Ngày 20/11Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gặp mặt các “thầy giáo mang quân hàm xanh”
- Sáng 13/11,àyBộtrưởngPhùngXuânNhạgặpmặtcácthầygiáomangquânhàty gia yen Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ gặp mặt cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tiêu biểu được tuyên dương tại chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017.
Cuộc gặp mặt có sự tham dự của 60 cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tiêu biểu cùng 30 em học sinh được nhận nuôi dạy trong chương trình “Chiến sĩ quân hàm xanh nâng bước em đến trường” do TƯ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cùng Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
60 cán bộ, chiến sĩ là các cá nhân tham gia công tác dạy học, xóa mù chữ cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo của Tổ quốc hoặc có nhiều đóng góp trong việc vận động nguồn lực giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp bước đến trường.
Các chiến sĩ bộ đội biên phòng đã có dịp trò chuyện, chia sẻ thực tế công tác hỗ trợ phát triển giáo dục tại địa phương.
28 năm công tác tại đồn biên phòng tỉnh Đắk Lắk, hình ảnh những đứa trẻ chạy bộ đến trường giữa nắng gió đã thôi thúc Thượng tá Nguyễn Hữu Phúc, Trưởng ban Vận động quần chúng đi đến quyết định, xin từng chiếc đạp cũ để sửa chữa lại tặng các em. Đến nay, đã có 96 chiếc xe đạp cũ được anh tự tay sửa chữa để tặng cho 96 học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Với anh Phúc, đây là việc làm rất nhỏ bé nhưng là tình cảm của anh dành cho nhân dân vùng biên giới, đặc biệt tiếp thêm niềm tin, niềm vui đến trường cho các em học sinh.
Thượng tá Nguyễn Hữu Phúc, Trưởng ban Vận động quần chúng Bộ đội biên phòng tỉnh Đắk Lắk. |
Tại buổi gặp gỡ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ sự xúc động, cảm phục trước tấm lòng, sự nỗ lực của những người thầy mang quân hàm xanh. Bộ trưởng cho biết, sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, xóa mù chữ, duy trì kết quả phổ cập, học tập cộng đồng nói riêng còn nhiều khó khăn, nhất là với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Vì vậy, sự tham gia tích cực của các đồn biên phòng đã hỗ trợ hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ “lấp trũng” cho giáo dục đào tạo tại các vùng khó khăn.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ sự xúc động, cảm phục trước tấm lòng, sự nỗ lực của những người thầy mang quân hàm xanh. |
Theo Bộ trưởng, hiện nay thống kê cả nước còn khoảng 50.000 người mù chữ, trong đó tập trung nhiều nhất ở các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, việc tiếp cận để giải quyết bài toán xóa mù với những vùng này không phải dễ dàng do khó khăn về cơ sở vật chất cũng như tập quán của người dân. Một phần nhiệm vụ nặng nề đó đã được bộ đội biên phòng đảm nhiệm và triển khai rất tốt trong thời gian qua.
Bộ trưởng cho biết, sẽ có những đầu tư bài bản hơn nữa như hỗ trợ về chuyên môn, chương trình, sách giáo khoa để hỗ trợ công tác giáo dục của các thầy đạt được hiệu quả cao hơn.
Đồng thời sẽ đề nghị để có chính sách, chế độ hợp lý cho những thầy giáo mang quân hàm xanh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao bằng khen cho 60 cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tiêu biểu. |
Bộ trưởng cũng mong mỗi thầy giáo mang quân hàm xanh tiếp tục có những cống hiến cho sự nghiệp trồng người ở những vùng khó, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao tặng bằng khen cho 60 cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tham gia công tác dạy học, xóa mù chữ cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Thanh Hùng
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Queretaro, 6h05 ngày 2/2: Khách gặp khó
Toàn Shinoda và Anh Thư ở sân trường cấp 3 Với những lời lẽ thân mật, gần gũi, Anh Thư hồi tưởng lại thời gian trong sáng với Toàn Shinoda trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường và khoảng thời gian anh đi du học.
Hai người đã có một khoảng thời gian rất vui vẻ nhưng rồi, vì những hiểu nhầm, hiềm khích, cô đã chọn cách rời xa anh "bất chấp anh cố gắng cứu vãn điều đó".
Và trong mắt cô, Toàn Shinoda không phải là một hot vlogger được đông đảo bạn trẻ biết tới mà cô nhớ tới anh với biệt danh Toàn Chim Xanh hay Trần Vũ Toàn mà cô từng biết. Và anh trong mắt cô là "Anh của những trầm mặc, lặng lẽ, đa cảm và dịu dàng, có lẽ nhiều người không biết đâu. Nhưng có lẽ như vậy lại hay, em có thể giữ những điều đó cho riêng mình" .
Dưới đây là trích nội dung bức thư:
“Anh à!.
Đây chắc là cơn ác mộng lâu nhất, đáng sợ nhất em đã từng trải qua trong đời. Mãi mà không làm sao tỉnh dậy khỏi giấc mơ quái ác này được. Ngày hôm qua đến và đi như một đám mây mù. Em thậm chí không định hình rõ mặt nhiều người quen, không nhớ được đã làm những việc gì, và làm thế nào em đã vượt qua nó để đến được với ngày hôm nay.
Từ cái giây phút định mệnh ấy, 1:05 phút sáng ngày 25/07/2014, lúc em nhận được tin nhắn báo tin dữ, cho đến bây giờ, 12:42 phút sáng ngày 29/07/2014, là 4 ngày đã trôi qua, 4 ngày dài như cả thế gian, và trong 4 ngày ấy, em ngủ được tất cả là 7 tiếng.
Hôm nay em qua nhà anh, ở đấy 2 tiếng nói chuyện với mẹ anh, nghe mẹ anh kể chuyện. Nhiều các cô chú bác trong xóm, trong ngõ, ở cơ quan bố mẹ anh đến thăm anh lắm. Nhà không lúc nào vắng người tới thăm, nên em vào bếp ngồi trò chuyện với mẹ anh cho đỡ phiền khách khứa. Em nhìn mà thương bố mẹ anh nhiều lắm anh ạ.
Nhưng mẹ anh kiên cường và bản lĩnh lắm, toàn động viên mọi người, động viên em thôi. Đó là vì mẹ rất thương anh đấy anh biết không, mẹ muốn anh lên đường thật nhẹ nhàng, thanh thản. Em qua đúng lúc nhà anh đang phải làm cơm, dọn đồ, rất nhiều công việc, mọi người tất bật không dừng. Nên em cứ không ngồi yên được, cứ đứng lên ngồi xuống, xin mẹ anh cho em làm đỡ mọi người việc gì đó, mà không ai cho em đụng vào cái gì cả, cứ bắt em ngồi yên thôi.
Mãi em mới vớ được quả bưởi trên bàn, em bảo mẹ anh là để cho em gọt, lát nữa mọi người ăn tráng miệng. Thế là cũng được phát cho con dao với cái đĩa, rất là đàng hoàng. Thế nhưng mà chẳng hiểu làm sao em đã gọt xiêu gọt vẹo thế nào, mà tan nát cái quả bưởi luôn. Lúc làm xong lên đĩa trông không còn ra hình thù gì cả, em phải bày biện theo kiểu một đĩa nộm, trông cho nó vớt vát. Mà bổ bưởi đối với em, là việc em có thể làm trong lúc ngủ, nhắm mắt cũng làm ngon lành đấy, anh có biết không. Anh về trêu em, kéo tay em phải không?.
Mấy hôm nay em ngồi xem lại ảnh cũ, đọc lại những bức thư cũ, nhớ lại những chuyện cũ của mình nhiều. Em thấy vừa vui lại vừa buồn rằng báo chí ầm ĩ kia, những người nổi tiếng kia, cộng đồng rộng lớn kia, đăng status cho anh, nói về anh. Cũng mừng, vì có lẽ đó là điều anh sẽ muốn, mọi người quan tâm đến anh, nhớ đến anh, ghi nhận những thành tựu của anh. Bởi vì có một sự thật không thể chối cãi, rằng anh đã gây ảnh hưởng lớn lao đến không biết bao nhiêu tâm hồn trẻ trên đất nước này.
Nhưng em cũng buồn, ngậm ngùi vì trong những xót thương ầm ĩ và khoa trương ấy, có mấy người thực sự hiểu anh, có mấy người biết đến, không phải Toàn Shinoda, mà là Toàn Chim Xanh, Trần Vũ Toàn mà em đã biết.
Người ta biết đến anh của sự đa tài, hoạt bát, vui nhộn, nổi tiếng, trong ánh hào quang của trăm ngàn người hâm mộ. Còn em biết đến anh là cậu bé gặp em lần đầu trong một lớp học thêm, đã ngay lập tức hỏi xin em ngụm nước, là cậu bé bao lần mang đàn guitar xuống phòng học trống tầng 2 đệm đàn cho em hát When the children cry, là chàng trai đã bao lần nắm tay em ngồi trên những bậc thềm vắng nghe em tâm sự những chuyện sâu kín nhất, là chàng trai đã thức trắng một đêm viết hơn hai mươi trang “Nhật ký” trong quyển sổ gửi cho em trước khi em lên đường đi du học.
Anh của những trầm mặc, lặng lẽ, đa cảm và dịu dàng, có lẽ nhiều người không biết đâu. Nhưng có lẽ như vậy lại hay, em có thể giữ những điều đó cho riêng mình.
Kỷ niệm thì rất nhiều, và em cũng không muốn kể hết ra. Em biết anh vẫn còn nhớ cả thôi, chỉ có em có lẽ là vô tâm và quên đi nhiều. Hôm trước bay về đến Hà Nội, em lao vào lục tìm quyển Nhật ký anh đã viết cho em như “điên dại”. Cái suy nghĩ có thể nó đã thất lạc khi em dọn đồ từ Mỹ về Việt Nam khiến em lạnh người hoảng sợ, cứ thế mà lôi hết các ngăn kéo, vứt đồ đạc ra đầy sàn, chỉ để tìm quyển sổ màu xanh đó.
Rồi cuối cùng cũng thấy, nó vẫn nằm ngay ngắn trong ngăn bàn thứ 3 bên phải của em. Đó là một quyển sổ có mật mã khóa, và tất nhiên là em không thể nhớ được 8 con số đó là gì. Thế là đành phá khóa để mở ra. Vậy mà anh dám viết trong đó:
"...Nhưng rồi một sớm mai khi bạn tỉnh dậy, nhìn thấy cuốn sổ này và không thể mở nó ra được nữa, thì có lẽ bạn đã quên tôi rồi. Lúc đó đừng cố gắng nữa: bởi chính nó đã lựa chọn không cho bạn mở ra. Hãy mang nó đến thả xuống một dòng sông; và hãy cầu cho nó đến cái nơi mà nó thuộc về, một nơi xa xăm nào đó, khi mà thời gian ngừng trôi."
Ừ đấy, em không thể nhớ được mật mã, nhưng em nhất định vẫn cứ phải mở nó ra đấy. Bởi vì em làm sao mà quên anh được hả đồ hâm? Chẳng có thả sông thả biển gì cả, nó sẽ ở bên cạnh em mãi mãi. Vì sao em phải làm theo mấy lời sến súa của anh chứ? Anh cũng đã không giữ lời hứa với em kia mà, lời hứa rằng anh sẽ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Vậy nên em sẽ cứ phá khóa, mở sổ ra đọc và giữ mãi thôi.
Thế giới có bao giờ là màu hồng, tình bạn của chúng mình cũng đã pha những mảng màu buồn bã vì hiểu nhầm, vì những nhỏ nhen, tranh cãi, hiềm khích... Em có lẽ cũng đã rời xa anh nhiều hơn một lần, bất chấp anh cố gắng cứu vãn điều đó.
Rồi cứ thế, những áp lực, trách nhiệm và cả những tham vọng, hoài bão của chính chúng ta kéo mình ra xa nhau hơn. Nhưng đằng sau, sâu hơn tất cả những vụn vỡ đó, em hy vọng anh luôn hiểu rằng, trong tim em luôn chỉ lưu giữ lại hình ảnh cậu bé gầy gò ôm cây đàn guitar luôn hát cho em nghe mà thôi.
Đồ hư hỏng, sao lại bắt em phải đặt chuyến bay về nhà để mặc đồ đen toàn thân và khóc lóc rũ rượi như vậy hả?. Ngồi trên máy bay, người ta đưa khay đồ ăn trước mặt em còn chẳng biết. Kéo vali ra khỏi nhà thì quên tùm lum đủ mọi đồ đạc. Nhưng chắc anh biết lỗi, sửa sai, nên chiều nay em bay về Sài Gòn, cả chuyến bay trời đẹp, em vừa kéo được vali vào nhà xong thì trời nổi gió lớn, đổ mưa như trút. Để xem xét có hết giận không nhé.
Trong những trang cuối của Nhật ký, anh đã viết cho em rằng: "Tôi có thể là một cơn gió thoảng qua đời bạn; nhưng bạn là một bông hoa dừng trước mặt tôi. Và dù nó có đi đâu đi chăng nữa, thì hương thơm ấy đã đọng lại trong người tôi và sẽ mãi ở đó”.
Thật sự em không hiểu vì sao ngày xưa điểm phẩy Văn của anh lại có thể kém được. Hình như chỉ ngấp nghé 6.5? Viết lách như thế này cơ mà. Giờ quay lại cho thầy Thái, cô Tú Anh đọc, xem có xiêu lòng không.
Nhưng mà thật sự, Toàn à?. Anh không phải là cơn gió thoảng qua đời em đâu. Anh là một trong số rất ít người đã thực sự chạm được tới trái tim em, đã nhìn thấy những góc trong con người em mà không bao giờ có ai khác thấy được. Một góc của em, đã chết theo anh rồi anh ạ. Cho nên đừng có bao giờ hờn dỗi vớ vẩn nữa nhé. SI chúng mình, chẳng bao giờ có đứa nào quên anh đâu.
P/S: Em sẽ làm bánh mời anh về ăn, nhưng mà nhất quyết không làm bánh mỳ bơ đường đâu nhé, ai lại thích cái món gì đâu ăn thấy gớm!”.
(Theo Khám phá)
" alt="Bức thư xúc động của bạn gái cũ gửi Toàn Shinoda" />- - Chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh, câu chuyện sinh viên đại học "rơi rụng" dần là những chủ đề giáo dục được nhắc đến nhiều nhất trong tuần qua.
Nguyễn Thảo - Lộc Phạm
" alt="Bữa ăn bán trú: Nơi trẻ ăn bún luộc, nơi phụ huynh góp gạo cho trường" /> Toàn cảnh buổi tiếp đoàn công tác Burundi do Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì ngày 30/7. Ảnh: Lê Anh Dũng Năm 2025, Việt Nam và Burundi sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, đất nước, tên tuổi, con người Burundi ngày càng gần gũi với người dân Việt Nam hơn. Khẳng định tình cảm thân tình giữa hai quốc gia, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho Burundi nói chung và trong lĩnh vực thông tin, truyền thông nói riêng.
Ông Révérien Ndikuriyo chia sẻ, Việt Nam và Burundi có nhiều điểm tương đồng trong đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. Ông mong muốn hai nước thúc đẩy hơn nữa và mở rộng quan hệ hợp tác.
Tổng thư ký Ndikuriyo đánh giá cao vai trò của Viettel khi kinh doanh tại Burundi, mạng Lumitel đã giúp đảm bảo nhu cầu liên lạc thông suốt cho đại bộ phận người dân. Qua đó, Việt Nam và Burundi cũng trở nên gần nhau hơn và mở đường cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác đầu tư.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, sau hơn 40 năm phát triển, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn về kinh tế, xã hội. Hiện nay, Việt Nam đang ứng dụng các công nghệ số trong đào tạo cán bộ công chức nhà nước, đào tạo kỹ năng số cho người dân, xây dựng trợ lý ảo dựa trên trí tuệ nhân tạo. Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Burundi phát triển một số nền tảng số.
Tại buổi tiếp, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác giữa Bộ TT&TT hai nước thông qua trao đổi các đoàn cán bộ công tác trong ngành thông tin và truyền thông; Chia sẻ kinh nghiệm và chính sách phát triển ngành qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến; Tạo điều kiện thuận lợi để Viettel hoạt động ổn định tại Burundi, trở thành hình mẫu cho các doanh nghiệp Việt Nam khác muốn đầu tư, kinh doanh vào thị trường.
" alt="Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển viễn thông với Burundi" />Với chiếc smartphone, Hoàng dễ dàng tưới nước, bón phân cho từng gốc cây trong vườn chỉ bằng những cái "chạm tay". Chăm sóc cây hoàn toàn tự động thông qua các app trên chiếc smartphone nên cả trang trại bơ rộng 12ha gần như vắng bóng nông dân. Hoàng có thể ngồi ở bất cứ nơi đâu, thậm chí ngồi ở Mỹ vẫn có thể tưới nước, bón phân… cho từng cây trồng trong nông trại của mình bằng những cái "chạm tay" trên chếc smartphone. Thế nên, ở nông trại bơ, Hoàng chỉ sử dụng 2 nhân công làm nhiệm vụ kiểm tra hệ thống máy móc trong vườn.
Chỉ vào cây bơ có gắn mã QR code, Hoàng cho biết đó là mã để vào xem “nhật ký số”. Thông qua nhật ký số này, người tiêu dùng sẽ biết được các loại phân bón đã sử dụng, thời gian bón phân, ngày sản phẩm được thu hoạch, phương tiện vận chuyển đến cửa hàng, siêu thị, tiêu chuẩn của trái bơ…
“Hai năm trước, dù đại dịch Covid-19 có lúc làm thị trường tê liệt, nông sản ùn ứ phải giải cứu, “Bơ ông Hoàng” vẫn được tiêu thụ tốt với giá cao”, Hoàng kể và tiết lộ, từ cây bơ, anh thu lãi khoảng 8 tỷ đồng/năm.
Không giống như Hoàng làm nông nghiệp số từ ngày đầu khởi nghiệp, lão nông Đặng Văn Bảy ở xã Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) sau 20 năm nuôi con tôm theo phương pháp truyền thống mới chuyển sang hướng công nghệ cao khép kín. Năm 2020, ông quyết định số hoá các ao tôm.
Nói về hệ thống ao nuôi với quy mô rộng 36ha của mình, ông cho biết, ao tôm được lắp hệ thống máy móc cho ăn, hệ thống xử lý nước tự động với máy đo chính xác nồng độ. Ông hoặc công nhân sẽ theo dõi qua các app đã được cài trên điện thoại thông minh. Hàng ngày, chỉ cần vào app với vài cái “chạm tay”, máy móc đồng loạt hoạt động, tôm được ăn đầy đủ, đúng liều lượng.
“Kiểm tra kích cỡ tôm cũng vậy. Tôi chỉ cần bắt tôm bỏ vào chậu nước, vào app chụp hình tôm trong chậu là tự động cho ra kết quả chính xác trọng lượng của con tôm. Việc tính toán size tôm chuẩn sẽ thuận lợi hơn cho khâu mua bán”, ông nói.
“Năm nay chi phí nuôi tôm tăng nhưng với 36ha diện tích ao nuôi, tôi vẫn lãi khoảng 17 tỷ đồng. Năm ngoái tôi còn thu lãi tới 25 tỷ đồng”, ông Bảy khoe.
“Chuyến tàu” nông nghiệp số tăng tốc
Thời điểm giữa năm 2021, trong hội nghị chuyển đổi số ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan từng nói: “Thế giới đang không ngừng chuyển động, trong khi chúng ta đã bỏ lỡ nhiều chuyến tàu. Bây giờ, chúng ta lại ở sân ga lên một đoàn tàu mới mang tên “chuyển đổi số”. Cùng nắm tay nhau đi trên chuyến tàu này để tiến xa hơn”.
Thực tế đến nay, “chuyến tàu” nông nghiệp số đang dần tăng tốc. Những mô hình trồng rau, nuôi tôm, nuôi gà bằng smartphone, hoặc cánh đồng không bước chân… xuất hiện này càng nhiều. Từ miền ngược tới miền xuôi, từ Bắc vào Nam, người nông dân chuyển đổi số không còn “trông trời, trông đất, trông mây” mà trông vào... dữ liệu số. Thậm chí, thông qua chiếc điện thoại thông minh, họ có thể bán nông sản ra toàn cầu.
Tháng 6 năm nay, Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi chính thức được triển khai. Đây là một trong những "viên gạch" đầu tiên tạo nền móng cho quá trình chuyển đổi số của ngành nông nghiệp. Bởi, hệ thống dữ liệu là cơ sở quan trọng cho việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức phát triển chăn nuôi theo định hướng, tín hiệu, nhu cầu của thị trường, đồng thời, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, an toàn thực phẩm chăn nuôi nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi.
Ngay sau đó, Hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng cũng được đưa vào sử dụng. Hệ thống này góp phần giải quyết bài toán tạo ra sự “đúng, đủ, sạch, sống” trong dữ liệu vùng trồng, cả về thời điểm xuống giống, thu hoạch, sản lượng, chất lượng, truy xuất nguồn gốc, về yêu cầu của thị trường, về giá cả... Từ đó, dần thay đổi phương thức từ “quản lý thủ công” sang “quản lý dựa vào công nghệ số”.
Việt Nam dù là quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp, kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2022 lập kỷ lục lịch sử khi đạt 55 tỷ USD, song, với 7 triệu mảnh ruộng, 9 triệu hộ nông dân, nền nông nghiệp vẫn còn mang 3 “lời nguyền” - manh mún, nhỏ lẻ và tự phát. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, chuyển đổi số sẽ minh bạch mọi thông tin và dần xoá đi những “hố đen” của ngành nông nghiệp.
Bộ trưởng lưu ý, muốn làm chuyển đổi số, phải thấy được nhu cầu thực sự khi mỗi người bước vào môi trường, không gian mới, đó chính là không gian số. Chúng ta thay đổi nhận thức, thấy được đam mê, niềm vui, lợi ích từ chuyển đổi số đang len lỏi vào từng ngõ ngách đời sống sản xuất. Song chúng ta cũng phải kết nối, làm tăng giá trị chuyển đổi số để tạo ra lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với việc tăng sản lượng.
Tâm An
"Nông dân mới" Đặng Dương Minh Hoàng làm chủ trang trại Thiên Nông với tổng diện tích 50 ha, trong đó 30 ha cao su, 8 ha tiêu và 12 ha bơ. Trang trại của anh sử dụng máy bay không người lái và nhiều ứng dụng công nghệ số khác như app AutoAgri, công nghệ blockchain… (Bài đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số Xuân Quý Mão 2023)
" alt="Cùng nắm tay đi trên 'chuyến tàu' nông nghiệp số" />Số cuộc tấn công mã độc được phát hiện tại Đông Nam Á. (Nguồn: Kaspersky) Xét về số lượng, Indonesia là quốc gia có số lượng mã độc di động cao nhất với 375.547 cuộc tấn công được phát hiện. Đây cũng là năm thứ ba quốc gia này đứng đầu Đông Nam Á kể từ 2019.
Nghiên cứu cho thấy rằng, mặc dù mã độc di động nhắm vào thiết bị di động trên toàn cầu đã giảm đi trong năm 2021, nhưng chúng ngày càng trở nên tinh vi hơn cả về chức năng và hướng tấn công.
Để tránh bị tấn công bởi các mã độc di động, hãng bảo mật khuyến nghị người dùng chỉ tải xuống ứng dụng từ các nguồn chính thức. Bất cứ khi nào có thể, hãy dùng ứng dụng từ các nhà phát triển uy tín có danh tiếng tốt để giảm thiểu khả năng gặp phải phần mềm độc hại.
Nên bỏ qua các ứng dụng giả mạo hứa hẹn cho phép thanh toán khoản tiền lớn hoặc trao những giải thưởng giá trị.
Thêm vào đó, không cấp các quyền truy cập không cần thiết cho ứng dụng. Hầu hết phần mềm độc hại sẽ không thể triển khai đầy đủ nếu không có các quyền truy cập tiềm ẩn nguy hiểm, chẳng hạn như quyền truy cập trợ năng, quyền truy cập vào tin nhắn văn bản và cài đặt các ứng dụng không xác định.
Ngoài ra, sử dụng phần mềm chống virus đáng tin cậy dành cho thiết bị di động giúp phát hiện và chặn phần mềm độc hại cố gắng xâm nhập vào điện thoại.
Hải Đăng
Dùng CCCD giả rút tiền ngân hàng: Nhà băng và nhà mạng đều bị lừa
Dùng CCCD giả để rút tiền ngân hàng, cắt dán ảnh làm CCCD giả một cách tinh vi đến nỗi mắt thường khó phân biệt được là một số thủ đoạn mới của nhóm tội phạm mới này.
" alt="Mã độc tấn công ứng dụng ngân hàng tại Việt Nam gia tăng" />Bà Hiền đưa lời khuyên, trong trường hợp này, phụ huynh và thí sinh- những người đi mua dịch vụ giáo dục đại học, phải là “người tiêu dùng thông minh”.
“Để chọn mua dịch vụ, chúng ta phải xem dịch vụ đó như thế nào. Chúng ta hãy nhìn sâu vào chương trình đào tạo, cách ngôi trường đó giảng dạy để quyết định. Đối với một trường đại học, khi xây chương trình đào tạo, đều tiếp cận ở cả 2 góc độ: độ rộng và độ hẹp. Nếu phụ huynh, thí sinh xem chương trình đào tạo thấy đáp ứng được cả hai yếu tố này nên chọn, dù tên ngành đó có thể “hẹp” hoặc “rộng”", bà Hiền nói.
Bà Hiền cho biết thêm, dù học ngành “rộng” nay ngành “hẹp”, cơ hội học lên các mức cao hơn như thạc sĩ... đều luôn rộng mở.
Trước câu hỏi của thí sinh về việc nên chọn ngành nào hot, bà Hiền cho hay: “Việc chọn ngành, chọn nghề, liên quan đến cả một tương lai rất dài. Lời khuyên là nên cho chính bản thân mình nhiều cơ hội. Chúng ta phải tạo ra nhiều năng lực cốt lõi, có nghĩa không nên chỉ học một ngành duy nhất mà nên học cách tiếp cận liên ngành.
Ví dụ, học Kinh tế nhưng các em có thể học thêm Luật, hay Khoa học dữ liệu dưới nhiều hình thức, không nhất thiết phải có thêm một tấm bằng nữa nhưng tích lũy một khối lượng kiến thức đủ lớn để có cơ hội ứng phó rất tốt trong tương lai.
Thậm chí, điều đó còn giúp các em có năng lực vượt trội hơn trong tương lai. Do vậy, “ngành hot” cũng phụ thuộc vào chính chúng ta. Nếu giỏi trong một lĩnh vực nào đó, đẩy năng lực mình lên tới một mức rất cao việc kiếm việc làm, đạt được mức lương theo khái niệm hot là không khó khăn”.
Trước những phân vân của thí sinh nên chọn ngành nghề thích hợp với bản thân hay ngành nghề xã hội có nhu cầu, GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội, khuyên: "Nếu các em xác định muốn có một công việc để làm sau khi ra trường, để tồn tại có thể chọn những ngành xã hội đang cần để theo đuổi và phát triển.
Nhưng nếu chọn ngành nghề mình yêu thích, đó sẽ là điều để các em đam mê, sáng tạo và phát triển. Sự lựa chọn nằm trong tay các em. Tuy nhiên, những ngành xã hội cần, cơ hội việc làm có thể ở thời điểm này đang rất cao nhưng thời điểm khác lại khác. Xét về lâu dài, những ngành bạn theo đuổi vì sở thích, đam mê luôn tạo động lực cho bạn phát triển.
PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa, khuyên thí sinh cũng đừng nên thấy ngành nào hiện nay đang hot, đang có nhu cầu mà thi nhau vào. “Ngành học hot, nhưng bản thân mình có “hot” hay không, có học tốt hay không mới là điều quan trọng. Tôi nghĩ các em đừng nên chạy theo ngành hot vội, trước khi chọn ngành nghề, cần tự trả lời những câu hỏi: Có thích ngành học đó không? Bản thân có năng lực phù hợp với ngành đó không? Ngành có phát triển hay không? Học phí ngành có phù hợp với điều kiện gia đình? Điểm chuẩn có phù hợp với mình?”, ông Khánh nói.
Cũng theo ông Khánh, ngành hot bây giờ chưa chắc còn hot trong 5 năm nữa. Vì vậy, thí sinh cần cân nhắc.
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, cho hay: “Việc học đại học hiện nay cũng hướng đến đào tạo liên ngành, xuyên ngành và kết hợp nhiều yếu tố khác nhau từ nhiều lĩnh vực cho người học một nền tảng rộng”.
Theo bà Thủy, không phải sau 4 năm đại học là dừng lại, các bạn trẻ phải tiếp tục học và cập nhật với tốc độ phát triển khoa học công nghệ, kinh tế xã hội. Việc học đại học hay cao đẳng cũng chỉ là những bước đầu tiên, những nền tảng quan trọng nhất cho các em những phương pháp để đi con đường dài hơi, phát triển bản thân và nghề nghiệp.
Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của sinh viên, giảng viên các đại học phía Bắc
Đến thời điểm này, các trường đại học đã thông báo lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đối với cán bộ, giảng viên và sinh viên." alt="Đăng ký nguyện vọng tuyển sinh năm 2024: Chọn ngành học nào thì hot?" />
- ·Nhận định, soi kèo Motherwell vs Celtic, 22h00 ngày 2/2: Khách gặp khó
- ·Sharon Stone khoe sắc vóc đỉnh cao tại Cannes ngày 7
- ·FPT Software mua lại mảng kinh doanh chiến lược của một công ty Mỹ
- ·Những cử nhân về quê nuôi lợn, làm nước mắm
- ·Soi kèo góc MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2
- ·Triển khai mô hình xác thực danh tính công dân tại các cơ sở F88
- ·Giáo viên không vô can nếu biết hiệu trưởng xâm hại học sinh
- ·Một học sinh tử vong tại trường nghi bị điện giật?
- ·Nhận định, soi kèo Pafos vs PAC Omonia, 22h00 ngày 3/2: Tin vào cửa trên
- ·Helene Hoài diện váy đôi bay bổng cùng con gái lai Việt
- - Một ngày cuối năm 2018, tôi gặp tiến sĩ Phạm Thị Phương Thùy, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, trong một quán cà phê nhỏ ở Sài Gòn, nghe chị kể về cuộc sống, công việc. TS Thùy là một trong hai người phụ nữ nằm trong số 10 nhà nghiên cứu vượt qua 61 ứng viên khác được trao tặng danh hiệu Quả cầu vàng 2018 - một giải thưởng tôn vinh những người làm khoa học.
Cô gái vàng Karatedo: "Em từng bảo mẹ mua thuốc ngủ để hai mẹ con cùng chết"
Startup Việt trở thành Edtech hàng đầu tại Đông Nam Á: "Ý chí là quan trọng"
Nữ tiến sĩ người Việt được trao giải thưởng giáo dục Pháp
Sinh năm 1983, TS Phương Thùy trông trẻ hơn tuổi. Chị thật thà "May quá, làm nghề này mà không già đi là vui rồi". Có người lại gọi chị Thùy là "bông hoa lạc giữa rừng gươm", bởi không nghĩ một phụ nữ nhẹ nhàng, mảnh mai, xinh đẹp lại gắn bó với công việc gắn với chai, lọ, phòng thí nghiệm…
Tiến sĩ Phạm Thị Phương Thùy Thời 20, tôi đã không dám sống với ước mơ của mình
Gần 20 năm trước, Phạm Thị Phương Thùy là một cô gái năng động, hướng ngoại. Chị mơ ước tốt nghiệp THPT có thể học quản trị kinh doanh, làm những việc liên quan tới kinh tế. Nhưng rồi nghe lời khuyên từ bố - một công chức ngành tòa án, chị rẽ bước theo khoa học.
"Ngày ấy, bố bảo con gái đừng làm gì liên quan tới kinh tế. Bố hàng ngày tiếp xúc với các vụ án kinh tế nên ông hiểu những khó khăn và cám dỗ của ngành này. Tôi thấy ông nói cũng có lý nên không cãi lời. Bố bảo tôi cứ theo sư phạm cho nhẹ nhàng, không thì khoa học kỹ thuật vì tính tình thật thà. Thời cấp ba, tôi học khối D, lại trường chuyên nên năng động và hướng ngoại lắm. Nhưng rút cục tôi vẫn không dám cãi lời và đi theo ước mơ. Tôi đã không dám sống với mơ ước của mình" - TS Thùy nhớ lại.
TS Phạm Thị Phương Thùy, Sinh năm: 1983; Giảng viên Khoa Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM.
Thành tích nổi bật:
- 17 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí quốc tế, trong đó 13 bài thuộc danh mục Q1 (4 bài tác giả chính), 4 bài thuộc danh mục Q2 (2 bài tác giả chính).- 1 bài báo khoa học là tác giả chính đã công bố trên tạp chí trong nước.
- 1 báo cáo Poster xuất sắc của Hội nghị Công nghệ Hóa học (Hàn Quốc, 2007).
- Tác giả chính 1 chương sách chuyên khảo xuất bản quốc tế.
- Đồng tác giả 1 giải pháp hữu ích chứng nhận tại Hàn Quốc.
- Thành viên 1 đề tài cấp Bộ đang được triển khai.
- Giải thưởng Bài báo SCI được trích dẫn nhiều nhất trong 5 năm (2009-2013) của tạp chí Water Research.
Hoạt động cộng đồng:
- Tham gia phản biện 2 tạp chí khoa học quốc tế và 1 tạp chí khoa học trong nước.- Đại sứ sinh viên quốc tế tại Trường ĐH Quốc gia Chonbuk, Hàn Quốc.
- Tham gia các hoạt động tư vấn chuyên môn cho người dân; hỗ trợ các cuộc thi học thuật của đơn vị, cơ quan.
Cuối cấp 3, khi bạn bè đăng ký vào trường này, trường nọ thì chị Thùy nộp hồ sơ vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Chị nhận tin đỗ cả hai, nhưng quyết định theo học sư phạm được ít hôm thì bỏ vì thấy trường... cũ kỹ quá. Cuối cùng, chị chuyển sang học Bách khoa.
"Ở Bách khoa, tôi từng rơi vào cảnh sáng tới trường, chiều về vùi vào học, không giao lưu, không bạn bè. Từ một người năng động, tôi trở nên ít nói và trầm tính. Một cô gái học kỹ thuật cũng có lúc cô đơn lắm. Nhìn lại, tôi đã chôn vùi thanh xuân của mình trong 4 năm học" - chị tiếc nuối.
Hết 4 năm Bách khoa, Phương Thùy dành được học bổng đi du học nước ngoài. Năm 2006, Thùy lên đường sang Singapore rồi Hàn Quốc học thạc sĩ và tiến sĩ. Chị bảo vệ xong luận án tiến sĩ và ở lại Hàn Quốc với mức thu nhập rất tốt. Nhưng rồi năm 2016, chị bỏ lại tất cả ở xứ người để về nước.
"Điều kiện ở Hàn Quốc quá tốt, tại sao chị lại về?". Trước câu hỏi của tôi, chị Thùy bộc bạch "Đúng là ở nước ngoài làm nghiên cứu như tôi có rất nhiều tiền nhưng mãi sẽ chỉ là một người làm thuê. Ngoài ra, sự khác biệt về văn hóa khiến chúng tôi khó khăn và khó có mối quan hệ thân thiết lâu dài. Hơn nữa, ở nước ngoài môi trường làm việc lại chủ yếu tiếp xúc với một nhóm đồng nghiệp nên bó buộc mình. Nếu về nước, tôi sẽ được là chính mình. Tôi từng rất phân vân nhưng giữa tiền bạc và được là chính mình tôi muốn là chính mình" - TS Thùy cho hay.
Sau 11 năm ở nước ngoài, chị Thùy cùng gia đình trở về Việt Nam. Ngày đầu về nước, TS Thùy không khỏi "ngợp" trước sự chậm chạp trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là những thủ tục hành chính các cơ sở nghiên cứu ở Việt Nam. Có lúc chị đã thốt lên "không ngờ sau 11 năm mà nghiên cứu vẫn chỉ phát triển chút chút thôi. Đặc biệt là những thủ tục hành chính vẫn khó khăn lắm".
Thế nhưng khó khăn không làm chị lùi bước, TS Thùy tiếp tục gắn bó với nghiên cứu và theo đuổi những đề tài của mình. Hiện tại, chị đang cùng chồng thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Bộ về Hiện trạng kháng kháng sinh trong nước.
Theo chị đây là đề tài rất thiết thực và có ý nghĩa. Hiện nay nhiều người sử dụng kháng sinh không hợp lý, không tuân theo chỉ định của bác sĩ, dẫn tới dư thừa kháng sinh phát tán trong môi trường và khiến cho các vi khuẩn kháng kháng sinh được phát hiện trong tự nhiên với tần số ngày càng cao. Hậu quả của hiện trạng này là ngày càng nhiều thuốc kháng sinh trở nên không có tác dụng… Chị cho biết dù công việc khô khan nhưng sẽ gắn bó vì đây là tình yêu lớp thứ hai sau gia đình.
Làm gì thì vẫn là người vợ, người mẹ
11 năm học tập và làm việc ở nước ngoài, chị Thùy đã gặp được một nửa của mình. Hai anh chị cùng làm khoa học, người con thứ nhất và thứ hai lần lượt ra đời. Chị Thùy kể, do đặc thù công việc có lúc dù bụng bầu vượt mặt chị vẫn đi làm. Lần sinh con thứ hai, trước khi sinh 2 ngày chị vẫn tới phòng thí nghiệm, sau sinh 1 tháng đã phải tất tả trở lại công việc.
Ngày chị và gia đình về nước, bé đầu được 5 tuổi, bé thứ hai được 1 tuổi.
TS Thùy hướng dẫn sinh viên trong phòng thí nghiệm "Lúc đó Trường ĐH Quốc tế đang tuyển dụng một vị trí. Nếu cả tôi và chồng cùng nộp hồ sơ vào có thể tôi sẽ trúng tuyển vì phụ nữ có ưu thế hơn. Nhưng tôi để chồng nộp trước, khi anh được tuyển dụng thì không còn vị trí nào nữa. Sau khi về tôi mới nộp hồ sơ vào Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM" - chị cho hay.
Theo chị Thùy, đàn ông nghiên cứu khoa học đã khó, phụ nữ lại càng khó hơn. Bởi phụ nữ có gia đình, con cái, tuy nhiên chị sẽ cố gắng để hoàn thiện cả hai vai trò này. Tính đến thời điểm hiện tại, TS Thùy đã gắn bó 12 năm với công việc nghiên cứu khoa học, nhưng vẫn luôn vui vẻ và đam mê. Sáng sớm, người mẹ này chở con tới lớp, sau đó tới nơi làm việc. Chiều về lại đón con, lo cơm nước, giặt giũ, tắm rửa cho bọn trẻ.
"Dù làm gì tôi cũng là một người mẹ, người vợ. Hai con tôi có thói quen 9 giờ tối đi ngủ nhưng phải có mẹ nằm cùng. Lúc đó, tôi cũng phải lên giường với con. Con ngủ rồi mình mới len lén dậy làm việc tiếp" - chị kể.
Chị thầm hứa, thời trẻ đã không dám sống cho đam mê nên các con sau này phải được tự do làm điều mình thích.
Hiện tại ngoài làm nghiên cứu TS Phạm Thị Phương Thùy còn giảng dạy tại khoa Công nghệ sinh học. Phương Thùy khẳng định, chính vai trò giảng viên đã giúp chị cởi mở, vui trẻ và đầy năng lượng.
Khi tôi hỏi chị có chạnh lòng khi xã hội gần đây dành cho nhà giáo những lời không mấy thiện cảm, TS Thùy nói chị không buồn vì ai làm thì người đó phải chịu.
"Vốn dĩ những vấn đề của giáo dục đã tồn tại từ lâu, chỉ là trước đây phụ huynh chưa "làm tới", mạng xã hội không phát triển nên không ai biết. Tôi mong những xử lý tới nơi tới chốn những vụ việc xảy ra, có như vậy nghề giáo mới được trân trọng và tin tưởng" - chị nói.
Lê Huyền
GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Toán học Maurice Audin
GS. Ngô Bảo Châu vừa nhận giải thưởng Toán học mang tên Maurice Audin.
" alt="Nữ tiến sĩ đạt giải thưởng Quả cầu vàng: 'Tôi đã không dám sống với mơ ước của mình'" /> - - Hôm nay (ngày 20/12), khoa Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM tròn 20 tuổi.
Bé gái Tây làm phiên dịch tiếng Việt cho mẹ với tài xế taxi
Sách Tiếng Việt 1 CNGD có xuất hiện trong chương trình phổ thông mới?
Thứ trưởng Giáo dục khẳng định sức sống sách Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại
Tiền thân của Khoa Việt Nam học là tổ dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài, thuộc Khoa Ngữ văn, được thành lập vào năm 1980, do thầy Trần Chút phụ trách. 20 năm trước với nhiệm vụ dạy Tiếng Việt cho người Campuchia, những thầy giáo, cô giáo đầu tiên tham gia tổ này gồm Trần Thị Minh Giới, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Lê Thị Minh Hằng, Thạch Ngọc Minh.
Đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa Việt Nam học ngày đầu thành lập (Ảnh: Khoa cung cấp) Sau đó, tổ Tiếng Việt tách ra thành bộ môn Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam - Đông Nam Á, Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM, được thành lập ngày 14/3/1990. Lúc này GS Bùi Khánh Thế được bổ nhiệm làm giám đốc Trung tâm trong thời gian 2 tháng, (từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1990), sau đó, PGS.TS.Nguyễn Văn Lịch là người kế nhiệm (cho đến tháng 5 năm 1998).
Lúc này, việc xác định dạy Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài là nhiệm vụ quan trong hàng đầu, bộ giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài gồm 6 cấp độ và một số tài liệu bổ trợ khác ra đời sau đó xuất bản thành sách.
Hội nghị khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất (năm 1998) được tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội với sự tham gia của hàng trăm nhà Việt Nam học hàng đầu của quốc tế đến từ các nước Pháp, Anh, Nga, Đức, Hà Lan; Hoa Kỳ; Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan; Australia v.v.. đánh dấu sự phát triển của ngành Việt Nam học ở Việt Nam. Đây cũng là "cú hích" để khoa Việt Nam học ra đời.
Như vậy, sau 18 năm phôi thai và phát triển, năm 1998, khoa Việt Nam học chính thức được thành lập. Sau khi thành lập khoa Việt Nam học, PGS.TS Nguyễn Văn Lịch tiếp tục được bổ nhiệm làm trưởng khoa. Năm học 2000-2001, Khoa đào tạo Khóa cử nhân Việt Nam học cho người nước ngoài khoá đầu tiên với 13 sinh viên.
Bên cạnh đó, các khoá Tiếng Việt ngắn hạn cũng thu hút nhiều sinh viên nước ngoài, trong đó có những đoàn sinh viên đến từ các trường đại học lớn trên thế giới.
Trong giai đoạn 2007 - 2012, PGS.TS Nguyễn Văn Huệ được bổ nhiệm làm trưởng khoa. Đây là giai đoạn Khoa Việt Nam học đã phát triển về nhiều mặt và đạt được những thành tựu như đào tạo Tiếng Việt ngắn hạn cho hơn 12 000 học viên người nước ngoài; hoàn chỉnh chương trình đào tạo ngành Việt Nam học theo học chế tín chỉ; triển khai đào tạo cao học ngành Việt Nam học; tổ chức được nhiều hội thảo khoa học và xuất bản kỷ yếu về giảng dạy Việt Nam học và Tiếng Việt.
Đặc biệt, ngày 8/1/2012, chương trình đào tạo đại học ngành Việt Nam học đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng AUN-QA (ASEAN Universities Network - Quality Assurance). Đây là chương trình đào tạo bậc đại học đầu tiên của trường đạt được chuẩn này.
GS Bùi Khánh Thế và PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch (Ảnh: Khoa cung cấp) Nhiệm kỳ 2012 - 2018, PGS.TS. Lê Khắc Cường được bổ nhiệm làm Trưởng khoa. Lúc này đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của khoa có sự tăng mạnh so với nhiệm kỳ trước với 37 giảng viên, nhân viên.
Ngoài ra, Khoa Việt Nam học đã có sự mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị trong và ngoài nước như giảng dạy tiếng việt cho nhân viên Lãnh sự quán Mỹ, cho sinh viên nước ngoài Trường ĐHBK TPHCM, Viện Thương mại Quốc tế TAITRA,… Việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt được chuyển sang hình thức online (từ 2015). Trong đó có nhiều kỳ thi được tổ chức đồng thời ở Việt Nam, Hàn Quốc và Đài Loan.
Sau 20 năm, các giáo viên thuộc thế hệ đầu tiên dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài vẫn đang tiếp tục công tác với khoa, có thầy cô đã nghỉ hưu, có thầy cô đã chuyển sang công tác ở nơi khác. Hiện nay, Khoa Việt Nam học có 28 giảng viên cơ hữu trong đó có 2 Phó giáo sư - Tiến sĩ; 15 tiến sĩ; 14 thạc sĩ. Trưởng khoa giai đoạn 2018-2022 là PGS.TS Lê Giang (Đoàn Lê Giang).
Từ 13 sinh viên đầu tiên tới hàng nghìn sinh viên nước ngoài theo học
Tháng 9/2000, Khoa Việt Nam học bắt đầu đào tạo khóa cử nhân Việt Nam học cho người nước ngoài đầu tiên với 13 sinh viên. Đến nay (tháng 11/2018), Khoa đã tuyển sinh và đào tạo được 19 khóa cử nhân Việt Nam học với tổng số thí sinh trúng tuyển đầu vào là 734 sinh viên, trong số thí sinh trúng tuyển đó có tổng số nhập học là 658 sinh viên và số đã tốt nghiệp ra trường là 271 sinh viên.
Khoa Việt Nam học đón đoàn sinh viên trường Đại học Kanda – Nhật Bản (Ảnh:khoa cung cấp) Ngoài ra, khoa còn triển khai đào tạo chương trình liên kết 2+2 và 3+1; Đào tạo sau đại học; Giảng dạy tiếng Việt ngắn hạn… Học viên theo học tại khoa đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp nơi trên thế giới trong đó ác nước có nhiều sinh viên theo học nhất là Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Pháp…
Với những thành tựu đã đạt được trong suốt hai mươi năm qua, Khoa Việt Nam học đã góp phần tích cực trong việc đưa tiếng Việt đến gần hơn với bạn bè trên thế giới. Tiếng Việt trở thành một ngoại ngữ được giảng dạy ở khá nhiều trường đại học và trung học nước ngoài. Tháng 5 năm 2013, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã chính thức công nhận tiếng Việt là 1 trong 9 ngoại ngữ trong kỳ tuyển sinh đại học tại quốc gia này (cùng với tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha và Ả Rập).
Hiện nay, nhiều trường đại học ở Hàn Quốc đã có khoa tiếng Việt. Ở bậc phổ thông, Trường Trung học Ngoại ngữ Chungnam cũng đã thành lập Khoa tiếng Việt vào năm 2000. Tại Đài Loan, Bộ giáo dục cho biết bắt đầu từ năm 2018, bảy ngôn ngữ Đông Nam Á trong đó có Tiếng Việt, sẽ là môn học chính thức trong các trường tiểu học ở đây.
Với vai trò là một trong ba mũi nhọn, cùng với đào tạo cử nhân và thạc sĩ Việt Nam học, công tác giảng dạy Tiếng Việt đã và đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặt ra, góp phần đưa Khoa Việt Nam học ngày càng phát triển và hứa hẹn sẽ tạo ra những bước đột phá trong tương lai.
Lê Huyền
" alt="Những người thầy đầu tiên dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài" /> Người mẫu Hà Kino vừa ra mắt bộ sưu tập thời trang mới. MC Mù Tạt của Trời sinh một cặpdành thời gian đến ủng hộ nữ người mẫu và mặc set đồ trong BST mới. Đ.N
" alt="MC Mù Tạt khoe eo thon, Khánh Vân mặc đầm như đồ đi biển" />Số ca mắc mới do ung thư ngày càng tăng cao tại Việt Nam, dẫn đầu là ung thư gan và ung thư phổi. Theo Globocan 2020, số ca mắc mới ung thư gan là 26.418 ca và ung thư phổi là 26.262 ca.
TS. BS. Đỗ Anh Tú, Phó Giám đốc Bệnh viện K nhấn mạnh, “Trước thực trạng về số ca mắc mới không ngừng tăng lên, các hội thảo khoa học với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về ung thư trong và ngoài nước là cơ hội quý giá để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ những giải pháp cập nhật nhất, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc, điều trị cho người bệnh ung thư tại Việt Nam”.
Liệu pháp miễn dịch và cá thể hóa trong điều trị ung thư gan giai đoạn di căn và ung thư phổi không tế bào nhỏ là chủ đề được tập trung chia sẻ và thảo luận sôi nổi tại hội thảo với nhiều kết quả nổi bật, đem lại hy vọng cho người bệnh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt rõ ràng nhờ ứng dụng liệu pháp điều trị tiên tiến này trên bệnh nhân ung thư gan giai đoạn di căn, với tỉ lệ tử vong giảm tới 42% so với chăm sóc tiêu chuẩn.
Ông Lennor Carrillo, Tổng Giám đốc Roche Pharma Việt Nam chia sẻ, "Là một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Roche cam kết hợp tác với các đối tác để cải thiện cuộc sống của người bệnh với với chi phí thấp hơn cho toàn xã hội. Roche vinh dự được hợp tác với Bệnh viện K để cùng tổ chức hội nghị khoa học quan trọng này và tin rằng việc trao đổi kinh nghiệm và các phương pháp điều trị hiệu quả được chia sẻ qua diễn đàn này sẽ góp phần đáng kể vào cải thiện kết quả cho người bệnh ung thư”.
Hội thảo hợp tác chung giữa Roche Pharma Việt Nam và Bệnh viện K là một trong những hoạt động nhằm chung tay giải quyết các thách thức trong điều trị ung thư tại Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác, chia sẻ chuyên môn và ứng dụng các liệu pháp điều trị tiên tiến. Hội thảo khoa học được kỳ vọng góp phần cải thiện công tác chăm sóc người bệnh và mang lại kết quả điều trị tốt hơn cho những người đang chiến đấu với căn bệnh ung thư gan và ung thư phổi.
Doãn Phong
" alt="Hơn 100 chuyên gia y tế thảo luận về liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư" />
- ·Nhận định, soi kèo Argentinos Juniors vs Platense, 7h30 ngày 4/2: Ưu thế sân nhà
- ·Điểm chuẩn Học viện Y dược học cổ truyền cao nhất là 26,1
- ·Tuyển 200 học viên dự trường hè
- ·Bác sĩ cấp cứu và nỗi ám ảnh đe dọa 'cho sáng nhất đêm nay'
- ·Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Wolfsburg, 21h30 ngày 2/2: Tận dụng lợi thế
- ·Nguy cơ bị tấn công mạng từ khai thác 9 lỗ hổng trong sản phẩm Microsoft
- ·H'Hen Niê và NTK Thảo Nguyễn truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường
- ·Hành trình tỷ USD của công ty ICT Việt đầu tiên ra nước ngoài
- ·Kèo vàng bóng đá Girona vs Las Palmas, 03h00 ngày 4/2: Chủ nhà thất thế
- ·Con người sắp sở hữu khả năng 'tàng hình'?