
Giám đốc Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ) Trần Đức Sự trao đổi tại Vietnam Security Summit 2022.Nhấn mạnh tình hình an toàn, an ninh thông tin trên thế giới và trong nước diễn biến hết sức phức tạp, ông Trần Đức Sự cho hay, tại Việt Nam, theo báo cáo của Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng, trung bình hàng năm phát hiện hàng trăm nghìn cuộc tấn công mạng nguy hiểm nhằm vào các hệ thống CNTT trọng yếu của các cơ quan Đảng và Nhà nước.
Với gần 20 hệ thống mạng CNTT của Đảng và Nhà nước, năm 2021 đã phát hiện 76.977 cuộc tấn công mạng. Và tính đến tháng 6 năm 2022, đã ghi nhận 48.646 cuộc tấn công với nhiều hình thức tinh vi. So với năm 2021, số lượng tấn công mạng ghi nhận 6 tháng đầu năm nay tăng gần 20%.
Cũng theo thống kê của Trung tâm này, trong 48.646 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống CNTT trọng yếu nửa đầu năm 2022, tấn công khai thác lỗ hổng vẫn chiếm đa số, tới gần 53% tổng số cuộc tấn công; tiếp đó là tấn công dò quét mạng (15,65%), tấn công APT (14,36%); tấn công xác thực (9,39%); tấn công cài mã độc (7,58%)…
 |
Báo cáo giám sát an toàn thông tin của Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng trong 6 tháng đầu năm 2022. |
Phân tích về nguyên nhân đưa đến các nguy cơ mất an toàn thông tin của các hệ thống, ông Phạm Minh Thuấn, Phó Trưởng phòng Đánh giá an ninh mạng, Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng cho rằng, bên cạnh tình trạng tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật trong các hệ điều hành, ứng dụng, các nguy cơ còn đến từ việc người dùng sử dụng hệ điều hành, phần mềm ứng dụng không bản quyền; trang thiết bị về an toàn thông tin chưa được đầu tư; chính sách an toàn thông tin chưa chặt; và đặc biệt là nhận thức về an toàn thông tin còn chưa cao.
Không kết nối thiết bị chưa kiểm tra an toàn vào hệ thống Chính phủ điện tử
Tại hội thảo, ông Phạm Minh Thuấn cũng đưa ra dự báo về tình hình an toàn thông tin thời gian tới, trong đó có sự gia tăng số lượng các sự kiện tấn công mạng nhắm đến đối tượng là hệ thống mạng của các cơ quan Đảng, Chính phủ. Nguy cơ tấn công Phishing (tấn công lừa đảo – PV) tiếp tục tăng. Ngày càng nhiều các lỗ hổng bảo mật được phát hiện.
Cùng với đó, hệ thống mạng truyền thống dần chuyển sang nền tảng điện toán đám mây, kéo theo nhu cầu về bảo đảm an toàn thông tin hạ tầng điện toán đám mây. Đồng thời, nhu cầu về thuê hạ tầng, dịch vụ CNTT trong các hệ thống mạng trọng yếu cũng có thể là một xu hướng trong thời gian tới.
“Các nguy cơ và hiểm họa gây mất an toàn thông tin ngày càng nhiều và mức độ kỹ thuật sử dụng ngày càng tinh vi. Việc tăng cường triển khai đồng bộ, tổng thể các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trong đó có giám sát an toàn thông tin cho các cơ quan nhà nước là việc hết sức cần thiết và cấp bách”, ông Phạm Minh Thuấn nhận định.
 |
Theo các chuyên gia, nguy cơ và hiểm họa gây mất an toàn thông tin ngày càng nhiều và mức độ kỹ thuật sử dụng ngày càng tinh vi (Ảnh minh họa: Internet) |
Cũng trong khuôn khổ Vietnam Security Summit 2022, tại phiên toàn thể, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cũng đã nêu ra một số vấn đề trong đảm bảo an toàn thông tin mạng năm nay.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Thành Phúc, hiện nay tỷ lệ các hệ thống thông tin được phê duyệt hồ sơ và triển khai phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ còn khiêm tốn. Theo thống kê, đến tháng 5/2022, cả nước có 3.014 hệ thống thông tin đã được phê duyệt hồ sơ xác định cấp độ an toàn thông tin, đạt tỷ lệ 30%.
Trong khi đó, tại Chỉ thị 02 ngày 26/4, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu hoàn thành việc phân loại, xác định và phê duyệt đề xuất cấp độ hệ thống thông tin vào tháng 12 năm nay. Và đến tháng 6/2023, phải triển khai đầy đủ phương án bảo đảm ao toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Một vấn đề nữa cũng cần được tập trung triển khai là kiểm tra an toàn thông tin thiết bị số phục vụ Chính phủ điện tử. Thực tế, nhiều thiết bị số phục vụ Chính phủ điện tử đang sử dụng nhưng chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin.
Để giải quyết vấn đề trên, thời gian qua, Cục An toàn thông tin đã ban hành 11 bộ tiêu chí yêu cầu kỹ thuật với thiết bị an toàn thông tin; tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin các dòng thiết bị như camera giám sát, loa không dây, IoT… theo đề nghị của một số cơ quan, tổ chức. Đồng thời, phát triển ứng dụng bảo vệ thiết bị đầu cuối.
Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định sử dụng các thiết bị số đối với các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử để bảo đảm an toàn thông tin, thời gian dự kiến là trong quý III/2022.
“Cùng với đó, chúng tôi cũng sẽ thúc đẩy phát triển dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho thiết bị số. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho thiết bị số. Thiết bị số chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin sẽ không được kết nối vào hệ thống phục vụ Chính phủ điện tử”, ông Nguyễn Thành Phúc cho biết.
Vân Anh

“An toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế số, Chính phủ điện tử”
ictnews Nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn, an ninh mạng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ TT&TT xác định rõ điều kiện đầu tiên, tiên quyết trong phát triển kinh tế số, xây dựng Chính phủ điện tử là đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
" alt="Mỗi năm có hàng trăm nghìn cuộc tấn công mạng vào các hệ thống CNTT trọng yếu"/>
Mỗi năm có hàng trăm nghìn cuộc tấn công mạng vào các hệ thống CNTT trọng yếu
- Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh yêu cầu Sở GD&ĐT báo cáo lại việc biệt phái giáo viên, vì qua thông tin tỉnh nắm được thì việc biệt phái vừa qua có "vấn đề".Hà Nội yêu cầu giáo viên không bột phát bạo hành học sinh
Giáo viên tiểu học long đong tìm lại lớp dạy sau kì nghỉ hậu sản
Báo cáo tại nghị trường kì họp HĐND tỉnh sáng nay, 13/12, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Trung Dũng cho biết, tính đến tháng 12/2018, trên toàn tỉnh bậc mầm non còn thiếu 119 giáo viên, nếu so với định mức 2 giáo viên/lớp với số lớp, số học sinh hiện có thì còn thiếu 672 giáo viên.
Bậc Tiểu học thiếu 177 giáo viên, nếu so với định mức 1.42 giáo viên/lớp thì còn thiếu 265 giáo viên.
Bậc Trung học cơ sở thừa 200 giáo viên. Trong đó một số huyện thừa nhiều như Hương Khê 80 giáo viên; huyện Đức Thọ thừa 58 giáo viên; huyện Can Lộc thừa 52 giáo viên.
Ngược lại, một số huyện thiếu cục bộ như thị xã Kỳ Anh thiếu 43 giáo viên; huyện Kỳ Anh thiếu 39 giáo viên, Can Lộc thiếu 18 giáo viên.
Đối với bậc Trung học phổ thông hiện có 2.698 biên chế giáo viên, so với kế hoạch giao năm 2018 là 2.687, do đó còn thừa 11 giáo viên.
Theo ông Dũng, nguyên nhân thừa thiếu giáo viên không phải do chủ quan trong điều hành mà do biến động từ số lượng học sinh.
“Riêng khối trung học phổ thông biến động rất lớn, năm 1991 có 34.000 học sinh, đến năm 2004 lên đến đỉnh điểm đạt 78.000 học sinh và hiện nay thì xấp xỉ 40.000 học sinh… việc biến động này dẫn đến tình trạng thừa thiếu giáo viên” – ông Dũng phân tích.
Ông Dũng thừa nhận, việc thừa thiếu giáo viên khó để giải quyết triệt để, trong đó có trách nhiệm quản lý, tham mưu của ngành chưa tốt.
Đối với vấn đề điều động, biệt phái giáo viên, ông Dũng cho biết ở các trường cấp huyện quản lý thì hiện nay một số địa phương đã tiến hành tuyển dụng một số chỉ tiêu biên chế tỉnh cho, thuyên chuyển từ trường thừa sang trường thiếu, bố trí lại cán bộ quản lý.
Bậc THPT cũng tiến hành biệt phái để từng bước khắc phục bất cập do thừa thiếu giáo viên.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt, đại biểu TP Hà Tĩnh nêu câu hỏi, trong quá trình điều động biệt phái giáo viên có những tồn tại, khó khăn, vướng mắc gì không, tại sao không được Sở đề cập trong báo cáo?.
Ông Dũng cho biết, các viên chức thuộc biên chế giáo dục thì phải thực hiện biệt phái theo nghĩa vụ.
Đối với các đối tượng được miễn trừ nhưng bị điều động biệt phái là sai, còn không thuộc diện miễn trừ thì phải tuân thủ theo quy định.
Hiện nay những nơi thiếu giáo viên cần được biệt phái tới hầu hết đều khó khăn, do ngành giáo dục có đặc thù, giáo viên đi biệt phái vất vả nên Sở ra quy định thời gian đi biệt phái là 10 tháng.
Không được lợi dụng biệt phái
Ông Đặng Quốc Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, thừa thiếu giáo viên là câu chuyện chung của toàn quốc, tuy nhiên trong khung chung thì phải đảm bảo, học sinh đủ tuổi thì phải được đến trường.
 |
Ông Đặng Quốc Khánh |
Quan điểm của biệt phái giáo viên phải công bằng, khách quan, minh bạch. Điều từ chỗ thừa đến chỗ thiếu, ưu tiên biệt phái gắn với hoàn cảnh gia đình, không được lợi dụng để biệt phái.
Hiện nay có dư luận cho rằng việc biệt phái có vấn đề, UBND tỉnh đang yêu cầu Sở GD&ĐT để báo cáo lại việc này. Rà soát lại danh sách giáo viên được biệt phái.
“Có nhiều cô, thầy nhà ở thành phố sẵn sàng đi xa biệt phái, họ đi biệt phái chưa biết khi nào được về, nhưng vẫn đi. Trong khi đó, có trường biệt phái người bộ môn thừa đi lại điều người bộ môn thừa khác về. Lý do là gì, việc này có vấn đề không?” – ông Khánh hỏi.
Nếu biệt phái người này đi rồi đưa người khác về cùng bộ môn mà không đúng tiêu chuẩn thì phải xử lý nghiêm. Quan điểm của UBND tỉnh nếu phát hiện biệt phái sai thì phải chuyển ngược lại chỗ cũ.

Giáo viên chính bị biệt phái ‘hỗ trợ’ trường tư, trường công thiếu người đứng lớp
Với lý do hỗ trợ nhân lực cho các trường tư thục phát triển, UBND TP Hà Tĩnh biệt phái các viên chức là giáo viên, cán bộ quản lý đang công tác ở các trường công lập sang làm việc tại trường tư thục.
" alt="Chủ tịch Hà Tĩnh truy gắt chuyện biệt phái giáo viên"/>
Chủ tịch Hà Tĩnh truy gắt chuyện biệt phái giáo viên