Giáo sư Việt ở Mỹ kể chuyện tự cách ly giữa mùa dịch Covid

  发布时间:2025-02-02 18:07:02   作者:玩站小弟   我要评论
Đi siêu thị về và bị ho và sốtGS Trương Nguyện Thành hiện đang sinh sống và làm việc ở Mỹ. Ông vừa t24h.com. 24h.com.vn24h.com. 24h.com.vn、、。

Đi siêu thị về và bị ho và sốt

GS Trương Nguyện Thành hiện đang sinh sống và làm việc ở Mỹ. Ông vừa trải qua hơn 10 ngày tự đi cách ly giữa lúc dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ.

Thứ Bảy (28/3) hai vợ chồng ông đi chợ và có ghé qua một siêu thị của người Việt để mua rau thơm vì vốn thích ăn cuốn bánh tráng. Hai vợ chồng cũng mua vài con cá về nướng. Lúc đi,áosưViệtởMỹkểchuyệntựcáchlygiữamùadị24h.com. 24h.com.vn cả hai đã cẩn thận mang găng tay và khẩu trang đầy đủ. Hai ngày sau, ông nhận được thông tin siêu thị này đóng cửa do có người mắc Covid-19.

{ keywords}
Hình ảnh GS Thành khi đi siêu thị (Ảnh: Lấy từ trang cá nhân của GS)

Là người gốc Bình Định, GS Thành bảo ông có thói quen ăn cuốn bánh tráng và khi ăn thì sử dụng rau sống. Hôm đi chợ về, ông ăn bánh tráng cuốn cá nướng.

Tới thứ 2 (30/3), ông thấy cổ họng mình bị rát. Tối hôm đó thì bắt đầu những cơn sốt cao kéo đến và kéo dài đến nguyên ngày hôm sau.

Lúc này, dịch Covid-19 bùng nổ ở Mỹ. Mong muốn được xét nghiệm, ông đã gọi tới văn phòng đặc trách Covid-19 của bang Utah, nhưng cơ quan này khuyên nếu vẫn ổn thì nên cách ly ở nhà.  

"Tôi liền gọi cho văn phòng đặc trách Covid-19 của tiểu bang Utah (hiện bang này có trên 2.200 ca dương tính với virus corona), nhưng y tá cho biết xét nghiệm hiện tại chỉ ưu tiên cho người trên 65 tuổi và đang trong tình trạng khó thở (GS Thành sinh năm 1961 năm nay ông 59 tuổi). Họ bảo nếu tôi thở vẫn ổn thì nên cách ly ở nhà và uống thuốc như Telynol” GS Thành kể.

Một mình quyết định tự cách ly

Thông cảm cho tình hình tiểu bang đang thiếu các bộ xét nghiệm, hôm sau GS Thành quyết định rời nhà và đến sống cách ly ở một khách sạn vắng vẻ. Tại khách sạn, ông chọn một căn phòng cuối dãy để không gặp ai.

Những ngày tự cách ly, GS Thành bảo không có sự chăm sóc về y tế. “Ở Mỹ sống tự cách ly thì phải tự lo. Khi nào thấy thật cần thiết thì mới tới nhà thương”.

Đến ngày 1/4, ông đã bớt sốt nhưng người cảm thấy mất sức rõ rệt và hơi thở hơi nặng hơn, không như thường ngày. Thêm nữa là đôi lúc ho có đờm và có độ bám khá lạ. Những ngày đầu sống cách ly, cơ thể yếu đi và ông cảm thấy lo lắng. Để chống lại, ông nhận thức được một điều nếu muốn hồi phục nhanh chóng thì cần dùng hết năng lượng trong người để chống chọi chứ không thể để sự hoang mang và sợ hãi chiếm cứ.

“Do đó, tôi nằm trên giường dùng tâm trí kiểm soát hơi thở; cố giữ hơi thở sâu và đều. Khi nào ngủ sẽ ngủ, còn khi thức thì kiểm soát hơi thở. Còn không tôi làm một số động tác thể dục nhẹ để máu luân chuyển khắp người tốt”.

Trong những ngày này, GS Thành vẫn tự uống thuốc đã mua ở tiệm từ trước. Những ngày sau đó ho vẫn còn nhưng giảm dần.

“Tôi cảm thấy hơi lo nhưng biết rằng sợ hãi không giúp cơ thể kháng bệnh. Với xác suất trên 95% hồi phục tôi bình tâm nghỉ dưỡng để cơ thể chống chọi những triệu chứng lúc này”- ông nói.

Do vậy những ngày này ông không làm gì ngoài việc chăm sóc hơi thở, lắng nghe cơ thể của mình. “Có lẽ bạn thấy lạ khi nghe nói chăm sóc hơi thở? Khi còn trẻ, tôi có cơ hội đọc một cuốn sách về Yoga. Trong sách ấy có nói một câu tôi nhớ mãi vì quá ấn tượng “Ai kiểm soát được hơi thở sẽ kiểm soát được cuộc sống!"

Điều may mắn là sau 4-5 ngày thì sức khỏe của ông hồi phục từ từ. Đến ngày thứ 6 thì người bắt đầu khỏe dần tuy thỉnh thoảng vẫn còn ho ra đàm.

GS Thành kể, đến 9/4 khi thấy trong người thấy đã khỏe nhiều, ông lái xe đến chỗ làm xét nghiệm virus corona và nhận kết qủa âm tính. Sau 10 ngày cách ly, ông đã tự lái xe về nhà

Đừng cá cược bằng sinh mạng của người thân

Ở tuổi gần 60 GS Thành là người có sức khỏe dẻo dai. Ông từng đạp xe xuyên Việt cùng con trai và tham gia một thử thách chống đẩy trên truyền hình. Thế nhưng, trong những ngày qua những thói quen như đọc sách, tập thể dục, ông cũng không có sức để thực hiện.

“Cũng may, tôi nhận thức được nếu không có tiêu cực (làm biếng) thì không có tích cực (siêng năng). Nếu không có mềm dẻo thì sẽ không có cứng rắn. Nếu không vô vọng thì làm sao tìm thấy tia sáng của hy vọng”.

Bài học nữa mà GS Việt kiều này nhận ra là khi cần thiết thì sống cách ly xã hội vì không muốn mang nguy cơ nhiễm bệnh cho người thân. Mình không sống chỉ cho mình mà cho những người xung quanh.

“Bây giờ tôi không sao rồi nhưng làm sao biết được người thân của tôi sẽ như thế nào? Nếu không chóng chọi được tôi là người gián tiếp hại người thân của mình. Do đó tôi vẫn cẩn thận và sống cách ly xã hội đến khi dịch qua đi” - ông Thành nói và đặt câu hỏi: “Bạn có muốn cá cược bằng sinh mạng của người thân của mình không?”

Theo ông Thành, việc ông tự đi cách ly là một trải nghiệm khó quên, đặc biệt là mỗi lần mở tivi và nghe những tin tức về dịch Covid-19, bao nhiêu người nhiễm, bao nhiêu người tử vong.

Thê nhưng điều này giúp ông đánh giá lại những giá trị cuộc sống. "Khi không thể làm điều gì, sống chậm lại thì mở ra cơ hội giúp bạn nhìn lại giá trị bản thân điều gì thật sự là quan trọng cũng như giá trị gia đình"- ông nhắn nhủ.

Lê Huyền

GS Ý  từng dạy học 50 năm gửi lời khuyên tới phụ huynh

GS Ý từng dạy học 50 năm gửi lời khuyên tới phụ huynh

“Trong những ngày này, trẻ em đang được học môn “khoa học của cuộc sống” mà các trường học không hề dạy”.

相关文章

  • Nhận định, soi kèo Prachuap vs Buriram United, 18h00 ngày 29/1: Cửa trên ‘ghi điểm’

    Hư Vân - 29/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g
    2025-02-02
  • Thói quen của người bận rộn đang tàn phá thận - 1

    Nhịn tiểu gây nguy hiểm cho thận (Ảnh: Dall E).

    Cơ thể chúng ta sử dụng việc đi tiểu để thải vi khuẩn ra ngoài qua nước tiểu. Khi nhịn tiểu quá lâu, vi khuẩn có thể phát triển mạnh mẽ trong bàng quang và di chuyển ngược dòng vào thận.

    Đây là nguyên nhân chính gây ra viêm bể thận - một dạng nhiễm trùng thận nghiêm trọng.

    Nhiễm trùng đường tiết niệu không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu như đau buốt khi tiểu, đau lưng, sốt, mà nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến thận.

    Nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho thấy rằng, các trường hợp viêm bể thận kéo dài có thể gây ra sẹo ở thận, làm giảm khả năng hoạt động của thận và dẫn đến suy thận.

    Nhịn tiểu và nguy cơ hình thành sỏi thận

    Việc nhịn tiểu cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Khi nước tiểu bị giữ lại quá lâu trong bàng quang, các khoáng chất và muối trong nước tiểu có cơ hội kết tinh, hình thành các viên sỏi nhỏ.

    Theo thời gian, những viên sỏi này có thể di chuyển ngược lên thận và gây ra sỏi thận.

    Một nghiên cứu của Đại học California (San Francisco) đã chỉ ra rằng, những người có thói quen nhịn tiểu thường xuyên có nguy cơ hình thành sỏi thận cao hơn 30% so với những người có thói quen đi tiểu đều đặn.

    Sỏi thận không chỉ gây ra đau đớn khi di chuyển trong hệ tiết niệu mà còn có thể gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu, làm tổn thương thận nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.

    Suy thận cấp và mối liên hệ với thói quen nhịn tiểu

    Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của thói quen nhịn tiểu là nguy cơ suy thận cấp tính. Suy thận cấp xảy ra khi thận đột ngột mất khả năng lọc các chất thải khỏi máu, dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể.

    Nhịn tiểu kéo dài và thường xuyên làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây áp lực lớn lên cơ quan này và khiến thận không thể hoạt động đúng cách.

    Nghiên cứu từ Bệnh viện Mayo Clinic (Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng, những người có thói quen nhịn tiểu trong thời gian dài có nguy cơ cao mắc suy thận cấp do sự căng thẳng kéo dài lên thận và bàng quang.

    Nếu không được điều trị kịp thời, suy thận cấp có thể dẫn đến suy thận mãn tính và yêu cầu điều trị bằng phương pháp lọc máu hoặc thậm chí ghép thận.

    '/>
  • Bộ trưởng Y tế: Thiếu thuốc, bệnh viện phải chịu trách nhiệm - 1

    Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Thế Anh).

    Theo Bộ trưởng Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều khó khăn, thách thức; thiên tai, thảm họa do biến đổi khí hậu tiếp tục tác động nặng nề và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống y tế các nước...

    Ngành Y tế nước ta tiếp tục phải giải quyết các khó khăn, thách thức thời kỳ "hậu Covid-19"; các gánh nặng bệnh tật kép với nguy cơ bùng phát của các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi và sự gia tăng tỷ trọng các bệnh không lây nhiễm; tình trạng già hóa dân số, thiên tai, thảm họa...

    Trong khi đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao và đa dạng; những thách thức đặt ra trong tình hình mới khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0, thời kỳ "kỷ nguyên số"... đòi hỏi ngành Y tế phải có những giải pháp thích ứng để hoàn thành nhiệm vụ nâng cao, chăm sóc sức khỏe người dân trong thời gian tới.

    Trong lĩnh vực quản lý bệnh viện, theo Bộ trưởng Y tế đây là một vấn đề rất quan trọng đối với bất cứ một hệ thống y tế nào trên thế giới trong việc bảo đảm thực hiện tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh.

    Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục kiện toàn hàng lang pháp lý cho công tác quản lý bệnh viện; giải quyết các thách thức, vướng mắc, bất cập liên quan đến thực hiện cơ chế tự chủ, mua sắm đấu thầu, thanh toán bảo hiểm y tế, xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh, chuyển đổi số y tế, tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến cuối...

    Bộ trưởng cũng yêu cầu các bệnh viện cần quán triệt phương châm cốt lõi, lấy người bệnh làm trung tâm; đặt quyền lợi của người bệnh lên trên hết, trước hết cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh...

    Đặc biệt các viện cần rà soát giảm thiểu các thủ tục hành chính gây phiền hà đối với người bệnh. Chủ động triển khai mua sắm, đấu thầu theo quy định; bảo đảm đủ thuốc, thiết bị y tế cho công tác khám bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân...

    Tại sự kiện, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc đánh giá, cho đến nay giá dịch vụ y tế được điều chỉnh, cho phép các bệnh viện có thể từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin...

    Bộ trưởng Y tế: Thiếu thuốc, bệnh viện phải chịu trách nhiệm - 2

    PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: Thế Anh).

    Sự hợp tác, hỗ trợ chuyên môn và liên thông trong các hoạt động khám chữa bệnh giữa bệnh viện trung ương và địa phương có nhiều tiến bộ đã giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi và hạn chế gây phiền hà cho người bệnh.

    Hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc Bệnh viện các tỉnh phía Bắc 2024 là một diễn đàn lớn để các nhà quản lý bệnh viện có cơ hội gặp gỡ, học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý bệnh viện.

    Trong đó các nội dung liên quan đấu thầu; phương pháp xây dựng giá khám chữa bệnh; bệnh án điện tử và chuyển đổi số trong bệnh viện… sẽ được trao đổi, chia sẻ...

    '/>
  • Nhiều ca laser thẩm mỹ bị tai biến vì máy bắn cháy giấy - 1

    Một trường hợp bị tai biến sau khi thực hiện thẩm mỹ nội khoa (Ảnh: BV).

    Tai biến tiêm chất làm đầy diễn ra đa dạng ở nhiều vị trí, như thái dương, mũi, má, vùng môi, khiến da và vùng mặt của bệnh nhân bị biến dạng nặng nề. Ngoài ra, còn có những ca bị biến chứng nặng sau tiêm thuốc tan mỡ…

    Bác sĩ Thúy nhận định, có một số nguyên nhân dẫn đến tai biến, như bệnh nhân thực hiện ở cơ sở thẩm mỹ "chui", người hành nghề thẩm mỹ chưa được đào tạo chuyên khoa, quảng cáo quá sự thật khiến người dân đặt niềm tin không đúng chỗ.

    Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TPHCM phân tích, có thực trạng nhân viên thực hiện thủ thuật thẩm mỹ không đảm bảo điều kiện vô khuẩn, không sử dụng găng tay vô khuẩn, chưa được đào tạo để đánh giá nguy cơ nhiễm trùng cũng như sử dụng kháng sinh dự phòng sau đó.

    Nhiều ca laser thẩm mỹ bị tai biến vì máy bắn cháy giấy - 2

    Một loại máy laser da được quảng cáo trên mạng xã hội với hình ảnh "bắn cháy giấy" (Ảnh: BV).

    Kế đến, nhiều cơ sở sử dụng sản phẩm không rõ loại, các thiết bị laser chưa qua thẩm định, năng lượng không chuẩn, dễ gây bỏng. "Máy bắn đến cháy giấy, lông nào chịu nổi", bác sĩ Thúy dẫn chứng.

    Lãnh đạo Bệnh viện Da liễu TPHCM đưa ra thống kê báo động, khi có hơn 77% người thực hiện thủ thuật thẩm mỹ không phải bác sĩ, hơn 15% người hành nghề làm đẹp không rõ có là nhân viên y tế có chuyên môn hay không.

    Từ thực tế trên, bác sĩ Thúy đề xuất nhiều giải pháp xử lý tình trạng tai biến liên quan đến thẩm mỹ nội khoa.

    Thứ nhất, các phòng khám cần công khai giấy phép hoạt động, đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn, với đội ngũ bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, thiết bị và thuốc dùng trong thẩm mỹ phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định an toàn.

    Nhiều ca laser thẩm mỹ bị tai biến vì máy bắn cháy giấy - 3

    Một trường hợp làm đẹp mà người thực hiện thủ thuật thẩm mỹ không phải bác sĩ (Ảnh: BV).

    Ở góc độ điều trị, các cơ sở y tế cần xử trí tốt các tai biến thẩm mỹ và tăng cường công tác báo cáo Thanh tra Sở Y tế khi gặp các trường hợp nghi ngờ, xác định tai biến.

    Song song đó, tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, như các bài và clip truyền thông, đăng các thông tin khoa học trên mạng xã hội, phối hợp báo chí… Ngoài ra, việc cập nhật trau dồi kiến thức, đào tạo thường xuyên rất quan trọng trong phòng ngừa tai biến thẩm mỹ da.

    '/>
  • Nhận định, soi kèo Sturm Graz vs Leipzig, 3h00 ngày 30/1: Không nhiều động lực

    Phạm Xuân Hải - 29/01/2025 05:25 Cúp C1 Châu
    2025-02-02
  • Môn thể thao nào giúp ngừa đột quỵ tốt nhất? - 1

    Thể thao rất tốt với tim mạch (Ảnh: Getty).

    Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn, gây tổn thương các mô não.

    Thể thao giúp giảm huyết áp

    Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ. Theo một nghiên cứu được đăng trên Hypertension, việc tham gia các hoạt động thể thao như: đi bộ, chạy bộ, bơi lội và đạp xe có thể giúp hạ huyết áp tâm thu và tâm trương.

    Các nghiên cứu này cho thấy rằng những người thường xuyên tập thể dục có huyết áp ổn định hơn so với những người ít hoạt động.

    Một nghiên cứu khác của American Heart Associationcho biết, chỉ cần 30 phút tập thể dục cường độ vừa phải mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ lên đến 27%.

    Tăng cường sức khỏe tim mạch

    Các hoạt động thể chất có lợi cho sức khỏe tim mạch thông qua việc tăng cường tuần hoàn máu và giảm sự hình thành cục máu đông. Vốn là yếu tố trực tiếp gây ra đột quỵ.

    Một nghiên cứu tại Anh cho thấy, những người tham gia các môn thể thao đều đặn có hệ thống tuần hoàn mạnh mẽ hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

    Giảm béo phì và cholesterol

    Béo phì và mức cholesterol cao là hai yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ. Thể thao giúp đốt cháy calo, giảm mỡ và tăng cường sức mạnh cơ bắp, từ đó giúp kiểm soát cân nặng.

    Nghiên cứu từ Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳcho thấy rằng, tập luyện thể dục đều đặn giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng mức cholesterol tốt (HDL), từ đó giúp ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu.

    Môn thể thao hiệu quả trong việc phòng ngừa đột quỵ

    Môn thể thao nào giúp ngừa đột quỵ tốt nhất? - 2

    Chạy bộ là một trong những môn thể thao ngừa đột quỵ tốt nhất (Ảnh: Getty).

    Không phải tất cả các loại hình thể thao đều có hiệu quả tương đương trong việc giảm nguy cơ đột quỵ. Các môn thể thao aerobic được chứng minh là có tác động tích cực nhất.

    Đi bộ nhanh và chạy bộ

    Đi bộ nhanh và chạy bộ là hai hình thức tập luyện dễ tiếp cận nhưng mang lại hiệu quả cao. Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Thể dục và Y học Hoa Kỳcho thấy rằng, những người đi bộ hoặc chạy bộ ít nhất 5 lần mỗi tuần có nguy cơ đột quỵ thấp hơn đến 40% so với những người ít vận động.

    Đạp xe

    Đạp xe là một bài tập aerobic tuyệt vời cho tim mạch. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Y học Thể thao châu Âu, những người thường xuyên đạp xe có hệ tuần hoàn khỏe mạnh hơn, từ đó giảm thiểu đáng kể nguy cơ hình thành cục máu đông trong động mạch, giảm nguy cơ đột quỵ.

    Bơi lội

    Bơi lội cũng là một môn thể thao lý tưởng giúp rèn luyện toàn diện cơ thể. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Thể thao Hoa Kỳ, bơi lội không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, mà còn giúp cải thiện khả năng thở và tuần hoàn máu, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.

    Yoga và thể dục nhẹ

    Ngoài các môn thể thao aerobic, yoga và các hình thức thể dục nhẹ nhàng cũng mang lại nhiều lợi ích. Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Quốc tếcho thấy rằng, yoga giúp giảm căng thẳng, kiểm soát huyết áp và cải thiện giấc ngủ, tất cả đều là những yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

    Tần suất và thời lượng tập luyện

    Mặc dù thể thao mang lại nhiều lợi ích, nhưng cần tuân thủ một lịch trình tập luyện phù hợp.

    Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành nên tham gia ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ trung bình hoặc 75 phút hoạt động cường độ cao mỗi tuần. Lượng vận động này có thể chia nhỏ thành 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần.

    Ngoài ra, việc kết hợp giữa các bài tập aerobic và bài tập sức mạnh cơ bắp là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ đột quỵ.

    Tập luyện sức mạnh cơ bắp giúp cải thiện sự lưu thông máu và khả năng vận động, từ đó hỗ trợ việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

    '/>

最新评论