BlackBerryBold là chiếc điện thoại hiện thân của sức mạnh. Bold mạnh mẽ với đakết nối,ànphímQwertyđỉnhnhấthoi tiet hà nội gồm HSDPA; Wi-Fi và cả GPS. Màn hình của Bold hiển thị hìnhảnh sắc nét với độ phân giải 480x320 - gấp đôi so với dòng điện thoạiCurve nổi tiếng. Máy cũng có bàn phím QWERTY vốn là biểu tượng củaBlackBerry.
Đáng tiếc, camera của Bold vẫn còn khiêm tốn.
Giá bán khoảng 14,2 triệu đồng.
2.Nokia E71
Nokia E71 là một trong những smartphone có bàn phím QWERTYtốt nhất, kết hợp giữa những tính năng mạnh cũng như cân bằng giữa cáctính năng dành cho doanh nhân với các chức năng giải trí, giá bán cũngrất phải chăng. Máy hỗ trợ đa kết nối, hoạt động khá tốt. Đặc biệt,tuổi thọ pin cực kỳ ấn tượng, 10 tiếng đàm thoại liên tục và 17 ngàychờ.
E71được trang bị camera 3,2 megapixel và đèn LED flash tích hợp có thểquay hình VGA với tốc độ hạn chế 22 khung hình/giây còn quay QVGA tốcđộ 30 khung hình/giây.
Giá bán khoảng: 8,3 triệu đồng.
3.Sony EricssonXPERIA X1
XPERIA X1 chạy hệ điều hành WindowsMobile 6.1 đầu tiên của SonyEricsson được trang bị bàn phím Qwerty rộng rãi và hỗ trợ các tính năngvăn phòng cùng các kết nối không dây, gồm Wi-Fi, HSDPA/3G, GPS.
Với kiểu dáng trượt, X1 có màn hình cảm ứng rộng rãi, đạt độ phân giải ấn tượng WVGA (800x480 pixels).
Ngoài ra, “siêu phẩm” được chờ đợi từ lâu của Sony Ericsson còn có camera 3,2 megapixel, giắc cắm audio 3,5mm.
Giá bán: 800 USD.
4.BlackBerry Pearl 8110
Chiếc điện thoại Pearlrất thành công của BlackBerry mở đường cho RIM tiến đến phân khúc ngườidùng cá nhân. Máy được tích hợp hệ thống GPS, có giắc cắm audio 3,5mm.
Bànphím QWERTY SureType hỗ trợ nhu cầu soạn thảo văn bản văn bản, e-mail.Máy tích hợp camera 2 megapixel và đèn flash có hỗ trợ quay video vớiđộ phân giải tối đa 240 x 180.
Giá bán: 3,2 triệu đồng.
5. Samsung SGH-i780
i780là điện thoại đầu tiên được trang bị chuột quang cảm ứng, máy cũng hỗtrợ kết nối HSDPA, 3G và EDGE. Máy còn có đến hai camera: 2 megapixelvà camera VGA dùng để thực hiện cuộc gọi video. Bàn phím đầy đủ QWERTYdễ sử dụng, hệ thống định vị GPS, Speakerphone. Máy có thể in ảnh trựctiếp từ điện thoại.
i780 hỗ trợ các chuẩn không dây, như Bluetooth v2; USB 2.0; và 802.11b/g.
Tuy nhiên, màn hình của máy hoạt động không tốt với các chương trình của bên thứ 3, phím joystick không nhạy.
Bé Hoàng Thị Hà Vy đã được ghép da lần 2, sức khỏe đã ổn định
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ bé là người dân tộc thiểu số, nguồn thu nhập chính của gia đình dựa vào ít nương trồng ngô, cái ăn cái mặc luôn thiếu thốn.
Để có tiền đưa con đi viện cấp cứu, gia đình chị Long Thị Hồi phải vay mượn khắp nơi, từ anh em, bạn bè cho đến hàng xóm. Số tiền ấy đến nay cũng đã cạn. Mỗi ngày tiền thuốc, bỉm, sữa cho con, bữa ăn hàng ngày cả hai vợ chồng tiêu tốn cả vài trăm nghìn.
Sau khi hoàn cảnh của Vy được đăng tải trên báo VietNamNet, bé đã hận được nhiều sự giúp đỡ từ phía bạn đọc. Ngày hôm nay gặp lại, trò chuyện với chúng tôi, chị Hồi đã vơi bớt phần nào lo lắng: “Cháu Vy đã đỡ nhiều rồi, không còn khóc như những ngày mới nhập viện nữa. Bác sĩ nói cháu còn phải phẫu thuật ít nhất một lần nữa mới được chuyển lên phục hồi chức năng. Nhìn con con gái khỏe lại vợ chồng tôi vui lắm, cũng là nhờ sự tận tình chăm sóc của các bác sĩ và các nhà tâm giúp đỡ cháu mới có được như ngày hôm nay”.
Phạm Bắc
Thương bé trai 1 tuổi u gan ác tính, cơ thể chỉ còn da bọc xương
Nhìn cậu con trai ngày một suy yếu, cơ thể gầy mòn héo hon, cha mẹ bé run rẩy lo sợ căn bệnh quái ác sẽ cướp con đi bất cứ lúc nào.
" alt="Bé gái Hoàng Thị Hà Vy đang dần phục hồi sau bỏng nặng" />
An Khang đoạt 2 phần học bổng của UTS Insearch với điểm trung bình tuyệt đối cho cả 2 học kỳ
Trong 2 năm qua, Khang đã giành được 2 phần học bổng của UTS Insearch với điểm trung bình môn tuyệt đối cho cả 2 học kỳ (GPA 10.0). Tiếc nuối vì đã dành quá nhiều thời gian cho việc học tập mà bỏ quên những hoạt động ngoại khóa, các sự kiện đa dạng dành cho học sinh tại VAS. Khi sang Úc, An Khang nỗ lực trở thành một thành viên tích cực trong các hoạt động tình nguyện của trường và là thành viên của ban điều hành Hội Sinh viên Nhật Bản và Úc (JASS).
Một gương mặt tích cực trong các hoạt động tình nguyện và ngoại khóa của trường đại học
“Những kiến thức và phương pháp học tập được chuẩn bị tại VAS trong chương trình A-Level là yếu tố quan trọng nhất cho việc thành công của mình khi theo đuổi học tập tại Úc. A Level là chương trình của bậc trung học phổ thông của nước Anh, nhưng lại khá tương đồng với chương trình của các nước nói tiếng Anh khác, ví dụ như The Higher School Certificate (HSC) của Úc. Vì thế, đây là một bước chuẩn bị rất tốt cho các bạn học sinh mong muốn tiếp nối con đường học vấn ở các nước khác”, An Khang chia sẻ.
Nghiêm Phú Hải - chàng trai đạt 10 học bổng du học Mỹ
Năm 2013, Nghiêm Phú Hải, học sinh lớp 12 VAS, cơ sở Hoàng Văn Thụ đã làm rạng danh năng lực và khí chất tuổi trẻ Việt Nam với thành tích hiếm thấy - cùng lúc giành học bổng của 10 trường Đại học và Cao đẳng tại Mỹ. Ba trường trong số này nằm trong top 100 thế giới, gồm Lawrence University (hạng 59 thế giới), Denison University (hạng 50) và Bennington College. Tổng giá trị học bổng và hỗ trợ tài chính mà Phú Hải nhận được lên đến hơn 1 triệu USD.
Phú Hải (bìa trái) trong lễ tốt nghiệp tại Denison University
Ít ai biết rằng, Phú Hải đã có một thời gian khá chật vật ở năm học lớp 9 khi chuyển từ Hà Nội vào TP.HCM học tập. Thi trượt môn Hóa học ở học kỳ đầu tiên, Phú Hải cảm thấy như “mất hết thể diện” và trở nên càng rụt rè, nhút nhát trong lớp học.
Chính sự kiên nhẫn và tận tình của các thầy cô giáo tại VAS đã giúp em sốc lại tinh thần và lấy lại điểm số cao cùng sự tự tin vào cuối năm học. Phú Hải thừa nhận, điều này cũng đã giúp ích cho em rất nhiều trong việc xây dựng tính cách của mình.
Đến năm 2018, Phú Hải tốt nghiệp ngành Kinh tế và Phim ảnh tại Denison University, Mỹ, sau đó chuyển đến Canada và làm việc như một Nhà Phát triển Phần mềm tại công ty ClearRisk ở bang Newfoundland, Canada. Công hiện chiếm phần lớn thời gian của chàng trai trẻ, những lúc rảnh rỗi, Phú Hải làm tình nguyện viên dạy trẻ về lập trình và sáng tạo robot.
Phương châm của Phú Hải: “Luôn giữ tinh thần cởi mở và làm theo những điều bạn tin tưởng, đặc biệt là trong lúc khó khăn.”
Phú Hải cho hay, “Chuyển đến Canada có nghĩa là từ bỏ mạng lưới đồng nghiệp và cố vấn hiện tại của mình ở Mỹ. Ngoài ra, việc chuyển đổi từ nền tảng kinh tế/ tài chính sang phát triển phần mềm cũng khiến mình mất một thời gian để bắt kịp tốc độ với các công nghệ hiện tại. Bằng cách tạo ra các mục tiêu rõ ràng cho bản thân và tiếp cận, học hỏi những người đi trước trong lĩnh vực mới, mình đã tạo ra ra được các kết nối phù hợp và tìm được một công việc trong lĩnh vực mình yêu thích”.
Những thành tích mà các em gặt hái được trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống không chỉ là niềm tự hào của gia đình, thầy cô, của VAS mà còn góp phần tô đẹp hơn màu cờ sắc áo của dân tộc. Tất cả đều được trang bị từ những nền tảng vững chắc về kiến thức, kỹ năng và cả những phẩm chất, giá trị tại VAS!
VAS là hệ thống trường học có 16 năm kinh nghiệm giảng dạy chương trình song ngữ quốc tế với gần 9.500 học sinh từ Mầm non đến khối 12 đang theo học tại 7 cơ sở. Hiện tại, trường cung cấp 3 lộ trình học tập chuẩn Cambridge đáp ứng nhu cầu, năng lực của học sinh và định hướng của các gia đình.
Đăng ký tham quan, tìm hiểu về môi trường giáo dục tại VAS tại https://www.vas.edu.vn/ hoặc qua hotline 0911 2677 55.
Lệ Thanh
" alt="Những gương mặt cựu học sinh ‘cực đỉnh’ của VAS" />
Reuters cũng bình luận thêm: "Một Indonesia mất phương hướng tiếp tục phải hứng chịu thất bại thứ tư trước tuyển Việt Nam."
Còn Fox Sports phiên bản châu Á giật dòng tít khá kêu: "Việt Nam thổi bay Indonesia để thắng trận thứ hai liên tiếp tại vòng loại World Cup 2022."
Cây viết chuyên về bóng đá châu Á - Gabriel Tan thuật lại: "Sau khi đánh bại Malaysia, đoàn quân HLV Park Hang Seo bước vào cuộc đấu ở Bali với tâm thế cửa trên trước người Indonesia.
Thi đấu khoa học và hiệu quả, tuyển Việt Nam có bàn khai thông bế tắc phút 26 khi Đoàn Văn Hậu bật cao đánh đầu tạo điều kiện cho Duy Mạnh dễ dàng lập công ở cự ly gần.
Mang băng đội trưởng nhưng trung vệ Basna lại thi đấu khá ngờ nghệch. Anh mắc sai lầm nghiêm trọng ở hiệp hai khi phạm lỗi dẫn đến quả phạt đền. Quế Ngọc Hải tận dụng triệt để cơ hội để nhân đôi cách biệt.
Tiếp đó, Trọng Hoàng tung đường chuyền xé toang hàng thủ chủ nhà cho Tiến Linh băng xuống sút tung lưới Indonesia, giúp Việt Nam có chiến thắng giòn giã.
Tuyển Việt Nam giành chiến thắng xứng đáng
Dù bị thủng lưới 1 bàn lúc cuối trận nhưng thầy trò Park Hang Seo vẫn vui sướng bỏ túi 3 điểm tiếp theo. Tuyển Việt Nam đang hướng đến ngôi đầu bảng khi chuẩn bị tiếp đón 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là UAE và Thái Lan trên sân Mỹ Đình."
Trang chủ Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) cũng khen ngợi tuyển Việt Nam: "Đội khách không mấy khó khăn đánh bại Indonesia 3 bàn không gỡ.
Đoàn Văn Hậu - cầu thủ đang chơi bóng ở Hà Lan trong màu áo Heerenveen kiến tạo để Duy Mạnh mở tỷ số. Sau khi vượt lên dẫn trước, Việt Nam vẫn gia tăng sức ép tấn công buộc hàng thủ Indonesia mắc lỗi.
Kết quả, họ có thêm hai bàn thắng nữa nhờ công Quế Ngọc Hải và Nguyễn Tiến Linh. Đội chủ nhà không thể chống đỡ, đành cúi đầu rời sân cùng thất bại tủi hổ".
Xem video highlights Indonesia 1-3 Việt Nam (nguồn VTV):
* Đăng Khôi
" alt="Truyền thông quốc tế: Đẳng cấp Việt Nam lên tiếng" />
Cảnh một học sinh học trực tuyến, cả nhà ngồi xem. Ảnh: NVCC
Nếu hỏi phụ huynh và những người “ngồi xem” chắc chắn sẽ có nhiều lý do được đưa ra. Tuy nhiên, với tôi, khi xem các bức ảnh và đọc các bài báo mô tả cảnh tượng này, tôi liên tưởng đến “Jugyo sankan” (tham quang giờ học) và “Kokai jugyo” (giờ học công khai) của Nhật Bản cũng như những vấn đề đặt ra đối với giáo dục trường học ở Việt Nam.
“Tham quan giờ học” và “giờ học công khai”
Khi mới đến Nhật Bản du học để nghiên cứu về giáo dục ở đây, tôi rất ngạc nhiên trước “tham quan giờ học” và “giờ học công khai”, thứ mà tôi chưa từng chứng kiến hay trải nghiệm trước đó ở Việt Nam.
“Tham quan giờ học” là việc các trường học mở cửa cho phép các phụ huynh có thể vào trường, đến tận từng lớp học quan sát các giờ học mà giáo viên đang tiến hành. Đôi khi, nó không chỉ đơn thuần là quan sát các giờ học trên lớp mà phụ huynh còn có thể xem xét tình hình sinh hoạt, học tập của con em mình ở trường thông qua chứng kiến, quan sát việc học sinh sử dụng thư viện, nhà vệ sinh, ăn trưa, dọn vệ sinh trường lớp…
Rất nhiều trường học ở Nhật Bản tiến hành công việc này, coi nó như là một sự kiện của trường học và tiến hành nhiều lần trong năm (phổ biến nhất là hai lần). Tham quan giờ học thông thường được tiến hành ở tất cả các cấp học từ mầm non cho tới trung học phổ thông. Gần đây, một số trường đại học, trường cao đẳng, trường dạy nghề cũng tiến hành tương tự. Có những trường phổ thông sẽ dành hẳn một tuần trong năm cho công việc này để tạo điều kiện cho phụ huynh có thể quan sát nhiều giờ học khác nhau.
Những giờ học mà phụ huynh có thể quan sát đó gọi là “giờ học công khai”. Vì tính chất công khai của nó cho nên không chỉ phụ huynh có con học ở trường đó, lớp đó mới có thể tham gia mà bất cứ ai là người dân địa phương hay các nhà nghiên cứu nếu có nhu cầu chỉ cần đăng kí với nhà trường đều có thể tham gia. Việc đăng kí là để nhà trường có thông tin hướng dẫn, đảm bảo an toàn cho học sinh và phân phát tài liệu.
Bản thân tôi khi học ở Nhật Bản đã rất nhiều lần xuống các trường tiểu học và trung học cơ sở quan sát, nghiên cứu các giờ học này. Khác với các giờ dạy kiểu “dự giờ” hay “thao giảng” ở Việt Nam, các giờ học này diễn ra hết sức tự nhiên. Giáo viên và học sinh tiến hành công việc bình thường như thường lệ, người đến xem không được phép ngồi hay có hoạt động gì cản trở giờ học nhưng có thể đứng ở bên ngoài lớp quan sát qua cửa sổ hoặc một số trường hợp có thể đứng trong lớp để quan sát. Không có đánh giá nào liên quan đến giờ học ở đây, ngoại trừ các nhóm nghiên cứu sau đó có thể tổ chức các seminar trao đổi (có hoặc không có sự tham gia của giáo viên dạy tùy từng trường hợp).
Đây là hoạt động đã trở thành “truyền thống” của giáo dục trường học Nhật Bản và quen thuộc với phụ huynh vì thế các trường hầu như đều có lịch về “giờ học công khai” từ rất sớm thậm chí là ngay từ đầu năm.
Suy nghĩ về trường học Việt Nam
Như vậy, từ “tham quan giờ học” và “giờ học công khai” của Nhật Bản ta có thể thấy ở Việt Nam về cơ bản chưa có các sự kiện tương tự.
Ở Việt Nam thông thường chỉ có các tiết học cho phép các giáo viên, đại diện các cơ quan hành chính giáo dục tham gia để đánh giá chất lượng dạy học, để chấm thi giáo viên giỏi hay thực hiện một chuyên đề, đề tài nào đó mà thôi. Trong các sự kiện trường học khác như thi đấu thể thao, văn nghệ thì về cơ bản cũng chỉ có đại diện của hội phụ huynh tham gia. Cơ hội gần như duy nhất để đông đảo phụ huynh tham gia vào sinh hoạt trường học là “họp phụ huynh” nhưng trong trường hợp đó lại hầu như không có sự có mặt của học sinh và giáo viên chủ yếu trao đổi thông tin với phụ huynh hoặc đơn thuần là thông báo các khoản đóng góp, kết quả học tập của học sinh chứ không có thao tác quan sát thực tế giáo dục.
Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q1, TP.HCM) là một trong số ít trường học, từ vài năm gần đây, có những giờ học "mở cửa" cho phụ huynh tới quan sát
Đấy là một hạn chế lớn của giáo dục trường học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Trong bối cảnh xã hội đang biến đổi không ngừng và thông tin hóa mạnh mẽ, trường học không còn là không gian đóng kín và giáo viên không còn là người cung cấp thông tin độc quyền nữa. Trường học hiện đại sẽ phải chuyển mình từ tình trạng “kín cổng cao tường” sang tính chất khai phóng, rộng mở. Ở đó không chỉ có giáo viên tiến hành các hoạt động giáo dục mà còn phải có sự tham gia của các chuyên gia bên ngoài (dạy chuyên đề, tổ chức hội thảo, seminar cho phụ huynh, giáo viên, đào tạo giáo viên, trực tiếp huấn luyện học sinh các kĩ năng đặc biệt), của phụ huynh học sinh (dã ngoại, văn nghệ, thể thao, hội thảo, phối hợp giáo dục thường xuyên).
Từ trước đến nay, như một truyền thống và có lẽ cũng là do sự lạc hậu của lý luận, cơ hội cho phụ huynh Việt Nam được trực tiếp trải nghiệm, quan sát giờ học của con ở trường và các hoạt động giáo dục khác là hiếm hoi.
Hiện tượng “cả nhà ngồi xem giáo viên dạy” khi học sinh học online nói trên vì thế có tính biểu tượng rất cao. Nó gợi ra cho những người làm giáo dục ở Việt Nam nhiều thứ đáng suy ngẫm. Khi xã hội biến chuyển nhanh và khái niệm trường học mở rộng biên độ, cơ hội học tập của cá nhân đặc biệt là người lớn trở nên phong phú (học qua mạng, qua đài phát thanh, truyền hình, học trong thực tế, du học…), trường học và giáo viên rất dễ bị tụt hậu so với xã hội.
“Mở cửa trường học” là tất yếu và cần thiết để trường học thoát ra khỏi tình trạng ấy. Ngoài ra, bằng cách “mở cửa” trường học còn có cơ hội lớn để gắn kết với xã hội địa phương, tận dụng nguồn lực của xã hội địa phương cho sự phát triển của mình đồng thời đóng góp vào sự phát triển của địa phương trong vai trò là trung tâm thông tin, giáo dục và văn hóa.
Nguyễn Quốc Vương
Những màn thư giãn hài hước dạy học trực tuyến
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường THCS, THPT và đại học đã tổ chức dạy học trực tuyến. Cũng chính từ đây, những màn pha trò hay sự cố hy hữu của cả giáo viên và học sinh vô tình được ghi lại.
" alt="Từ 'cả nhà xem con học online' nghĩ về mở cửa trường học" />