Nhận định, soi kèo Santa Ana vs Deportivo Saprissa, 09h00 ngày 17/8: Bắt nạt tân binh
本文地址:http://play.tour-time.com/html/543b399117.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Brest vs PSG, 22h00 ngày 1/2: Không dễ cho cửa trên
TIN BÀI KHÁC:
Nga - phương Tây lại bất đồng về SyriaTiết lộ thư tình của Richard Nixon
Chuyên gia cho rằng Apple nên thay đổi chiến lược bán hàng để nâng doanh số iPhone 14. Ảnh: Bloomberg.
Một tuần sau khi Apple chính thức mở bán ở Trung Quốc, người dùng quốc gia này có nhiều phản ứng khác nhau đối với dòng sản phẩm chủ lực của hãng công nghệ nước Mỹ. Cụ thể, nhu cầu mua dòng iPhone 14 Pro liên tục tăng cao trong khi phiên bản tiêu chuẩn lại có phần “ế ẩm” do suy thoái kinh tế tại quốc gia này.
“Theo nghiên cứu của chúng tôi, iPhone 14 có doanh số bán ra thấp nhất. Nhưng với dòng Pro, chiếc iPhone 14 Pro Max lại là thiết bị được khách hàng Trung Quốc chào đón nhất”, Will Wong, nhà phân tích của IDC, khẳng định.
Sự chênh lệch trong doanh số đã cho thấy Apple cần điều chỉnh chiến lược phân cấp dòng Pro và tiêu chuẩn của mình để thúc đẩy nhu cầu mua iPhone giá rẻ hơn, thay vì tập trung vào iPhone 14 Pro/Pro Max, Wong bổ sung.
Trước đó, nguồn tin từ LeaksApplePro cho biết tập đoàn công nghệ đã yêu cầu Foxconn, đối tác cung ứng lớn nhất, chuyển dây chuyền sản xuất iPhone 14 bản tiêu chuẩn sang dòng Pro để kịp đáp ứng nhu cầu cao của người dùng.
Công ty sản xuất linh kiện cho Apple còn cho biết sẽ không cắt giảm bất cứ dòng sản phẩm nào mà chỉ điều chỉnh tỷ lệ sản xuất giữa phiên bản thường và Pro do chênh lệch nhu cầu mua của khách hàng, DigiTimesbổ sung.
iPhone 14 Pro được chào đón ở thị trường Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg. |
Trong khi đó, nhà phân tích Ming-Chi Kuo của TF Securities lại cho biết lượng đặt hàng trước iPhone 14 và 14 Plus sẽ bị cắt giảm.
Điều này đồng nghĩa với việc iPhone 14 Pro sẽ chiếm hơn 60-65% sản lượng dòng iPhone 14 trong nửa cuối năm 2022, tăng mạnh so với dự đoán 55-60% trước đó. Còn iPhone 14 Pro Max sẽ chiếm khoảng 30-35% lượng iPhone được sản xuất, chuyên gia cho biết.
Công ty phân tích thị trường Sandalwood Advisors còn lấy số liệu từ lượng đặt hàng iPhone mới trên sàn thương mại điện tử Tmall của Alibaba để chứng minh cho sự chênh lệch này.
Công ty cho biết so với iPhone 13 năm ngoái, sản lượng dòng iPhone 14 tiêu chuẩn đã giảm 71% chỉ 11 ngày sau khi ra mắt. Trong khi đó, dòng Pro/Pro Max lại tăng 38%. Ngoài ra, tổng lượng iPhone 14 bán ra cũng tăng 4% so với người tiền nhiệm.
“Nguyên nhân doanh số iPhone 14 thay đổi là vì Apple thay đổi chiến lược bán iPhone, thiếu hụt chuỗi cung ứng cùng với suy thoái kinh tế, làm nhu cầu mua thiết bị công nghệ sụt giảm”, nhà phân tích của Sandalwood Advisors cho biết.
Theo SCMP, lượng smartphone bán ra tại thị trường Trung Quốc hồi tháng 7 đã giảm 31%, còn 19,1 triệu thiết bị do nhu cầu mua giảm và không có nhiều sản phẩm mới ra mắt. Không chỉ vậy, tổng doanh số điện thoại ở thị trường này trong 7 tháng đầu năm 2022 cũng chỉ đạt 153 triệu chiếc, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sandalwood Advisors còn cho biết tình trạng doanh số ảm đạm sẽ còn tiếp diễn trong tương lai vì lượng smartphone bán ra trên các sàn thương mại điện tử đã giảm mạnh trong suốt 3 tháng qua. Hồi tháng 6, con số này giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đến tháng 10 mức giảm đã tăng đến 10%.
Hàng dài người xếp hàng chờ mua iPhone 14 ở Thâm Quyến trong ngày đầu mở bán. Ảnh: SCMP. |
Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số iPhone năm nay. Cụ thể, lượng phiên bản iPhone 14 tiêu chuẩn được bán ra trong ngày đầu tiên mở bán không cao. Thậm chí, giá chợ đen cũng bị giảm mạnh, thấp hơn giá bán chính thức.
Tuy nhiên, với dòng Pro, các thiết bị này còn được sang tay với mức giá cao hơn 2.000 CNY (280 USD) so với giá hãng. iPhone 14 Pro/Pro Max còn trở thành đề tài nóng hổi, được nhiều người dùng trên mạng xã hội Trung Quốc quan tâm.
Đa số đều phàn nàn về tình trạng iPhone giao trễ hẹn. Người dùng Wu Yin trên Weibo cho biết theo lịch hẹn, cô sẽ được nhận smartphone mới vào ngày 10/10 nhưng đã bị hoãn. Một người dùng khác có tên Xiaohua lại tỏ ra khó chịu vì phải mất đến 10 ngày để mua được chiếc iPhone 14 Pro Max màu tím bản 256 GB.
Theo SCMP, để nhận được iPhone 14 cao cấp nhất, người dùng thường phải đợi 6 tuần nếu đặt hàng online. Trong khi đó, họ cũng phải mất 4-5 tuần để được cầm chiếc iPhone 14 Pro trên tay.
(Theo Zing)
">Apple tính toán sai
Xuất hiện công cụ giúp xóa iCloud khỏi iPhone mất cắp.
Việc khóa máy thông qua iCloud được xem là phương thức bảo mật tuyệt đối của Apple, khó bị bẻ gãy. Tuy nhiên gần đây, xuất hiện một bộ công cụ mới, giúp xóa sạch tài khoản quản lý từ xa của những chiếc iPhone.
Theo nhiều người chuyên sửa chữa iPhone, ứng dụng này tạo ra công cụ đơn giản để bẻ khóa iCloud trên điện thoại Apple. Tuy nhiên, mức chi phí khá cao. Điều này cũng tạo ra mối nguy hại khi những chiếc iPhone từ nguồn trộm cắp bán được giá hơn.
Theo T.H, ngụ quận 4, TP.HCM, gần đây trong giới thợ sửa iPhone lan truyền bộ công cụ mới, có thể giúp xóa tài khoản iCloud bị khóa trên mọi chiếc iPhone. Ông H. là một kỹ thuật viên sửa chữa, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý phần mềm trên các dòng điện thoại thông minh.
“Tool (công cụ) này rất lạ. Nó có thể xử lý chuyện trước giờ chưa ai làm được”, ông H. nói với Zing.
Kẻ gian có thể chiếm đoạt chiếc iPhone, ngay cả khi chủ nhân đã khóa từ xa. |
Theo kỹ thuật viên này, điểm mạnh của ứng dụng nêu trên là có thể xóa sạch tài khoản iCloud, vốn được Apple dùng để định vị thiết bị, quản lý từ xa. Đồng thời, nó có thể chạy trên mọi đời iPhone, gồm cả những phiên bản mới nhất.
Điều này được cho là bất thường bởi ngoài việc quản lý bằng phần mềm, các dòng điện thoại Apple đời mới còn có bảo mật phần cứng trên con chip. Do đó, khả năng bị can thiệp để tấn công, xóa các tập tin quan trọng là rất khó khăn.
Thợ sửa cho biết họ dùng một công cụ có tên Fl***hub. Chỉ cần mở ứng dụng trên máy tính, gắn chiếc iPhone bị khóa vào. Phần mềm sẽ tự chạy để xóa sạch tài khoản iCloud cũ trên máy. Sau khi hoàn thành, người dùng chỉ cần khởi động lại thiết bị để kích hoạt và sử dụng như một chiếc iPhone bình thường.
Dịch vụ mở khóa iCloud của iPhone được quảng cáo trên mạng xã hội. |
Thực tế, kỹ thuật viên cũng không nắm được ứng dụng Fl***hub đã can thiệp gì vào điện thoại. Tuy nhiên, họ phải trả phí khá cao cho mỗi lượt mở khóa. Theo thợ sửa, để mở máy iPhone 13 Pro/Pro Max, cần trả khoảng 9 triệu đồng. Chi phí thấp hơn với các dòng máy khác.
“Để bảo mật, Apple lưu thông tin về tài khoản iCloud dưới định dạng đặc biệt, trong phân vùng bảo mật cao. Theo tôi, công cụ này đã khai thác được vào phân vùng đó để lấy thông tin máy và đăng xuất tài khoản quản trị”, ông T.H. phán đoán cách Fl***hub hoạt động để phá khóa iPhone.
Khóa từ xa thông qua iCloud là một trong những phương thức bảo mật bậc cao, khó để qua mặt. Do đó, người dùng bị mất cắp điện thoại iPhone có thể dùng chức năng này để ngăn kẻ gian khai thác thiết bị.
iPhone từ nguồn trộm cắp thường được “rã” các linh kiện bên trong máy để bán lẻ nếu không mở được iCloud.
Cách bybass iCloud chỉ thực hiện trên các dòng máy đời cũ. Ảnh: Phạm Minh. |
“Một số máy đời cũ từ, iPhone 5 đến iPhone X có thể dùng một số thủ thuật để bybass (qua mặt) iOS. Tuy nhiên, thiết bị có hạn chế ở nhiều điểm như không thể dùng SIM hoặc dễ bị khóa trở lại, phải Jailbreak”, đại diện hệ thống sửa chữa Điện thoại Vui chia sẻ.
Có ba loại iPhone bypass đang được bán trên thị trường. “Loại thứ nhất là iPhone khóa mật khẩu màn hình, nếu nằm ở phiên bản có thể jailbreak, sau khi bypass có thể sử dụng và nghe gọi được. Loại thứ hai là máy khóa iCloud dùng modem mạng của Qualcomm (thợ gọi là hàng MEID) vẫn có thể bypass, nhưng không nghe gọi được. Loại cuối cùng là iPhone dính iCloud dùng modem mạng Intel (thợ gọi là hàng NoMEID) chỉ bẻ khóa được nếu máy dùng chip Apple A11”, một thợ chuyên sửa chữa iPhone tại TP.HCM trả lời Zing.
Theo đó, việc tồn tại công cụ giúp dễ dàng phá khóa iPhone, có thể khiến hoạt động trộm cướp xuất hiện nhiều hơn.
“Khi iPhone dính iCloud được phá khóa, thiết bị sẽ được bán với giá cao hơn việc rã linh kiện. Do đó, nó có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các vụ trộm cướp điện thoại đắt tiền”, đại diện Điện thoại Vui nói với Zing.
Người dùng nếu không may quên mật khẩu màn hình khóa hoặc mật khẩu iCloud có thể yêu cầu Apple can thiệp, mở khóa. Khách hàng cần cung cấp đầy đủ hóa đơn, bằng chứng bản thân là chủ sở hữu thiết bị. Sau khi được trung tâm bảo hành hoặc hỗ trợ từ xa của công ty xác nhận, thiết bị sẽ được mở khóa.
(Theo Zing)
">Xuất hiện công cụ bẻ khóa iPhone trộm cắp
Nhận định, soi kèo Wolves vs Aston Villa, 0h30 ngày 2/2: Nỗ lực thoát hiểm
Vua đầu bếp cũng nóng với thí sinh công khai giới tính
Khánh Thi: Tôi không ham cuộc sống của showbiz
Thu nhập "siêu khủng" của giới ca sĩ
">
Showbiz lại chao đảo chuyện mua
Tác giả Scott Galloway trong cuốn sáchGiải nghiệm cuộc đờiđã chia sẻ quan sát của mình với tư cách một doanh nhân thành công với nhiều công ty khởi nghiệp, một nhà nghiên cứu, một người chồng, người cha cũng như một đứa con, và còn là một người đàn ông Mỹ. Ông đã tổ chức buổi học cuối khóa kéo dài ba giờ với tên gọi“Phương trình Hạnh phúc”.Xuyên suốt buổi học, ông đã bóc tách các khái niệm thành công, tình yêu và một cuộc đời đáng sống.
Điều quan trọng nhất
Cuộc sống nội tâm của chúng ta khó hiểu và bí ẩn như vũ trụ bao la, vĩnh hằng. Mỗi người là một bản thể có ý thức, chứa đựng vũ trụ bao la, cũng như vũ trụ chứa chúng ta bên trong nó. Nhìn vào nội tâm và đáp lại lời kêu gọi hiểu chính mình là cuộc phiêu lưu kỳ lạ và vĩ đại, là chìa khóa để thức tỉnh trước sự thật về con người và sống một cuộc đời vượt xa những gì chúng ta có thể tưởng tượng.
Cuốn sách The Most Important Thing: Discovering Truth at The Heart of Lifenày sẽ không chỉ giúp nâng cao tinh thần, mà còn cung cấp phương tiện để đi sâu vào trải nghiệm trực tiếp về sự hiện hữu, từ đó nếm được vị của phúc lành nhờ biết ưu tiên cho điều quan trọng nhất.
Trong“Điều quan trọng nhất”, bậc thầy hiện sinh nổi tiếng Adyashanti chia sẻ những câu chuyện giác ngộ để giúp khám phá ra điều quan trọng nhất đối với bản thân. Hành trình của ông và của chúng ta tập trung vào câu hỏi, cũng chính là lời chỉ dẫn: “Làm thế nào để tôi có thể trở thành hiện thân của những gì tôi yêu thích?”
Tác giả diễn tả những chân lý cao siêu, khó hiểu nhất bằng ngôn ngữ đời thường giản dị. Những chia sẻ ngắn gọn, chân thành này vừa đủ để giúp ta biết về trí huệ, gợi mở cho ta về giác ngộ và những khoảnh khắc cơ duyên khi bạn cần đến chúng.
Tối giản lối sống – tối ưu cuộc đời
Làm thế nào để sống tự tin mà không cần đến vật chất, sống có chủ đích và bổ ích, học cách thiết lập lại các ưu tiên hay thay đổi cách nhìn nhận về bản thân, đạt được những điều mong muốn trong cuộc sống là những mối quan tâm của nhiều người.
Sách “Tối giản lối sống - Tối ưu cuộc đời” Joshua Fields Millburn và Ryan Nicodemus chỉ ra những phương pháp đơn giản để cho thấy chủ nghĩa tối giản tạo ra khoảng trống để đánh giá lại và hàn gắn bảy mối quan hệ thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta: đồ đạc, sự thật, bản thân, giá trị, tiền bạc, sự sáng tạo và con người.
Những mối quan hệ này đan xen cuộc sống của chúng ta theo những cách không ngờ, cung cấp những kiểu mẫu phá hoại thường xuyên lặp lại, thường xuyên không được khám phá bởi vì chúng ta đã chôn vùi chúng bên dưới sự lộn xộn của vật chất.
Đây là quyển sách hướng dẫn cho đời sống hằng ngày, cung cấp các công cụ để giúp chống lại chủ nghĩa tiêu dùng, xóa bỏ phiến diện để nhường chỗ cho một cuộc sống ý nghĩa. Đại dịch chỉ đơn giản là làm sáng tỏ vấn đề và thúc đẩy chúng ta hành động quyết liệt hơn. Với sự suy thoái tài chính và cuộc tìm kiếm ý nghĩa mới cho cuộc sống, xã hội của chúng ta phải đối mặt với những thực tế quan trọng trong tương lai không xa. Nhiều tiêu chuẩn mới đã được xác lập và sẽ còn tiếp tục khi cuộc sống tiến về phía trước.!
Tận hưởng niềm vui sống
Từng giây phút trôi qua đi trong những mớ suy nghĩ “rối như tơ vò”, những lo lắng chiếm lấy đầu óc, so sánh bản thân với người này hay người khác, rồi đến những suy nghĩ về quá khứ và tương lai là những mối bận tâm khác nhau mà nhiều người không biết cách nào để thoát khỏi mớ bộn bề đó. Tận hưởng cuộc sống phải bắt nguồn từ suy nghĩ cho đến hành động.
Trong quyển sáchTận hưởng niềm vui sống có câu: “Hạnh phúc như cây kim nơi đáy bể, ta chẳng biết phải tìm nó nơi đâu, thậm chí cũng chẳng biết bắt đầu như thế nào, thế là ta biến việc kiếm tìm thành cuộc đi săn ráo riết. Nhưng hạnh phúc chẳng phải loài thú hoang để con người săn bắt. Chưa có ai bắt được hạnh phúc khi đuổi theo nó cùng trời cuối đất. Hạnh phúc không nằm trong cái ăn, cái mặc hay của cải, không là nỗi phấn khích hay niềm vui vẻ. Hạnh phúc cũng không đến từ sự thỏa mãn lòng ham muốn hay cảm giác sở hữu".
Để đạt được sự hạnh phúc trong những những lúc như thế này, chúng ta phải học cách tự thay đổi suy nghĩ của chính bản thân mình. Một số thay đổi nhỏ trong cách sống sẽ giúp bạn tận hưởng cuộc sống tốt hơn.
">4 cuốn sách tìm hiểu về hạnh phúc, tận hưởng cuộc sống tốt hơn
Học tiếng Anh: Điều bất ngờ từ cuốn nhật ký của người cha
Ảnh chụp hiệu sách Oxfam dịp Giáng sinh. Ảnh: Oxfam Books Petergate.
"Có điều gì đáng thất vọng hơn mấy cuốn hồi ký đáng sợ của 'người nổi tiếng' vào thời điểm này trong năm?", cây viết James Innes-Smith của tạp chí The Spectatorngao ngán.
Trong khi nhiều tác giả tầm trung khác đang chật vật kiếm độc giả, ngành xuất bản ồ ạt phát hành và quảng cáo những cuốn hồi ký của người nổi tiếng.
Smith chia sẻ câu chuyện len lỏi qua đám đông để vào nhà sách Waterstones, chỉ để thấy một cái bàn to bự trưng đầy cá nhân đói khát sự chú ý, với những trang bìa sặc sỡ của một tấm ảnh photoshop chụp những người nổi tiếng muốn khẳng định tên tuổi hoặc (tệ hơn) một ngôi sao tỏ vẻ trầm mặc, khao khát được hé lộ "sự thật" đời họ.
Các nhà xuất bản có vẻ tuyệt vọng kiếm tìm một hợp đồng chuyển thể bom tấn nữa đến mức họ sẵn sàng ném tiền vào bất kỳ tay sai truyền thông cũ kỹ nào với hy vọng rằng sẽ ra mắt được một ấn phẩm thành công; nếu người nổi tiếng nọ đã sống sót sau một cuộc ly hôn tai tiếng hoặc một căn bệnh nguy hiểm chết người thì càng tốt. Các biên tập viên sẽ được dịp thổi phồng những khó khăn nhỏ nhất lên để thuyết phục người mua cả tin bỏ ra 20 £/cuốn.
Độ nhận diện tên tuổi (dù mơ hồ) được đánh giá cao hơn những tiêu chí hợp lý khác và đó dường như là cách các tập đoàn khổng lồ biện minh cho việc ứng nhuận trăm nghìn bảng Anh cho (phần lớn) ngôi sao đi thuê người viết hộ.
"Làm thế nào các nhà xuất bản đáng kính có thể ngẩng cao đầu khi biết một lượng lớn ngân sách hàng năm bị lãng phí vào thứ văn chương nghèo nàn ấy?" James Innes-Smith viết. Smith cho rằng các nhà xuất bản hẳn vẫn sẽ cứ lãng phí ngân sách miễn là họ bán được sách, vì vậy quan trọng là độc giả không nên dung túng.
Vào năm 2014, Charlie Redmayne, giám đốc điều hành của HarperCollins tại Anh, tiết lộ rằng ông đã cắt giảm ngân sách cho dòng sách này vì các tựa sách phi hư cấu về người nổi tiếng có vẻ rủi ro và các nhà xuất bản cảm thấy áp lực khi phải trả khoản tiền ứng trước khổng lồ cho những tựa sách có thể không sinh lời lại còn nhanh hạ nhiệt. Ông nói: “Chúng tôi đang né dần những thương vụ mạo hiểm với người nổi tiếng".
Năm nay, có vẻ các nhà xuất bản vẫn ngựa quen đường cũ, hàng chục đầu sách của người nổi tiếng được giới thiệu, xếp hạng. Khi có tin cuốn hồi ký của Hoàng tử Harry sẽ ra mắt vào dịp Giáng Sinh, có trang tin tức còn giật tít "Harry và Meghan chuẩn bị phá hỏng Giáng sinh của hoàng gia Anh". Rồi những cái tên như Jennifer Grey, Jannette McCurdy, Matthew Perry, Billy Porter... đều ồ ạt ra mắt sách (xin chưa đánh giá chất lượng).
Hầu hết số cuốn sách này sẽ nằm mòn mỏi trên kệ sách Oxfam vào dịp năm mới (hoặc, theo lời Innes-Smith, làm tắc nghẽn bãi rác). James Innes-Smith còn cho rằng số lượng lớn những cuốn sách như vậy là một tội ác đối với cây cối.
Đặt trong bối cảnh ngành xuất bản đang khủng hoảng vì giấy như hiện nay, có lẽ các nhà xuất bản nên cân nhắc kỹ hơn trước khi đầu tư cho làn sóng Giáng sinh này.
Văn hóa tặng sách vào dịp Giáng sinhBên cạnh những giá trị đặc biệt, sự thay đổi trong văn hóa, tôn giáo và kinh tế đã góp phần biến sách trở thành món quà không thể thiếu trong các mùa lễ, theo The New York Times. 10:36 8/12/2022 ">Người nổi tiếng đua nhau ra hồi ký dịp Giáng Sinh Nhà văn Pháp kể về hình tượng 'bóng ma tương lai' |
Mick Payne, Giám đốc điều hành công ty xử lý rác thải công nghệ Techbuyer, từng chứng kiến hàng nghìn chiếc ổ cứng đến từ các hãng công nghệ bị tiêu hủy. Mặc dù có thể tái sử dụng, những thiết bị này vẫn được đội bảo vệ giám sát nghiêm ngặt đưa vào các công xưởng và bị nghiền ra thành trăm mảnh.
“Thật lãng phí. Họ thậm chí còn không để bất cứ thiết bị nào lọt ra ngoài. Trong khi đó, chúng tôi có thể xóa sạch mọi dữ liệu bên trong và bán lại cho khách hàng mới để tái sử dụng”, Payne nói.
Những ổ cứng có vòng đời ngắn ngủi
Theo Financial Times, mỗi email, tài liệu hay tấm ảnh người dùng chia sẻ hàng ngày đều không được lưu trữ trên bộ nhớ đám mây như các hãng công nghệ cam kết. Trên thực tế, chúng được chứa trong các ổ cứng có kích thước bằng một chiếc băng đĩa.
Những thiết bị này có thể nằm bất cứ đâu trong 23.000 trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới, thậm chí có trung tâm còn rộng bằng một hồ bơi theo tiêu chuẩn Olympic. Mỗi 3-5 năm, các công ty công nghệ lại nâng cấp thiết bị, khiến hàng loạt ổ cứng bị tiêu hủy một cách lãng phí.
Những công ty như Amazon, Microsoft hay các ngân hàng, văn phòng chính phủ đã vứt bỏ hàng triệu ổ cứng mỗi năm, Financial Timescho biết. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành cho hoàn toàn có cách tốt hơn để tiêu hủy số dữ liệu bên trong các thiết bị này. Họ có thể dùng phần mềm máy tính để xóa dữ liệu trên ổ cứng trước khi đem bán lại cho người dùng.
Mặc dù có thể tái sử dụng ổ cứng, các hãng công nghệ vẫn quyết định tiêu hủy toàn bộ. Ảnh: Recycle IT. |
“Xét trên góc độ bảo mật, các công ty không cần phải tiêu hủy chúng như vậy”, Felice Alfieri, một quan chức thuộc Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định.
Theo Financial Times, một trong những nguyên nhân khiến các công ty phải mạnh tay xóa bỏ các ổ cứng này là vì lo sợ bị lộ thông tin, khiến người dùng chỉ trích và chính quyền cảnh cáo. Tháng trước, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) đã phạt ngân hàng Morgan Stanley 35 triệu USD vì thanh lý ổ cứng nhưng không xóa dữ liệu khách hàng. Một số thiết bị chứa thông tin từ các ngân hàng còn bị đem ra đấu giá trên các sàn thương mại điện tử.
Sự kiện này đã khiến các công ty lo sợ, buộc phải tiêu hủy từng thiết bị lưu trữ một để đảm bảo tính bảo mật. Một nhân viên của Amazon Web Services cho biết hãng đã nghiền nát tất cả ổ cứng khi chúng trở nên lỗi thời sau 3-5 năm sử dụng. “Chỉ cần một thiết bị bị lọt ra ngoài, chúng tôi sẽ đánh mất niềm tin của hàng triệu khách hàng”, người này chia sẻ.
Trong khi đó, một nhân viên làm việc tại xưởng tiêu hủy dữ liệu ở Microsoft nói rằng tập đoàn xóa bỏ mọi ổ cứng tại trung tâm dữ liệu Azure. “Chúng tôi đã nghiền nát toàn bộ thiết bị nhằm đảm bảo bảo mật dữ liệu khách hàng”, Microsoft nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các trung tâm dữ liệu này cũng bị giám sát gắt gao vì tiêu tốn quá nhiều năng lượng. Hồi tháng 7, các số liệu đã chỉ ra các trung tâm đã sử dụng hết nguồn điện dành cho các hộ gia đình mới ở London, gây áp lực lên các công ty, buộc họ phải thay thế các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Nhưng ngược lại, điều này lại phải trả giá bằng việc thải thêm nhiều rác thải ra môi trường.
“Vấn đề tiêu tốn năng lượng được giải quyết bằng cách vứt bỏ nhiều tài nguyên hơn. Câu hỏi đặt ra là liệu số năng lượng tiết kiệm được có đáng với số rác thải bị bỏ đi hay không”, Johann Boedecker, nhà sáng lập công ty tư vấn Pentatonic, nói.
Bài toán khó của các hãng công nghệ
Theo công ty tư vấn công nghệ Gartner, trong vòng 3 năm tới, sẽ có thêm 700 trung tâm dữ liệu được xây dựng trên toàn thế giới. Nhưng làm thế nào để xử lý số ổ cứng sử dụng mỗi năm vẫn là một bài toán khó.
Theo Financial Times, hầu hết trung tâm đều tiêu hủy các thiết bị lưu trữ sau vài năm sử dụng mặc dù chúng vẫn có thể hoạt động thêm hàng thập kỷ nữa. Một nghiên cứu của Phòng thí nghiệm quốc gia năng lượng tái tạo Mỹ (NREL) đã ước tính 90% ổ cứng bị tiêu hủy dù vẫn đang hoạt động tốt. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) cũng phát hiện 50% thiết bị gặp tình trạng tương tự.
“Các công ty rất lo ngại về số dữ liệu trên các ổ cứng bị phá hủy này. Do đó, chúng tôi phải nghiền nát tất cả mọi thứ, không chừa lại bất cứ dữ liệu nào”, chủ tịch Greg Rabinowitz của công ty xử lý thiết bị công nghệ Urban E Recycling, nói.
Quy trình phá hủy thiết bị lưu trữ cũ nhằm đảm bảo an ninh nhưng lại có tác động tiêu cực đến môi trường. Ảnh: Wall Street Journal. |
Nhiều công ty khẳng định sau khi tái chế họ có thể lấy lại khoảng 70% vật liệu nhưng quá trình tái chế lại ra lượng khí thải tương đương quá trình sản xuất mới, nhà nghiên cứu Julien Walzberg tại NREL cho biết.
“Dù tái chế toàn bộ vật liệu, số năng lượng và tiền bạc ban đầu mà các công ty dùng để chế tạo những ổ cứng này đều đã trở thành vô ích”, Walzberg bổ sung. Do đó, tái sử dụng là biện pháp hiệu quả nhất.
Theo Financial Times, những ổ cứng đã qua sử dụng đang ngày càng thu hẹp khoảng cách với các thiết bị mới. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã sử dụng công nghệ này cho máy chủ của mình.
Google cho biết 27% linh kiện trong máy chủ mới vào năm 2021 là hàng tân trang lại. Đồng thời, họ sẽ ghi đè dữ liệu lên các ổ cứng để tái sử dụng nếu có thể. Trong khi đó, Microsoft đã xây dựng nhiều “trung tâm tái chế” để tân trang các thiết bị cũ. Hãng công nghệ nói rằng hơn 80% thiết bị sẽ được tái sử dụng vào năm 2024.
Các hãng còn cho biết sẽ kéo dài tuổi thọ các máy chủ đám mây của mình. Năm ngoái, Google khẳng định sẽ dùng những thiết bị này thêm 3-4 năm nữa, trong khi Amazon Web Services lại quyết định dùng thêm 4-5 năm. Mới đây, Microsoft cũng thông báo các máy chủ đám mây và thiết bị kết nối sẽ được dùng thêm đến 4-6 năm.
Song, tiêu hủy ổ cứng vẫn sẽ là quy trình tiêu chuẩn của các hãng công nghệ trong vài năm tới, Financial Timesnhận định.
(Theo Zing)
">Lý do Microsoft, Google phá hủy hàng triệu ổ cứng mỗi năm
友情链接