Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn khẳng định cần sớm xây dựng,ấprútxâydựngvănbảnhướngdẫnvềưuđãithuếxe mg ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết 41 của Chính phủ về ưu đãi, thúc đẩy phát triển CNTT tại Việt Nam.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Giao ban QLNN tháng 5/2016 của Bộ TT&TT chiều 6/6, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan như Vụ CNTT, Vụ Pháp chế... tập trung nguồn lực, xây dựng các văn bản thực hiện Nghị quyết quan trọng nói trên. Chẳng hạn như xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm dịch vụ phần mềm và nội dung số để trình Bộ trong tháng 8/2016. Ngoài ra, Vụ CNTT cũng chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chí, điều kiện xác định cụ thể đối với một số hoạt động dịch vụ phần mềm quan trọng để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và trình Chính phủ phê duyệt; trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chỉ đạo Hội nghị Giao ban QLNN tháng 5/2016 của Bộ TT&TT. |
Đồng thời, Cục Báo chí, Cục PTTH&TTĐT, Vụ Thông tin cơ sở cần phối hợp với cơ quan Thuế để tập trung tuyên truyền những giải pháp về thuế được quy định trong Nghị quyết 41 tới doanh nghiệp, người dân và xã hội.
Được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 26/5 vừa qua, Nghị quyết 41 đã bổ sung hàng loạt chính sách ưu đãi thuế quan trọng để thúc đẩy việc phát triển, ứng dụng CNTT nội địa như bổ sung thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện các dự án: sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số, dịch vụ phần mềm, sản xuất sản phẩm CNTT trọng điểm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin, bảo vệ an toàn thông tin được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như mức đang áp dụng đối với dự án sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Tương tự, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT cũng được giảm 50%.
Đối với các giải pháp ưu đãi thuế thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Nghị quyết 41 nêu rõ, bổ sung các hoạt động CNTT cần đặc biệt khuyến khích là: sản xuất và dịch vụ phần mềm; dịch vụ thiết kế, tư vấn CNTT; dịch vụ tích hợp hệ thống; dịch vụ quản lý, duy trì hệ thống CNTT (ứng dụng, mạng, thiết bị); dịch vụ thuê ngoài hệ thống CNTT; dịch vụ bảo mật hệ thống thông tin không sử dụng mật mã dân sự; dịch vụ xử lý, khai thác dữ liệu cơ sở dữ liệu; dịch vụ tìm kiếm thông tin trên mạng; dịch vụ trung tâm dữ liệu Data center; dịch vụ thuê ngoài BPO, KPO cho xuất khẩu; dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử...
Giảm giấy phép con, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
Cũng tại Hội nghị, người đứng đầu ngành TT&TT nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng, tiến độ xây dựng văn bản quản lý, tạo hành lang pháp lý "chặt chẽ nhưng thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động".
"Đề nghị các đơn vị rút ngắn thủ tục, đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản, nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật để có thể hoàn thiện các quy định trong thời gian sớm nhất, nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng soạn thảo, đáp ứng các yêu cầu về độ khả thi, thực tế", Bộ trưởng yêu cầu. Thậm chí tới đây, Bộ TT&TT có thể học theo Văn phòng Chính phủ nêu tên những đơn vị còn nợ đọng văn bản.
"Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ, việc xây dựng thể chế rất quan trọng. Các đơn vị cần dành nhiều thời gian cho nhiệm vụ xây dựng thể chế, tránh nợ văn bản, chỉ có như vậy thì Luật mới có thể sớm đi vào cuộc sống", ông nói.
Một số văn bản quan trọng mà Bộ TT&TT cần tập trung hoàn thiện, xây dựng trong thời gian tới là các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An toàn thông tin mạng, thi hành Luật Báo chí mới; hay chính sách quản lý thuê bao trả trước, các chính sách đảm bảo phát triển thị trường viễn thông một cách bền vững;
Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị tập trung thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ về việc tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động, giảm bớt giấy phép con, cơ chế xin-cho.... Về phần mình, các doanh nghiệp trong ngành cũng cần phải đẩy mạnh SXKD theo kế hoạch đã được phê duyệt, nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ cung cấp tới người dân, xã hội.
Bên cạnh đó, các công tác cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của ngành TT&TT cần tiếp tục được làm mạnh theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng nêu rõ. "MobiFone cần triển khai tốt các đầu việc của cổ phần hóa, các doanh nghiệp còn lại làm tốt khâu thoái vốn, tập trung nguồn lực cho những mảng SXKD lõi".
Trọng Cầm
"Nhiều nơi bán dạo cả SIM kích hoạt sẵn" Người đứng đầu ngành TT&TT rất bức xúc trước tình trạng nhiều đại lý phớt lờ quy định của cơ quan quản lý, vẫn tiếp tục bán SIM kích hoạt sẵn dù thuê bao chưa đăng ký thông tin. Phát biểu trong Giao ban QLNN tháng 5/2016 của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TT&TT, nhất là với những mảng như quản lý thuê bao trả trước, game trực tuyến, thông tin điện tử... "Bộ đã ban hành Chỉ thị 11 về bảo vệ bí mật thông tin người dùng và nghiêm cấm việc đăng ký, kích hoạt SIM sai quy định. Thế nhưng chính tôi đã bắt gặp nhiều người đi bán SIM dạo cả rổ, trong đó có nhiều SIM đã kích hoạt từ bao giờ dù chưa ai dùng", ông than phiền. "Đề nghị tất cả các đơn vị liên quan lưu tâm đến việc này, cần phải chấn chỉnh ngay". Ông cũng đặc biệt yêu cầu Cục Viễn thông và các đơn vị liên quan tập trung hoàn thiện chính sách quản lý thuê bao trả trước, giao Thứ trưởng Phan Tâm trực tiếp phụ trách, đôn đốc, chỉ đạo vấn đề này để tình hình sớm cải thiện, đảm bảo thị trường có thể phát triển bền vững. Ban hành tháng 3 vừa qua, Chỉ thị 11 quy định rõ: những hành vi thu thập, phát tán, sử dụng và kinh doanh trái phép thông tin cá nhân người dùng dịch vụ viễn thông, cũng như hành vi mua bán, lưu thông ra thị trường SIM đã được kích hoạt sẵn dù chưa đăng ký thông tin thuê bao sẽ bị tăng nặng mức phạt để "răn đe". Nhiều ý kiến đề xuất rằng, để hạn chế tình trạng này, cần tăng nặng cả mức phạt dành cho các đại lý, tổng đại lý bán SIM, đồng thời nhà mạng cần có hệ thống kiểm tra, xác thực thông tin thuê bao đăng ký, tránh tình trạng khai ẩu, khai gian, khai không chính xác hiện nay. T.C |
Trong khuôn khổ sự kiện Ngày An toàn thông tin (ATTT) Việt Nam năm nay, tại phiên khai mạc toàn thể của hội thảo quốc tế có chủ đề “Kỷ nguyên mới của an ninh mạng” diễn ra vào sáng nay, ngày 2/12/2016 tại Hà Nội, ông Vũ Quốc Khánh, Ủy viên Ban chấp hành VNISA đã trình bày báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá thực trạng ATTT tại Việt Nam trong năm vừa qua, đồng thời công bố Chỉ số ATTT Việt Nam (Vietnam Information Security Index) năm 2016.
Ông Vũ Quốc Khánh cho biết, đây là lần thứ 9 VNISA thực hiện và công bố kết quả khảo sát hiện trạng ATTT trong các tổ chức và doanh nghiệp; và lần thứ 4 tiến hành đánh giá Chỉ số ATTT Việt Nam.
Cụ thể, trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11/2016 VNISA đã phối hợp với Cục ATTT - Bộ TT&TT tiến hành khảo sát thông tin của 692 tổ chức và doanh nghiệp ở 3 địa bàn trọng điểm Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM về 5 lĩnh vực phát triển, bảo đảm ATTT, gồm: Đào tạo, nhận thức; Tổ chức, nhân lực; Chính sách, kinh phí; Các biện pháp quản lý; và các biện pháp kỹ thuật.
Đặc biệt, các tổ chức và doanh nghiệp tham gia khảo sát năm nay có tính đại diện, với 13% tổ chức hành chính trực thuộc Trung ương; 18% tổ chức hành chính sự nghiệp trực thuộc địa phương; 1% các tổ chức phi chính phủ; 33% doanh nghiệp tư nhân hoạt động ngoài lĩnh vực CNTT; 11% doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực CNTT; 7% doanh nghiệp nhà nước hoạt động ngoài lĩnh vực CNTT; 2% doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực CNTT; 9% doanh nghiệp nước ngoài liên doanh, có vốn nước ngoài; và 6% thuộc các đối tượng khác.
Tham gia cuộc khảo sát này, các tổ chức, doanh nghiệp đã trở lời 36 câu hỏi phức hợp/ 32 tiêu chí. Trong đó, 30 tiêu chí chính đã được lượng hóa vào Chỉ số ATTT Việt Nam năm nay.
Kết quả, sau 4 năm VNISA thử nghiệm đánh giá mức độ ATTT chung của không gian mạng Việt Nam theo mô hình đánh giá Chỉ số ATTT của Hàn Quốc, năm 2016, lần đầu tiên Chỉ số ATTT Việt Nam đã vượt được mức trung bình, đạt 59,9%. Trong 3 năm trước, Chỉ số ATTT Việt Nam lần lượt là 37,3% trong năm 2013; 39% vào năm 2014 và đạt 47,4% vào năm 2015.
![]() |
Nếu ở Áo có ông vua của nhạc waltz là Strauss thì ở Nga có ông vua của giai điệu là Tchaikovsky. Nói ông là vua giai điệu có nghĩa sự sáng tạo của ông là khổng lồ. Đó gia tài lớn nhất của cá nhân Tchaikovsky và của nước Nga. 2 vở ballet Hồ thiên nga và Kẹp hạt dẻ là những vở thành công trong lịch sử ballet thế giới chứ không chỉ nước Nga.
![]() |
Hồ thiên nga là vở ông viết đầu tiên (1877) và Kẹp hạt dẻ là vở cuối cùng trong gia tài ballet gồm 3 vở của ông. Thời kỳ Tchaikovsky viết những vở này cũng là thời kỳ đỉnh cao của ông. Trong thời kỳ này, ông cũng có hàng loạt các tác phẩm giao hưởng, concerto của piano, concerto của violon. Chất liệu ballet của ông lan toả không chỉ trong các tác phẩm ballet mà trong cả các tác phẩm khác. Và nếu chú ý nghe, chúng ta sẽ tìm thấy rất nhiều những chất liệu ballet. Ballet giai điệu phải đẹp và hấp dẫn, thì tính chất nhảy múa đó của Tchaikovsky rất mạnh trong các tác phẩm.
![]() |
Trước đây người ta chỉ có thể nghe nhạc ballet khi đi xem ballet, nhưng chính vì âm nhạc của 2 vở ballet này quá hay nên đã vượt ra khỏi bản thân các vở diễn và được các nghệ sĩ, các nhà soạn nhạc đã viết lại các giai điệu này cho các nhạc cụ khác để trình diễn.
Cũng nhờ Tchaikovsky mà ballet được đưa lên tầm cao khác, nó toàn diện cả về âm nhạc, nội dung, mỹ cảm. Viết cho ballet rất khó bởi nó cần sự tưởng tượng vô hạn của một người kiệt xuất mới có thể nghĩ ra.
Theo anh tâm hồn Nga thể hiện như thế nào qua 2 vở diễn này?
Chất Nga khoáng đạt và rộng mở, yếu tố dân gian rất nhiều. Âm nhạc rất truyền cảm. Trong những tác phẩm của Tchaikovsky, chất âm nhạc Nga rất đồ sộ, vĩ đại và nhiều màu sắc. Bản thân tôi, ngày trước chưa xem ballet, chỉ nghe nhạc là đã có thể tưởng tượng ra đủ màu sắc. Và tôi nghĩ là hầu hết người trong nghề đều cảm nhận được màu sắc, tính hình ảnh trong âm nhạc của Tchaikovsky.
Anh đánh giá thế nào về việc công chúng Việt Nam tiếp cận với những tác phẩm ballet kinh điển này theo một cách thức đại chúng hơn, đó là xem ballet trong thế giới 3D?
">Là khách hàng ngoại quốc kỹ tính đến từ Romania, mỗi khi gặp phải các vướng mắc trong quá trình sử dụng dịch vụ, từ tín hiệu chưa ổn định, cho đến việc nghi ngờ cách tính cước chưa hợp lý, anh Bogdan Souvannasouck (chồng chị Vũ Thị Thu Hà, quận Cầu Giấy) đều phản ánh rất chi tiết và không ngại góp ý trực tiếp tại quầy giao dịch của công ty. Trong hơn chục năm qua, trải qua những lần va chạm ấy mà anh vô tình trở thành “người quen” và rất hữu ý để gắn bó với công ty ở thời điểm hiện tại đến cả tương lai.
![]() |
“Đầu tư hơn và dám nghĩ lớn” để cải thiện chất lượng dịch vụ
">