Đau đầu vì con trai đòi cưới vợ hơn 12 tuổi lại có 2 con riêng
本文地址:http://play.tour-time.com/html/699d198589.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Elfsborg vs Nice, 03h00 ngày 24/01: Khách dừng cuộc chơi
TS Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
PV: Xin ông cho biết các xu hướng lớn của Công nghệ 4.0 trong lao động và việc làm ảnh hưởng thế nào đến người lao động Việt Nam trong 10-15 năm tới?
TS Trương Anh Dũng:Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4, cùng với sự tác động cộng hưởng của đại dịch Covid-19 đang và sẽ tạo ra những gián đoạn kép thay đổi mạnh mẽ của thế giới việc làm, thị trường lao động và người lao động. Ở phạm vi toàn cầu, những nghiên cứu gần đây cho thấy, trong 5 năm tới, thời gian dành cho các công việc hiện tại của con người và máy móc sẽ bằng nhau; 84% người sử dụng lao động sẽ chuyển sang số hóa nhanh chóng các quy trình làm việc; một số lượng lớn công ty cũng dự kiến sẽ thay đổi địa điểm, chuỗi giá trị và quy mô lực lượng lao động do các yếu tố công nghệ tác động.
Trong 10-15 năm tới, khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ thay đổi do tác động của công nghệ thông tin (CNTT), robot, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo; khoảng 40% lao động toàn cầu sẽ không có kỹ năng phù hợp với công việc của họ. Do khoảng cách ngày càng tăng giữa các kỹ năng của lực lượng lao động toàn cầu hiện tại và các kỹ năng mà các doanh nghiệp cần để thích ứng với thay đổi công nghệ và thị trường, 6% GDP của thế giới, tương đương 5 nghìn tỷ USD, bị mất mỗi năm.
Việt Nam hiện đang trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên thị trường lao động và người lao động Việt Nam sẽ không phải là ngoại lệ của xu hướng trên. Thậm chí, do Việt Nam là một nước đang phát triển, rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế hiện chủ yếu là thâm dụng lao động giá rẻ, lao động khu vực phi chính thức rất cao nên sẽ chịu tác động nặng nề hơn trong xu thế ra đời và biến mất của nhiều ngành/nghề và công việc do số hóa, tự động hóa, chuyên môn hóa và toàn cầu hóa sản xuất của CMCN 4.0.
Số liệu dự báo thì có thể khác nhau, nhưng chắc chắn thị trường lao động và việc làm ngày càng phân hóa theo hai nhóm kỹ năng thấp/lương thấp và kỹ năng cao/lương cao. Nhu cầu lao động có kỹ năng cao tăng trong khi nhu cầu đối với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp giảm. Nó không chỉ đe dọa tới việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không trang bị các kiến thức mới, kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế số.
Theo nhận định của ông, các chính sách trung tâm và chương trình quan trọng đã giúp chuẩn bị cho lực lượng lao động của Việt Nam như thế nào trong việc cải thiện vị thế và thích ứng với công nghệ 4.0? Hoạt động đào tạo hiện nay đang chuyển hướng để đáp ứng nhu cầu lao động công nghệ 4.0 ra sao?
Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ tư, từ đó đến nay Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến chủ đề này. Riêng về vấn đề lao động, mới đây Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Đồng thời bạn hành quyết định của Thủ tướng về Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 và Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của CMCN lần thứ tư” với mục tiêu Tăng số lao động có kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường; Tạo việc làm tốt hơn cho người lao động; Xây dựng mô hình đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp để có kiến thức, kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp; gắn kết, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nhân lực; góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư FDI mới dịch chuyển vào Việt Nam.
Các chính sách trên đã giúp nâng cao nhận thức của toàn xã hội nhất là cơ quan quản lý nhà nước để có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển kỹ năng cho người lao động thích ứng CMCN lần thứ tư; tập trung, huy động hiệu quả các nguồn lực cho đào tạo thích ứng CMCN lần thứ tư; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các bên nhà nước – nhà trường- doanh nghiệp trong đào tạo
Hoạt động đào tạo đang chuyển hướng để đáp ứng nhu cầu lao động CMCN 4.0 bằng cách xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra đã có những chuẩn kiến thức, kỹ năng, công nghệ của CMCN lần thứ 4, trước mắt đang cập nhật những kỹ năng 4.0 trong khoảng 50-60 nhóm ngành, nghề được tổ chức thi kỹ năng ở khu vực ASEAN và thế giới.
Tiếp nhận chuyển giao 34 chương trình từ nước ngoài đào tạo chất lượng cao, trong đó có các nghề trong lĩnh vực CMCN lần thứ tư như cơ điện tử, điện tử công nghiệp, quản trị mạng máy tính, công nghệ sinh học v.v...
Chuẩn bị triển khai đào tạo các ngành nghề mới và các kỹ năng nghề mới cho ít nhất 20 ngành, nghề đào tạo lại nâng cao kiến thức, kỹ năng gắn với chuyển đổi việc làm cho người lao động bị tác động của CMCN lần thứ tư cho ít nhất 300.000 lượt người xác định ngành, nghề đào tạo, kỹ năng nghề và mô hình đào tạo mới nhằm thích ứng với yêu cầu của CMCN lần thứ tư.
Tăng cường gắn kết với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo từ xác định nhu cầu từ doanh nghiệp, xây dựng chương trình đào tạo, quá trình triển khai đào tạo, đánh giá…
Xin ông cho biết chuyển đổi việc làm cần được thực hiện song song với chuyển đổi số và số hóa việc làm như thế nào? Cần làm gì để Việt Nam có thể bắt kịp, chủ động với xu hướng thế giới về việc làm và kỹ năng cho lực lượng lao động 4.0?
Chuyển đổi số có thể làm nhiều việc làm mất đi, những cũng tạo việc làm mới, công việc cũng thay đổi từ công việc giản đơn chuyển sang công việc cần hàm lượng tri thức và kỹ năng nghề cao, nhiều việc làm được xem là rủi ro do tự động hóa hoặc số hóa như công việc văn phòng, bán hàng, vận chuyển hơn là ngành, nghề khác như quản lý, quản lý nguồn nhân lực, khoa học, kỹ sư, một số loại hình dịch vụ như nghề công tác xã hội…Ranh giới việc làm rủi ro và những việc làm ít rủi ro cũng sẽ dịch chuyển theo thời gian, ngày càng nhiều việc làm sẽ bị xếp vào rủi ro hơn. 40% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ sẽ giảm lực lượng lao động do tích hợp công nghệ, 41% có kế hoạch mở rộng việc sử dụng các nhà thầu cho các công việc chuyên biệt và 34% có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động của họ do tích hợp công nghệ
Trong nền kinh tế số, sự gián đoạn không chỉ giới hạn ở công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mà còn ở lực lượng lao động và năng lực của họ. Chuyển đổi số đang làm thay đổi bản chất công việc, đặt ra yêu cầu với nhà sản xuất không chỉ tái cấu trúc tổ chức mà còn phải chuyển đổi việc làm cho lực lượng lao động, đầu tư vào việc thu hút lao động am hiểu công nghệ và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ lao động hiện có để có thể khai thác, áp dụng công nghệ mới và thích ứng với các tác động của công nghệ.
Trong thế giới ngày nay, sự gián đoạn không chỉ giới hạn ở công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mà còn xảy ra xung quanh lực lượng lao động và khả năng của họ. Trong kỷ nguyên số hóa, sự gián đoạn này có thể được gọi là Lực lượng lao động 4.0.
Để Việt Nam có thể bắt kịp, chủ động với xu hướng thế giới về việc làm và kỹ năng cho lực lượng lao động trong CMCN 4.0, cần phải chú trọng và nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực ngành, nghề chịu tác động của CMCN lần thứ tư; Cho đến nay vẫn còn thiếu các quan sát, đánh giá cụ thể theo từng ngành nghề và sự khác biệt cần thiết trong bối cảnh công nghệ 4.0.
Đẩy mạnh thu hút và tập trung nguồn lực để thúc đẩy đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu của CMCN lần thứ 4;
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN), nhất là các chính sách đối với doanh nghiệp để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia GDNN trong đó có lĩnh vực ngành, nghề CMCN lần thứ tư.
Nghiên cứu, khai thác kinh nghiệm quốc tế về GDNN thích ứng yêu cầu CMCN lần thứ tư.
Trong đào tạo nhân lực cần nhấn mạnh kỹ năng cốt lõi, kỹ năng mềm, kỹ năng số, kỹ năng ngoại ngữ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thể hiện từ khâu đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá. Các chương trình giảng dạy mới sẽ bao gồm các kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động trong tương lai - cả kỹ năng kỹ thuật số cũng như kỹ năng “con người” mà máy móc công nghệ không thể thay thế như giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, cộng tác và tư duy phản biện.
Các chính sách và cơ chế hợp tác hiện thời (Luật, các văn bản dưới luật PPP và các cơ chế liên quan…) cần được thực hiện và điều chỉnh như thế nào nhằm thúc đẩy hợp tác giúp người lao động nâng cao sự chủ động sẵn sàng tham gia vào công nghệ 4.0.
Đẩy nhanh việc triển khai, cụ thể hóa quyền và trách nhiệm các của các bên trong Bộ Luật lao động về phát triển giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng nghề; kịp thời tạo hành lang pháp lý để thực hiện tốt việc gắn kết Nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp, nhất là thiết chế " Hội đồng kỹ năng ngành" để huy động cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào giáo dục nghề nghiệp; thúc đẩy mạnh mẽ hình thức "tập nghề” doanh nghiệp; cơ chế để thúc đẩy nhà giáo học tập trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp.
Rà soát, bổ sung cập nhật danh mục ngành, nghề đào tạo trong đó bổ sung ngành, nghề đào tạo mới thích ứng yêu cầu CMCN lần thứ tư;
Xây dựng, số hóa các công cụ, tài liệu hướng dẫn để thúc đẩy gắn kết GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động
Có chính sách hỗ trợ cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và người lao động khi tham gia đào tạo lại, đào tạo nâng cao chuyên môn và kỹ năng để chuyển đổi công việc đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN lần thứ tư, trong đó mở rộng đối tượng được hỗ trợ gồm cả người lao động thất nghiệp và người lao động có nguy cơ thất nghiệp cao từ nguồn kinh phí, các quỹ hợp pháp và vốn sự nghiệp.
Thời Vũ (thực hiện)
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nâng tầm kỹ năng lao động là một chiến lược cần ưu tiên để đảm bảo chuỗi cung ứng lao động không bị đứt gãy và chuẩn bị cho phục hồi nền kinh tế sau Covid-19.
">Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng cao trong bối cảnh thay đổi của công nghệ 4.0
Lịch thi đấu bóng đá của tuyển nữ Việt Nam tại Asiad 19
Ban đầu dù bị đả kích dữ dội vì hành vi hôn môi nữ cầu thủ Jenni Hermoso nhưng ông Luis Rubiales nhất quyết không từ chức, bất chấp hàng loạt lời kêu gọi phải làm điều đó.
Ông cho rằng, đó là nụ hôn có sự đồng thuận và ý nghĩa của nó thì giống như bản thân đang hôn… con gái của mình vậy.
Ngay cả khi bị FIFA phạt nặng – đình chỉ mọi hoạt động liên quan đến bóng đá trong vòng 90 ngày trong lúc tồ chức này tiến hành cuộc điều tra riêng thì ông Luis Rubiales vẫn ‘cố thủ’.
Tuy nhiên, mọi thứ trở nên tồi tệ, chống lại ông sau khi chính nữ cầu thủ Jenni Hermoso đã đệ đơn kiện ông Luis Rubiales về hành vi tấn công tình dục lên văn phòng công tố Tây Ban Nha, vào tuần trước.
Chủ tịch LĐBĐ Tây Ban Nha từ chức sau cố thủ cưỡng hôn
Nhận định, soi kèo Valladolid vs Real Madrid, 03h00 ngày 26/01: Bản lĩnh nhà vô địch
Chương trình nghệ thuật Chuyến tàu huyền thoạikhai mạc Lễ hội Sông nước TPHCM năm 2024 sẽ diễn ra lúc 20h ngày 31/5 tại Khu Nhà Rồng Khánh Hội - Cảng Sài Gòn với sự tham gia biểu diễn của 1.000 nghệ sĩ cùng 9.000 khán giả tham dự trực tiếp.
Vở đại nhạc kịch ngoài trời lần đầu tiên diễn ra trên sông Sài Gòn là sự kết hợp tính lịch sử, điện ảnh, giải trí để truyền tải những thông điệp ý nghĩa về câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc, về tầm nhìn, trí tuệ, tinh thần anh dũng, quật cường của thế hệ cha ông đi trước và sự năng động, sáng tạo của thế hệ hôm nay.
Theo Sở Du lịch, chương trình "Chuyến tàu huyền thoại' mở cửa miễn phí nhưng người dân và du khách đăng ký trước do số lượng chỗ ngồi giới hạn 9000 chỗ. Đến nay, số lượng đăng ký đã 'full chỗ".
Theo quy định của ban tổ chức, mỗi vé chỉ dành cho một khách và không kèm trẻ em. Tại khu vực kiểm soát vé, du khách phải xuất trình mã QR hợp lệ đã nhận qua thư điện tử (đối với khách đăng ký trực tuyến) hoặc thư mời, vé mời hợp lệ và có mặt để làm thủ tục trước 19h ngày 31/5 tại đúng vị trí cổng vào ghi trên vé. Đối với trường hợp có vé miễn phí xem chương trình sẽ vào cổng số 157 Nguyễn Tất Thành, Quận 4.
Người dân và du khách không có vé tham dự chương trình trực tiếp thì có thể quan sát đêm diễn qua màn hình led tại hai điểm công cộng là công viên bờ sông Thủ Đức và đường đi bộ Nguyễn Huệ.
Để phục vụ nhu cầu du lịch của người dân và du khách Ban Tổ chức công bố các chương trình khuyến mãi, ưu đãi giảm giá kích cầu du lịch trong dịp Lễ hội Sông nước TPHCM lần thứ 2.
Đến nay đã có hơn 100 doanh nghiệp công bố và áp dụng các chính sách ưu đãi về giá, về chương trình khuyến mãi cho các dịch vụ mua sắm, dịch vụ ăn uống, tham quan, tour tuyến cho người dân và du khách. Hiện nay 15 thương hiệu nổi tiếng cung cấp voucher điện tử giảm giá đến 50% không giới hạn số lượng cho các hãng hàng không, để áp dụng cho khách đi máy bay đến TPHCM trong sự kiện Lễ hội Sông nước diễn ra.
Ngoài ra, hơn 50 chương trình du lịch giảm sâu từ 10% - 60%, trong đó có các chương trình du lịch đường thuỷ hấp dẫn như Ngắm hoàng hôn trên sông Sài Gòn giảm giá 30%; Tour Lãng mạn trên dòng kênh huyền thoại giảm giá 20%; Saigon River Sightseeing - Ngắm sông Sài Gòn bằng du thuyền 2 tầng giảm 10%; Tour Bình Quới - Thanh Đa - Miếu Nổi giảm giá 10%; Tour Sài Gòn - Củ Chi giảm giá 10%; Tour Sài Gòn - Vàm Sát (Cần Giờ) giảm giá 10%;; Saigon River Sightseeing - Ngắm sông Sài Gòn bằng du thuyền 2 tầng giảm 10%...
">TPHCM, vé mời chương trình ‘Chuyến tàu huyền thoại” bán trên mạng sai quy định
Qua sự dẫn dắt tận tình của chuyên viên hướng nghiệp cũng như phần giao lưu tương tác, chơi trò chơi và hỏi đáp, các em học sinh có cơ hội được làm quen với các thông tin và kiến thức bổ ích cho việc chọn lựa ngành nghề.
Sự kiện trực tuyến với các em học sinh THPT Phan Thúc Trực - Nghệ An ngày 2/10/2021 |
Song song với đó, chương trình hỗ trợ các em tham gia các buổi tham vấn chuyên sâu 1:1 cùng các chuyên viên hướng nghiệp để tiếp tục trao đổi và giải đáp các câu hỏi, vướng mắc các em gặp phải trong quá trình quyết định ngành nghề để theo học.
Hai sự kiện đều nhận được phản hồi tích cực từ phía học sinh cùng các bên tham gia gồm Ban Giám hiệu, chuyên viên hướng nghiệp, khách mời... Các nội dung định hướng nghề nghiệp và thông tin về ngành nghề được đánh giá là hữu ích và cần thiết đối với các em trong giai đoạn cuối cấp và phải đưa ra những quyết định quan trọng cho tương lai phía trước.
Diễn giả Nguyễn Ngọc Hằng chia sẻ về kỹ năng “Hiểu mình" giúp chọn ngành học |
Đại diện Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Việt Nam - đơn vị đồng tổ chức chia sẻ: “Hải Phòng và Nghệ An là các tỉnh thành có tỷ lệ di cư ngoài nước cao, nơi mà thanh thiếu niên được xác định là dễ bị tổn thương với mua bán người và nô lệ thời hiện đại. Chuỗi hội thảo hướng nghiệp giúp các em học sinh có thể hành động để giảm thiểu những rủi ro đó, thông qua nhận thức rõ ràng hơn về việc định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Những thông tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ được cung cấp trong hội thảo sẽ là công cụ và nguồn cảm hứng cho các em, đặc biệt là học sinh các lớp cuối cấp, trong quá trình lựa chọn ngành học và việc làm, đặc biệt là các cơ hội việc làm ngoài nước, từ đó phát triển những kỹ năng và thực hành tốt trong hành trang nghề nghiệp”.
Chị Nguyễn Ngọc Hằng - Chuyên viên hướng nghiệp, diễn giả của sự kiện cũng cho biết: “Mặc dù đã chủ động hơn trong việc chọn ngành, chọn nghề, nhưng đa phần các em đều chưa được giáo dục hướng nghiệp môt cách bài bản, có quy trình. Hai buổi hội thảo tuy không dài, nhưng đã phần nào giới thiệu những nội dung kiến thức hướng nghiệp cơ bản nhất, giúp các em nắm được các bước nền tảng cần làm để có thể đưa ra quyết định phù hợp.
Thách thức của việc tổ chức hội thảo online trong điều kiện thiết bị và mạng hạn chế đã không ngăn được sự yêu thích của học sinh với các nội dung của chương trình. Điều này phần nào phản ánh mong muốn được giúp đỡ của các em trong quá trình tìm kiếm hướng đi cho cuộc đời mình”.
Các em học sinh Hải Phòng trong sự kiện truyền thông thuộc dự án "Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại" (Ảnh chụp tại thời điểm chưa giãn cách xã hội) |
Thuộc khuôn khổ dự án "Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại" (TMSV) do Chính phủ Vương quốc Anh tài trợ, chuỗi hội thảo "Tuổi 18 - có hẹn với tương lai" là một trong các hoạt động định hướng nghề nghiệp do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) - Cơ quan Di cư Liên hợp quốc và Quỹ Hỗ trợ Phát triển Thanh niên (FYE) phối hợp cùng Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) và trường THPT Phan Thúc Trực (Nghệ An) triển khai.
Tố Uyên
">Hội thảo hướng nghiệp trực tuyến cho hơn 500 học sinh Hải Phòng, Nghệ An
Bánh mì baguette được người Pháp đưa vào Việt Nam từ thế kỷ 20 nhưng chính sự sáng tạo và biến tấu của con người nơi đây, đã biến món ăn này trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.
Phiên bản bánh mì phổ biến nhất có phần nhân gồm pate làm từ gan lợn ăn kèm chả lụa, cà rốt bào sợi muối chua, rau mùi (ngò), sốt và một vài nguyên liệu khác. Du khách cũng có thể tìm thấy những loại bánh mì ăn kèm thịt nướng. Vị giòn của vỏ bánh cùng nguyên liệu tươi ngon có trong nhân sẽ mang tới cho thực khách những trải nghiệm khó quên.
2 phiên bản bánh mì khác của Việt Nam cũng được TasteAtlas đánh giá cao, lần lượt là bánh mì thịt (đứng thứ 22, 4,5/5 sao) và bánh mì heo quay (xếp hạng 47, 4,4/5 sao).
Một đại diện nổi tiếng khác của Việt Nam là 'phở' cũng góp mặt trong danh sách lần này. Hương vị đậm đà của nước dùng hòa quyện cùng sợi phở tuy mềm mà dai cùng thịt bò hoặc thịt gà sẽ để lại ấn tượng khó phai cho thực khách.
Bên cạnh đó, loạt 'món Việt quốc dân' như cơm tấm, chả giò hay bánh xèo cũng được Taste Atlas vinh danh là những món ăn đường phố ngon nhất châu Á.
Bảng xếp hạng lần này được Taste Atlas thực hiện dựa trên ý kiến của độc giả, tính đến ngày tháng 4/2024, nhằm mục đích quảng bá những món ăn đặc sắc của địa phương, khơi dậy niềm tự hào về những món ăn truyền thống và sự tò mò về những món ăn mà du khách nước ngoài chưa từng thử.
Theo Taste Atlas
">Loạt món Việt góp mặt trong top món ăn đường phố ngon nhất châu Á
友情链接