Ngân 98 bị cấm diễn 4 tháng vì ăn mặc phản cảm
Ông Tô Văn Động,ânbịcấmdiễnthángvìănmặcphảncảbảng xếp hạng u23 Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cho VietNamNet hay, Ngân 98 sẽ bị đình chỉ biểu diễn tại Hà Nội trong vòng 4 tháng tới. Ngoài ra, quán bar tổ chức sự kiện pool party có Ngân 98 biểu diễn bị phạt 40 triệu do vi phạm về lĩnh vực biểu diễn.
DJ Ngân 98. |
Ngày 23/7 xuất hiện clip ghi lại cảnh Ngân 98 mặc phản cảm, lộ toàn bộ vòng 3 trong một quán bar. Cô còn nhảy xuống bể bơi nhảy múa trước sự chứng kiến của nhiều người. Hành động này của Ngân 98 bị phản ứng dữ dội của cư dân mạng. Điều này khiến Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội vào cuộc điều tra và đưa ra các hình thức xử phạt.
Cái tên Ngân 98 không còn quá xa lạ với nhiều người bởi hàng loạt thị phi. Tháng 12/2019, Ngân 98 bị lộ clip với hành động phản cảm. Clip của Ngân 98 bị lan truyền chóng mặt kèm với đó là rất nhiều những bình luận chỉ trích. Ngay sau đó, Ngân 98 lên tiếng cho rằng mình quay video vì thích và không may bị kẻ gian lấy mất điện thoại và phát tán lên mạng. Người này đòi 300 triệu nhưng Ngân 98 quyết không đưa tiền.
Ngân 98 bị cấm diễn 4 tháng vì ăn mặc phản cảm. |
Tháng 10/2019, Ngân 98 đoạt Á hậu 2 cuộc thi Miss Business Beauty World 2019 (Hoa hậu Doanh nhân sắc đẹp thế giới 2019) được tổ chức tại Hàn Quốc. Dù giành danh hiệu nhưng bạn gái Lương Bằng Quang gây tranh cãi trên mạng xã hội. Đa phần khán giả đều không công nhận danh hiệu mà Ngân 98 vừa giành được do đời tư quá thị phi và tham gia cuộc thi được đánh giá chỉ xứng giải ao làng.
Ngân 98 còn từng bị chủ nhà tố ở dơ bẩn, sống bừa bộn và có dấu hiệu nợ tiền nhà. Về phần mình, Ngân 98 thẳng thắn lên tiếng: “Nhà Ngân thuê hợp đồng một năm nhưng nếu Ngân dọn đi trước thời hạn hợp đồng thì Ngân chấp nhận mất cọc là xong. Mắc gì phải tố đòi Ngân trả tiền nhà trong khi Ngân không ở nữa".
Ngày 12/6, diễn viên Yaya Trương Nhi - bạn gái cũ của Lương Bằng Quang đã nộp hồ sơ khởi kiện Ngân 98 ra Tòa án Nhân dân quận 8 TP.HCM. Cô cho rằng, Ngân 98 đã vu khống nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín, nhân phẩm của mình.
Ngân An
Phạt 40 triệu quán bar Ngân 98 mặc phản cảm biểu diễn
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho VietNamNet biết sẽ xử phạt quán bar nơi Ngân 98 biểu diễn 40 triệu đồng.
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Muangthong United, 19h00 ngày 2/2: Cửa trên thất thế
Theo đó, Chuông vàng vọng cổ 2023có 149 thí sinh đăng ký tham gia. Sau khi trải qua vòng thi thử giọng (online) và vòng sơ tuyển (được tổ chức hôm 10/7 vừa qua), Ban Tổ chức chọn 28 thí sinh để bước tiếp vào vòng thi tuyển chọn.
Tại vòng thi tuyển chọn, 28 thí sinh sẽ thực hiện các bài thi tự chọn với chủ đề ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình... và được phát sóng trực tiếp để khán giả theo dõi và bình chọn.
Ban giám khảo ở vòng thi tuyển chọn bao gồm nghệ sĩ Thanh Hằng, Phượng Loan, Trọng Phúc và NSND Bạch Tuyết trong vai trò giám khảo khách mời.
Từ 28 thí sinh ban đầu, chương trình sẽ chọn ra 9 thí sinh xuất sắc bước vào vòng chung kết. Bên cạnh vai trò giám khảo, Thanh Hằng, Phượng Loan và Trọng Phúc còn hỗ trợ huấn luyện cho 9 thí sinh ở vòng chung kết.
Ban giám khảo vòng chung kết xếp hạng gồm NSND Bạch Tuyết, Thoại Mỹ và Kim Tử Long sẽ đánh giá và loại thí sinh qua các đêm thi ngày 3, 10 và 17/9. Từ 9 thí sinh chỉ chọn ra 3 thí sinh xuất sắc nhất bước vào đêm chung kết xếp hạng và trao giải vào ngày 24/9.
Là người đóng vai trò giám khảo xuyên suốt cuộc thi nhưng NSND Bạch Tuyết khẳng định bản thân không cảm thấy áp lực và luôn trong tâm thế sẵn sàng. Nữ nghệ sĩ cho biết bản thân vô cùng trân quý và biết ơn khi được tham gia các hoạt động gắn liền với nghệ thuật cải lương.
Tại chương trình, NSND Bạch Tuyết gửi lời nhắn nhủ đến các thí sinh: "Người làm nghệ thuật trước tiên phải sống thật với cảm xúc của mình. Nếu như trong lòng có một chút "bợn", tôi nghĩ bạn không xứng đáng để có mặt trong loại hình nghệ thuật cải lương của dân tộc.
Người làm nghệ thuật và người hát cải lương trước tiên phải có tư cách đàng hoàng, ăn nói phải có học thì tiếng hát cất lên mới có giá trị.
Ở cuộc thi này, các bạn hãy giữ tâm thế thật hồn nhiên, chân thật thì không có bất kỳ giám khảo nào dám chấm sai. Nếu đi thi mà cứ mang tâm trạng hơn thua nhau thì tiếng hát của bạn cất lên không ra gì".
Cuộc thi Chuông vàng vọng cổdo Đài Truyền hình TPHCM khởi xướng và tổ chức từ năm 2006 đến nay. Đây là sân chơi nghệ thuật khích lệ thế hệ trẻ biết trân quý, giữ gìn và phát huy loại hình nghệ thuật cải lương của dân tộc, đồng thời tìm kiếm, phát hiện những giọng hát hay, mới lạ, góp phần tôn vinh nghệ thuật đờn ca tài tử nói riêng và sân khấu cải lương nói chung.
(Theo Dân Trí)
" alt="NSND Bạch Tuyết: Hát cải lương phải có tư cách đàng hoàng, ăn nói có học" />- Kim Joon-hyup lần đầu tiên đi hẹn hò trong suốt 3 năm. Nhưng chàng trai 24 tuổi này không đi tìm bạn gái, mà anh đang thực tập cho một khoá học ở trường đại học.
Từ kỹ năng chọn đối tác phù hợp cho tới ứng phó trong trường hợp chia tay, khoá học “Giới tính và Văn hoá” của ĐH Sejong, Seoul đã dạy cho sinh viên nhiều khía cạnh khác nhau của việc hẹn hò, tình yêu và tình dục.
Lớp học đặc biệt này nổi tiếng với bài tập hẹn hò, trong đó sinh viên được ghép đôi ngẫu nhiên để tham gia cuộc hẹn hò kéo dài 4 giờ.
Kim Joon-hyup hẹn hò một học viên theo yêu cầu của khoá học. “Có một số lượng khá lớn sinh viên tham gia nhiệm vụ hẹn hò. Trong đó có những người chưa từng hẹn hò trước đây, cũng có người muốn coi như đây là một cơ hội để hẹn hò”.
Năm 2018, theo Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc, phần lớn người Hàn Quốc từ 20 tới 44 tuổi vẫn còn độc thân. Chỉ có 26% đàn ông chưa kết hôn và 32% phụ nữ chưa kết hôn trong nhóm tuổi này là đang có quan hệ yêu đương.
Trong số những người không có mối quan hệ tình cảm nào, có 51% đàn ông và 64% phụ nữ cho biết họ chọn sống độc thân.
Ngày càng nhiều người Hàn Quốc né tránh yêu đương trong bối cảnh kinh tế khó khăn cộng với các vấn đề xã hội nảy sinh.
Tỷ lệ thất nghiệp chung của nước này năm ngoái đã tăng lên mức cao nhất trong 17 năm - ở mức 3,8%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên từ 15 đến 29 tuổi cao hơn nhiều - 10,8%. Trong một cuộc khảo sát vào năm 2019 của công ty tuyển dụng JobKorea, chỉ có 10% sinh viên tốt nghiệp năm 2019 tìm được việc làm toàn thời gian.
Bên cạnh khó khăn tìm việc, nhiều thanh niên Hàn Quốc cũng cho biết họ thiếu thời gian, tiền bạc hoặc cảm xúc để hẹn hò.
“Tôi không có nhiều thời gian. Ngay cả khi gặp ai đó, tôi cũng cảm thấy tiếc vì không có thời gian đầu tư vào người đó” - Kim chia sẻ.
Lee Young-seob, 26 tuổi thì lo ngại rằng việc hẹn hò sẽ khiến anh mất tập trung trong quá trình tìm việc. “Sự nghiệp là điều quan trọng nhất với tôi. Nếu tôi hẹn hò với ai đó khi đang tìm việc, tôi lo rằng sẽ không thể cam kết với mối quan hệ” - anh nói.
Hẹn hò cũng khiến người ta tốn kém hơn. Công ty mai mối Duo ước tính chi phí trung bình cho mỗi cuộc hẹn hò là 63.495 won (gần 1,3 triệu đồng). Trong khi lương tối thiểu là 8.350 won/ giờ (167 nghìn đồng), nghĩa là phải làm 7,6 giờ để trả cho một cuộc hẹn hò.
Trong một cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Embrain, 81% người được hỏi cho biết chi phí hẹn hò là nguyên nhân gây căng thẳng trong các mối quan hệ. Một nửa số người được hỏi nói rằng, ngay cả khi gặp được người họ thích, họ cũng sẽ không bắt đầu hẹn hò nếu tình hình tài chính của họ không tốt.
“Việc làm rất khó kiếm nên không có tiền tiêu vặt” - Kim, người đang làm bán thời gian ở một chuồng ngựa cho biết.
Giáo sư Bae của ĐH Sejong cho biết đây là một nhận thức mà cô hi vọng sẽ thay đổi được thông qua các bài thực hành hẹn hò của khoá học, trong đó sinh viên bị giới hạn chỉ tiêu dưới 10.000 won (200 nghìn đồng) cho mỗi cuộc hẹn.
“Nhiều sinh viên nghĩ rằng phải có tiền mới hẹn hò được. Nhưng khi thực hiện nhiệm vụ, họ nhận ra rằng nếu suy nghĩ sáng tạo, sẽ có nhiều cách để vẫn vui mà không cần tiêu quá nhiều tiền”.
Khoá học của giáo sư Bae dạy cả cách hẹn hò, cách chia tay và kiến thức về tình dục. Tuy nhiên, tiền bạc và sự nghiệp cũng chưa phải nỗi lo duy nhất khiến người trẻ Hàn Quốc cự tuyệt với tình yêu. Họ còn e ngại các vấn đề xã hội như bạo lực tình dục, phân biệt giới tính.
Có 32.000 vụ bạo lực tình dục được báo cáo với cảnh sát vào năm 2017, so với 16.000 vụ vào năm 2008, số liệu của Cơ quan Cảnh sát quốc gia cho hay.
Nữ sinh viên 21 tuổi Lee Ji-su cho biết cô không muốn hẹn hò sau khi chứng kiến một người bạn của mình bị bạn trai hành hung vì nói lời chia tay anh ta.
“Sau khi chứng kiến bạn mình phải trải qua những lần bạo hành như vậy, tôi nhận ra rằng mình phải cẩn thận hơn trong việc lựa chọn bạn đời. Tôi tự hỏi liệu tình yêu có quan trọng với cuộc đời mình đến thế hay không”.
Một vấn đề khác nữa của người trẻ Hàn Quốc là thiếu kiến thức giáo dục giới tính. Họ học về tình dục từ phim khiêu dâm nhiều hơn là giáo dục giới tính nghiêm túc.
Một quan chức của Bộ Giáo dục nước này cho biết, các trường học cung cấp ít nhất 15 giờ giáo dục giới tính mỗi năm bắt đầu từ khi trẻ 6 tuổi.
Nhưng nhiều người cho rằng như thế vẫn chưa đủ. Trong một cuộc khảo sát năm 2019 bởi Viện Phát triển Phụ nữ Hàn Quốc, 67% người được hỏi nói rằng giáo dục giới tính ở trường học không giúp ích được gì.
“Nhiều người bạn của tôi học về tình dục từ phim khiêu dâm. Họ xem và nghĩ rằng đó là cách họ nên làm. Và khi có trải nghiệm tình dục đầu tiên, họ sẽ phạm sai lầm. Bởi vì phim khiêu dâm thường mang tính bạo lực và coi phụ nữ là công cụ” – Kim chia sẻ.
Để thay đổi nhận thức sai lầm này, khoá học của giáo sư Bae cung cấp cả kiến thức về tình dục.
“Mục tiêu của khoá học là hiểu được sự khác biệt giữa mọi người, đặc biệt là giữa nam và nữ, và cách xây dựng một mối quan hệ tốt, trở thành những đối tác tốt bằng cách tôn trọng đối phương”.
Giáo sư Bae cho rằng, hiểu nhau chính là yếu tố quan trọng để làm việc cùng nhau và cùng tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.
Đồng tình với quan điểm đó, Kim nói: “Khi tham gia khoá học, tôi có thể suy nghĩ từ quan điểm của phụ nữ và có được sự hiểu biết khách quan về giới tính kia”.
“Khoá học khiến tôi muốn hẹn hò trở lại”.
Đăng Dương(Theo CNN)
Phụ nữ Hàn Quốc không dám đi vệ sinh trong chính nhà mình
Do tình trạng quay lén diễn ra phổ biến, phụ nữ và trẻ em gái xứ kim chi không dám sử dụng nhà vệ sinh công cộng, thậm chí cảm thấy bất an khi ở chính nhà mình.
" alt="Người trẻ Hàn Quốc sợ hẹn hò, hiểu sai về tình dục" /> - Kết thúc phiên hôm nay, Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) mua vào hơn 12,3 triệu cổ phiếu. Đây là phiên thứ 19 liên tiếp, doanh nghiệp này gom cổ phiếu của chính mình sau khi đăng ký mua vào 370 triệu đơn vị. Lũy kế từ ngày 23/10 tới nay, Vinhomes đã mua vào gần 174,7 triệu cổ phiếu, tương đương 47,2% kế hoạch.
Trong giai đoạn này, giá thị trường của VHM đã giảm hơn 13% từ 47.000 đồng về 40.800 đồng một cổ phiếu. Ước tính theo giá đóng cửa bình quân, công ty đã chi gần 7.418 tỷ đồng để thực hiện.
" alt="Vinhomes hoàn thành một nửa kế hoạch mua cổ phiếu quỹ" /> - Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều điểm mới, trong đó các trường chỉ được xét tuyển sớm 20% chỉ tiêu.
Theo Bộ, "xét tuyển sớm" là các đợt xét tuyển trước đợt chung của Bộ (sau kỳ thi tốt nghiệp THPT). Như vậy, với 80% chỉ tiêu xét ở đợt chung, các trường vẫn được sử dụng đa dạng phương thức (học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, tư duy, chứng chỉ quốc tế...). Tuy nhiên, điểm chuẩn đợt sớm không thấp hơn đợt xét tuyển chung. Nếu dùng nhiều phương thức, đại học phải quy đổi tất cả về chung một thang điểm.
Bộ cho rằng những thay đổi này nhằm điều tiết tuyển sinh đại học công bằng hơn, không ảnh hưởng đến thí sinh. Nhưng nhiều chuyên gia không đồng tình.
PGS.TS Lê Hữu Lập, nguyên Phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, nhìn nhận công bằng trong tuyển sinh là các thí sinh được đánh giá, lựa chọn trên một chuẩn chất lượng, ví dụ thông qua một kỳ tuyển sinh chung.
Tại Việt Nam, kỳ thi tốt nghiệp THPT có mục đích chính là xét tốt nghiệp, không đủ độ khó và phân hóa để chọn người tài vào đại học. Với điểm học bạ ở phổ thông, việc chấm điểm có độ chênh giữa các địa phương, nhà trường.
Do đó, các trường có thương hiệu có xu hướng xét dựa trên điểm thi đánh giá năng lực, tư duy hay chứng chỉ quốc tế như SAT, ACT... Điều này hợp lý bởi các kỳ thi này được thiết kế dùng cho xét tuyển vào đại học. Nhưng khi các trường sử dụng đa dạng phương thức trên, chỉ tiêu xét bằng điểm thi tốt nghiệp ngày càng giảm, tính bất công bằng lại lộ ra, bởi không phải thí sinh nào cũng có điều kiện để học và thi các kỳ thi riêng hay lấy chứng chỉ quốc tế. Sự bất công bằng này đã được Bộ nhiều lần chỉ ra.
Tuy nhiên, việc khống chế 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm, theo ông Lập, vẫn không giúp việc tuyển sinh trở nên công bằng.
Ông phân tích quy định này có ưu điểm là chỉ tập trung tuyển những thí sinh thực sự nổi trội trước. Nhưng việc các trường tuyển bằng nhiều phương thức lại không phụ thuộc vào việc xét sớm hay muộn (trước hay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT).
Các trường có thể vẫn sử dụng tiếp các phương thức trên ở kỳ xét tuyển chung, sau khi dành 20% xét sớm. Điều này làm quá trình tuyển sinh trở nên phức tạp, do độ ảo tăng, thí sinh cũng phải chờ đợi.
Về lý thuyết, các trường vẫn có quyền giảm mạnh, thậm chí không dùng kết quả thi tốt nghiệp ở đợt xét tuyển chung, dành chỉ tiêu cho những phương thức khác.
"Như vậy, bài toán bất công bằng cho những thí sinh ở khu vực khó khăn, không có điều kiện học và thi các kỳ thi riêng và chứng chỉ quốc tế, vẫn không được giải quyết", ông Lập nói.
Đồng tình, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng cho rằng việc giới hạn 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm chủ yếu mang tính kiểm soát hành chính. Bởi không có căn cứ khoa học nào chứng minh giới hạn này là công bằng cho thí sinh và các trường.
Theo ông, công bằng trong tuyển sinh là làm sao để tất cả thí sinh có cơ hội như nhau khi tiếp cận các kỳ thi, phương thức xét tuyển. Hiểu theo cách này, việc giới hạn chỉ tiêu xét tuyển sớm không những không mang lại công bằng, mà còn có thể tạo ra sự bất bình đẳng.
Ông đặt giả thuyết các trường vẫn sử dụng 80% chỉ tiêu ở đợt xét tuyển chung để xét bằng chứng chỉ ngoại ngữ, hay điểm thi đánh giá năng lực thì "giới hạn xét tuyển sớm không thay đổi được điều gì". Thí sinh vùng sâu vùng xa vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận, ôn luyện các kỳ thi này.
"Con số 20% rất phiến diện, chủ quan, ảnh hưởng quyền tự chủ của các trường. Cơ quan quản lý nên đóng vai trò là 'bà đỡ' đưa ra giải pháp, điều chỉnh phù hợp, không nên áp đặt cơ học", ông nói.