当前位置:首页 > Công nghệ > Soi kèo phạt góc Como vs Juventus, 2h45 ngày 8/2 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Venezia vs AS Roma, 18h30 ngày 9/2: Tiếp tục ‘hồi sinh’
Không ít cặp vợ chồng trẻ dù đã đủ tiền mua ô tô nhưng vẫn băn khoăn chưa dám quyết định. Anh Hoàng Phượng (Từ Sơn - Bắc Ninh) bày tỏ băn khoăn trên một diễn đàn lớn về ô tô: "Tôi thu nhập 25 triệu, vợ tôi thu nhập 5 triệu một tháng. Hai vợ chồng tôi có tích cóp được 200 triệu đồng. Liệu với thu nhập 30 triệu/tháng, tôi có nên mua một chiếc xe ô tô hay không?
![]() |
Kiếm 30 triệu/tháng, mua ô tô vẫn đầy rủi ro |
Trả lời cho những băn khoăn này, một thành viên diễn đàn otofun đã chia sẻ số chi phí phải bỏ ra với một chiếc Madaz 3 sau đúng một năm sử dụng.
Theo bảng chi phí này, đây là chiếc xe mới hoàn toàn nên việc bảo dưỡng và thay thế định kỳ chưa tốn nhiều chi phí.
Tuy nhiên, chi phí cho xăng dầu, tiền gửi xe, gửi xe, phí cầu đường, bảo dưỡng nhỏ cũng lên tới hơn 48 triệu đồng/1 năm với hơn 7 nghìn km.
Như vậy, với 200 triệu đồng, nếu phải vay thêm khoảng 300 triệu đồng nữa để mua một chiếc xe mới giá rẻ khoảng 500 triệu thì chi phí cho chiếc xe sau một năm sẽ là gần 90 triệu đồng (bao gồm khoảng gần 40 triệu đồng tiền lãi của 300 triệu tính theo lãi suất ngân hàng. Chi phí đó chưa bao gồm số tiền gốc mà người vay phải thanh toán theo định kỳ cho ngân hàng.
Như vậy, mỗi tháng (chưa tính tiền gốc ngân hàng phải trả) chủ xe phải trả gần 8 triệu đồng chi phí vận hành cho chiếc xe.
![]() |
Bài toán chi phí "nuôi xe" của một thành viên trên mạng xã hội |
Nếu chỉ mua một chiếc xe cũ khoảng 200 triệu thì mỗi năm, chủ xe cũng phải đầu tư thấp nhất 10 triệu đồng để bảo dưỡng và sữa chữa nhỏ. Như vậy, số tiền chi phí để "nuôi" chiếc xe cũ cũng vào khoảng 60 triệu đồng/năm (mỗi tháng chi phí bình quân 5 triệu).
Như vậy, để có thể "nuôi" được một chiếc xe ô tô, mỗi tháng, chủ xe phải bỏ ra từ 5 đến 8 triệu đồng.
Với thu nhập khoảng 30 triệu đồng, việc chi phí sinh hoạt cho cả gia đình, tiền học của con,... cộng với số tiền phải "nuôi" xe thì sẽ không còn khoản tích luỹ nào nữa.
Như vậy, nếu chỉ trông vào đồng lương (mức 30 triệu đồng là khá cao) thì việc mua và duy trì hoạt động cho một chiếc ô tô là khá khó khăn. Vì vậy, nếu chỉ trông vào đồng lương thì các cặp vợ chồng nên rất thận trọng khi quyết định đầu tư một chiếc ô tô. Bởi mua xe đã khó, duy trì hoạt động cho nó còn khó khăn hơn nhiều.
Theo bạn, với thu nhập vỏn vẹn 30 triệu/tháng cho cả 2 vợ chồng, có nên mua ô tô? Mọi ý kiến dưới dạng tin bài xin gửi về email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Quốc Khánh
Cánh mày râu thường rêu rao rằng "bán xăng cho phụ nữ là tội ác" để tạo nên cảm giác hoang mang mỗi khi nhìn thấy một cô gái ngồi sau vô lăng.
" alt="Kiếm 30 triệu/tháng, mua ô tô có bị rủi ro?"/>Kia Morning ở Hà Nội mang biển ngũ quý 9. (Ảnh: Fanpage Biển số đẹp)
Chevrolet Spark biển số 012.34 ở Hà Nội. Ảnh: Fanpage Biển số đẹp.
Chiếc Chevrolet Spark khác ở Hà Nội mang biển tứ quý 5. (Ảnh: Fanpage Biển số đẹp)
Chevrolet Spark biển số tứ quý 3 ở Hà Nội. (Ảnh: Fanpage Biển số đẹp)
Daewoo Lacetti biển số tứ quý 5 ở Thủ đô. (Ảnh: Fanpage Biển số đẹp)
Daewoo Matiz biển số tứ quý 4 ở Hà Nội. Ảnh: Fanpage Biển số đẹp.
Daewoo Matiz biển 1234 của một người ở Hà Nội. (Ảnh: Fanpage Biển số đẹp)
Chiếc Daewoo Nubira II biển số tứ quý 5 khác ở Hà Nội. (Ảnh: Fanpage Biển số đẹp)
Isuzu D-Max biển "tứ cửu" ở Gia Lai. (Ảnh: Fanpage Biển số đẹp)
Hyundai Santa Fe đời cũ mang biển 3456 ở Hà Nội. (Ảnh: Fanpage Biển số đẹp)
Chiếc taxi Hyundai Getz biển số 6789 tại Thủ đô. (Ảnh: Fanpage Biển số đẹp)
Ford Escape biển tứ quý 9 ở Hà Nội. (Ảnh: Fanpage Biển số đẹp)
Theo VTC
Chỉ trong hai tuần đầu tháng 5 đã có khá nhiều chiếc xe máy biển số đẹp, hàng khủng được chủ nhân đội giá lên hàng trăm triệu đồng gây sốt cộng đồng chơi xe Việt.
" alt="Xe cũ giá rẻ sở hữu biển số đẹp khiến ai cũng thèm"/>Nhận định, soi kèo Southampton vs Burnley, 22h00 ngày 8/2: Tiếp đà bất bại
Chuyện mẹ - Chuyện con của nhà văn Lê Minh Hà là những trang viết ở dạng nhật ký, ghi lại những câu chuyện ở nhà, ở trường của tác giả và hai cậu con trai mà chị yêu thương gọi là Cục Xương, Cục Mỡ.
Nhà văn Lê Minh Hà trải lòng: “Bằng quan sát riêng con đường từ nhà tới trường của con mình và trẻ nhỏ sống tại Đức hơn hai mươi năm qua, tôi đã tự cắt nghĩa được vì sao người Đức thành công sau những cú vấp bổ chửng trong lịch sử… Những ghi chép riêng trong cuốn sách này là một cách để người viết hệ thống lại những ghi nhận về giáo dục Đức mà trẻ con đang thụ hưởng, không qua lý thuyết, mà qua cách họ thực hành".
Dù chuyện chỉ được ghi chép trong khoảng thời gian 3 năm, nhưng vẫn giúp bạn đọc mường tượng sinh động hành trình cùng con lớn khôn của tác giả: cậu em Cục Mỡ từ lúc lọt lòng và cậu anh Cục Xương khi đã ở tuổi 20.
Chuyện một bà mẹ luống tuổi sinh ra và lớn lên giữa lòng Hà Nội, nuôi dạy hai cậu con trai cách nhau cả chục tuổi đầu. Khoảng cách tuổi tác, cách biệt văn hóa với chính những đứa con của mình khiến bà mẹ từng là giáo viên có tiếng ở một trường trung học danh giá ở Hà Nội nhiều phen ngỡ ngàng.
Từ chuyện một đứa trẻ 3 tuổi phải biết tự chuẩn bị đồ đi học cho mình, 8 tuổi biết đi mua đồ cho mẹ ngoài siêu thị, 10 tuổi phải tự loay hoay tìm cách bắt tàu xe đi học giữa trời đông buốt giá tuyết rơi ngập đường; đến chuyện tự do cá nhân, chuyện xin việc làm thêm, đến chuyện tình yêu, giới tính, và cả chuyện bầu cử, tôn giáo, triết học…
Những chuyện vui vui giữa mẹ và con, những tâm tư của tác giả đọng lại trong lòng độc giả nhiều suy ngẫm, về cách giáo dục con trẻ để trở thành một người bình thường - “thành phẩm của một nền giáo dục khỏe mạnh”.
![]() |
Cùng con vượt bão tuổi teen. |
Cùng con vượt bão tuổi teen - Cuốn sách là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư duy của một nhà báo, ngôn ngữ của một nhà văn và cảm xúc của một người mẹ, nên dù chia sẻ kinh nghiệm dạy con, những câu chuyện được sắp xếp lớp lang - những vấn đề gay cấn được đan xen và có phần càng ngày càng căng thẳng cuốn hút độc giả dõi theo.
Đó là những câu chuyện của con gái chị, của chính chị thuở mới lớn hay chuyện của những người thân quen chị từng chứng kiến: chuyện con bỗng dưng biến mất, con muốn chuyển lớp vì không muốn đối mặt với “chị đại”, con tự dưng gây gổ cãi lại bố mẹ, đến chuyện hướng con học mà không nhọc…
Một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm là làm thế nào để học ngoại ngữ một cách hiệu quả. Ngoài phần chia sẻ của nhà văn Phong Điệp, cuốn sách còn tiết lộ bí kíp học tiếng Anh từ chính con gái tác giả, cô bé đạt IELTS 8.0 khi mới 12 tuổi – một thành tích đáng nể nhiều người mong ước.
“Lắng nghe con một cách chân thành, không áp đặt và gây áp lực lên con cái, dạy con các đối mặt với khó khăn, thất bại”, khi đối mặt với “bão”, chị “cố gắng hít thở sâu, bỏ đi làm việc gì đó thay vì ngay lập tức buông ra lời nặng nề với con”… là một các bí quyết của nhà văn Phong Điệp trong quá trình đồng hành cùng con.
Nhà văn Phong Điệp chia sẻ: “Tôi không bao giờ dám nhận mình là chuyên gia tâm lý vì đó đương nhiên không phải là chuyên môn của tôi. Tuy nhiên khi làm mẹ của hai con gái cùng bước vào tuổi teen, mỗi ngày dõi theo quá trình trưởng thành của con, tôi có rất nhiều trải nghiệm quý giá muốn được chia sẻ cùng các bậc phụ huynh. Tôi hy vọng, bên cạnh việc tham khảo tư vấn của các chuyên gia, những chia sẻ của một người làm mẹ phần nào sẽ có ích với các bậc phụ huynh cũng đang trải qua giai đoạn khó khăn với những đứa con tuổi teen".
Dù ở Hà Nội hay trên thủ đô nước Đức, mỗi nhà văn đều mang đến cho độc giả một góc nhìn mới mẻ, hiện đại về cách nuôi dạy con, cách đồng hành cùng con, làm bạn cùng con trên mỗi chặng đường, đặc biệt là trong giai đoạn tuổi mới lớn đầy thử thách.
Tình Lê
Đã có hơn 400 triệu cuốn Goosebumps được bán ra trên toàn cầu, đưa nó lên vị trí bộ sách bán chạy nhất mọi thời đại trong vài năm.
" alt="Nhà văn Lê Minh Hà, Phong Điệp kể chuyện dạy con"/>Chủ trì hội nghị, ông Hoàng Vĩnh Bảo – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng trong 3 lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành mà Bộ quản lý, thường thì lĩnh vực Xuất bản và Phát hành có nhiều vấn đền ‘nóng bỏng’ hơn nhưng không vì thế mà lĩnh vực in không được quan tâm. Hội thảo này chính là để các đơn vị trong lĩnh vực In nói tiếng nói của mình từ đó tìm hướng phát triển ngành trong giai đoạn tới.
![]() |
Ông Hoàng Vĩnh Bảo – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. |
Ngành in cơ bản chuyển sang công nghệ hiện đại, nhân lực yếu và thiếu
Báo cáo tại hội thảo, ông Nguyễn Nguyên – Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho rằng, công nghệ in truyền thống đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi in kỹ thuật số.
Ở Việt Nam cả nước hiện có trên 25.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động in (theo số lượng đăng ký kinh doanh). Năm 2019, sản lượng ngành in vào khoảng 300 tỷ trang A4 và đang đứng thứ 12 ở Châu Á và thứ 6 ở Đông Nam Á.
Doanh thu toàn ngành in năm 2019 đạt trên 96 nghìn tỷ đồng (khoảng 4,2 tỷ USD, tăng 5,9% so với năm 2018). Lợi nhuận đạt hơn 8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7%, nộp ngân sách Nhà nước 2.313 tỷ đồng (tăng 10,4%).
Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành nhận định sự với phát triển của công nghệ, hiện nay ngành in đã cơ bản chuyển sang công nghệ in hiện đại trong tất cả các công đoạn của sản xuất in. Nhờ đổi mới công nghệ hiện đại công nghệ kịp thời, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nên số lượng và chất lượng các sản phẩm in không ngừng được nâng lên rõ rệt.
TS. Ngô Anh Tuấn – Chủ tịch Hội In TP.HCM cho rằng ngành in sẽ phát triển mạnh mẽ và bền vững trong 10 năm tới. Tuy vậy, dù nỗ lực đầu tư vẫn không đáp ứng được nhu cầu nếu cứ phát triển cơ học không đầu tư cho nhân lực. Ông cảnh báo rằng, nếu không chú trọng và thu hẹp nguồn nhân lực các doanh nghiệp in sẽ không kịp cứu vãn tình thế.
“Thậm chí in một cuốn sách cũng chưa hoàn chỉnh, chưa chú trọng nâng cao chất lượng bìa sách”, ông Tuấn thẳng thắn chia sẻ.
Chủ tịch Hội In TP.HCM cho rằng, ngành in phải là ngành kinh tế số, có yếu tố cạnh tranh con người, hướng xuất khẩu tại chỗ nhưng cố gắng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu – đòi hỏi đầu tư lớn để có thể thoả mãn các yêu cầu khắt khe của chỗi cung ứng này.
TS. Ngô Anh Tuấn cũng đi thẳng vào vấn đề in lậu và cho rằng đó là việc rất đau lòng, nó không xuất phát từ nhà in mà còn nhiều yếu tố khác. Ông Tuấn đề nghị xem xét kỹ vấn đề này.
Ths. Trần Văn Sơn – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng với Công nghiệp In thừa nhận rằng số lượng nhân lực ngày càng giảm, chất lượng thấp đi đây là nút thắt tạo ra nhiều lỗ hổng.
“Nhà trường và cơ sở in cần phối hợp để truyền thông về công việc này, phải cải cách, có mô hình quản lý tốt tăng nhu cầu, thu nhập cho người lao động. Con em trường in cũng không còn mặn mà như 10 năm trước nữa, trước thì tranh nhau xuất vào trường”, ông Sơn chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Dòng - Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam cho hay nhân lực ngành in của ta sử dụng chưa hiệu quả. "Chúng ta mất nhiều nhân lực, một máy in hiện đại, các nước khác chỉ cần 2 nhân lực, trong khi chúng ta mất 4 nhân lực vận hành”, ông Nguyễn Văn Dòng nói.
![]() |
Nhân lực cho ngành in là vấn đề nóng trong Hội thảo. |
Chuẩn hóa đào tạo, nhân lực lao động trong ngành
“Cùng với sự chuyển mình của Châu Á, thị trường in Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng khu vực và thế giới. Nhưng để phát triển, cần mở rộng thị trường in, thực hiện quy hoạch phát triển xuất bản, in và phát hành tới năm 2030, 100% số các cơ sở in đặt ngoài các khu dân cư. Cùng với đó là phát triển nguồn nhân lực, đấu tranh chống in lậu và giải quyết một số vướng mắc về cơ chế, chính sách”, ông Nguyễn Nguyên cho biết.
Sau khi lắng nghe các đơn vị trong ngành phát biểu, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo đặt câu hỏi: Ngành in có tiềm năng lớn, xu hướng phát triển ngày càng có điều kiện hơn, tại sao nhân lực ngành lại teo tóp?
Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo đề xuất mô hình đào tạo gắn với doanh nghiệp để doanh nghiệp đào tạo cho mình và giúp doanh nghiệp khác. Ngày nay, đôi khi ta coi thường chứng chỉ, nhưng rõ ràng cần chuẩn hóa đào tạo, nhân lực lao động trong ngành.
“Hội nghị này là hội thảo góp ý tham luận xây dựng định hướng phát triển ngành in trong những năm tới. Chúng ta phải có giải pháp phát triển ngành in trong thời cách mạng công nghiệp 4.0”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
“Các đơn vị cần tiếp tục đưa ra ý kiến thảo luận cách thể hiện, mục tiêu dài hạn, ngắn hạn, mục tiêu cần có lộ trình và gửi thư điện tử sau cuộc họp này. Cục Xuất bản, In và Phát hành được đánh giá sử dụng dịch vụ công trực tuyến tương đối tốt, cần tiếp tục xem đơn giản hóa ở mức tốt nhất.
Các doanh nghiệp phải chủ động có tiếng nói, ngoài bằng văn bản thì truyền thông có mục tiêu rõ ràng. Khi đưa ra mục tiêu, chúng ta nên dựa trên cơ sở thực tiễn, các con số thực tế. Chúng ta phải đổi mới tư duy ngay từ khi quy hoạch chiến lược, đảm bảo thực thi, đảm bảo chiến lược để doanh nghiệp phát triển”, Thứ trưởng kết luận.
Tình Lê
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng cần biến thách thức thành thời cơ chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để xuất bản có thể bước vào nền kinh tế số.
" alt="Ngành in trước thách thức số hoá"/>Sống ở cả thành phố và vùng quê cũng là lựa chọn của gia đình chị Đào Thị Hải Yến (Yến Magui, 34 tuổi), chủ chuỗi 4 tiệm trà và bánh ở tỉnh Bình Dương. Chị lớn lên ở thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng và hiện sinh sống tại TP Dĩ An.
“Làm trong ngành F&B có rất nhiều khó khăn và áp lực. Nhiều khi mệt mỏi quá, mình lại ước được về quê sống cho thoải mái. Bố mẹ vẫn ở Madagui nên nhà mình vẫn hay về thăm. Lý do chưa về quê hẳn là công việc kinh doanh của vợ chồng mình đều ở Bình Dương, con cũng đi học ở đây nên chỉ có thể đi lại mỗi khi rảnh”, chị nói.
Theo chị Yến, từ Dĩ An về Madagui chỉ tốn 3 tiếng chạy ôtô nên cứ cách 1-2 tháng gia đình chị lại di chuyển. Mỗi lần, họ ở quê cả tuần do tính chất công việc có thể điều hành từ xa.
Cách đây 3 năm, vợ chồng chị Yến mua mảnh đồi đá hoang 5.500 m2 ở Madagui và quyết định biến nơi này thành đồi hoa giấy rực rỡ.
“Mình rất yêu loài hoa giấy, đi đâu thấy cũng trầm trồ, ao ước. Chồng bảo trồng cho mình cả đồi hoa. Ban đầu, mình tưởng nói đùa nhưng anh mua 2.000 cây giống ở miền Tây, thuê người làm vườn, xẻ taluy làm đường đi. Mỗi năm, vợ chồng mình đầu tư chi phí để cải tạo, thuê người dọn cỏ, tỉa cành, bón phân”, chị nói.
![]() |
Vợ chồng chị Đào Thị Hải Yến đi lại giữa Dĩ An - Madagui để vừa kinh doanh, vừa tận hưởng cuộc sống yên bình. |
Với chị Yến, cuộc sống ở thành phố luôn diễn ra hối hả, ăn uống, đi lại cũng đặt sự tiện lợi lên hàng đầu và cả ngày chỉ xoay quanh công việc. Còn khi ở quê, gia đình chị có thể thức dậy sớm, thảnh thơi uống cà phê, tận hưởng không khí trong lành, ánh nắng ấm áp, đồ ăn cũng giản đơn và tự nấu nhiều hơn.
“Tuy nhiên, để lựa chọn về quê hẳn chắc về già mình mới nghĩ đến”, chị Yến nói.
Chị giải thích: “Ở hiện tại, thành phố cho cả gia đình mình nhiều cơ hội học hỏi và tiến bộ hơn. Còn về quê sống chậm hơn một chút, thư giãn là chủ yếu. Việc cân bằng sẽ tốt hơn cho sự phát triển của con mình”.
Lựa chọn khó
“Bỏ phố về rừng nghe thì đơn giản nhưng đối với những người từng rời rừng lên phố như mình lại là bao đắn đo”, chị Võ Ngọc Mai (30 tuổi, Đắk Lắk), hiện sinh sống và làm việc trong lĩnh vực ngân hàng ở TP.HCM, nói với Zing.
Vợ chồng chị Mai đều sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng, gió. Tuổi thơ chứng kiến cuộc sống lam lũ của bố mẹ với cây cà phê, bắp và trụ tiêu, cả hai cố gắng học để thoát cảnh bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
Quen nhau cả tuổi thơ, yêu 9 năm, cùng lên TP.HCM lập nghiệp, về chung nhà 3 năm và sinh con gái nhỏ, vợ chồng chị Mai tự hào khi mua được nhà riêng và có của để dành sau thời gian dài phấn đấu, lăn lộn nơi phố thị.
“Khi đại dịch ập tới, vợ chồng mình đều làm ở mảng ngân hàng nên được làm việc tại nhà. Suốt 8 tháng, chúng mình không dám đi đâu vì có con nhỏ sợ bị nhiễm virus. Nhưng rồi Sài Gòn dịch cao điểm, vì lo cho an toàn của con, cả hai bàn nhau chỉ về quê 1-2 tháng đợi tình hình ổn rồi lên. Ấy vậy mà ngót nghét 4 tháng trời, vợ chồng mình không ai nhắc tới việc trở lại thành phố nữa”, chị nói.
![]() |
Vợ chồng chị Võ Ngọc Mai chưa muốn trở lại thành phố sau 4 tháng về quê tránh dịch. |
Trước dịch, vợ chồng chị Mai chỉ về quê 3-4 lần/năm. Nhờ Covid-19, họ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống ở quê lâu nhất tính từ lúc rời khỏi nhà năm 18 tuổi.
Không gian rộng rãi, thoải mái khiến tinh thần lẫn sức khỏe của gia đình chị Mai đều tốt lên. Trong đó, con gái chị vui vẻ và hiếu động hơn rất nhiều khi được quan sát, chạy nhảy trong vườn.
Vợ chồng chị Mai cũng có thời gian chia sẻ và quan tâm tới bố mẹ 2 bên, cháu được gần ông bà nên cả gia đình đều hạnh phúc.
Bên cạnh đó, họ cũng ngạc nhiên bởi chính sự đổi thay của quê hương, rằng người dân đã áp dụng khoa học, máy móc vào nông nghiệp khiến mọi thứ trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.
“Vợ chồng mình thu nhập hơn 50 triệu đồng/tháng mà ở thành phố cũng không dư nhiều, chủ yếu là khoản đầu tư và buôn bán ngoài. Đi làm từ sáng tới tối mới về, ăn với nhau bữa cơm cũng chờ mệt mỏi. Bởi vậy, vợ chồng mình cũng từng nghĩ về quê, thu nhập thấp nhưng bớt chi phí và có nhiều thời gian cho gia đình. Nhưng cuối cùng, cả hai vẫn bị cuốn theo công việc”.
Gần đây, vợ chồng chị Mai quyết định mua mảnh đất rộng gần 8.000 m2 với căn nhà nhỏ, vườn cây ăn trái, ao cá và tiện đường đi lại ở huyện Lắk - nơi họ được sinh ra. Cả hai lên nhiều ý tưởng xây dựng khu vườn và muốn ở lại quê sinh sống, làm việc.
“Nói là vậy nhưng còn biết bao nhiêu bộn bề, lo toan cho tương lai: nhà cửa, môi trường sống và con cái. Mình vẫn thấy thành phố sẽ là môi trường giáo dục tốt và cơ hội phát triển cho con sau này. Nếu tình hình dịch ổn lại, mình nghĩ vợ chồng mình vẫn còn trẻ và vẫn nên lăn lộn để tương lai tốt hơn. ‘Cuộc sống hưu trí sớm thoải mái nhưng có thật sự đầy đủ và tốt cho tương lai xa hay không?’, mình luôn băn khoăn câu hỏi này”, chị nói.
Sẽ về hẳn khi kinh tế ổn định
Chị Võ Ngọc Mai dự định khi lên lại thành phố sẽ cho thuê lại khu vườn ở quê để vừa giữ đất, vừa có người chăm sóc cây trái. Nếu không vướng bận công việc, vợ chồng chị sẽ chăm về quê hơn.
“Vợ chồng mình xác định sau này sẽ về quê hẳn, chỉ là đợi đến lúc phù hợp. Trước tiên là phải sắp xếp cho con môi trường phù hợp và tốt cho bé sau này. Vấn đề tài chính cũng quan trọng và phải được đảm bảo dù ở đâu. Vợ chồng mình đang từng bước chuẩn bị cho điều đó. Nhà cửa trên Sài Gòn vẫn giữ, ở quê cũng tích trữ đất cho thuê, trồng vườn cây ăn trái để sau này có nguồn thu lâu dài. Vợ chồng mình cũng thử một số công việc ở quê để nếu có về sẽ có nhiều lựa chọn cho cuộc sống ổn định”, chị Mai nói.
![]() |
Chị Mai, chị Bình và chị Yến đều có chung lựa chọn là sẽ bỏ hẳn phố về rừng khi chuẩn bị điều kiện kinh tế vững chắc. |
Hiện tại, chị Dương Bình cũng cảm thấy đi lại giữa TP.HCM - Đắk Lắk tốt và phù hợp với bản thân hơn là bỏ hẳn phố về quê.
“Điều mình cảm thấy thú vị là được thay đổi môi trường sống thường xuyên. Hai môi trường đối lập, hai không khí khác biệt khiến mình luôn có cảm giác mới mẻ, giúp tạo hứng khởi trong công việc chuyên môn rất nhiều. Khó khăn đối với mình có lẽ là say xe nhưng vì đi lại nhiều nên cũng quen dần”, chị nói.
Chị Bình dự định về hẳn quê khi điều kiện kinh tế vững vàng hơn. Chị đang lên kế hoạch phát triển mảng kinh doanh nông sản của nhà trồng được để có thể tạo nền tảng vững chắc, đảm bảo điều kiện sống tốt cho mình dù ở bất kỳ đâu.
Trong khi đó, chị Đào Thị Hải Yến nhắn nhủ: “Bỏ phố về rừng hiện là xu hướng của các gia đình trẻ ở thành phố, có nền tảng kinh tế ít nhiều. Mình có lời khuyên nhỏ rằng hãy chọn nơi mà bạn hiểu về vùng đất, con người và văn hóa ở đó. Bạn chọn rừng, nhưng rừng có chọn bạn không? Nếu chỉ vì chút mệt mỏi thành thị mà bỏ hẳn về rừng, mà có lẽ bản thân cũng chưa hình dung được còn rất nhiều thử thách đang chờ phía trước. Hãy chuẩn bị tinh thần và kiến thức thật vững chắc trước khi quyết định”.
Theo Zing
Sau khi chọn cuộc sống ở làng quê, người đàn ông cùng các thành viên trong gia đình biến nhà đổ nát thành không gian sống xanh với vườn rau trên cao.
" alt="Những người sống ở cả thành phố và vùng quê"/>