当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Pakhtakor vs Al Rayyan, 21h00 ngày 5/11: Chia điểm? 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Botosani, 21h00 ngày 4/2: Chủ nhà thắng thế
Phát biểu chia sẻ cảm xúc, Surbhi Chandna cho hay chưa kịp học nhiều tiếng Việt ngoài câu "Xin chào Việt Nam". Cô cảm ơn ban tổ chức Giải thưởng Ngôi sao xanh, ê-kíp sản xuất phim Xà nữ tái sinhvà khán giả Việt Nam đã bình chọn cho mình.
Khi diễn đạt tình yêu dành cho con người và ẩm thực Việt Nam, Surbhi Chandna gặp khó khăn khi phát âm từ "phở" - món ăn ưa thích của nữ diễn viên nên đã phát âm nhầm thành một từ nhạy cảm khác.
Nhận ra nhầm lẫn, mỹ nhân Bollywood lúng túng, ngượng ngùng. MC Thanh Giang và Anh Quân nhanh chóng mô tả thêm về món phở, hóa giải tình huống khó xử.
Sau đó, diễn viên Sharad Malhotra nói vừa học câu "cảm ơn" bằng tiếng Việt cách đây 4 tiếng. Anh trân trọng cảm ơn khán giả Ấn Độ và Việt Nam đã yêu mến, bình chọn.
Tại lễ trao giải Ngôi sao xanh 2022, ê-kíp phim Đêm tối rực rỡđại thắng với 4 hạng mục: Phim điện ảnh hay nhất, Nam diễn viên chính điện ảnh xuất sắc nhất(Kiến An), Nữ diễn viên chính điện ảnh xuất sắc nhất(Nhã Uyên) và Đạo diễn xuất sắc nhất(Aaron Toronto).
Đạo diễn Aaron Toronto phát biểu: "Tôi muốn dành tặng giải thưởng này cho tất cả nạn nhân của bạo lực gia đình, những người bị bệnh tâm lý. Các bạn không cô đơn. Tôi mong bộ phim góp phần hàn gắn những trái tim tan vỡ vì tổn thương".
Kết quả Lễ trao giải Ngôi sao xanh 2022Bảng Điện Ảnh:
Phim điện ảnh hay nhất: Đêm tối rực rỡ
Nam và nữ diễn viên chính xuất sắc nhất: Kiến An (Đêm tối rực rỡ) và Nhã Uyên (Đêm tối rực rỡ)
Nam và nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất: Thuận Nguyễn (Bẫy ngọt ngào) và Hoàng Hà (Em và Trịnh)
Nam và nữ diễn viên yêu thích nhất: Chi Pu (Mười: Lời nguyền trở lại) và Quang Sự (Người lắng nghe)
Đạo diễn xuất sắc: Aaron Toronto (Đêm tối rực rỡ)
Sáng tạo xuất sắc: Đức Trí (Em và Trịnh)
Gương mặt triển vọng: Samuel An (Em và Trịnh)
Bảng phim Truyền hình:
Phim truyền hình hay nhất: Rồi 30 năm sau
Phim truyền hình được yêu thích nhất: Bão ngầm
Nam và nữ diễn viên xuất sắc nhất: Trương Minh Quốc Thái (Vợ quan) và Kim Phượng (Bão ngầm)
Nam và nữ diễn viên truyền hình được yêu thích nhất: Gin Tuấn Kiệt (Sui gia hay xui gia) và Thanh Trúc (Rồi 30 năm sau)
Đạo diễn phim truyền hình xuất sắc nhất: Đinh Thái Thụy (Bão ngầm)
Gương mặt triển vọng: bé Shin (Rồi 30 năm sau)
Nam và nữ diễn viên nước ngoài được yêu thích nhất: Sharad Malhotra (Xà nữ tái sinh) và Surbhi Chandna (Xà nữ tái sinh)
Phim truyền hình nước ngoài yêu thích nhất: Xà nữ tái sinh
Bảng Web-drama
Phim web-drama hay nhất: Xóm chùa
Phim web-drama được yêu thích nhất: Bụi đời chợ quê
Nam và nữ diễn viên được yêu thích nhất: Nguyễn Quốc Trường Thịnh (Bụi đời chợ quê) và Puka (Kẻ độc hành)
" alt="Mỹ nhân Ấn Độ nói nhầm từ nhạy cảm khi cố phát âm tiếng Việt"/>Mỹ nhân Ấn Độ nói nhầm từ nhạy cảm khi cố phát âm tiếng Việt
Quang Trung, Ali Hoàng Dương nói nhiều và ồn ào như ở chợ
Gần đây, nhóm bạn thân của Trấn Thành gồm Trúc Nhân, Quang Trung, Ali Hoàng Dương góp mặt liên tục trong nhiều game show. Tuy nhiên, thay vì cảm thấy thích thú trước sự tung hứng của cả nhóm, khán giả tỏ ra khó chịu khi các thành viên nói quá nhiều.
![]() |
Nhóm Cờ cá ngựa bị khán giả chỉ trích vì gây ồn ào. |
Trong tập 9 Giọng ải giọng ai, nhóm Cờ cá ngựa của Trấn Thành dường như đã quên mất sự có mặt của Trường Giang và Otis Nhật Trường. Cả bốn thành viên tranh nhau nói, ào ào chạy lên sân khấu. Họ nói về người chơi của chương trình thì ít, chủ yếu cà khịa, bóc phốt nhau.
Nghe họ nói chuyện, gọi nhau là "mẹ - con", đa số khán giả cho rằng nhóm bạn của Trấn Thành đứng trên sân khấu tự nhiên như ở nhà. Thậm chí sự ồn ào của cả nhóm khiến Trường Giang phải thốt lên: "Như đang ở chợ Bà Chiểu".
Sự ồn ào của nhóm một lần nữa khiến khán giả phản ứng khi tham gia Nhanh như chớp nhí. Ở sân chơi kiến thức dành cho các em nhỏ từ 3-9 tuổi, việc Trấn Thành, Ali Hoàng Dương và Quang Trung hát ca khúc tình yêu như Có chàng trai viết lên cây, Em không sai chúng ta sai được cho là không phù hợp.
Ngoài ra, trước sự ngây ngô của các em nhỏ, việc ba thành viên của Cờ cá ngựa trêu đùa nhau quá đà cũng bị nhận xét kém duyên.
"Mệt mỏi với nhóm Cá ngựa. Thật sự, họ ồn ào trên mọi mặt trận. Đạo diễn và chương trình không thấy lố hay sao vẫn cho lên sóng được", "Chương trình thiếu nhi mà người lớn giao lưu, lo bắt mấy đứa nhỏ đứng chờ"... là những bình luận của khán giả để lại sau chương trình.
Thanh Duy, Vân Trang làm lố
Trong lần chơi Tường lửa cùng đồng nghiệp Tiết Cương, Cát Tường vướng nhiều ý kiến trái chiều từ khán giả do bộc lộ cảm xúc quá đà. Cụ thể, nữ MC liên tục nhún nhảy, cướp lời của Trường Giang. Thậm chí, cô còn cởi giày, nằm ngay trên sân khấu để thể hiện sự tiếc nuối.
![]() |
Cát Tường nằm dài trên sân khấu Tường lửa. |
Không xuất hiện quá nhiều ở game show như đàn chị nhưng Vân Trang cũng mắc sai lầm tương tự. Trong chương trình Nhanh như chớp, diễn viên Thiên mệnh anh hùngtừng khiến người xem khó chịu về cách nhắc bài phản cảm. Việc nhắc bài lộ liễu còn khiến thành viên trong đội của cô bị hủy kết quả.
Nữ diễn viên giải thích sau khi có hàng loạt bình luận phản ứng về mình: "Tôi chỉ muốn khuấy động không khí cho chương trình. Tuy nhiên, đến khi cắt dựng và phát sóng, biên tập đã cố tình đưa những đoạn làm lố vào để câu view”.
Trong khi đó, tham gia chương trình Ký ức vui vẻ, Thanh Duy bị đa số người xem lên tiếng chỉ trích vì thể hiện cảm xúc thái quá. Chẳng hạn trước sự xuất hiện của Đan Trường và nhóm nhạc 1088, Thanh Duy đã khóc, ôm chầm đàn anh. Nhiều khán giả đặt câu hỏi nam ca sĩ hoạt động trong nghề đã lâu, đi diễn nhiều cùng các đàn anh, tại sao phải xúc động đến thế?
Đáp lại, Thanh Duy giải thích: "Mình xin lỗi nếu hành vi, hành động của mình trên sóng truyền hình không vừa mắt ai đó. Mình xin khẳng định tất cả đều xuất phát từ tâm hồn vô hại, vô tư, không tính toán".
Hương Giang bị đánh giá vô lễ và thích dạy đời
Thời gian qua, Hương Giang liên tục góp mặt trong nhiều game show như Người ấy là ai, Chị em chúng mình... Ca sĩ chuyển giới nhận nhiều lời khen ngợi về sự hoạt ngôn, thông minh, ứng biến nhanh trên sân khấu. Ngoài ra, cô phải đối diện với không ít chỉ trích khi phát biểu về giới tính, đưa ra các bài học trong cuộc sống. Một số người cho rằng Hương Giang nói quá nhiều với giọng điệu dạy đời.
![]() |
Hương Giang từng bị chỉ trích sau sự cố với Trung Dân. |
Trong show Chị em chúng mình, nữ ca sĩ đã lên tiếng chia sẻ: "Người ta nói, Hương Giang nói gì mà nói nhiều vậy, không biết bao nhiêu tuổi mà lên mặt dạy đời người khác. Tôi không lên mặt dạy dỗ ai nhé. Đây chỉ là những quan điểm cá nhân. Nếu có thể giúp ích cho bạn thì bạn nghe, không thì bạn nghe quan điểm của những người phụ nữ khác".
Hai năm trước, Hương Giang từng bị chỉ trích nặng nề bởi sự cố vạ miệng với nghệ sĩ kỳ cựu Trung Dân. Trả lời câu hỏi của chương trình: "Cát Tường hay than phiền anh Trung Dân thích tìm tòi khám phá máy móc, xem nó hoạt động như thế nào. Có một lần, ông ấy đút đầu vào (…) và ông ấy bị thương". Hương Giang đưa ra đáp án: "đút đầu vô cầu tiêu”.
Nghệ sĩ Trung Dân đã đứng lên phản ứng lại. Sau đó, anh bỏ ra về và nói: "Tôi không thể tiếp tục quay với một người vô văn hóa như thế này".
Chia sẻ với Zingvề việc nghệ sĩ tham gia game show, một đạo diễn nói: "Không thể phủ nhận mặt tích cực mà game show mang lại cho nghệ sĩ là độ phủ sóng, đến gần hơn với khán giả. Nhưng tham gia game show cũng như con dao hai lưỡi. Nếu không biết tiết chế, nghệ sĩ dễ bị khán giả phản ứng, chê trách. Chưa kể, mải lao theo game show kiếm tiền, danh tiếng khiến nghệ sĩ quên mất cách hóa thân vào nhân vật, tìm kiếm những vai diễn giá trị. Giá trị của nghệ sĩ vẫn nằm ở những sản phẩm nghệ thuật, chứ không phải game show".
(Theo Zing)
Hội bạn thân của Trấn Thành gồm Trúc Nhân, Ali Hoàng Dương, Quang Trung liên tục xuất hiện ở một số game show. Họ bị khán giả chỉ trích vì làm lố và ồn ào.
" alt="Những lần sao Việt bị phản ứng vì kém duyên ở game show"/>Đấy là những cái tên: Olga Tokarcruk (Giải Nobel 2019), Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Trần Đức Tiến, Phạm Lưu Vũ, Nguyễn Thụy Kha, Khuất Bình Nguyên, Hoàng Vũ Thuật, Trần Lê Khánh, Vũ Hải An, Hồ Minh Tâm, Huỳnh Minh Tâm, Khánh Chi, Hữu Ước, Phương Đặng, Thùy Dương, Y Ban, Văn Giá, Vũ Quang Nam, Đỗ Chu, Yên Ba, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Thanh Tâm, Thái Chí Thanh, Tiến Đạt, Hòa Vinh, Trần Vũ Ben (giáo sư văn học Mỹ gốc Việt), Bartlomie Radziejewski (giáo sư tiến sĩ chính trị học Ba Lan), Nguyễn Chí Thuật, Phạm Minh Quân, Đỗ Hàn, Phạm Xuân Nguyên, Đinh Phương, Nguyễn Hải Việt, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Đức Tùng…và các họa sĩ vẽ phụ bản Bùi Suối Hoa, Hoàng Đặng, Đỗ Hiệp, Doãn Hoàng Kiên, Đoàn Đức Hùng, Phạm Trần Quân, Tào Linh, Trần Thắng và đặc biệt là bức tranh làm bìa tuyệt đẹp của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn.
Như mọi số, mở đầu là thư biên tập do tôi được phân công viết. Bức thư số này có tên "Bày cơn mơ lên mảnh đất cuối cùng". Bức thư nói về một thế giới bị tàn phá tan hoang. Và nếu thế giới cứ tiếp tục chiến tranh, chạy đua vũ trang, cướp chiếm biển đảo, đất đai, đầu độc môi trường thiên nhiên và môi trường văn hóa, tiếp tục tham lam, vô cảm, thù hận, giả dối…thì thế giới nhanh chóng đi tới ngày tận thế.
Và trong cái thế gian đang bị dồn vào mảnh đất cuối cùng của sự sống, những đứa trẻ đã bày cơn mơ cuối lên mảnh đất cuối cùng ấy. Cho đến lúc này, chúng ta phải nhận ra một sự thật rằng: nếu những đứa trẻ đang sống trên thế gian này không còn biết bày cơn mơ đẹp đẽ của chúng về một tương lai thì chúng ta sẽ rơi vào tuyệt vọng.
Đoạn cuối cùng bức thư viết: "Chúng ta đang bước vào cuộc chiến đấu chống lại những điều tồi tệ và độc ác đang làm thế giới suy tàn. Và ai đó trong chúng ta có thể bị bắn gục. Nhưng cái chết không bao giờ là sự kết thúc. Nó mở ra lập tức những cánh cửa rộng lớn về phía ánh sáng. Và hơn bao giờ hết, lúc này tôi nhìn thấy tất cả những đứa trẻ đang bày cơn mơ của chúng trong tất cả những khu vườn thế gian này. Chúng làm cho chúng ta băng qua mọi sợ hãi để đến bên chúng".
''Đại dịch Vũ Hán và một thế giới khác'' là tít chung cho toàn bộ các bài viết của chuyên mục "Ấn tượng 90 ngày’", Viết và Đọc chuyên đề mùa hè 2020 với sự hiện diện của các nhà văn, nhà nghiên cứu chính trị danh tiếng. Các tác giả đã đưa ra một cái nhìn đầy biện chứng như một lời cảnh báo, một dự báo về tương lai loài người nhưng ngập tràn chủ nghĩa nhân văn.
Có một điều đặc biệt trong chuyên đề mùa hè 2020 là chuyên mục đối thoại. Chúng ta thường trò chuyện, phỏng vấn hay đối thoại với những người danh tiếng, có vị trí cao trong xã hội. Nhưng Viết và Đọc đã đối thoại với cả những người vô danh như nhà sư Thích Viên Giác - trụ trì một ngôi chùa nhỏ như một ngôi nhà bình dị ở Thái Bình trong Viết và Đọc chuyên đề mùa xuân 2020. Nhưng ông là một nhà tu hành thực sự. Những câu chuyện và suy ngẫm giản dị của ông lại chạm đến những điều lớn lao trong đời sống hiện nay.
Và trong chuyên đề mùa hè 2020, chúng tôi đã trò chuyện với một sinh viên Việt Nam chỉ mới 19 tuổi. Anh vừa hoàn thành bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Anh với tình yêu thơ ca, với một sự tự tin đầy thán phục, một tư duy sâu sắc và một cách làm vô cùng khoa học nhưng ngập tràn cảm hứng sáng tạo. Câu chuyện của anh làm chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều. Anh là Nguyễn Bình, sinh viên năm thứ nhất ngành thiên văn học của một trường đại nước ngoài.
Chiến tranh đã chấm dứt gần một nửa thế kỷ, đất nước đã được thống nhất. Nhưng lòng người Việt Nam trong nước và ngoài nước vẫn còn những ngăn cách. Sự ngăn cách ấy kéo dài quá lâu một cách vô lý. Tất cả mọi người Việt đều có trách nhiệm xóa đi sự ngăn cách ấy bằng cách cách của mình.
Những người tổ chức và thực hiện Viết và Đọc chọn một con đường riêng của mình cho vấn đề này. Đó là giới thiệu những tác phẩm xuất sắc của các nhà văn Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Đó là những tác phẩm đã đóng góp không nhỏ để làm nên chân dung văn học viết bằng tiếng Việt, mở rộng chiều kích tiếng Việt, minh triết Việt và tiếp tục truyền bá vẻ đẹp văn hóa và tâm hồn Việt trên toàn thế giới.
Đấy cũng là lý do Viết và Đọc từ chuyên đề mùa hè 2020 đã mở ra một chuyên mục mới có tên "Các nhà thơ hải ngoại". Và nhà thơ hải ngoại đầu tiên Viết và Đọc giới thiệu là nhà thơ Cung Trầm Tưởng với sự tuyển chọn và lời giới thiệu của nhà thơ Nguyễn Đức Tùng. Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng sống, làm việc và sáng tác ở Canada. Một số tác phẩm của ông đã xuất bản trong nước.
Chuyên đề Văn học nước ngoài trong số này giới thiệu các nhà văn viết truyện ngắn Úc và một nhà thơ đương đại Trung Quốc. Đó là 2 quốc gia vô cùng quen thuộc với chúng ta nhưng nhà văn Úc viết truyện ngắn như thế nào thì các nhà văn cũng như bạn đọc Việt Nam lại hầu như không biết. Dịch giả trẻ người Tày Nông Thị Ngọc Hiên đã mang đến cho chúng ta những bản dịch sống động.
Còn nhà thơ nào đã làm "náo loạn" thơ ca đương đại Trung Quốc chúng ta cũng hầu như không biết. Đấy chính là một nhà thơ nữ. Bà viết thơ rất muộn. Nhưng khi xuất hiện đã "thay đổi" những quan niệm tưởng như khó có thể thay đổi về thơ hiện đại Trung Quốc. Lời giới thiệu và những bài thơ xuất sắc của bà được nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc Thuý Hạnh - Viện văn học Việt Nam tuyển chọn, dịch và giới thiệu.
Mỗi số của Viết và Đọc, những người tổ chức và thực hiện ấn phẩm này lại lao đi như những kẻ "săn tìm kho báu" của văn chương đang ẩn giấu đâu đó trong những người viết từ một người viết còn đang ở tuổi vị thành niên cho đến những "ông hoàng, bà chúa" của văn chương trong nước và trên thế giới. Và chỉ như thế thì bạn đọc mới đưa tay và nhặt Viết và Đọc lên từ một sa mạc sách trong những cửa hiệu bán sách hiện nay.
Nguyễn Quang Thiều
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng sự khan hiếm của văn học thiếu nhi là một cảnh báo. Ngay ở Hội Nhà văn Việt Nam, lâu nay giải thưởng cho văn học thiếu nhi hầu như không có.
" alt="Viết và đọc mùa hè 2020"/>Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2: 3 điểm bỏ túi
LTS: Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2015, nhóm Năng lượng gốc (NLG) quảng cáo có khả năng chữa bách bệnh, kể cả ung thư…
NLG đã lôi kéo hàng chục ngàn học viên trên cả nước và đào tạo họ thành những tuyên truyền viên tích cực. Bằng việc tạo nguồn thu một cách tinh vi thông qua đội ngũ “phụng sự”, ông Lê Văn Phúc (còn gọi là chú Phúc) và các cộng sự đã có những nguồn thu “khủng”.
Nguy hiểm hơn, các chiêu trò của NLG khiến nhiều người bệnh dừng điều trị y tế, bài trừ bác sĩ. Nhiều bệnh nhân đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Hiện, NLG vẫn phát triển mạnh mẽ. Nhóm này đã tổ chức được 3 hội thảo ở nước ngoài, trong đó 2 hội thảo ở Thái Lan hồi tháng 11/2022 và tháng 2/2023. Trước đó có một hội thảo diễn ra tại Malaysia. Mỗi hội thảo đều thu hút vài nghìn người Việt Nam tham gia, với mức kinh phí gần 30 triệu đồng/người.
Nhiều gia đình đổ vỡ vì mâu thuẫn quan điểm về NLG. Họ cùng có chung một câu hỏi: Tại sao NLG vẫn ngang nhiên hoạt động, thách thức các cơ quan hành pháp? Tại sao một người đàn ông đang sống ở Mỹ có thể điều khiển và “móc túi” được hàng ngàn người Việt? Những ai đã giúp ông Lê Văn Phúc?
Đặt hai tay lên lưng người khác để truyền năng lượng như phim kiếm hiệp, truyền năng lượng cho nhau qua các ứng dụng mạng xã hội để chữa bách bệnh, truyền năng lượng cho lợn gà lớn, cây trồng phát triển… Những câu chuyện nghe thôi đã thấy vô lý nhưng lại đang được hàng chục ngàn người Việt tin và làm theo (theo số liệu từ chính nhóm này “quảng cáo”).
Các tín đồ của NLG đang len lỏi vào từng căn nhà, ngõ phố, quận, huyện, tỉnh, thành. Họ bảo nhau phấn đấu “học hành” giống như đám trẻ, cũng phân bậc từ lớp 1, lên lớp 2, lớp 3, rồi đến lớp 4, lớp 5. Hầu hết các buổi học đều diễn ra online, được chú Phúc (ông Lê Văn Phúc) - người sáng lập hiện sống ở Mỹ - đứng lớp truyền đạt cùng các cộng sự thân tín.
Tự lập các nhóm riêng để truyền năng lượng với ảo tưởng giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, nông nghiệp.
Ở nhiều tỉnh thành, quận huyện trên cả nước đều có các nhóm NLG hoạt động âm thầm ngày đêm. Thỉnh thoảng, họ tổ chức gặp mặt giao lưu trực tiếp tại khu vực mình sinh sống. Phần lớn các học viên là người cao tuổi, tin vào các yếu tố tâm linh. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người học thức cao, có địa vị và uy tín xã hội tham gia vào nhóm này.
Các học viên đi theo NLG thường bắt đầu với tâm lý “chẳng mất gì” bởi vì các lớp học NLG được quảng cáo là miễn phí. Tuy nhiên, nguồn thu “khủng” mà không hề mất vốn của những người đứng đầu NLG tồn tại dưới nhiều hình thức tinh vi.
Video: Nhóm NLG truyền bá những thông tin phản khoa học nhưng hiện có hàng chục ngàn người trên khắp cả nước đi theo.
Tổ chức hội thảo ở nước ngoài
Trước thời điểm đầu năm 2021, mỗi học viên khi học đến lớp 3 của NLG sẽ tham gia học trực tiếp với chú Phúc tại Việt Nam và phải đóng số tiền 600 nghìn đồng/người - được thông báo là tiền thuê hội trường.
Hiện tại, khi nhóm này không còn dám tổ chức các lớp học “offline” ở Việt Nam nữa, thì một trong những nguồn thu lớn nhất của NLG là tổ chức các buổi hội thảo lớn ở nước ngoài cho học viên từ lớp 3 trở lên, trong đó chi phí dao động 25-30 triệu đồng/người.
Riêng năm 2022, NLG đã tổ chức 2 hội thảo tại Malaysia và Thái Lan, thu hút lần lượt khoảng 1.500 và 2.390 người tham gia. Sang năm nay, nhóm này lại tiếp tục tổ chức hội thảo tại Thái Lan vào đầu tháng 2. Theo thông tin PV nhận được, hội thảo này cũng thu hút lên tới gần 2.400 người, gần như toàn bộ là người Việt Nam.
Với mỗi hội thảo, các học viên tham gia phải đóng 500 USD/người tiền thuê hội trường. Số còn lại là tiền khách sạn, ăn ở, đi lại. Tổng chi phí lên tới 25-30 triệu đồng/người mỗi chuyến đi kéo dài 6-7 ngày. Làm một phép tính đơn giản cũng thấy số tiền thu về lớn đến mức nào.
12,7 triệu đồng/người chỉ là một phần chi phí cho lớp học ở Thái Lan hồi tháng 2/2023 kéo dài 7 ngày cả đi lẫn về.
Nhóm này liên kết với một công ty du lịch để thu tiếp tiền vé máy bay, ăn ở, đi lại hơn 13 triệu đồng/người.
Chị Đỗ Trang (Nam Định) kể, mẹ chị là một trong số các học viên tham gia hội thảo ở Thái Lan hồi cuối tháng 11 năm ngoái. “Tôi đưa bà 25 triệu đồng để chi cho chuyến đi ấy, còn lại bà bù thêm bao nhiêu tiền thì mình không biết. Ngoài ra, thỉnh thoảng các cụ lại ủng hộ vài ba trăm, 1 triệu là chuyện bình thường”.
Giống như mẹ chồng chị Trang, mẹ đẻ chị Thu Hà (Hà Nội) cũng đang mê muội với NLG. Chị Hà kể, chị chỉ biết mẹ mình đi Thái Lan trước đúng 1 ngày. Lúc ấy chị mới nhớ ra bà từng gửi nhầm cho chị ảnh chụp màn hình giao dịch chuyển khoản 12,7 triệu đồng cho một người tên là Thái Thị Xuân. Về sau, chị mới biết số tiền 12,7 triệu đồng (tương đương 500 USD) thực ra là tiền đóng phí thuê hội trường, còn tổng số tiền phải bỏ ra cho chuyến đi này lên tới hơn 26 triệu đồng, chưa tính các khoản chi tiêu cá nhân và ủng hộ tự nguyện cho chuyến đi.
Số tiền 12,7 triệu đồng (một nửa tổng chi phí) mẹ chị Hà chuyển khoản tới tài khoản Thái Thị Xuân cho lớp học ở Thái Lan hồi tháng 2/2023.
“Mình không thể biết được bà đã chi chính xác bao nhiêu tiền cho NLG. Ban đầu bà nói là học miễn phí nhưng sau đó có rất nhiều khoản phải chi như: mua sách, ủng hộ lớp học, mừng tuổi chú Phúc…”.
Mua sách, ủng hộ từ thiện
Trước khi “được” sang Thái Lan đi học lớp 3, lớp 4, các học viên sẽ học online hằng ngày tại nhà. Họ được khuyến khích mua sách mà nhóm này tự biên soạn và in ấn, có giá từ 130 đến 950 nghìn đồng/cuốn. Ban phụng sự của “chú Phúc” cảnh báo rằng, sách không được cho nhau mượn, không được photo, nếu không sẽ “mất năng lượng”.
Ngoài ra, nhóm này thường xuyên kêu gọi thành viên làm từ thiện. Nhóm sẽ tự giới thiệu các hoàn cảnh khó khăn, thậm chí đưa các học viên đến thăm hỏi rồi kêu gọi ủng hộ tuỳ tâm. Thậm chí, đến dịp Tết Nguyên đán, trợ lý thân cận của chú Phúc cũng kêu gọi “mừng tuổi chú” tuỳ tâm.
Chị Huỳnh Mỹ An (TP.HCM) là một trong những người đấu tranh chống lại NLG mạnh mẽ nhất trong suốt 2-3 năm qua. Chị từng có thời gian tiếp xúc gần gũi với nhóm này và ông Lê Văn Phúc vì em gái chị từng theo học các lớp của NLG với hi vọng chữa bệnh.
Chị An cho biết, ban đầu vì chiều em gái và thành tâm muốn chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn, chị đã tin tưởng chuyển 100 triệu đồng cho người mà ông Phúc nói là con gái nuôi bị ung thư. Chị cũng chuyển tiền đóng góp vào quỹ của NLG và tặng nhiều món quà có giá trị cho ông Phúc và các cộng sự.
Sau khi phát hiện ra ông Phúc nói dối về trường hợp con gái nuôi và có những hành động không bình thường, chị đã lên tiếng phản pháo. Để “bịt miệng” chị, ông Phúc năn nỉ trả lại số tiền mà chị đã chuyển và giá trị các món quà chị đã tặng. “Ông ta đã trả lại tôi 200 triệu đồng. Nhưng tôi kiên trì lên tiếng không phải để đòi lại số tiền đó. Cái nguy hiểm nhất là ông Phúc và NLG đang lừa đảo hàng nghìn người Việt để trục lợi, khiến cho bao gia đình tan nát, mâu thuẫn. Bao nhiêu con người bệnh tật, đau ốm vì tin lời tuyên truyền của NLG mà bài trừ bác sĩ. Đó là tội ác”.
Bán lợn gà NLG, kêu gọi tiền tỷ mua trụ sở bên Mỹ
Không chỉ thu tiền sách vở, ủng hộ từ thiện, đi hội thảo, NLG còn tự lập nên những trang trại thực phẩm sạch, quảng cáo là nuôi trồng theo phương pháp NLG (truyền năng lượng để lợn gà, cây trồng lớn).
Một trong những trang trại đó được giới thiệu là ở Đồng Nai. Riêng mảng nông nghiệp, thực phẩm sạch, NLG đã lập ra một công ty riêng có tên là NLG Đại Phước. Một trong số các cửa hàng bán thịt gà, lợn trực tiếp nằm ở TP Vinh (Nghệ An).
“Mẹ tôi cũng từng đi tham quan một trang trại được quảng cáo là trang trại sạch NLG ở Thái Nguyên. Bán đồ đắt lắm mà các bà vẫn tranh nhau mua” - chị Đỗ Trang kể.
Bảng giá thịt lợn, gà của một cửa hàng NLG nằm ở TP Vinh (Nghệ An).
Trên fanpage công khai của nhóm này, bà Thái Thị Xuân còn đại diện cho chú Phúc đứng ra kêu gọi các thành viên ủng hộ hoặc tạm ứng cho vay không lãi suất để mua trụ sở cho NLG. Bà Xuân viết rằng, sau khi đã gom mọi nguồn thu, số tiền mua trụ sở vẫn còn thiếu… 100.000 USD (gần 2,4 tỷ đồng). Nhưng chỉ chưa đầy 1 ngày sau, bà tuyên bố tài khoản của bà đã nhận được hơn 1,1 tỷ đồng.
Khoản tiền tỷ được kêu gọi trong chớp mắt chỉ bằng một chiếc “status” rất nhẹ nhàng trên Facebook đủ cho thấy các học viên đặt niềm tin lớn đến mức nào vào những người đứng đầu NLG. Trụ sở bên Mỹ sau đó đã được ê-kíp của ông Phúc "khoe" trên các hội nhóm. Tuy nhiên, giấy tờ pháp lý ra sao, ai đứng tên chủ sở hữu… là những thông tin không được đề cập đến và cũng chẳng có ai thắc mắc bởi vì nó ở tận bên… Mỹ.
Ban phụng sự kêu gọi học viên ủng hộ tiền mua trụ sở bên Mỹ. Số tiền còn thiếu là 100.000 USD.
Chỉ trong vòng chưa đầy 24h, bà Thái Thị Xuân đã tuyên bố số tiền ủng hộ gửi về lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Trong kế hoạch “móc túi” của NLG, dự kiến hội thảo tiếp theo sẽ được tổ chức ở California (Mỹ) từ 24-28/6 năm nay. Họ cũng không quên lưu ý rằng “số lượng chỗ ngồi có giới hạn nên sẽ ưu tiên cho học viên đăng ký sớm”.
Trước đó, nhóm này cũng “quảng cáo” về lớp học ở Berlin (Đức) dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm nay nhưng chưa thấy thông tin về việc đã tổ chức thành công.
Chưa hết, NLG công bố kế hoạch trong tương lai sẽ thu học phí từ lớp 2 với cả hình thức học online, với mức học phí như sau: Lớp 1: miễn phí, lớp 2: 100 USD, lớp 3: 600 USD, lớp 4: 1.000 USD, lớp 5: 2.600 USD.
Những học viên nào có ý chống đối, thắc mắc hay từ bỏ NLG sẽ bị các thành viên ban phụng sự đe dọa bị mất kết nối, mất năng lượng, quay trở về với đời sống bình thường.
Chị Mai Linh (Hà Nội) - người có mẹ chồng vừa tham gia chuyến đi Thái Lan hồi tháng 2 năm nay chia sẻ: “Tôi không hiểu sao báo đài từng lên tiếng cảnh báo mà nhóm này vẫn hoạt động mạnh. Họ quảng bá công khai trên mạng xã hội, thậm chí còn tuyển CEO, làm marketing rất chuyên nghiệp”.
NHÓM PV
Ông Lê Văn Phúc là ai? Ông này có bằng cấp bác sĩ, tiến sĩ như từng tự giới thiệu trong đơn xin cấp phép hoạt động gửi đến các cơ quan, ban ngành hay không? Mời độc giả đón đọc kỳ 2 về ‘Chú Phúc’ - giáo chủ của Năng lượng gốc khiến hàng ngàn người mê muội.
Nhật Kim Anh vừa lên tiếng chuyện cô từng đưa mẹ đến khám nhà ông Võ Hoàng Yên cách đây hơn 5 năm trước.
" alt="Nhóm năng lượng gốc xưng chữa bách bệnh, lừa tiền cả người già"/>Nhóm năng lượng gốc xưng chữa bách bệnh, lừa tiền cả người già
Tình yêu 50 năm lãng mạn hơn phim của ba mẹ diễn viên Lý Hùng
![]() |
Để có thể biến một ngoại ngữ thành ngôn ngữ chủ động (active language) của bản thân, người học cần rất nhiều trải nghiệm thực tế và thực dụng với ngoại ngữ ấy.
Một ví dụ điển hình cho xu hướng này chính là việc xây dựng và giảng dạy môn Language Arts ở Mỹ. Trong tiếng Anh, "arts" có thể hiểu là "nghệ thuật", là "những môn học xã hội như ngôn ngữ, lịch sử và văn chương", là "kỹ năng hay năng lực có thể phát triển nhờ đào tạo và luyện rèn". Nói một cách khác, "arts" là sự tổng hòa của giác quan, của cảm nhận và dĩ nhiên là những trải nghiệm có được nhờ tích lũy từ vô thức tới ý thức trong một thời gian dài.
Chính vì thế, ta có thể diễn giải Language Arts là "nghệ thuật ngôn ngữ". Trong hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ, Language Arts là một nhóm môn học rất được coi trọng với mục tiêu là đảm bảo cho học sinh khi tốt nghiệp sẽ có được năng lực giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam ngày càng có nhiều bạn nhỏ lựa chọn học tiếng Anh thông qua việc học các kiến thức khác như học toán, khoa học, tìm kiếm tài liệu và đọc sách truyện bằng tiếng Anh.
Có một cách khác cũng đặc biệt hiệu quả đối với việc trau dồi tiếng Anh, đó là tiếp cận ngôn ngữ theo cách của các bạn học sinh bản ngữ thông qua môn Language Arts. Tài liệu và giáo trình về môn học này có thể được tìm thấy rất nhiều trên mạng nhưng đều rất dài và chủ yếu viết bằng tiếng Anh với nhiều thuật ngữ giáo dục.
Nắm bắt được điều đó, Gamma - dòng sách Ngoại ngữ của Alpha Books đã mua bản quyền, chuyển ngữ và phát hành cuốn sách Everything you need to ace english language arts (tên tiếng Việt: Quyển vở ai cũng muốn mượn).
Đây là cuốn sách nằm trong series sách bán chạy của thương hiệu sách giáo dục hàng đầu của Mỹ Brain Quest (nhà xuất bản Workman). Mỗi cuốn sách trong series này tổng hợp các kiến thức cơ bản của một môn học theo chuẩn chương trình bậc trung học cơ sở (các lớp 6-7-8). Cuốn sách tổng hợp kiến thức môn Language Arts, tương tự như môn Ngữ văn của học sinh Việt Nam.
Ý tưởng độc đáo của bộ sách nằm ở chỗ nó được thiết kế mô phỏng cuốn vở ghi chép trên lớp của một học sinh giỏi nhất lớp. Nhờ vậy, nội dung mỗi cuốn sách không chỉ khái quát gần như đầy đủ những kiến thức cơ bản trong chương trình bậc trung học cơ sở mà chúng còn được trình bày theo cách rất khoa học, dễ hiểu và sinh động, bắt mắt.
Tình Lê
Đường mây trong cõi mộng - tác phẩm phóng tác từ cuộc đời đại sư Hám Sơn không đơn thuần là kể lại cuộc đời của vị chân tu mà còn là những chiêm nghiệm được, mất.
" alt="Cuốn sách bất cứ ai học ngoại ngữ cũng muốn mượn"/>