Công nghệ

10 mẹo chi tiêu của vợ giúp gia đình tiết kiệm được 6,2 triệu/tháng

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-04 00:52:54 我要评论(0)

Đây là thực tế chi tiêu của gia đình chị N.T.B.T,ẹochitiêucủavợgiúpgiađìnhtiếtkiệmđượctriệuthábxh anbxh anh 2bxh anh 2、、

Đây là thực tế chi tiêu của gia đình chị N.T.B.T,ẹochitiêucủavợgiúpgiađìnhtiếtkiệmđượctriệuthábxh anh 2 30 tuổi, trợ lý một công ty. Hiện gia đình chị T. sống tại Hà Nội.

Theo người vợ trẻ này kể, gia đình chị có tất cả 4 thành viên gồm 2 vợ chồng chị, con nhỏ và mẹ chồng. Dù có 4 người nhưng chi tiêu trước đó của gia đình chị không tháng nào dưới 30 triệu đồng.

Cho tới cách đây 3-4 tháng, chị T. may mắn được một người anh làm bên mảng tài chính cá nhân khai vấn cho. Thấy hữu ích nên người vợ trẻ bắt đầu đọc cuốn lối sống tối giản và áp dụng triệt để những gì anh bạn dạy vào cuộc sống của mình. Hiện mức chi tiêu nhà chị T. không còn cao như trước, nhờ lối sống tối giản mà các khoản chi không cần thiết chị cắt bỏ và tiết kiệm được 6,2 triệu đồng/tháng.

{ keywords}
Góc nhà nhỏ nhà chị T.

"Sau khoảng 3 tháng cùng nhau thực hiện kế hoạch tiết kiệm rất cụ thể, chúng tôi tiết kiệm được 6,2 triệu đồng/tháng", chị T. khoe thành quả.

Cụ thể, chị T. và mọi thành viên trong gia đình hàng tháng thực hiện tiết kiệm 10 khoản sau:

Khoản tiết kiệm 1: Hạn chế ăn nhà hàng, tiết kiệm 3 triệu

Nếu trước kia 1 tuần vợ chồng chị mất trung bình 1 triệu đồng cho việc ăn ngoài, tính ra 1 tháng mất tầm 4 triệu thì nay vợ chồng chị gần như ít đi, chăm chỉ nấu nướng, giảm xuống còn 1 lần 1 tháng hoặc vào các dịp lễ đặc biệt. Như vậy chị giảm được 3 triệu/1 tháng.

"Mình là người khá thích trải nghiệm về ẩm thực, muốn được đến các nhà hàng ngon, mới…để thử và cảm nhận. Vì thế nếu đã đi ăn, mình thường lựa chọn các chỗ ngon, lịch sự… chứ không kiểu ăn vỉa hè.

Tuy nhiên việc này khá tốn kém. Bây giờ thay vì làm điều này, các dịp cuối tuần mình hay nấu những món cầu kỳ, làm 1 số món nhà hàng vẫn làm, và rủ chồng cùng tham gia. Mình thấy khá vui vì thích nấu nướng và mày mò nữa", chị T. nói.

Khoản tiết kiệm 2: Chỉ ăn thực phẩm sạch theo mùa ở quê trồng

Nếu trước đây chị T. 1 tuần đi siêu thị mua đồ ăn 1 lần, mỗi lần tầm hết 500-700 ngàn đồng thực phẩm cho cả tuần thì đợt này chị gửi tiền về nhà cho mẹ và nhờ mẹ gửi đồ ở quê ra để đảm bảo. Vì ở quê bố mẹ chị có trang trại trồng rau, chẳng qua lâu nay chị ngại nên toàn tự đi siêu thị.

"Việc này thực ra mình không tiết kiệm được nhưng lại có khoản cho bố mẹ hàng tháng. Như mọi người biết giá rau sạch ở Hà Nội đắt, mua rau nhiều khi đắt hơn mua thịt, trong khi bố mẹ ở quê trồng rau sạch ăn không hết toàn đi cho".

Khoản tiết kiệm 3: Chuyển sang ăn hoa quả theo mùa tiết kiệm 1 triệu/tháng

Từ khi thực hành tiết kiệm, gia đình chị T. chuyển sang ăn hoa quả theo mùa thay vì trước đây khá tốn kém trong việc mua các hoa quả nhập về ăn như: cherry, nho, táo Mỹ, kiwi, lê Nhật...

Cá nhân chị T.cũng thấy, xét về giá trị dinh dưỡng thì nhiều loại dinh dưỡng của hoa quả nhập còn thấp hơn hoa quả Việt Nam mà giá thì gấp cả 10 lần. Hiện, nếu thèm chị T. mới mua đổi vị, chứ nó không còn là thực đơn hàng ngày của cả nhà chị nữa.

Khoản tiết kiệm 4: Ăn sáng tại nhà tiết kiệm 1 triệu đồng/tháng

Trước đây 2 vợ chồng chị T. ăn sáng hoàn toàn bên ngoài. Do đó, trung bình 30 ngàn đồng x 30 ngày x 2 người = 1,8 triệu đồng. Thực tế, chị T. làm trên phố nên nhiều lúc ăn sáng còn cao hơn.

Giờ, chị T. đã dậy sớm thi thoảng nấu bún miến phở, có khi đi xuống mua bánh cuốn, xôi về ăn. Việc này giúp vợ chồng chị tiết kiệm tầm 1 triệu/tháng.

Khoản tiết kiệm 5: Tập thể dục gần nhà tiết kiệm 1 triệu đồng/tháng

Trước đây chị T. hay mua thẻ giá tầm 17 triệu/13 tháng. Tuy nhiên, sau khi trải nghiệm 1 thời gian, chị nhận ra không bằng chỗ tòa nhà của chị còn có cả bể bơi và có liên kết wefit nên người tập thích tập đâu thì tập. Trong khi thẻ của chị không phải thẻ có thể tập mọi cơ sở và cơ sở chị tập không có bể bơi.

"Thực ra, chỗ tập nên lựa chọn 1 là sát nhà, 2 là sát công ty như thế mới thuận tiện, tiết kiệm thời gian đi lại và không bị lười đi. Hơn nữa nhiều cơ sở mới mở cơ sở vật chất đều rất mới, đầy đủ tiện nghi, và người tập cũng không sử dụng hết, chỉ sử dụng 1-2 máy chính và tham gia các lớp nhảy, yoga. Riêng phần này mình tiết kiệm được 12 triệu/năm, tương đương 1 triệu/1 tháng".

Khoản tiết kiệm 6: Từ bỏ thói quen uống trà sữa, café, ăn vặt tiết kiệm 320 ngàn/tháng

Thay vì thói quen uống trà sữa, café, ăn vặt trước đây, giờ chị T. hay xay nước ép hoa quả và sữa hạt ở nhà mang lên để tủ lạnh công ty, uống vừa ngon, bổ, sạch.

Khoản này bớt đi tiết kiệm cho chị khoảng 40 ngàn đồng/2 cốc/tuần x 4 tuần = 320 ngàn đồng.

Khoản tiết kiệm 7: Không gội đầu ở tiệm mà gội đầu tại nhà, tiết kiệm 400 ngàn/tháng

Do ngay dưới nhà có hàng gội đầu nên tối rảnh chị T. thường xuống gội và massage thư giãn. Dù khoản này không đáng bao nhiêu nhưng chị T. cũng thực hành tiết kiệm.

"Khoản này mình tiết kiệm được 50 đồng x 2 người/tuần x 4 tuần=400 đồng/ tháng. Số tiền này mình bỏ lợn, cảm giác thú vị phết các bạn ạ", chị T. khẳng định.

Khoản tiết kiệm 8: Không mua sách thường xuyên mà đọc sách điện tử, tiết kiệm 500 ngàn/tháng

Theo chị T. kể, vì muốn căn nhà có không gian thật thoáng và ít đồ, chính vì thế chị không còn tích trữ sách giấy như trước. Chị chuyển sang đọc sách điện tử, tiền mua sách thông thường hàng năm chị phải chi ít nhất 500 ngàn đồng/tháng, thì nay gần như không mua nữa.

Khoản tiết kiệm 9: Giảm mua sắm quần áo

Nhờ ảnh hưởng lối sống tối giản, chị T. đã dọn dẹp và cho đi mấy thùng quần áo. Sau đó, chị định hình lại phong cách, không ham hố mua đồ sale, sặc sỡ, cầu kỳ… rồi về không mặc hoặc mặc 1 lần. Theo bà mẹ trẻ này, chỉ cần có 2 đôi giầy xịn, 4 bộ quần áo xịn nên hàng ngày chẳng tốn công lựa chọn mà vẫn mặc đẹp.

"Mình cố gắng chỉ sở hữu cái thực sự cần thiết. Mạnh dạn cho đi, vứt bỏ những cái không cần thiết. Mua cái gì thì hãy mua cái tốt nhất, thực sự ưng ý, lúc nào có nhu cầu hãy mua. Kiếm tiền mới khó chứ mua thì lúc nào mua chẳng được", chị T. chia sẻ kinh nghiệm.

Khoản tiết kiệm 10: Thanh lý, bán các đồ không có giá trị sử dụng đối với gia đình, hoặc cho tặng bớt đi

Chỉ 1 ngày soạn đồ, chị T. nhận ra chị có 1 ipad, 1 macbook, và 1 chân máy quay cực ít dùng đến (1 năm dùng một vài lần). Những đồ công nghệ này của chị vẫn còn bảo hành nên bán giá thanh lý nhanh và rất tốt.

Ngoài ra chị cũng dọn 3-4 thùng đồ còn khá mới nhưng không dùng và mang cho tặng những người quen đang cần, như 1 cách để củng cố và xây dựng mối quan hệ nữa. 

{ keywords}
Chị T. tự làm đồ chơi cho con

Với 10 khoản tiết kiệm trên, tính sơ sơ chị T. đã tiết kiệm được 6,2 triệu/tháng: "Tổng 1 tháng mình đã tiết kiệm được: 3000 + 1000 + 1000 + 320 + 400 + 500 = 6220k/tháng. Khoản này nếu tính toán ra trong 20 năm thì không biết lớn ra sao. Nhưng đối với lối sống của gia đình mình thì khoản tiết kiệm này sẽ được đầu tư cho các trải nghiệm của gia đình. Mỗi năm bọn mình dành đến 10-20% thu nhập để đi du lịch. Bây giờ chính khoản tiết kiệm này bọn mình dành thêm để mỗi năm khám phá thêm 1-2 đất nước mới".

Chia sẻ về kế hoạch tiết kiệm thành công của bản thân, chị T. tâm sự: "Cứ thực hành ghi chép chi tiêu 1 cách cẩn thận, cuối tháng nhìn lại thì sẽ biết tiền của gia đình bạn đã được sử dụng thông minh, xem đúng chỗ chưa và nhận ra được khoản nào nên giảm, khoản nào nên tăng".

Chồng làm giám đốc, tôi phải vay anh từng đồng để chi tiêu

Chồng làm giám đốc, tôi phải vay anh từng đồng để chi tiêu

Mỗi tháng, chồng “phát” cho tôi 7 triệu đồng làm sinh hoạt phí. Nếu chi tiêu vượt quá khoản đó, tôi phải vay mượn anh…

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Đã hơn một tháng kể từ ngày gặp nạn trên đường đi công tác, đồng chí Vàng Quyền Đức – Phó Bí thư huyện đoàn Đồng Văn, tỉnh Hà Giang vẫn trong tình trạng sức khỏe đáng lo ngại. Sau tai nạn, cuộc sống gia đình anh ly tán, đảo lộn. Người vợ trẻ và con nhỏ chưa đầy 3 tuổi lúc nào cũng sống trong phấp phỏng lo lắng.

Là Phó Bí thư huyện đoàn Đồng Văn, tháng 8/2013, anh Vàng Quyền Đức (30 tuổi) được Thường trực huyện đoàn giao nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện mô hình Tổ hợp tác Thanh niên “Trồng khoa tây sớm trên đất nương”, đồng chí Vàng Quyền Đức hết sức tâm huyết với công việc của mình.

Ngày 22/8, khi anh tham gia lớp tập huấn của Trạm khuyến nông huyện về kỹ thuật, kết thúc buổi tập huấn trên đường về cơ quan vào hồi 13h30 phút, tại xã Lũng Phìn thì xảy ra sự việc đau buồn trên.Vụ tai nạn đã khiến anh Đức bị thương nặng, bất tỉnh nhân sự, rơi vào hôn mê sâu.

{keywords}
Đồng chí Vàng Quyền Đức trong quá trình điều trị. Anh bị tổn thương nặng về não và chưa hoàn toàn ý thức tỉnh táo

Chị Nguyễn Thị Giang, vợ anh cho biết, dù mang mũ bảo hiểm to, dày, nhưng cú va đập mạnh khiến anh bị tổn thương nặng về não và mắt. Sau cả tháng trời điều trị đến nay, anh chưa thể hoàn toàn tỉnh táo.

“Giai đoạn đầu anh bị hôn mê bất tỉnh, hầu như không nhận biết được mọi người. Giờ đây, anh chỉ có thể nhận ra được những người anh tiếp xúc nhiều lúc trước khi xảy ra tai nạn. Mắt anh cũng bị tổn thương nặng nhưng các bác sĩ cho biết hiện giờ anh chưa đủ ý thức để có thể phối hợp với các bác sĩ nhằm điều trị mắt, phải đợi điều trị ổn định về não trước đã” – chị Giang buồn bã cho biết.

Cả tháng nay chị xin nghỉ việc ở cơ quan. Lớp học tại chức ngành công tác xã hội mà chị theo học đã khai giảng, nhưng chị chưa đi được buổi nào. Con nhỏ dại, chị phải gửi cho họ hàng, ông bà trông giúp để lên bệnh viện trông nom, săn sóc anh. Chị bảo, hai vợ chồng trẻ, con còn nhỏ, nhưng anh cũng đi công tác suốt ít khi được gần nhau. Nhà cách nơi công tác gần 200 cây số đường rừng, mất hơn 5h đồng hồ đi lại nên vài tuần hay cả tháng trời anh mới thu xếp về được với mẹ con chị. Chỉ dịp nào lễ Tết anh mới được nghỉ vài ba hôm, còn không, thì cũng chỉ tranh thủ được ngày thứ Bảy – Chủ nhật bên gia đình.

Đi công tác xa, lại ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, đây không phải là lần đầu tiên anh Đức bị tai nạn.“Trước đó, anh cũng từng bị hai lần, một lần ngay ngày đầu đi nhận công tác, và một lần cách đây cũng khá lâu. Nhưng không ngờ tai nạn lần này lại xảy đến như vậy… Anh là người làm việc trách nhiệm và rất quyết tâm. Hai vợ chồng mình vẫn bàn tính làm sao có thể chuyển công tác cho mình lên Đồng Văn để được gần nhau, nhưng hoàn cảnh, điều kiện chưa cho phép. Anh vẫn động viên mình cố gắng một thời gian, vậy mà…” – chị Giang nghẹn ngào tâm sự.

Là người dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn nơi phần lớn tỉ lệ hộ nghèo còn cao, phong tục tập quán còn lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn, chàng trai Vàng Quyền Đức vẫn chăm chỉ học tập. Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Hà Giang, anh về làm công tác tình nguyện tại Huyện đoàn Vị Xuân, sau đó tham gia giảng dạy ở trường Nội trú Phó Bảng. Đầu năm 2010, anh trở thành hiệu phó trường THCS Sính Lủng và chuyển sang làm Phó Bí thư huyện đoàn Đồng Văn từ năm 2012 tới nay.

Theo đánh giá của đồng chí Đào Quang Diệu, Phó Bí thư tỉnh đoàn Hà Giang,“Đồng chí Đức là người luôn chủ động sáng tạo trong công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Từ hôm bị tai nạn, gia đình đồng chí gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về khoản kinh tế lớn để lo chi phí thuốc thang, điều trị”.

Một cách thầm lặng, những cán bộ đoàn cơ sở như anh Vàng Quyền Đức vẫn từngngày cần mẫn với nhiệm vụ, với nhân dân. Dù điểm làm việc, điểm công tác có xaxôi, thiếu thốn trăm bề, dù điều kiện làm việc đầy rẫy những khó khăn, hiểm nguyrình rập, dù tai nạn hay sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào những họ vẫn sẵnsàng tiến bước.

Sẽ ít ai biết đằng sau họ cũng có một người vợ trẻ, một người mẹ già, một giađình neo đơn với vô vàn những âu lo đè nặng về kinh tế. Sẽ chẳng ai nhìn thấynhững toan tính cơm áo gạo tiền trong mắt họ, bởi một khi đã vào việc là “nóiít, làm nhiều”, bỏ lại sau lưng nỗi âu lo, bận tâm riêng mình để hết lòng vớinhiệm vụ chung, dành trọn sức khỏe và tinh thần, thậm chí, sẵn sàng hi sinh đểhoàn thành nhiệm vụ.
 

 Minh Tâm

" alt="Sinh mệnh mong manh của người cán bộ Đoàn gặp nạn" width="90" height="59"/>

Sinh mệnh mong manh của người cán bộ Đoàn gặp nạn

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát có diễn biến phức tạp, kéo dài hơn các đợt dịch trước. Với mong muốn tiếp tục hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (Toyota Việt Nam) đã trao tặng Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc các trang thiết bị y tế kể trên vào ngày 31/08/2021. Toyota Việt Nam hy vọng hoạt động này sẽ góp phần tăng cường nguồn lực thiết bị y tế cho tỉnh Vĩnh Phúc, giúp tình hình dịch bệnh sớm được kiểm soát.

{keywords}
 

Trước đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Toyota Việt Nam ủng hộ 10 tỷ đồng cho Quỹ vắc xin phòng Covid-19; đóng góp thông qua Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 tỷ đồng; hỗ trợ công tác phòng chống dịch và ủng hộ tỉnh Vĩnh Phúc các trang thiết bị y tế (bao gồm máy xét nghiệm nhanh Covid-19 RT-PCR, máy đo thân nhiệt, dung dịch sát khuẩn…) với tổng giá trị 2,67 tỷ đồng.

{keywords}
 Phó Tổng Giám đốc Công ty ô tô Toyota Việt Nam trao số tiền 10 tỷ đồng ủng hộ cho Quỹ vắc xin phòng Covid-19.

Trong suốt hơn 25 năm hoạt động tại Việt Nam, với phương châm “trở thành công dân tốt trong cộng đồng sở tại”, Toyota Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các hoạt động đóng góp cho cộng đồng trên nhiều lĩnh vực, góp phần lan toả thông điệp phát triển bền vững gắn với trách nhiệm xã hội, vì sự phát triển của đất nước.

Tại Toyota Việt Nam, ngay sau khi Bộ Y tế công bố tình trạng dịch bệnh trên toàn quốc, công ty đã chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết tại các địa điểm làm việc của công ty; Thông báo đến đại lý và nhà cung cấp các biện pháp phòng chống dịch, nâng cao ý thức cộng đồng, thường xuyên cập nhật tình hình thực hiện để đảm bảo an toàn và tránh dịch lây lan. Đặc biệt, công ty nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định và hướng dẫn về phòng chống dịch bệnh của Chính phủ, Bộ Y tế và các ban ngành liên quan.

Đồng thời, hệ thống đại lý Toyota trên toàn quốc thực hiện các chương trình đảm bảo an toàn cho khách hàng và nhân viên đại lý trong mùa dịch Covid-19 cũng như đẩy mạnh hoạt động trực tuyến (online), giao xe tại nơi khách hàng yêu cầu, cứu hộ, sửa chữa khẩn…

Toyota Việt Nam cam kết tham gia tích cực vào các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 cũng như các hoạt động xã hội khác, đồng hành cùng đất nước và người dân Việt Nam.

Minh Ngọc

" alt="Toyota Việt Nam tặng Vĩnh Phúc thiết bị y tế 1,2 tỷ đồng" width="90" height="59"/>

Toyota Việt Nam tặng Vĩnh Phúc thiết bị y tế 1,2 tỷ đồng