Với lịch sử gần 60 năm, Tú tài quốc tế (International Baccalaureate - IB) là một trong những chương trình giáo dục xuyên biên giới lâu đời và phổ biến nhất thế giới với hơn 5000 trường học tại hơn 170 quốc gia đưa chương trình IB vào giảng dạy, được các chuyên gia đánh giá cao về “tính liêm chính trong học thuật”.
Do đó, các yêu cầu về cơ sở giảng dạy chương trình IB cũng rất khắt khe. Đại diện Trường quốc tế Westlink (Hà Nội) cho biết: “Để trở thành IB World School và được IBO ủy quyền cung cấp khóa học, nhà trường phải vượt qua rất nhiều bước kiểm định với những tiêu chuẩn của Tổ chức Tú tài quốc Tế (IBO) về triết lý giáo dục, nền tảng cốt lõi của chương trình IB; năng lực đội ngũ lãnh đạo, chương trình và tài liệu giảng dạy; cơ sở vật chất; hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ thực hiện chương trình…”.
Triết lý giáo dục toàn diện
Chị Hà là một trong nhiều phụ huynh có cùng nguyện vọng tìm kiếm ngôi trường chuẩn quốc tế cho con. Một trong những lý do khiến chị chấp nhận mức học phí “cao hơn hẳn so với mặt bằng chung” của IB là chương trình này đề cao phương thức tiếp cận giáo dục toàn diện.
Thông qua 6 nhóm môn học: Ngôn ngữ và Văn học, Tiếp thu Ngôn ngữ, Cá nhân và Xã hội, Khoa học, Toán học và Nghệ thuật Sáng tạo, IB “trao quyền” cho người học nhằm thúc đẩy quá trình học tập của học sinh, cũng như khuyến khích người học thử nghiệm các giải pháp khác nhau. Phương pháp học tập liên môn giúp trẻ phát huy tiềm năng của bản thân, trở thành người chủ động, ý thức và chịu trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của riêng mình.
Chị Hà đã lựa chọn chương trình IB tại Trường quốc tế Westlink. Chị chia sẻ: “Điều khiến tôi tâm đắc nhất khi cho con theo học chương trình IB là năng lực tự học để thành công trong một thế giới liên tục thay đổi như hiện nay, thầy cô luôn khuyến khích các con tìm hiểu các vấn đề toàn cầu và có cái nhìn rộng ra thế giới”.
Nguồn: Trường quốc tế Westlink
“Tấm vé” chinh phục các trường đại học quốc tế thứ hạng cao
Với việc chú trọng phát triển sự sáng tạo và trang bị những phẩm chất cần thiết của một công dân toàn cầu, chương trình IB giúp học sinh có nhiều lợi thế khi ứng tuyển vào những trường đại học có thứ hạng cao trên thế giới.
Một nghiên cứu được IBO thực hiện tại Anh vào năm 2021 đã chỉ ra, cơ hội trúng tuyển vào các trường trong top 20 đại học tốt nhất nước Anh của học sinh chương trình IB là cao hơn gấp 3 lần so với học sinh tốt nghiệp chương trình tiêu chuẩn.
Học sinh IB thường thể hiện rất tốt ở các buổi phỏng vấn, sôi nổi, sáng tạo và có nhiều trải nghiệm quốc tế. Bởi vậy, nhiều trường đại học coi bằng tốt nghiệp IB là điểm cộng khi đánh giá những sinh viên ứng tuyển các chương trình học bổng hay xin miễn giảm tín chỉ bậc đại học.
Nơi “ươm mầm” thế hệ sống đam mê và trách nhiệm
Trường quốc tế Westlink là một thành viên của tổ chức giáo dục quốc tế International Schools Partnership (ISP, với hơn 80 trường thành viên tại 22 quốc gia trên thế giới), nằm tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội.
Trường áp dụng giảng dạy chương trình IB từ bậc tiểu học. Tháng 5/2024, Trường quốc tế Westlink được tổ chức Tú tài quốc tế IBO phê duyệt trở thành một Trường Quốc tế IB (IB World School) cho cấp Tiểu học (PYP); là 1 trong 11 cơ sở được đào tạo IB PYP tại Việt Nam.
Sự kiện này đã mở ra cơ hội cho học sinh của trường cơ hội giao lưu quốc tế rộng khắp; không chỉ ở cộng đồng học sinh quốc tế từ 15 nền văn hóa, mà còn với cộng đồng học tập IB trên toàn thế giới.
Với chất lượng giáo dục vượt trội, đội ngũ giáo viên xuất sắc, cơ sở vật chất hiện đại cùng hệ thống học liệu phong phú, Westlink trở thành lựa chọn tin cậy của phụ huynh Việt Nam cũng như quốc tế khi tìm kiếm chương trình tú tài chất lượng cao cho con em.
Trường quốc tế Westlink hiện đang mở cổng tuyển sinh năm học 2024 - 2025 với học bổng trọn đời cho chương trình IB lên tới 30%. Tìm hiểu thông tin chi tiết, truy cập: https://tuyensinh.westlink.edu.vn/ hoặc gọi tới hotline: 0865 777 900. Địa chỉ: đường Gia Vinh, khu đô thị Tây Hồ Tây, Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. |
ĐL
" alt=""/>3 điều đặc biệt khiến chương trình Tú tài quốc tế IB được ưa chuộngTrả lời VietNamNet, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, cho biết, trường đã tự chủ hoàn toàn (kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư). Như vậy với cơ chế này, nhà trường không còn nhận kinh phí cấp từ ngân sách Nhà nước và phải tự đảm bảo hoàn toàn các khoản chi về lương cho nhân sự, chi phí hoạt động vận hành và đầu tư (phòng học, phòng máy, thiết bị, học liệu, wifi và đặc biệt là xây dựng các công trình mới).
Nguồn thu chính của nhà trường vẫn là học phí, khoảng 65-70% tổng thu; phần còn lại đến từ các nguồn thu hợp pháp khác. Theo TS Cúc Phương, trong bối cảnh tự chủ, học phí sẽ cần có một lộ trình tăng dần để đảm bảo cân đối thu – chi và đầu tư phát triển.
“Khi học phí tăng, quỹ học bổng dành cho sinh viên sẽ tăng vì học bổng khuyến khích học tập chiếm tỉ trọng 8% tổng thu học phí. Chẳng hạn, trong năm học 2022 – 2023, nhà trường cấp hơn 17,3 tỷ đồng cho 1.645 lượt sinh viên”, bà Phương nói.
Ngoài ra, về cơ sở vật chất, nhà trường cũng cải tạo, nâng cấp và xây mới hàng năm. Bên cạnh việc duy tu, bảo trì các công trình hiện có, theo chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, nhà trường cần xây dựng mới một số công trình vì sẽ tăng quy mô đào tạo. Do đó sẽ cần có kinh phí để đầu tư.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng sẽ quan tâm đầu tư cho nguồn nhân lực để thu hút các giảng viên có trình độ cao, tránh tình trạng chảy máu chất xám.
“Để thực hiện được chiến lược phát triển cần có kinh phí và nguồn kinh phí này sẽ đến từ học phí và từ các nguồn thu hợp pháp khác của nhà trường”, bà Phương cho hay.
Theo đại diện trường, đối với các khóa 2020 và 2021, học phí sẽ được giữ nguyên trong 4 năm học. Bắt đầu từ khóa 2022 trở đi, học phí được điều chỉnh theo lộ trình, quy định. Mức điều chỉnh tùy thuộc tình hình thực tế nhưng mức tăng tối đa 15%/năm học.
“Như vậy mức điều chỉnh trên không vượt quá 15% như đã thông tin trong đề án tuyển sinh và quy định học phí các năm”, TS Nguyễn Thị Cúc Phương thông tin.
Ngoài việc cung cấp nội dung có chất lượng cao, tận dụng được những lợi thế, ưu điểm về nền tảng công nghệ để đem lại trải nghiệm cho khách hàng là điều vô cùng quan trọng.
"VNPT sẵn có các nền tảng, giải pháp công nghệ, do đó chúng tôi mong muốn hợp tác với các đối tác có sản phẩm, dịch vụ nội dung tốt",ông Hải nói.
Vài năm trở lại đây, ngành viễn thông đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng của mảng kinh doanh truyền thống, bao gồm doanh thu dịch vụ nhắn tin và thoại. Nguyên nhân sâu xa bởi sự phổ biến của Internet di động, cùng với đó là các dịch vụ OTT.
Không chỉ vậy, thói quen của người dùng giờ đây đã thay đổi. Họ có xu hướng tìm tới các dịch vụ mới lạ, mang lại trải nghiệm tốt với chi phí ngày càng rẻ hơn. Trước tình hình này, các doanh nghiệp viễn thông phải tái cơ cấu và chuyển dần mảng hoạt động của mình sang môi trường số nhằm tạo ra một hệ sinh thái giá trị mới.
Tại Việt Nam, có thể nhận thấy rõ điều này khi khoảng 2-3 năm trở lại đây, các nhà mạng trong nước đã tích cực tìm kiếm không gian tăng trưởng mới giữa bối cảnh các dịch vụ viễn thông truyền thống dần trở nên bão hòa.
Bên cạnh việc phát triển hạ tầng và dịch vụ viễn thông, nhiều nhà mạng từng bước chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đơn thuần sang nhà cung cấp dịch vụ số. Đặc biệt là xu hướng phát triển dịch vụ truyền hình di động nhằm tận dụng thế mạnh sẵn có về hạ tầng mạng lưới.
Trước cái bắt tay của VNPT và VTVCab, tháng 3/2021, Viettel đã ký kết hợp tác với K+ để đưa các nội dung do đơn vị này cung cấp lên ứng dụng TV360. Đây là ứng dụng truyền hình di động do Viettel phát triển và đến nay có khoảng 10 triệu người sử dụng.
Cũng trong năm 2021, FPT Telecom đã hợp nhất thương hiệu FPT Play và Truyền hình FPT, trở thành dịch vụ truyền hình FPT với tên chung mới là FPT Play.
Theo lý giải của đại diện FPT Telecom, việc hợp nhất 2 dịch vụ trên nhằm giúp người dùng có thể trải nghiệm dịch vụ truyền hình trên đa nền tảng, cả tivi, máy tính và smartphone. Quyết định này nhằm hướng tới việc phát triển một hệ sinh thái nội dung thịnh vượng.
Báo cáo Digital Việt Nam 2022 cho thấy, người Việt dành trung bình 6 giờ 38 phút mỗi ngày để sử dụng Internet, trong đó có 3 tiếng để xem truyền hình (bao gồm cả hình thức streaming). Thời lượng xem truyền hình đã tăng lên so với mức xem trung bình 2 giờ 40 phút của năm 2021.