho các em kiểm tra lẫn nhau”,thầy Dũng kể về cách làm của trường mình.

Thầy Dũng cũng thừa nhận trong 2 năm đầu việc quản lý lớp học cũng đầy vất vả nhưng đến nay bản thầy thầy có thể tự tin rằng trường mình đã làm được điều này khá hiệu quả.

Ngoài kiến thức, trẻ còn được có thêm những kỹ năng mềm như làm việc nhóm, bố trí, phân chia công việc.

Thấy chúng tôi vẻ nghi ngại khi mô hình trường học mới đang gặp phải nhiều phản ứng trái chiều, lại nhảy vào điểm nóng đó để tìm sáng kiến, thầy Dũng lý giải:

“Nhiều khi người ta có phản ứng vì chưa thấu hiểu rõ mà chỉ nhìn vào hình thức bề ngoài. Mà cũng hình thức thật, tại sao phải phong cho các em chủ tịch hội đồng tự quản, rồi phải điều khiển bạn này bạn kia, mà mấu chốt là phương pháp dạy học định hướng và để cho học sinh tự triển khai”.

{keywords}
Vị Hiệu trưởng gây ấn tượng với người đối diện với sự gần gũi, vui tính pha chút hóm hỉnh. Ảnh:Thanh Hùng.

Theo thầy Dũng, điều cần nhất là hoạt động học của học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học. Giáo viên với vai trò là người hướng dẫn học, quan tâm đến sự khác biệt trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh.

Thầy Dũng nghĩ nhiều đến việc này khi trăn trở hình như giờ đây nhiều gia đình và thầy cô vô tình khiến những đứa trẻ trở nên ích kỷ hơn và các kỹ năng để ứng phó, làm việc không nhiều.

“Nếu có điều kiện học tập tốt, nhưng từ bé đã không biết tới và hòa nhập được với môi trường xung quanh thì lớn lên sẽ rất khó thay đổi, hòa nhập. Đó là điều đáng lo ngại”.

Cách giải quyết phần nào từ việc đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, trong khi lương không tăng, điều kiện làm việc không tăng, do đó, thầy Dũng kể, muốn nói anh em giáo viên cần đổi mới là việc chẳng hề dễ dàng. Do đó, người quản lý càng cần phải chia sẻ, cảm thông.

“Nếu cái gì nói bằng mệnh lệnh, con dấu vô tình thì chỉ là hình thức và người ta sẽ đối phó ngay thôi. Nói làm sao để anh em người ta tin mình, nghe mình để cùng làm, đó mới là cái khó nhất. Nếu không có sự đồng thuận trong nhà trường thì nhiều khi việc trong trường chưa biết hết mà người ngoài đã tỏ, như vậy sẽ khó làm được điều gì tốt trong trường cả”.

Khiêm tốn cho rằng khả năng quản lý không quá xuất sắc, thầy Dũng chia sẻ ông chỉ thường nói chuyện tác động đến anh em bằng một sự cảm thông, trân trọng.

“Trường tôi nếu xét về mặt thuận lợi thì không bằng các trường khác nhưng về thành tích thì không kém cạnh bởi anh em có niềm tin. Tôi nghĩ người ta quý mến mình mà làm việc”.

Không có thầy tốt thì sách hay cũng vô nghĩa

Nhiều năm làm quản lý, thầy Dũng cho rằng quan trọng nhất của đổi mới là người thầy. “Nếu không có người thầy tốt thì mọi cuốn sách hay đểu trở nên vô nghĩa. Chính người thầy sẽ biến cuốn thường thành cuốn sách tốt và ngược lại, nếu thầy tồi thì cuốn sách có tốt cũng vứt đi”.

{keywords}

Tình yêu trẻ và sự chia sẻ của người vợ là động lực lớn nhất để theo đuổi nghề giáo đến giờ phút này. Ảnh: Thanh Hùng.

Thầy Dũng nhìn nhận những cuốn sách chỉ là một phương tiện:

“Nếu kiểm tra bài cũ học sinh lớp 1, các cô bảo mở sách ra đọc thì đó chỉ là lối mòn. Nhưng nếu cô nói hôm qua chúng ta học vần mới là “ao”, vậy các con nhớ lại cả ngày hôm qua tìm được tiếng gì có vần “ao” thì viết ra và đọc cô nghe? Hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau và thậm chí giáo viên linh hoạt có thể không cần đến sách nữa. Khi đứa trẻ suy nghĩ ra một tiếng nào đó và viết ra được thì khi đó độ thẩm thấu cao hơn nhiều là đưa cho trẻ đọc một cuốn sách mà không hiểu chuyện gì”

Vai trò của giáo viên là phải gợi mở làm sao cho học sinh bộc lộ ra những điều các em có thể biết.

“Mấu chốt là đội ngũ, do đó trong mọi đổi mới, nếu không chuyển biến người thầy thì coi như thất bại. Nhưng để có được người thầy tốt thì đó là vai trò của người quản lý. Người quản lý ngồi trong trường nhưng không canh cánh với nhiệm vụ làm cho đội ngũ, cho nhà trường tốt hơn thì dù có nói hay làm gì đi chăng nữa, chất lượng của nhà trường cũng khó có chiều sâu”.

Thầy Dũng cho rằng người quản lý cần phải đặt mình vào vị trí của anh em giáo viên trong từng tiết dạy, để hiểu và nếu họ thấy thoải mái khi dạy, học trò thấy thoải mái khi học thì chắc chắn thành công và ngược lại.

Do đó, tôi nghĩ khi đặt ai đó vào vị trí quản lý nhà trường thì phải là người biết chia sẻ tâm tư, ngẫm nghĩ cùng anh em trong từng tiết dạy. Muốn vậy cũng phải là người có chuyên môn thật sự. Song xu thế hiện nay, hình như có quá nhiều tiêu chí khiến việc chọn 1 người lãnh đạo có chuyên môn đang bị lu mờ”,thầy Dũng trăn trở.

Thầy Dũng kể hàng ngày thầy vẫn thường hay ghé lớp của các thầy cô dạy, thậm chí có hôm đến 10 lớp, nhưng ít khi vào lớp ngồi dự giờ bệ vệ.

“Tôi thường đứng ngoài cửa để xem, có thể là một hoạt động nào đó và sau đó gặp riêng và đề nghị các thầy cô làm lại. Đối với giáo viên chưa đạt, thì điều quan trọng là phải cho họ được học hỏi. Như vậy thường những buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên tốt dạy còn giáo viên chưa đạt thì ngồi quan sát. Những giáo viên còn chưa đạt tôi không công khai bởi như vậy vô tình khiến họ thêm rụt rè, xấu hổ. Với họ, tôi dành nhiều thời gian đến xem lớp thường xuyên hơn và trân trọng những điểm mà họ phát triển”.

Hẳn cũng vì thế mà điều khiến thầy giáo già vui nhất và nhắc đến đầy hạnh phúc khi chia tay chúng tôi là “khi nói đến một tiết dạy nào đó tôi với anh em không bao giờ tách rời nhau”.

Thanh Hùng

">

Thầy hiệu trưởng luôn trân trọng giáo viên

Foxconn Trịnh Châu tìm cách lôi kéo công nhân trở lại nhà máy. Ảnh: SCMP

Cụ thể, các công nhân rời đi trong giai đoạn từ ngày 10/10 đến ngày 05/11, nếu có nhu cầu quay trở lại làm việc, có thể đăng ký với cơ quan lao động địa phương. Foxconn sẽ tổ chức đưa đón theo nguyên tắc “từng điểm khép kín” khi lệnh phong toả tại sân bay Khu kinh tế Trịnh Châu được dỡ bỏ.

Thông báo của Foxconn được đưa ra 1 ngày sau khi Apple cho biết cơ sở sản xuất tại Trịnh Châu đang hoạt động “với công suất giảm đáng kể”, dẫn đến số lượng iPhone 14 Pro và 14 Pro Max xuất xưởng thấp hơn dự kiến và mất nhiều thời gian hơn để đến tay người tiêu dùng.

Cũng trong ngày 7/11, Foxconn cho biết sẽ “điều chỉnh lại” triển vọng của quý IV “do ảnh hưởng của đại dịch với một số hoạt động của công ty tại Trịnh Châu”. Tuyên bố mới nhất đánh dấu sự thay đổi so với 10 ngày trước đó, khi công ty này khẳng định hoạt động sản xuất vẫn tương đối ổn định.

Kể từ giữa tháng 10, Foxconn Trịnh Châu, xưởng sản xuất iPhone lớn nhất thế giới với hơn 300.000 công nhân, đã phải hoạt động theo quy trình khép kín do các đợt bùng dịch Covid-19 cục bộ tại thành phố. Công ty buộc phải đóng cửa nhà ăn và yêu cầu công nhân dùng bữa ở ký túc xá. Lo sợ về lây nhiễm và tình trạng chất lượng thực phẩm dẫn đến một đợt “đào tẩu” lớn của các công nhân tại đây.

Phản ứng trước tình hình trên, Foxconn tăng gấp 4 lần tiền thưởng hàng ngày cho những công nhân tiếp tục ở lại nhà máy, đồng thời đăng tuyển dụng cả lao động bán thời gian, với mức lương 30 NDT/giờ, định mức tiêu chuẩn cho mùa sản xuất cao điểm tại nhà máy này.

Thế Vinh(Theo SCMP)

">

Xưởng iPhone lớn nhất thế giới tung trợ cấp lôi kéo công nhân trở lại làm việc

友情链接