Bóng đá

Kịch bản nào để tuyển Việt Nam giành vé vào vòng 1/8?

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-02-04 01:00:05 我要评论(0)

Giành chiến thắng 2-0 trước Yemen vào rạng sáng 17/1,ịchbảnnàođểtuyểnViệtNamgiànhvévàovòlịch thi đấulịch thi đấu v-league 2024lịch thi đấu v-league 2024、、

Giành chiến thắng 2-0 trước Yemen vào rạng sáng 17/1,ịchbảnnàođểtuyểnViệtNamgiànhvévàovòlịch thi đấu v-league 2024 đoàn quân của HLV Park Hang-seo đã có 3 điểm cùng hiệu số -1, tạm thời vươn lên xếp vị trí thứ 3 trong nhóm các đội đứng thứ ba ở vòng bảng.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Bạn đã bao giờ viết thư xin việc?

Nếu đã chán nản sau hàng chục lần ứng tuyển, trước hết hãy kiểm tra lại CV của mình một lần nữa để xem nó đã đảm bảo các yếu tố cơ bản sau chưa: Bản tóm tắt phô diễn hết các kinh nghiệm chính, có sự thay đổi tiến bộ sau mỗi lần chuyển việc; Danh sách về kỹ năng thế mạnh thể hiện qua các dự án quan trọng và thành tích theo gạch đầu dòng;  Danh sách những thành tích học vấn, nhất là các chứng chỉ, thành tựu mà bạn thấy quan trọng và có tác dụng với vị trí đang ứng tuyển nhất; Các kỹ năng hành chính và ngoại ngữ.

{keywords}
(Nguồn hình: Freepik)

Nếu các yếu tố trên đã đầy đủ, với cách diễn đạt rõ ràng, biết làm nổi bật thông tin quan trọng, thì vấn đề còn lại nằm ở bức thư xin việc. Thậm chí, dù đang ứng tuyển cho vị trí mơ ước, nhiều người còn không có khái niệm “gửi thư xin việc”.

Một số khác có ý thức về yếu tố này, thì lại viết thư xin việc quá chung chung, chỉ đưa ra các kỹ năng và thành tựu ăn khớp với vị trí công việc đó. Một hai câu nêu lý do tại sao bạn muốn làm việc cho công ty cũng chưa đủ, nhất là khi nó chỉ để nói những điều tốt đẹp về công ty, bức thư xin việc như thế không làm tròn được vai trò của nó.

Tạo khác biệt với thư xin việc

Nâng cấp thư xin việc trở thành một bức thư đón đúng ý của nhà tuyển dụng là những gì bạn cần.

Một bức thư như vậy cần đề cập đến một vấn đề cụ thể mà phía công ty tuyển dụng đang gặp phải và cách bạn có thể giải quyết nó.

Bạn hãy bắt đầu bằng việc mô tả những thách thức của ngành nghề bạn dự định ứng tuyển. Sau đó, nói rõ hơn một số thách thức cụ thể của công ty và cách mà bạn - với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực đó, có thể giúp giải quyết vấn đề.

Sau đó, đề cập 3-5 trách nhiệm từ bản mô tả công việc của công ty, liên hệ đến những thành tích của bạn tại các công ty trước đó. Khẳng định bằng một câu ngắn gọn “Tôi sẽ giải quyết được tình trạng… này của quý công ty” và dẫn chứng cách bạn đã từng thực hiện tại công ty cũ.

Kết thúc bức thư xin việc với lý do bạn muốn làm việc cho công ty.

Cuối cùng, thay vì nói “Tôi mong nhận được phản hồi từ công ty”, hãy chủ động bày tỏ: “Quý công ty có thể liên hệ số điện thoại… để trao đổi sâu hơn”.

(Nguồn: Careerbuilder)

" alt="Bí quyết viết thư xin việc thuyết phục nhà tuyển dụng" width="90" height="59"/>

Bí quyết viết thư xin việc thuyết phục nhà tuyển dụng

“Ở Việt Nam, mọi người chưa thực sự quan tâm đến “quyền được chơi” của trẻ em. Đặc biệt những thành phố lớn như Hà Nội, đô thị hóa phát triển khiến khoảng trống vui chơi của các em biến mất. Thay vì cầm trên tay đồ chơi công nghệ, các em cần được ra ngoài để vui chơi và hoạt động thật sự”. Đây là trăn trở của nữ kiến trúc sư Chu Kim Đức.

{keywords}

Kiến trúc sư Chu Kim Đức, người vừa được vinh danh trong top 100 phụ nữ có tầm ảnh hưởng năm 2020 của BBC.

Từ bỏ sự nghiệp riêng để làm hoạt động xã hội

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Chu Kim Đức theo đuổi giấc mơ trở thành kiến trúc sư tại Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, chuyên ngành quy hoạch đô thị. Năm 2004, chị tiếp tục sang Pháp học thạc sĩ về thiết kế sân vườn cảnh quan và khảo cổ học. Trở về nước, cô gái sinh năm 1980 gây dựng riêng cho mình một công ty thiết kế sân vườn.

Sau đó, chị lại chuyển hướng sang học thêm dựng và làm phim nghệ thuật. Cơ duyên đã giúp chị gặp bà Judith Hansen (Mỹ) trong một lần bà ghé thăm Hà Nội để chụp ảnh không gian chơi của trẻ em. Nhận thấy Hà Nội có rất nhiều di tích tham quan đẹp nhưng trẻ em lại không có chỗ vui chơi, bà ngỏ ý tặng một sân chơi cầu trượt hình con rùa cho trẻ em ở khu vực hồ Hoàn Kiếm. Nhưng đề xuất này không được tán thành.

Bà chính là người truyền cảm hứng cho kiến trúc sư Kim Đức phát triển ý tưởng sân chơi cộng đồng cho trẻ em thành phố.

“Một người đến từ nửa vòng trái đất còn nhận thấy sự thiếu hụt về không gian cho trẻ em. Là người Việt Nam, mình muốn làm điều gì đó thật ý nghĩa, thiết thực chứ không nằm lại ở các mô hình. Vì vậy, dự án xã hội xây dựng sân chơi được hình thành. 

Tôi chưa bao giờ hối hận khi rẽ ngang từ sự nghiệp cá nhân sang tham gia dự án xã hội này. Đây thật sự là hoạt động ý nghĩa đối với các em nhỏ và cả cộng đồng”, chị Kim Đức bày tỏ.

{keywords}

Trong 6 năm, chị nỗ lực xây dựng hơn 180 sân chơi cộng đồng từ vật liệu tái chế cho trẻ em Việt Nam.

Dự án phát triển sân chơi cộng đồng từ vật liệu tái chế cho trẻ em được chị Đức và các đồng nghiệp trong nhóm Think Playgrounds - TPG lên kế hoạch thực hiện từ năm 2014. Thành công bước đầu của nhóm là mô hình sân chơi phiêu lưu tại Bãi giữa sông Hồng. Sau đó, việc xây dựng sân chơi được nhiều khu phố như Ngọc Hà, Tân Mai,… hưởng ứng.

Từ vật liệu tưởng chừng bỏ đi như vỏ lốp xe, chai nhựa, tấm gỗ thừa đều được chị và các tình nguyện viên thiết kế thành cầu trượt sắc màu, đồ chơi xếp hình bắt mắt,…Sân chơi cộng đồng xây dựng trên tiêu chí tạo nên không gian lành mạnh, bổ ích và có nhiều hoạt động ý nghĩa cho các bé tham gia.

Vượt qua khó khăn ban đầu về kinh phí cũng như ý kiến trái chiều, chị Đức và nhóm TPG vẫn luôn miệt mài với hành trình thuyết phục cộng đồng tiếp nhận ý tưởng xây dựng sân chơi cho trẻ trong khu dân cư. Để gắn bó dài lâu hơn, năm 2016 chị cùng nhóm đăng ký thành doanh nghiệp xã hội. Với số tiền nhận được từ các quỹ tài trợ và bán mô hình sân chơi, chị dùng để duy trì phát triển dự án phát triển sân chơi cộng đồng miễn phí.

"Trẻ em không chơi mà các em đang làm những việc quan trọng"

Ứng dụng những kiến thức sẵn có về kiến trúc, chị Kim Đức luôn chú trọng thiết kế mô hình trò chơi gần gũi, kích thích sự sáng tạo những vẫn đảm bảo an toàn cho các bé. Bên cạnh đó, nhiều mô hình mới mẻ, độc đáo từ quốc tế cũng được đưa vào như sân chơi phiêu lưu, sân chơi tái chế, sân chơi trị liệu, sân chơi low carbon.

{keywords}
Sân chơi phiêu lưu ở bãi giữa Sông Hồng do chị Đức và các cộng sự thực hiện

Mỗi loại hình đều mang một ý nghĩa riêng dành cho bé khi trải nghiệm, như sân chơi tái chế giúp bé có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường, tận dụng lại đồ vật không dùng đến để chơi như dây buộc, rơm rạ, chai lọ. Những thứ tưởng như “rác” lại thu hút các em sáng tạo và chơi một cách thích thú.

Hay sân chơi trị liệu được chị cùng nhóm phát triển trong bệnh viện, góp phần hỗ trợ tích cực cho các bé, giúp các em phấn chấn và vui vẻ hơn trong quá trình điều trị. Còn sân chơi low carbon là ý tưởng cải tạo một không gian công cộng sử dụng các nguyên liệu thân thiện, thải ít carbon nhất như lốp xe, gỗ bạch đàn, vỏ hộp sữa ép thành tấm chống thấm.

{keywords}

Chị Kim Đức luôn chú trọng thiết kế mô hình trò chơi gần gũi, kích thích sự sáng tạo những vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ.

Chị Đức nhận định, nhiều người vẫn cho rằng các em chơi bên ngoài là nguy hiểm. Nhưng sự thật là ngay cả khi đang chơi, trẻ cũng có thể học được nhiều thứ như kỹ năng phản xạ nhanh và nhớ lâu hơn. Thông qua các trò chơi trong sân phiêu lưu, các em còn học được cách bảo vệ bản thân như cách dập lửa hay sử dụng dây thừng để leo xuống đất,… Ngoài ra, việc đào bới, xây đắp góp phần kích thích sự sáng tạo, thỏa mãn được sự khám phá của các em.

“‘Trẻ em không chơi mà các em đang làm những việc quan trọng’, câu nói của nhà giáo dục Montessori luôn khiến tôi ấn tượng”, chị chia sẻ.

Tiếp tục hành trình “giành lại sân chơi cho trẻ”

Nỗ lực bền bỉ với dự án “Giành lại sân chơi cho trẻ” của kiến trúc sư Chu Kim Đức trong suốt thời gian qua tạo ra tác động tích cực. Tháng 11 vừa qua, chị được BBC vinh danh là một trong 100 người phụ nữ ảnh hưởng của năm 2020, ở hạng mục sáng tạo.

{keywords}

Nữ kiến trúc sư cũng cho biết, bản thân khá bất ngờ khi nằm trong danh sách đề cử và được BBC liên hệ phỏng vấn online. Với chị, đây vừa là niềm vui, vừa là vinh dự khi những cố gắng xây dựng sân chơi cộng đồng được nhiều người ghi nhận hơn.

Chị cũng đang ấp ủ kế hoạch kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy “quyền được chơi” cho trẻ em từ thành thị đến nông thôn. Nữ kiến trúc sư kỳ vọng: “Các khu dân cư sẽ nhận ra tầm quan trọng và có phương án để xây dựng cho trẻ không gian vui chơi. Nếu mọi người cùng chung tay, các phương án như play street (chơi trong phố), sân chơi di động, sân chơi tái chế, sân chơi phiêu lưu sẽ càng được nhân rộng hơn nữa”.

Ngọc Linh

Hai nhà khoa học người Việt nhận giải thưởng Noam Chomsky

Hai nhà khoa học người Việt nhận giải thưởng Noam Chomsky

GS.TS Trần Thị Lý và PGS.TS Trần Xuân Bách là 2 người Việt vừa nhận được giải thưởng Noam Chomsky. Giải thưởng trao tại trụ sở Hiệp hội các nhà nghiên cứu hàn lâm liên quốc gia (Mỹ) vào 7 giờ sáng nay (9/12) theo giờ Việt Nam.

" alt="Kiến trúc sư Việt lọt top 100 phụ nữ có ảnh hưởng của năm 2020" width="90" height="59"/>

Kiến trúc sư Việt lọt top 100 phụ nữ có ảnh hưởng của năm 2020

Vũ Luân tự hào vì đắt show, được khán giả thương ở tuổi 51. 

- Tuổi này, tần suất chạy show của anh thế nào?

Tôi may mắn vì được khán giả thương quý, có show đều đặn. Thời gian qua gần như kín lịch biểu diễn, đi khắp các sân khấu lớn nhỏ. Tôi chủ yếu được mời diễn ở TP.HCM, các tỉnh miền Tây và thỉnh thoảng ra Hà Nội. Hồi đầu tháng, tôi cùng đoàn sang Mỹ, Australia phục vụ kiều bào. 

Nghề nào cũng có quy luật đào thải, mừng vì mình vẫn còn tên tuổi. Với cải lương, có thế hệ sau tiếp nối là niềm hạnh phúc. Tôi thường nhắn nhủ các em trẻ nỗ lực hơn, sống trọn đam mê và không chùn bước để gắn bó lâu dài với nghề. 

- Cát-sê của Vũ Luân từng được đồn đoán ở mức “khủng" trong giới cải lương. Anh nhớ gì về thời hoàng kim ấy?

Tôi tự tin thù lao chỉ thua cha nuôi - NSƯT Vũ Linh. Giai đoạn 1998-2000, show diễn của tôi phủ dày cả tháng và phải chạy vài tụ điểm mỗi đêm. Cát-sê được 10 triệu/suất, tương đương 2 cây rưỡi vàng. Trong khi đó, cha Vũ Linh nhận hơn 3 cây vàng. 

Mỗi show diễn tỉnh kéo dài 2-3 tháng tôi tích góp được hàng trăm cây, phải mang túi đựng về. Trước nay đi hát tôi không đòi hỏi cát-sê hay hét giá với ban tổ chức. Có lẽ bầu sô làm ăn được nên trả cho mức thù lao hợp lý. 

Vũ Luân ghi nhớ lời dạy của cha nuôi - NSƯT Vũ Linh thủa mới vào nghề đến nay.

- Cha nuôi, cố NSƯT Vũ Linh ảnh hưởng thế nào đến cách làm nghề và lối sống của anh?

Tôi học hỏi từ cha nhiều điều. Ai xem cải lương đều biết Vũ Luân ảnh hưởng từ NSƯT Vũ Linh. Ngoài tuồng cổ, tôi được cha chỉ dạy cách thoại cho các vai tâm lý xã hội, tạo sự đa dạng trong diễn xuất. 

Cha tôi nghiêm khắc với nghề và tôn kính khán giả. Có lần tôi bị ông bắt quỳ gối vì một sự hiểu lầm. Khi đó, tôi là sao mới nổi, về đoàn Minh Tơ biểu diễn và hát theo show chứ không theo biên chế. Sau 5 show, tôi nghỉ hát vì không ký hợp đồng lâu dài. Lúc này, đoàn lại dùng tên tôi quảng bá khắp nơi khiến khán giả hoang mang. 

Chuyện tới tai cha làm ông nổi giận vì nghĩ tôi mê tiền bỏ show. Ông quan niệm người nghệ sĩ không được phép bỏ sân khấu, người hâm mộ dù bất kể lý do gì. 

Tôi quỳ gối suốt 2 tiếng, vừa khóc vừa giải thích cho cha hiểu. Sau chuyện hiểu lầm này, tôi chiêm nghiệm bài học từ cha rằng một khi đã nhận show dù bệnh hay không hát được vẫn phải có mặt. 

Ngày xưa cha đi hát hay dẫn tôi với bé Loan (Hồng Loan-PV) đi theo. Sau này vì cơm áo gạo tiền nên ít được gần cha. Tôi thỉnh thoảng lên thăm ông mỗi dịp sinh nhật, lễ Tết, còn lại đều liên lạc qua điện thoại.

Sống cô đơn, chia tài sản cho người thân

- Sau những ồn ào từ chuyện sau tang lễ NSƯT Vũ Linh, anh ngẫm nghĩ điều gì?

Cả đời cha nuôi gây dựng và gìn giữ giá trị tốt đẹp, phận làm con, tôi vô cùng buồn khi chứng kiến vụ việc ồn ào. Tôi hơi chạnh lòng vì phải chịu điều tiếng không đáng có. 

Nhưng tôi tin khán giả sẽ hiểu mình. Chỉ sợ bản thân làm điều sai trái bị ghét bỏ, còn nếu làm điều đúng đắn, tử tế, mọi người sẽ ủng hộ. Tôi muốn bình tâm lại để tập trung cho công việc và cuộc sống. 

Cũng mong mọi thứ sớm được khép lại, thực hư câu chuyện thế nào hãy chờ kết luận từ cơ quan chức năng.

- Tuổi này vẫn lẻ bóng, anh có suy nghĩ sẽ tìm kiếm bạn đời lúc xế chiều?

Tôi từng trải qua vài mối tình, 2 lần định tiến tới hôn nhân rồi lại không thành. Họ yêu cải lương nhưng không muốn người yêu đi theo nghề này. Có người muốn tôi theo kinh doanh để cuộc sống ổn định, giàu sang hơn. Tôi quan niệm một người nghệ sĩ mà bắt ngừng hát, làm công việc khác không gì buồn hơn. Thế là chúng tôi quyết định dừng lại. 

Mọi thứ do duyên ông Trời sắp đặt. Sau này nếu có người phù hợp, tôi sẽ chắp nối lo cho nhau về già. Nói thế vì người tôi chọn chắc cũng phải trải qua một đôi lần dang dở như mình. Tôi sẵn sàng nếu họ thật sự yêu và hiểu nghề hát. 

- Một mình, đâu là điểm tựa giúp anh vượt qua nỗi buồn, biến cố trong cuộc sống?

Ngày xưa tôi sống cùng mẹ, chuyện vui hay buồn đều có bà động viên. Từ khi mẹ mất, tôi vẫn nghĩ mẹ luôn bên cạnh. Một năm qua, tôi đau lòng khi lần lượt chứng kiến sự ra đi của 3 người thân. Ngoài cha Vũ Linh, 2 người anh của tôi cũng qua đời vì bạo bệnh và đột tử. 

Tôi tự biết cuộc sống không có ai nên luôn ý thức giữ gìn sức khỏe, tập lối sống lành mạnh, ăn ngủ khoa học và suy nghĩ tích cực. Còn nỗi buồn, nỗi cô đơn dường như tôi đã quá quen mấy chục năm qua nên không hụt hẫng. Những người đang vui vẻ, hạnh phúc rồi bỗng chốc cô độc mới thấy trống rỗng. 

May mắn xung quanh tôi có người thân, học trò và các fan. Họ quan tâm và chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ nên tôi thấy được an ủi phần nào. Như thế là quá đủ đầy, không dám đòi hỏi hơn. 

- Anh chuẩn bị cuộc sống về già thế nào?

Tôi và cha Vũ Linh có cuộc đời khá giống nhau, đều nặng gánh gia đình. Với các anh chị em, mỗi người tôi mua cho một căn nhà ổn định cuộc sống. Em hay cháu xin vốn làm ăn tôi cũng giải quyết ổn thỏa. Tài sản còn lại tích góp để phòng thân.

Tôi sở hữu một số bất động sản, cơ sở kinh doanh riêng và tiền tiết kiệm tuổi già. Nhìn tình cảnh gia đình cha Vũ Linh, tôi rút kinh nghiệm và chuẩn bị mọi thứ để một ngày nằm xuống tài sản được phân chia rõ ràng, tránh tranh chấp làm mất tình máu mủ ruột thịt. 

Mỗi đêm tôi ước có sức khỏe để được sống thật lâu với nghề. Sân khấu đã đi cùng tôi quá nửa đời người và vẫn mong được gắn bó tới ngày cuối cùng. Cuộc đời tôi nếu không cho hát chẳng khác nào tử hình.

Clip Vũ Luân chia sẻ

Vũ Luân: Tôi chịu tiếng oan kiếm tiền từ tang lễ NSƯT Vũ LinhTheo Vũ Luân, vụ ồn ào hợp đồng đám tang cố NSƯT Vũ Linh khiến tên tuổi anh bị ảnh hưởng. Nam nghệ sĩ và Hồng Phượng cũng cắt đứt liên lạc vì mâu thuẫn." alt="Tài tử cải lương Vũ Luân từng kiếm trăm cây vàng, tuổi 51 vẫn độc thân" width="90" height="59"/>

Tài tử cải lương Vũ Luân từng kiếm trăm cây vàng, tuổi 51 vẫn độc thân